Bình Liêu là huyện miền núi biên giới đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới

Vũ Miền/VOV-Đông Bắc | 16/03/2024, 09:34

Tối 15/3, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh tổ chức đón nhận Quyết định của Thủ tướng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023; công bố nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu năm 2024.

Năm 2010, huyện Bình Liêu xây dựng nông thôn mới với 6 xã đặc biệt khó khăn; 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, thu nhập bình quân thu nhập chỉ hơn 8 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo lên đến trên 60%, cao nhất tỉnh; các nhóm tiêu chí cơ bản như quy hoạch, giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở...đều rất thấp. 

Sau hơn 13 năm nỗ lực, Bình Liêu đã có bước "lội ngược dòng ngoạn mục" khi tất cả các xã đều đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thị trấn Bình Liêu đạt đô thị văn minh; tỷ lệ nghèo đa chiều còn 0,84% với thu nhập bình quân đạt 65,2 triệu đồng/người/năm;

Hơn 370 km đường giao thông nội vùng, liên vùng được xây mới đã tháo gỡ điểm nghẽn lớn nhất và mở ra cơ hội phát triển mới cho huyện miền núi, biên giới phía Đông bắc Tổ quốc. 

Ông Nguyễn Văn Hải và người dân huyện Bình Liêu cho biết: "Trong 10 năm trở lại đây nông thôn mới của Bình Liêu khởi sắc rất nhiều. Nổi bật nhất là đường giao thông nông thôn đã tới từng thôn bản. Trước đây toàn đường đất, rất khó đi. Khi xây dựng nông thôn mới vào thì bà con cùng nhà nước làm đường tới từng ngõ ngách, từng thôn bản, con cái đi học thì thuận tiện".

Còn bà Lý Thị Hoa không khỏi thấy tự hào, phấn khởi nói: "Tôi thấy rất phấn khởi vì diện mạo tất cả từ văn hóa, cuộc sống, kinh tế -xã hội từ vật chất đến tinh thần của huyện Bình Liêu đều được thay đổi. Đời sống nâng cao rất nhiều".

Với những kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng đã công nhận huyện Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới, dân tộc đầu tiên trong toàn quốc đạt chuẩn huyện nông thôn mới theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, đến thời điểm này, tất cả 13 địa phương của tỉnh Quảng Ninh đều đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; thực hiện vượt 5/7 mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch trung ương giao. Quảng Ninh đang bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.

"Để thực hiện thành công những định hướng quan trọng của Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh về phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nhanh, hiệu quả bền vững gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh, phấn đấu đến 2025 thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Bình Liêu đạt 100 triệu đồng/năm, nâng cao chất lượng đời sống, hạnh phúc của dân nhân; phấn đấu 2030 thu nhập bình quân đạt khoảng 200 triệu đồng/người/năm", ông Ký nói.

Cùng với việc công bố huyện đạt chuẩn nông thôn mới, Bình Liêu tổ chức công bố nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai mạc Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Bình Liêu năm 2024.

Bài liên quan
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích do giông lốc ở Quảng Ninh
VOVLIVE - UBND thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đang phối hợp lực lượng chức năng trên địa bàn tìm kiếm 4 người mất tích do lật đò máy khi gặp giông lốc sáng nay (25/4).

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất