Mỹ bán cho Đài Loan 400 tên lửa chống hạm Harpoon

18/04/2023, 08:21

Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan 400 tên lửa chống hạm Harpoon – phiên bản phóng từ mặt đất trị giá hơn 1,1 tỷ USD.

Ngày 17/4, Sputnik dẫn nguồn tin giấu tên của Lầu Năm Góc cho biết, hải quân Mỹ vừa trao cho hãng Boeing hợp đồng trị giá 1,17 tỷ USD cung cấp 400 tên lửa chống hạm Harpoon và các thiết bị liên quan ước tính 630 triệu USD cho một khách hàng giấu tên.

Tuy nhiên theo Chủ tịch hội đồng doanh nghiệp Mỹ - Đài Loan Rupert Hammond-Chambers, hợp đồng trên là dành cho Đài Loan. Các tên lửa Harpoon này thuộc hệ thống tên lửa chống hạm phóng từ mặt đất mà Washington đồng ý bán cho Đài Bắc trước đó.

Cũng theo ông Rupert Hammond-Chambers tổng giá trị hợp đồng này trị giá 2,37 tỷ USD, bao gồm 100 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Harpoon (HCDS), 400 đạn tên lửa Harpoon Block II và 25 hệ thống radar được Bộ Ngoại giao Mỹ phê duyệt từ tháng 10/2020.

Giới chức Đài Loan chưa lên tiếng về thông tin.

Mỹ bán cho Đài Loan 400 tên lửa chống hạm Harpoon - 1

Hợp đồng cung cấp 100 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển kèm 400 tên lửa Harpoon cho Đài Loan ước tính có giá trị lên đến 2,37 tỷ USD.

Trước đó, vào tháng 3/2022, hải quân Mỹ đã trao hợp đồng chế tạo 100 bệ phóng di động và 25 radar cho Boeing nhưng không bao gồm tên lửa.

Harpoon là tên lửa chống hạm chuyên biệt đầu tiên của hải quân Mỹ, ra mắt lần đầu năm 1977. Tên lửa có tầm bắn tối đa 280 km tùy phiên bản và nền tảng phóng, đạt tốc độ 865 km/h và có thể bay cách mặt biển vài mét trong khi tiếp cận mục tiêu. Mỗi quả đạn mang đầu nổ 220 kg, đủ sức đe dọa nhiều loại tàu chiến hiện nay.

Như vậy, Lầu Năm Góc phải mất hơn hai năm mới hoàn tất việc trao hợp đồng sản xuất và chuyển giao tên lửa Harpoon cho Đài Loan, trong khi các hợp đồng vũ khí Đài Loan mua của Mỹ trong thời gian gần đây trị giá lên đến gần 19 tỷ USD.

Đầu tháng 4, truyền thông Mỹ đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đang xem xét hơn 80 khuyến nghị nội bộ từ một nhóm có nhiệm vụ đẩy nhanh quy trình bán hàng quân sự cho nước ngoài của Lầu Năm Góc.

Việc không thể đẩy nhanh quá trình sản xuất và chuyển giao vũ khí cho Đài Loan theo hợp đồng được ký kết trước đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc Lầu Năm Góc phải cải cách quy trình bán hàng quân sự cho nước ngoài.

Trà Khánh(Nguồn: Sputnik)

Bài liên quan
Trung Quốc tập trận xung quanh đảo Đài Loan
VOVLIVE - Quân đội Trung Quốc bắt đầu loạt cuộc tập trận mới bằng tàu chiến và máy bay gần khu vực này.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất