“Liên tiếp những tuyên bố, công hàm phản đối thời gian gần đây đã cho thấy một thực tế là nhiều quốc gia sẵn sàng đứng về phía luật pháp quốc tế trong các tranh chấp ở Biển Đông. Khi Tòa trọng tài Quốc tế ra phán quyết bất lợi với Trung Quốc hồi tháng 7/2016, thế giới sẵn sàng cho nước này thời gian để điều chỉnh các hành vi sai trái nhưng bây giờ có thể thấy, Trung Quốc không hề có ý định tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, và đó là lý do các nước đồng loạt lên tiếng”, Giáo sư – Tiến sĩ Leszek Buszynski thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Australia nhận định với VOV qua email.

anh1_4.jpg

Trung Quốc biết rất rõ ưu tiên chính sách của Mỹ về Biển Đông đó là “không đứng về bên nào” trong các đòi hỏi chủ quyền (và quyền chủ quyền) ở Biển Đông, điều duy nhất Mỹ quan tâm là làm sao có thể duy trì tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Chính vì thế, Trung Quốc luôn nói rằng họ ủng hộ tự do an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, thậm chí cam kết sẽ không quân sự hoá ở Biển Đông nhằm trấn an Mỹ và các nước trong và ngoài khu vực.

Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác, Trung Quốc vẫn bồi đắp, cải tạo các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam thành các đảo nhân tạo, thậm chí xây cả cầu cảng, đường băng, từng bước hành chính hoá và quân sự hoá các đảo nhân tạo đó, biến thành “chuyện đã rồi”. Trung Quốc cũng không ngừng gây sức ép với các nước có đòi hỏi chủ quyền khác ở Biển Đông phải ngừng những dự án thăm dò và khai thác dầu khí ngay ở trong các khu vực thềm lục địa của họ, âm mưu biến những khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp. Những việc làm của Trung Quốc đã làm thay đổi nghiêm trọng hiện trạng cũng như cân bằng lực lượng ở Biển Đông.

1920_0.jpg

1920-20-281-29.jpg

1920-20-282-29.jpg

Trung Quốc liên tục có những hành vi sai trái

Nếu như năm 2019, có thể kể ra hai sự vụ đáng chú ý ở Biển Đông là vụ việc tàu Trung Quốc bỏ mặc tàu cá Philippines cùng 22 ngư dân bị đâm chìm trên biển và ngang ngược đưa tàu khảo sát Hải dương địa chất 8 vào xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam thì đến năm 2020, Trung Quốc còn sử dụng thường xuyên sức mạnh áp chế, với tần suất cao hơn và phạm vi bao trùm toàn bộ các vùng biển trong phạm vi yêu sách “đường 9 đoạn” phi lý.

Tháng 4/2020, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.

Cũng trong tháng 4/2020, Phó đô đốc Rene Media, Tư lệnh Bộ chỉ huy miền Tây quân đội Philippines đã ra tuyên bố lên án Trung Quốc có hành động thù địch và vi phạm luật quốc tế khi khinh hạm nước này hướng hệ thống kiểm soát pháo nhằm vào khinh hạm của Philippines trên Biển Đông.

Cùng thời điểm đó, tàu thăm dò Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc đã di chuyển tới khu vực phía Nam Biển Đông, bám sát tàu thăm dò West Capella do công ty dầu khí Petronas của Malaysia thuê. Vào thời điểm đó, tàu Trung Quốc có lúc được tới 10 tàu hải cảnh và lực lượng dân quân biển hộ tống.

Trước đó, vào cuối năm 2019 và đầu năm nay, Indonesia cũng đã lên tiếng tố cáo hàng chục tàu cá Trung Quốc dưới sự bảo vệ của các tàu hải cảnh cỡ lớn đã xâm nhập, hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia ngoài khơi quần đảo Natuna ở nam Biển Đông buộc Indonesia phải triển khai 8 chiến hạm cùng nhiều tiêm kích F-16 đến khu vực này để “tuần tra và bảo đảm an ninh”.

Nguy hiểm hơn cả, ngày 18/4, Bộ Dân chính Trung Quốc ngang ngược ra thông cáo, Quốc vụ viện nước này phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc “thành phố Tam Sa”.

anh2_5.jpg
Vị trí 80 cấu trúc ở Biển Đông mà Trung Quốc mới công bố tên gọi: màu đỏ là các cấu trúc mà Trung Quốc gọi là đảo, còn màu xanh là các cấu trúc chìm dưới mực nước biển. Đồ họa: Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao/từ Maritime Issues.

Chỉ một ngày sau đó, Bộ Dân chính Trung Quốc lại tiếp tục tự tiện công bố cái gọi là 'danh xưng tiêu chuẩn' của 25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông, bao gồm những thực thể nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc còn lập các trạm nghiên cứu khoa học trên các đảo nhân tạo, đưa chiến đấu cơ ra Trường Sa, Hoàng Sa, tăng tập trận tại Biển Đông, duy trì cấm đánh bắt cá và tuyên bố cấm các hoạt động đáy biển theo chiến dịch Biển Xanh (Blue Sea Code) khởi động tháng 4/2020.

Yêu sách Tứ Sa - Bình mới rượu cũ

Với thất bại trong yêu sách “đường 9 đoạn” sau phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế, vào năm 2017 Trung Quốc đã đưa ra chiến thuật mới trên Biển Đông với yêu sách “Tứ Sa” sai trái. Cùng với việc gửi các công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bằng cách ngang ngược tuyên bố thành lập 2 đơn vị hành chính quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đang có dã tâm thể chế hóa cái gọi là “Tứ Sa” trong hệ thống quản lý quốc gia - bước đi mới để thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông.

anh4_5.jpg

Yêu sách này có thể tóm tắt bằng 3 điểm. Thứ nhất, Trung Quốc có “chủ quyền không thể chối cãi” đối với Nam Hải chư đảo, bao gồm bốn nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là “quần đảo”: Đông Sa (đảo đá Pratas), Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa (bãi ngầm Macclesfield, một bãi ngầm hoàn toàn nằm dưới mặt nước ngay cả khi thủy triều xuống thấp nhất, và gần đây đưa thêm bãi cạn Scarborough của Philippines). Thứ hai, các nhóm đảo này là quần đảo và được sử dụng đường cơ sở thẳng để xác định đường cơ sở và vùng nước quần đảo. Thứ ba, các nhóm đảo này có vùng nước quần đảo, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa tính từ đường cơ sở.

Bình luận về yêu sách Tứ Sa do Trung Quốc đưa ra, Giám đốc cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) Greg Poling trả lời phỏng vấn của VOV qua email chỉ rõ: “Yêu sách Tứ Sa chính là yêu sách đường 9 đoạn trong một vỏ bọc mới. Nó cũng bất hợp pháp và đó là lý do khiến Mỹ, Australia và các nước khác lên tiếng khẳng định không có cơ sở cho các yêu sách của Trung Quốc để xác định đường cơ sở thẳng của các thực thể hoặc nhóm đảo ở Biển Đông bao gồm Tứ Sa, thềm lục địa hoặc các quần đảo xa bờ”.

anh3_5.jpg

Có chung quan điểm với ông Poling, Đại sứ - PGS.TS Nguyễn Hồng Thao cho rằng, yêu sách Tứ Sa thực chất chỉ là bổn cũ soạn lại. Nó cũng mù mờ không kém gì “đường 9 đoạn”. Song cách giải thích cực đoan về các vùng biển từ đường cơ sở quần đảo vẽ cho Tứ Sa cho phép Trung Quốc mở rộng quyền lực ra cả các vùng nước bên ngoài “đường 9 đoạn”.

Trung Quốc đang tiếp tục chiến thuật biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp và cố tình tạo quan điểm mù mờ, không giải thích nhằm kích động đối phương, tạo vấn đề mới, tạo cơ sở pháp lý cho việc hiện thực hóa sự hiện diện và thiết lập hai khu vực hành chính mới ở Biển Đông. Các hành động này đều trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc và UNCLOS 1982.

Khi Mỹ cho thấy cách tiếp cận trực diện hơn về vấn đề Biển Đông, đã có một số ý kiến kỳ vọng tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo ngày 13/7 có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực Biển Đông, nhưng ông Buszynski cho rằng: “Ai đúng ai sai đã được Tòa trọng tài Quốc tế làm rõ. Trung Quốc sẽ tiếp tục bác bỏ phán quyết bất chấp phần còn lại của thế giới vẫn sẽ ủng hộ nó. Tuyên bố của ông Pompeo sẽ không giải quyết các tranh chấp trên biển và chúng ta sẽ thấy Trung Quốc còn tiếp tục có các hành động chống lại các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như Malaysia, Philippines, Việt Nam…”.

Vậy động cơ của Trung Quốc là gì? Tại sao Bắc Kinh lại sẵn sàng chà đạp lên công lý, bất chấp dư luận quốc tế đẩy mạnh các hành vi sai trái hòng hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý của mình, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu?./.

Bài liên quan
Chó AI dẫn đường hỗ trợ 17 triệu người khiếm thị ở Trung Quốc
Nghiên cứu mới gợi ý rằng, công trình chó dẫn đường AI ở Trung Quốc có thể sớm trở thành hiện thực.

(0) Bình luận
Nghe
1x
1.5x
2x
  • vov1
  • VOV GIAO THONG HA NOI
  • VOV GIAO THONG HCM
  • vov2
  • vov3
  • vov4
  • vov5
  • vov6
  • vovtv
  • vtc1
Nổi bật VOVLIVE
"Việt Nam là địa điểm vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đặt trung tâm sản xuất"
Đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt và các thành viên, doanh nghiệp chia sẻ điều này khi gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Mới nhất