Công ty mẹ của ngân hàng SVB xem xét phá sản

16/03/2023, 08:50

Theo nguồn tin của Reuters, công ty tài chính SVB Financial đang đánh giá các khả năng thanh lý tài sản bao gồm cả việc tuyên bố phá sản.

SVB Financial – công ty mẹ của ngân hàng Silicon Valley (SVB) đang đánh giá khả năng xin bảo hộ phá sản như một cách thanh lý các tài sản, bao gồm cả SVB.

Trước đó, ngày 13/3, đại diện SVB cho biết ngân hàng này đang xem xét các lựa chọn để thanh lý các tài sản nhưng không đề cập tới việc xin bảo hộ phá sản.

Ban lãnh đạo SVB vẫn chưa đưa ra bất kỳ quyết định cuối cùng nào về cách ngân hàng này vượt qua khủng hoảng trước mắt và vẫn đang cố gắng tìm một nhà đầu tư khác mua lại mà không phải nộp đơn xin phá sản, nguồn tin của Reuters cho biết.

Công ty mẹ của ngân hàng SVB xem xét phá sản - 1

SVB Financial – công ty mẹ của ngân hàng SVB đang xem xét phương án tuyên bố phá sản để đẩy nhanh việc tái cơ cấu. (Ảnh: Reuters)

Cũng theo nguồn tin của Reuters, SVB Financial vẫn đang xem xét các lựa chọn.

Hiện tại SVB Financial đang đánh giá các phương án tái cấu trúc và cấp vốn cho SVB. Ngoài việc bán SVB cho một nhà đầu tư khác thì phương án tìm nguồn vốn mới cũng đang được đưa ra.

Theo Reuters, các nhà đầu tư thường do dự khi quyết định đầu tư vào một công ty gặp khó khăn. Một lý do là một thỏa thuận thương mại được thực hiện trước khi công ty tuyên bố phá sản có thể sẽ mất tính pháp lý nếu doanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong một khoảng thời gian nhất định.

Các nhà đầu tư thường lựa chọn đợi đến thời điểm các công ty tuyên bố phá sản và được tái cơ cấu, sau đó mới tiến hành thâu tóm. Điều này giúp họ có thêm một số tài sản đi kèm với công ty và không phải trả một số khoản nợ.

Ngày 10/3, cơ quan quản lý ngân hàng California đã thông báo đóng cửa SVB và đặt ngân hàng này dưới sự kiểm soát của công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC). Hành động này được cho là cần thiết khi SVB không đảm bảo được các tài khoản tiền gửi không được bảo hiểm ở ngân hàng này.

SVB bắt đầu sụp đổ khi ngân hàng này tuyên bố họ đã bán lỗ một loạt chứng khoán và sẽ bán cổ phiếu mới trị giá 2,25 tỷ USD để củng cố bảng cân đối kế toán.

Trà Khánh(Nguồn: Reuters)

Bài liên quan
Vì sao Evergrande đệ đơn xin phá sản ở Mỹ?
Theo CNN, việc xin bảo hộ phá sản giúp Evergrande giảm bớt áp lực nợ từ các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để tập đoàn này tiếp tục hoạt động .

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất