Loại cây có tên rất xấu nhưng được sử dụng nhiều để chữa bệnh

04/12/2023, 10:21

Cây cứt lợn, loại cây có cái tên rất xấu nhưng mang đến nhiều giá trị trong việc chữa bệnh.

Cây cứt lợn mọc hoang ở khắp nơi và loại cây này thích nghi với tất cả mọi loại đất trồng, bờ ruộng, hay trong vườn nhà, thậm chí cây có thể mọc ở trên vệ đường. Thân cây màu xanh hoặc màu tím và phủ một lớp lông màu trắng ở bên ngoài.

Lá cây cứt lợn thường mọc đối xứng với nhau, có cuống ngắn, hai bên mép lá cây cứt lợn có hình răng cưa tròn, mặt trên và mặt dưới của lá hoa cứt lợn đều có lông.

Khi vò lá ra, đưa lên mũi ngửi thấy có mùi hắc. Hoa cứt lợn thường mọc thành từng chùm ở đầu ngọn và thường có hoa màu tím hoặc màu trắng. Cây cứt lợn mọc quanh năm nên mùa nào cũng sẵn có để dùng.

Tác dụng của cây cứt lợn là gì?

Dẫn lời Lương y Đinh Công Bảy chia sẻ về tác dụng của cây cứt lợn trên Báo Sức khỏe và Đời sống, cỏ cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn.

Ngoài ra, còn chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema bằng cách dùng cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên chỗ đau, hoặc nấu nước tắm rửa.

Liều dùng uống trong 30 - 50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc 15 - 30g cây khô sắc uống.

Cỏ cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu.

Cỏ cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. 

Cây cứt lợn chữa bệnh viêm xoang

Để chữa viêm xoang mũi dị ứng, viêm tai, người ta lấy lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, xả lại với nước sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai đau. Có thể dùng cành lá khô 15 - 30g sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, vừa xông mũi, vừa chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Nhiều bệnh viện đã sử dụng các chế phẩm của cỏ cứt lợn để điều trị viêm xoang mãn tính và dị ứng có kết quả, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh.

Dùng để gội đầu

Người ta còn dùng cỏ cứt lợn kết hợp với bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm, trơn tóc, sạch gàu.

Chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh

Dùng 30 - 50g cây cỏ cứt lợn tươi rửa thật sạch, giã nhỏ, chế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục 3 - 4 ngày.

Một số bài thuốc từ cây cứt lợn

Dẫn lời bác sỹ Bùi Vũ Khúc chia sẻ về các bài thuốc từ cỏ cây cứt lợn đăng trên Báo Thái Bình. Để sử dụng hiệu quả lợi ích từ thảo mộc này, bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau:

Giảm các triệu chứng của viêm xoang, ho, hắt hơi, sổ mũi

Lấy 30 - 40 gam lá và hoa cứt lợn tươi, (hoặc 20 - 30 gam cây cứt lợn khô), sau đó mang rửa thật sạch,  rồi cho vào ấm đổ 1 bát nước, đem sắc kỹ khi còn lại nửa bát, chia làm 3 bữa, uống ấm trước khi ăn.

Dùng mỗi đợt từ 5 - 7 ngày, thấy hết triệu chứng, có thể dùng thêm một vài ngày nữa rồi dừng.

Điều trị viêm xoang mãn tính

Lấy một nắm lá và hoa cứt lợn tươi, rửa sạch, tráng qua nước muối để ráo nước. Tiếp đến mang lá hoa cứt lợn đi giã nát lấy nước cốt. Dùng nước cốt đó nhỏ vào mũi mỗi lần từ 2 - 3 giọt, mỗi ngày nhỏ mũi khoảng từ 4 - 5 lần.

Lưu ý, dung dịch nước cốt cây cứt lợn khi nhỏ vào mũi cảm thấy rất xót, nhưng sau thấy dễ chịu dần. Một đợt điều trị kéo dài từ 1 - 3 tuần liên tục, nếu thấy triệu chứng giảm dần thì chỉ cần nhỏ mũi ngày 2 - 3 lần, kết hợp với uống nước sắc lá cây cứt lợn.

Xông hơi chữa viêm xoang

Lấy một nắm cây hoa cứt lợn tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi nước, đem đun sôi kỹ. Sau đó lấy khăn trùm kín đầu và thực hiện xông đầu và mặt khoảng 15 phút. Trong khi xông nên hít thở từ từ thật sâu để có thể đưa tinh dầu của cây cứt lợn vào sâu vào các hốc xoang giúp tiêu diệt ổ viêm và làm thông tắc nghẽn, giảm ho.

Chữa rong kinh

Lấy một nắm (50 gam) lá và hoa cây cứt lợn tươi, rửa sạch giã nát cho thêm vào một ít nước ấm, vắt lấy nước uống vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng. Ngày uống 1 lần và uống liên tục trong 4 ngày sẽ rất hiệu quả.

N.HÀ(VOV.VN)

Bài liên quan
Làm sao để thức dậy sớm mà không mệt mỏi?
Làm sao để thức dậy sớm mà không mệt mỏi? Nếu bạn luôn cảm thấythiếu năng lượng, khó tỉnh táo và tập trung vào buổi sáng, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng: "Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao"
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt".
Mới nhất