Những người Khmer không cam chịu đói nghèo

31/08/2022, 08:42

Không chỉ thoát nghèo, nhiều người Khmer được học hành, trang bị kiến thức ở trường đại học đã quay trở về quê hương để làm giàu.

Không chỉ thoát nghèo, nhiều người Khmer được học hành, trang bị kiến thức ở trường đại học đã quay trở về quê hương để làm giàu.

Trong phóng sự trước,phóng viên VOV.VN trong chuyến công tác về vùng đồng bào dân tộc Khmer ở TràVinh đã ghi nhận những nỗ lực của người dân và chính quyền các cấp trong việcduy trì đời sống tinh thần, tín ngưỡng, tôn giáo, tạo nên sự đa dạng trong cộngđồng các dân tộc Việt Nam. Nhưng vấn đề cốt lõi vẫn là đời sống vật chất của họ.Với những câu chuyện thật, người thật, phóng viên VOV.VN ghi lại những đổi thaytrong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Trà Vinh – cộng đồng chiếm gần 1/3 dân số ởđịa phương này. Đói nghèo trong vùng đồngbào Khmer giờ đây đã không còn là nỗi ám ảnh. Nhiều người Khmer đã vươn lên làmgiàu, thành công ngay trên mảnh đất quê hương.

Ấp Cầu Tre, xã Long Thới,huyện Tiểu Cần có 440 hộ, trong đó 96% là người Khmer. Người dân ở đây chủ yếusống bằng nghề trồng lúa. Khoảng những năm 2000, hộ nghèo ở đây chiếm 1/3.Nhưng kể từ khi có Chương trình 134, 135 của Chính phủ, bộ mặt nông thôn ở CầuTre, ở Long Thới đã đổi khác rất nhiều. Bắt đầu là đường giao thông nông thôn.Khi đường đến tận cánh đồng thì lúa không còn bị tư thương ép giá. Rồi ngườinghèo được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, được cho vay vốn từ ngân hàng chínhsách. 7 hộ trong ấp được Nhà nước hỗ trợ mua đất ở, mỗi hộ ít nhất là 300m2. Đặcbiệt, với Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh về phát triển toàn diệnvùng đồng bào Khmer, đời sống ở các thôn, ấp, phum, sóc đã có sự thay đổi căn bản,trong đó có ấp Cầu Tre.

Đến cuối năm nay, ấp Cầu Tre chỉ còn 3 hộ nghèo. Những căn nhà lá đã được thay thế bằng những căn nhà cấp 4 ấm áp từ sự chung tay, giúp sức của cộng đồng.

Nếunhư trước đây, Cầu Tre có 130 hộ nghèo thì nay, con số này rút ngắn chỉ còn 7 hộ.Trung tuần tháng 8 năm nay, gia đình anh Thạch Thanh Tuấn ở ấp Cầu Tre chính thứcchuyển vào căn nhà mới trên nền ngôi nhà lá cũ kỹ, dột nát. Căn nhà được xây dựngbằng nguồn hỗ trợ của Nhà nước, các nhóm thiện nguyện, vốn vay của ngân hàngchính sách với tổng giá trị gần 100 triệu đồng. 2căn nhà tình thương nữa cũng đang được xây dựng từ nguồn vốn ăn sinh xã hội. Dự kiến cuối nămnay, ấp Cầu Tre sẽ chỉ còn 3 hộ nghèo. Giờ, những hộ khá giả trong ấp có mứcthu nhập từ 80-100 triệu đồng/năm, bình quân cũng trên 60 triệu đồng/năm.

Không chỉ thụ động chờ sựhỗ trợ của Nhà nước, những mô hình sáng tạo, giúp nhau thoát nghèo trong đồngbào Khmer xuất hiện ngày càng nhiều. Từ năm 2007, sau khi học lớp khuyến nông củahuyện, bà Diệp Thị Trang ở xã Đại An, huyện Trà Cú đã mở 17 lớp dạy nghề đanlát hàng thủ công mỹ nghệ cho chị em trong thôn. Giờ, tổ hợp tác của bà có 87chị em tham gia với những sản phẩm không đủ để bán và xuất khẩu. Những đôi bàntay thoăn thoắt của các bà, các chị trong tổ hợp tác đã làm ra nhiều sản phẩmmô phỏng vật dụng trong nhà, nông cụ sản xuất như ấm chén, nơm, đó... thu nhỏ dểbán cho khách du lịch.

“Chị em vừa làm việc nhà,vừa đan lát thêm cũng kiếm được từ 100-120 ngàn đồng/ngày. Mỗi tháng, tổ hợptác của chúng tôi sản xuất được khoảng 1.500 bộ sản phẩm mà vẫn không đáp ứng đủnhu cầu” - bà Trang, tổ trưởng Tổ hợp tác cho hay.

Tổ hợp tác mây tre đan của Diệp Thị Trang có 87 chị em tham gia với những sản phẩm không đủ để bán và xuất khẩu

Còn tại HTX Phú Cần, huyệnTiểu Cần, với mô hình cánh đồng mẫu lớn, 110 hộ dân đã “góp gạo thổi cơm chung”từ 15 năm nay. Cánh đồng mẫu lớn có diện tích 110ha với lợi ích hơn hẳn cáchlàm cũ, manh mún, nhỏ lẻ. Toàn bộ kênh dẫn nước đến cánh đồng được Nhà nước hỗtrợ. Toàn bộ giống lúa được HTX cung cấp và sản phẩm làm ra được HTX bao tiêu. ÔngThạch Xê - nông dân HTX Phú Cần cho biết: Gia đình ông có 1,5ha. Khi tham giacánh đồng mẫu lớn, lúa cho thu hoạch 3 vụ, thay vì 2 vụ như cách làm cũ. Thu nhậptừ lúa kết hợp với chăn nuôi bò, gia đình ông thu nhập mỗi năm cũng được từ90-100 triệu đồng.

“Nhiều nông dân ở đây mongmuốn tham gia cánh đầu mẫu lớn. Họ được tự quản lý phần diện tích của mình. Nhànước quản lý về buôn bán, tưới tiêu, nông dân không phải trả tiền tưới tiêu.Nhiều hộ tự sản xuất bên ngoài thì tốn chi phí hơn”- Ông Thạch Xê chia sẻ.

Thành công từ mô hìnhcánh đồng mẫu lớn, tới đây, ngoài HTX Phú Cần, huyện Tiểu Cần sẽ thành lập thêmmột HTX nữa để nông dân sản xuất lúa theo quy mô lớn. Đó là hướng thoát nghèo bềnvững.

HTX Phú Cần, huyện Tiểu Cần, với mô hình cánh đồng mẫu lớn, 110 hộ dân đã “góp gạo thổi cơm chung” từ 15 năm nay

Không chỉ thoát nghèo,nhiều người Khmer được học hành, trang bị kiến thức ở trường Đại học đã quay trởvề quê hương để làm giàu. Tại Trà Vinh, sản phẩm mật hoa dừa nức tiếng đã vươnra 30 tỉnh, thành trong cả nước, được xuất khẩu đi Nhật Bản, Hà Lan. Ít ai biếtđược, bà chủ của cơ sở này là một người Khmer còn rất trẻ, học thạc sĩ về côngnghệ thực phẩm và đã đầu quân cho nhiều tập đoàn lớn.

“Quê hương Trà Vinh của tôi có vùng nguyên liệu dừa lớn thứ hai ở Việt Nam. Tại thời điểm năm 2018, dừa ở đây rất rẻ, hầu như không có người mua. Tôi suy nghĩ, trăn trở và thấy rằng, đây là thời điểm thích hợp để quay về quê hương làm một cái gì đó. Càng nghiên cứu về mật hoa dừa, tôi thấy, nếu mình làm thành công về ngành này thì sẽ giúp cho quê hương rất nhiều” – bà Thạch Thị Chal Thi – Giám đốc Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm) tại khóm 2, thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần chia sẻ.

Sokfarm đi vào hoạt động, hơn 30 hộ nông dân ở Tiểu Cần đã có nguồn thu nhập cao gấp 3- 5 lần so với trước đây

4 năm nay, khi Sokfarm đi vào hoạt động, hơn 30 hộ nông dân ở Tiểu Cần đã có nguồn thu nhập cao gấp 3- 5 lần so với trước đây. Thay vì trồng dừa lấy quả thì họ học cách mát-xa hoa dừa để lấy mật cung cấp cho Sokfarm, từ đó chế biến ra nhiều sản phẩm như mật hoa dừa cô đặc, nước uống giải khát, đường, dấm, mật hoa dừa lên men ... giúp ổn định đường huyết, ổn định huyết áp và bổ sung dinh dưỡng. Mỗi tháng, Sokfarm nhập khoảng 30-35 tấn mật hoa dừa của nông dân. Đó là cách thoát nghèo bền vững, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu ở ĐBSCL (có những thời điểm, dừa chỉ cho hoa, không cho trái), bảo vệ môi trường. Ngay cả khi dịch bệnh, khi dừa không thể tiêu thụ được ở nhiều địa bàn thì nông dân ở đây vẫn yên tâm làm mật từ hoa dừa.

Từ năm 2011, Tỉnh ủy TràVinh bắt đầu ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển toàn diện vùng đồngbào Khmer và nhiều chủ trương, chính sách nhằm huy động các giải pháp và nguồn lựcxã hội cho mục tiêu phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer. Tỉnh tập trung điềuchỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên những công trình,dự án có tác động đến phát triển đời sống vùng tập trung đồng bào Khmer. Ðồngthời, tỉnh thực hiện xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa vàmôi trường; đẩy mạnh xúc tiến, mời gọi đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho cácdoanh nghiệp đầu tư vào vùng đồng bào Khmer để tạo việc làm, thu nhập ổn định.

Ngoài việc ban hành 04Nghị quyết chuyên đề về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer, Tỉnh ủy TràVinh còn đưa nội dung công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc vào vănkiện đại hội Đảng qua các kỳ Đại hội đảng bộ tỉnh.

Năm 2021, Trà Vinh đề rachỉ tiêu toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1-1,5%, riêng đồng bào Khmer giảm từ2-3% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Tính đến hết năm 2021, trên địa bàn tỉnhTrà Vinh còn hơn 1600 hộ nghèo, trong đó vùng đồng bào Khmer có hơn 800 hộ.Theo chuẩn nghèo đa chiều, Trà Vinh có hơn 6.400 hộ nghèo người Khmer.

Ông Kim Hồng Danh -nguyên cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh cảm nhận rất rõ hiệu quả từ những chínhsách đặc thù của Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc, trong đó có Nghị quyếtcủa Tỉnh ủy Trà Vinh dành cho người Khmer.

“Giờ, đi vào vùng đồngbào Khmer, nhà lá hầu như không còn. Bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt. Khi tôicòn công tác, tôi đến một ấp, có thể có 20 hộ nghèo, rất nghèo. Nhưng nay quaylại, vùng đó chỉ còn 3-5 hộ nghèo. Đó là những ví dụ rất thực tiễn, sinh động.Đời sống của đồng bào Khmer chưa hẳn đã giàu nhưng khoảng cách chênh lệch so vớiđồng bào Kinh hay Hoa ở Trà Vinh đã được rút ngắn rất nhiều”.

Ông Kim Hồng Danh nêu nhữngví dụ thực tiễn, đồng thời cho biết thêm: Chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sốngvì nó đáp ứng nguyện vọng của đồng bào như nhà ở, đất ở, đất sản xuất, đào tạonghề, giải quyết việc làm… Đồng bào khao khát những chính sách này.

Tiếp tục phát triển toàndiện vùng đồng bào Khmer giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 là mụctiêu mà tỉnh Trà Vinh hướng tới nhằm tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, vănhóa, xã hội vùng đồng bào Khmer. Theo đó, địa phương này phấn đấu đến năm 2030có 60% xã có đông đồng bào Khmer đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, cơ bản khôngcòn huyện, xã, ấp đặc biệt khó khăn.

Từ chính sách đến cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn nhưng với những địa phương đặc thù, có đông đồng bào dân tộc như ở Trà Vinh, những nỗ lực đó rất đáng được ghi nhận. /.

Thứ Tư, 05:34, 31/08/2022
Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Hàn Quốc
Trong không khí trang nghiêm, ấm áp, rực rỡ cờ hoa tại sân bay quân sự Seongnam, thủ đô Seoul, Thủ tướng Phạm Minh Chính bước lên bục danh dự, Quốc thiều Việt Nam đã vang lên hùng tráng.
Mới nhất