Đắk Nông thiếu gần 1.000 giáo viên, khó đảm bảo việc dạy và học

Công Bắc/VOV-Tây Nguyên | 21/10/2022, 17:54

Năm học 2022-2023 tỉnh Đắk Nông thiếu gần 1.000 giáo viên, công tác dạy và học ở nhiều địa bàn, nhất ở là ở vùng sâu, vùng xa đang rất khó khăn. Nhiều nơi không thể tuyển sinh đối với học sinh từ 3-5 tuổi vì không có giáo viên đứng lớp.

Theo Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông, trước thực trạng thiếu giáo viên trầm trọng ở nhiều địa bàn, thời gian qua tỉnh đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp như: Bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên thực hiện chế độ kiêm nhiệm; giảm thiểu tối đa định mức nhân viên, ưu tiên biên chế cho đội ngũ giáo viên; chủ động điều chuyển, phân công giáo viên giữa các địa bàn; tập trung gần như toàn bộ biên chế hàng năm cho ngành giáo dục... Tuy nhiên, tình trạng thiếu giáo viên tại Đắk Nông chỉ giải quyết được một phần. Năm học 2022-2023, toàn tỉnh thiếu 966 giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, khiến công tác dạy và học gặp nhiều khó khăn, khó đảm bảo theo các chương trình cải cách của Bộ GD&ĐT.

Một số huyện hiện nay chỉ có thể thực hiện tuyển sinh đối với học sinh từ 5-6 tuổi trở lên, chưa thể tuyển sinh đối với học sinh từ 3-5 tuổi do thiếu giáo viên đứng lớp. Ông Lê Xuân Thuận, Trưởng phòng tổ chức bộ máy, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông nêu băn khoăn trong khi tình trạng thiếu giáo viên đã trầm trọng, theo quy định, tỉnh vẫn phải thực hiện tinh giản biên chế trong ngành giáo dục. Điều này càng cho việc đảm bảo chất lượng dạy và học gặp khó. Do đó, tỉnh Đắk Nông kiến nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét không cắt giảm số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Đồng thời, bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế để đảm bảo công tác dạy và học.

“Năm học tới đây thì chắc chắn không đảm bảo được số giáo viên đứng lớp. Sở Nội vụ cũng đã tham mưu UBND tỉnh tiếp tục kiến nghị với Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo về biên chế của Trung ương tiếp tục bổ sung biên chế cho tỉnh Đắk Nông để đảm bảo việc dạy và học trong năm học tới”, ông Lê Xuân Thuận cho hay./.

Bài liên quan
Thiếu giáo viên ở huyện đảo Cô Tô: Cô giáo dạy cả mầm non và tiểu học
Sắp hết học kỳ I năm học 2022-2023, tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục ở nhiều địa phương, trong đó có huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh. Dù đã có nhiều phương án điều động, bổ sung nhân lực nhưng hiện tỷ lệ giáo viên/lớp còn thấp, nhiều giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều lớp, nhiều trường, công tác xa gia đình...

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất