Bộ trưởng Tài chính yêu cầu bình ổn giá cả hàng hóa Tết

21/01/2023, 09:51

Bộ trưởng đề nghị các đơn vị trực thuộc bộ theo sát giá cả thị trường để kịp thời tham mưu quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường trước, trong và sau Tết.

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị số 03/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Tại chỉ thị, Bộ Tài chính dự báo, quý 1/2023 còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình cung cầu, giá cả mặt hàng nguyên vật liệu thiết yếu biến động phức tạp khó lường.

Với công tác tăng cường điều hành và bình ổn giá cả thị trường dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, Bộ trưởng đề nghị đơn vị trực thuộc bộ theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam.

Từ đó có giải pháp ứng phó phù hợp, cập nhật sát tình hình cung cầu, giá cả thị trường trong nước, kịp thời tham mưu biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường trước, trong và sau Tết.

Tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và tránh để xảy ra biến động bất thường ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.

Cục Quản lý giá có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị chức năng thuộc bộ, ngành tổ chức nắm bắt thông tin, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả. Đặc biệt một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng tư liệu sản xuất quan trọng có giá biến động lớn.

Bộ trưởng Tài chính yêu cầu bình ổn giá cả hàng hóa Tết - 1

Bộ trưởng Tài chính yêu cầu bình ổn giá cả hàng hóa trước, trong và sau Tết (Ảnh minh họa).

Theo khảo sát, mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu của người dân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tương đối ổn định. Lượng hàng hóa tại siêu thị, chợ truyền thống dồi dào. Tuy nhiên, sức mua của người dân ảm đạm hơn so với các năm trước.

Tại Hà Nội, ngày cận Tết, dù siêu thị mở cửa đến 12 giờ đêm nhưng sức mua của người dân yếu so với mọi năm. Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc siêu thị Co.op Mart Hà Đông (Hà Nội) - cho biết, để đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết Quý Mão, ngay từ cuối quý 3/2022, đơn vị đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa.

Từ ngày 27 Tết, siêu thị mở cửa đến tận 12 giờ đêm để tiếp khách. Người dân chủ yếu tập trung mua hàng nhu yếu phẩm và những món cần thiết trong dịp Tết như bánh kẹo, nước ngọt, bia, các loại hạt khô, đồ khô.

“Đến ngày 29 Tết, sức mua của người dân có tăng so với ngày thường, nhưng kém so với Tết năm ngoái cũng như Tết các năm chưa có dịch. Người dân mua sắm ít và những giỏ quà Tết vài trăm nghìn bán chạy nhất những ngày này”, bà Dung cho biết.

(Nguồn: Tiền Phong)

Bài liên quan
Người dân lo xuất hóa đơn điện tử gây ách tắc cây xăng, Bộ Tài chính phủ nhận
Nhiều người dân đang lo ngại việc yêu cầu các cây xăng xuất hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng sẽ gây lãng phí và ách tắc.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Điều hành linh hoạt giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường
Tại hội nghị, Thủ tướng yêu cầu điều hành linh hoạt, hài hòa giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.
  • Vụ cô giáo ném dép ở Tuyên Quang: Đưa clip lên mạng có vi phạm pháp luật?
    Theo Giám đốc Công ty Luật TNHH XTVN, việc đưa hình ảnh, thông tin của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác lên các trang mạng xã hội mà không có sự đồng ý của người đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, trước khi đưa thông tin, hình ảnh, video lên mạng thì cần phải xem xét thật kĩ để tránh những hậu quả khó lường có thể xảy ra.
  • TNGT liên quan đến trẻ em: Có thể phòng tránh được?
    Theo báo cáo của Bộ Công an, từ ngày 15/12/2022 đến 14/10/2023, trên địa bàn cả nước, TNGT liên quan đến trẻ em (tuổi từ 6-18) xảy ra 881 vụ, trong đó có 737 vụ do thiếu niên, học sinh dưới 18 tuổi đi bộ hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện liên quan đến TNGT, làm chết 378 người, bị thương 658 người.
  • Hà Nội ùn tắc do hạ tầng "chới với" đuổi theo tốc độ tăng phương tiện cá nhân?
    Tốc độ phát triển hạ tầng giao thông hiện tăng 0,5%/năm, trong khi tốc độ phát triển phương tiện cá nhân tăng gấp 10 lần, từ 4-5%/năm. Do đó, việc xây dựng hạ tầng luôn "chới với đuổi theo” tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân, là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội.
Mới nhất