Australia chuẩn bị tiếp nhận lao động nông nghiệp từ Việt Nam

Việt Nga/VOV-Australia | 28/03/2022, 14:46

Chiều nay (28/3) (theo giờ địa phương), Australia ký biên bản ghi nhớ về việc tiếp nhận lao động trong ngành nông nghiệp từ Việt Nam.

Đây là thỏa thuận đầu tiên mà Australia đạt được với các quốc gia khác kể từ khi nước này công bố chương trình thị thực nông nghiệp vào năm 2021.

Trong tuyên bố đưa ra, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết thỏa thuận mà Australia và Việt Nam mới ký tạo nền tảng để tuyển lao động Việt Nam sang làm việc trong các doanh nghiệp nông nghiệp của Australia từ trồng trọt, chăn nuôi bò sữa, len, ngũ cốc, đến thủy sản và lâm nghiệp cũng như các dịch vụ hỗ trợ và chế biến.

Bộ trưởng Marise Payne nhấn mạnh “sự tham gia vào chương trình này củng cố và mở rộng mối liên kết giao lưu nhân dân giữa hai nước. Trong nhiều thập kỷ qua, người lao động, sinh viên, doanh nhân và khách du lịch Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho Australia”. Chính phủ Australia mong muốn thỏa thuận mà hai bên vừa ký kết sẽ làm cho mối liên kết này được tiếp tục.

Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành cho biết, ông “hy vọng thỏa thuận hợp tác lao động nông nghiệp ký kết hôm nay có thể là sự khởi đầu của một tiến trình hợp tác bền vững giữa hai nước, kể cả trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Kinh tế Việt Nam và Australia có tính bổ sung cao, hai nước chia sẻ lợi ích đan xen, hợp tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề phát triển mạnh nhiều năm qua là cơ sở khách quan cho hợp tác cùng có lợi, ngày càng toàn diện giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực lao động”.

Australia quyết định đóng cửa biên giới từ tháng 3/2020 để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Quyết định này đã tác động tới nhiều mặt đời sống kinh tế-xã hội của nước này, trong đó có việc thiếu lực lượng lao động, đặc biệt trong ngành nông nghiệp. Theo thông báo của Bộ trưởng Nông nghiệp David Little Proud, vào tháng 3/2022, riêng ngành trồng trọt của nước này có thể thiếu tới 30.000 lao động. Bên cạnh đó, các ngành chế biến thịt, sữa, cũng đang thiếu lao động trầm trọng.

Chính vì vậy, từ tháng 8/2021, Australia đã công bố chương trình thị thực nông nghiệp để tiếp nhận lao động nước ngoài đến làm việc trong ngành nông nghiệp. Không chỉ hạn chế trong ngành trồng trọt, chương trình thị thực này còn mở rộng ra cả các lĩnh vực khác của ngành nông nghiệp như đánh bắt cá, lâm nghiệp và chế biến thịt. Ngoài việc mở rộng các ngành có thể tiếp nhận lao động, thị thực nông nghiệp còn mở ra cơ hội để những người tham gia chương trình này có thể trở thành thường trú nhân tại Australia./. 

Bài liên quan
Nữ tiến sĩ đại diện Việt Nam chinh chiến đấu trường nhan sắc quốc tế
VOVLIVE - Nguyễn Thị Huyên – Á hậu 1 cuộc thi Mrs Grand Vietnam 2025, sẽ đại diện Việt Nam tham dự đấu trường nhan sắc quốc tế Mrs Supranational tại Myanmar vào tháng 7 tới.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng: Ổn định bộ máy chính quyền các cấp, tập trung phát triển KT-XH
VOVLIVE - Ngày 3/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Chính phủ với địa phương tháng 6/2025. Hội nghị được thực hiện trực tuyến đến 34 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và kết nối đến 3.321 xã, phường, đặc khu trong cả nước.
  • Thanh tra NHNN phát hiện nhiều sai phạm tại 3 chi nhánh Vietcombank
    VOVLIVE - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Khu vực 12 mới đây đã công bố kết luận thanh tra tại ba chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) gồm: Bình Dương, Vũng Tàu và Tây Ninh.
  • Những thách thức khi triển khai chính quyền 2 cấp
    VOVLIVE - Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tác động tích cực đến việc tinh giản bộ máy, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công, hỗ trợ phát triển bền vững... Tuy nhiên khi triển khai cũng đối mặt nhiều thách thức.
  • VOVLive Đọc Truyện chính thức đạt Nút Vàng YouTube với 1 triệu người đăng ký
    VOVLIVE- Hôm nay (3/7/2025), kênh VOVLive Đọc Truyện của Đài Tiếng nói Việt Nam đã chính thức đạt cột mốc ấn tượng: 1 triệu lượt đăng ký trên YouTube, vinh dự nhận Nút Vàng từ nền tảng này. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ của những giá trị văn hóa, tri thức mà Đài Tiếng nói Việt Nam kiên trì gìn giữ và phát triển suốt nhiều thập kỷ.
Mới nhất