Liên hoan Sân khấu kịch lần đầu tiên của TP.HCM có gì?

Vũ Hường- CTV Nhã Anh/VOV-TP.HCM | 14/11/2024, 18:25

Liên hoan Sân khấu TP.HCM lần thứ 1 năm nay tập trung vào sân khấu kịch nói. Mỗi một sân khấu mang đến với liên hoan những vở diễn đặc sắc. Đây còn là dịp để các sân khấu có cơ hội giao lưu, học hỏi và nhìn nhận, tìm cách thể hiện những thể loại phù hợp với khán giả hơn.

Những vở diễn “thực”

Các tác phẩm kịch tham dự liên hoan lần này với nhiều nội dung, đa dạng lĩnh vực. Đó là, kịch lịch sử "Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử" của Nhà hát kịch Idecaf. Kịch truyền thống cách mạng "Cánh đồng rực lửa" của sân khấu Quốc Thảo. Kịch thiếu nhi "Mễ Cốc phiêu lưu ký" của sân khấu Trương Hùng Minh,…

TP.HCM có số lượng sân khấu kịch nói lớn và hầu hết được xã hội hoá, tư nhân hoá. Kịch nói đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tạo nên những dấu ấn thương hiệu riêng cho từng sân khấu của Thành phố.

Các sân khấu kịch luôn phải tự đổi mới, tìm tòi để thu hút khán giả đến với sân khấu của mình. Mỗi một sân khấu luôn có cho mình lượng khán giả riêng, các vở diễn đặc trưng của sân khấu đó.

NSƯT Thành Lộc thuộc sân khấu kịch Thiên Đăng chia sẻ, ông từng không thích các liên hoan nói chung bởi có những vở đoạt huy chương, có thành tích cao nhưng sau khi khép lại hội diễn lại không thể sống được. Trong khi đó, những vở “thực” với đời sống của công chúng lại không có thành tích tốt.  Nhưng với liên hoan này, ông mong mọi chuyện sẽ khác.

Sân khấu Thiên Đăng năm nay tham gia liên hoan với vở "Giáng Hương".

"Một tác phẩm đạt giải nó phải có đời sống thực ở cuộc sống, khán giả phải thích, xem được, cùng sống và đồng hành với nó được nhiều năm thì giải thưởng mới thực sự có giá trị. Đó cũng là cách để những người quản lý nghệ thuật cả nước đánh giá về sân khấu xã hội hoá đúng nghĩa và tích cực nhất", NSƯT Thành Lộc nói.

Còn NSND Mỹ Uyên cho rằng, Liên hoan Sân khấu TP.HCM rất thiết thực cho đời sống tinh thần của người làm nghề và đời sống tinh thần của khán giả. Đây là sân chơi của người làm nghề bởi mỗi đơn vị khi đến với liên hoan lại có những vở diễn với nội dung, kịch bản được chọn lựa kỹ lưỡng.

Dịp này, Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B đem đến liên hoan 3 vở diễn là "Bến lửa lòng", "Đêm vượn hú" và "Đồng chí". Trong đó có một vở nói về đời sống tâm lý của các nhân vật trong gia đình có tính thời sự, hướng đến cách đối nhân xử thế trong gia đình.

Bên cạnh đó, nữ nghệ sĩ cũng mong muốn các sân khấu, ngoài những vở đề cao tính giải trí, thì cần nhìn lại và phát triển, nghiêm túc nghiên cứu những dòng kịch chính luận, văn học phục vụ cho khán giả, nhất là khán giả trẻ.

"Mỗi ngày chúng tôi cũng phải cập nhật, về nội dung, tư tưởng, diễn xuất, dàn dựng chất lượng nghệ thuật và nghệ sĩ cũng phải diễn hết mình", NSND Mỹ Uyên nói.

Mở rộng sân chơi cho người trẻ

Liên hoan Sân khấu TP.HCM lần 1 cũng là dịp để đánh giá cụ thể về chất lượng hoạt động, công tác tổ chức biểu diễn… của sân khấu kịch Thành phố.

Đây vừa là dịp để những diễn viên, nghệ sĩ, đạo diễn trẻ có cơ hội để cọ xát, học tập, hỗ trợ lẫn nhau.

NSƯT Hạnh Thúy cho biết, dịp này đơn vị của chị sẽ mang đến 2 vở diễn là "Vương quốc tâm hồn" và "Những cánh hoa trinh trắng" bởi đây là vở kịch có tính lịch sử do các diễn viên trẻ diễn.

Cùng với đó, một trong những tiêu chí của ban tổ chức lần này là diễn viên trẻ, các sinh viên vừa mới ra trường vẫn có thể tham gia,khác với một số liên hoan khác.

"Điều này mở rộng sân chơi cho các em, các bạn đến không phải để thi mà còn để học, tiếp nhận kiến thức kinh nghiệm từ các thế hệ trước", NSƯT Hạnh Thúy cho hay.

Liên hoan Sân khấu TP.HCM lần thứ 1 có sự tham gia của 20 đơn vị gồm sân khấu kịch trong và ngoài công lập, các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật có hoạt động chuyên nghiệp lĩnh vực kịch nói với 25 vở diễn và khoảng 300 nghệ sĩ, diễn viên, diễn ra từ ngày 12-29/11. Các sân khấu thi tại chính sân khấu mình đang hoạt động. Các đơn vị không có địa điểm thì diễn tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.

Đây cũng là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phỏng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bài liên quan
TPHCM chính thức ra mắt App Công dân số với nhiều tiện ích
Ngày 14/11, UBND TPHCM tổ chức ra mắt "Ứng dụng Công dân số TP.HCM" (gọi tắt là "App Công dân số") với mục đích Kết nối công dân và chính quyền. Dự lễ ra mắt có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét sáp nhập đơn vị hành chính ở 12 tỉnh thành
VOVLIVE - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
  • Việt Nam - Peru ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương
    Trong chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 14/11/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Peru.
  • Hà Nội dự kiến chi 10.000 tỉ đồng/năm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức
    VOVLIVE - UBND thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
  • Việt Nam - Ấn Độ coi trọng việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương
    VOVLIVE - "Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung về triết lý phát triển, tầm nhìn và định hướng chính sách cũng như chiến lược hành động để phát triển đất nước, nhất là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là nền tảng để hai nước củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước".
Mới nhất