Theo đó, chốt phiên 16/2, mã HAG đứng mức 11.000 đồng/cổ phiếu, giảm 4,72% (tương đương mỗi cổ phiếu mất 550 đồng).
Trong phiên trước đó, cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ trở lại sắc xanh sau khi “nằm sàn” với mức giảm 6,8% vào ngày 14/2. Không những thế, lực mua tăng mạnh, khối lượng giao dịch trong ngày đạt gần 38,6 triệu cổ phiếu.
Tính chung trong tuần từ 10 – 16/2, cổ phiếu HAG của “bầu” Đức lao dốc 10,84%, tức mỗi cổ phiếu “bốc hơi” 1.350 đồng. Với hơn 927 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường HAG “bay” hơn 1.200 tỷ đồng.
Cổ phiếu HAG gây chú ý trong bối cảnh đang có nhiều đồn đoán xung quanh việc mã này có nguy cơ bị nhận án huỷ niêm yết vì thua lỗ 3 năm liên tiếp. Do điều chỉnh hồi tố số liệu báo cáo tài chính, lợi nhuận sau thuế các năm 2017, 2018 và 2019 của HAG đều là số âm.
Lo ngại bị hủy niêm yết, ngày 15/02, một nhóm cổ đông của Hoàng Anh Gia Lai đã có đơn kêu cứu gửi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu (C03) Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) về tin đồn cổ phiếu HAG có nguy cơ bị hủy niêm yết. Đây là nhóm cổ đông đầu tư vào HAG sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán 2020 (tháng 4/2021).
Theo đó, nhóm cổ đông này khá bất ngờ và bức xúc trước thông tin HAG phải đối mặt với án hủy niêm yết tại thời điểm này bởi lẽ việc HAG làm ăn thua lỗ đã xảy ra vào thời điểm trước đó mà không thấy cơ quan nhà nước áp dụng hình phạt. Cổ đông cho rằng nếu biết có tình trạng này xảy ra thì các cổ đông sẽ không dám mua.
Do đó, nhóm cổ đông này đề nghị cơ quan chức năng phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng về vấn đề hủy hay không hủy niêm yết HAG để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Các cổ đông này đặt vấn đề, các quy định pháp luật đặt ra để bảo vệ nhà đầu tư nhưng nay HAG làm ăn có lãi mà hủy niêm yết HAG sẽ làm đến thiệt hại cho các nhà đầu tư hiện tại.
Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn luật sư Hà Nội), căn cứ vào luật thì không thể xảy ra trường hợp cổ phiếu HAGL bị hủy niêm yết trên HoSE. Ông Truyền cho rằng nhà đầu tư không nên đặt giả định sẽ bị hủy niêm yết, trừ khi có văn bản chính thức từ cơ quan chức năng.
Hòa BìnhKết thúc phiên giao dịch 16/2, VN-Index giảm 0,65 điểm xuống 1.492,1 điểm. Toàn sàn có 249 mã tăng, 183 mã giảm và 59 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 5,28 điểm lên 429,12 điểm. Toàn sàn có 138 mã tăng, 86 mã giảm và 60 mã đứng giá.
UPCoM-Index tăng 0,58 điểm lên 111,8 điểm.
Thanh khoản thị trường đi xuống, tổng giá trị khớp lệnh đạt 18.720 tỷ đồng, giảm 3,38% so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE đạt 15.441 tỷ đồng, giảm 11,7%.