Thông tin mới nhất về mức trần học phí của học sinh, sinh viên

Hà Cường/VTC News | 02/01/2024, 08:56

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97 về cơ chế thu, quản lý học phí đại học, các cơ sở giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập.

Đôi với học phí đại học, Chính phủ quy định trần học phí với các trường công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học tới là 1,2 - 2,45 triệu đồng/tháng, tùy khối ngành. Mức thu hiện nay được giữ vững từ năm 2021 - 2022 do ảnh hưởng dịch Covid-19 - là 980.000 đến 1,43 triệu đồng/tháng/sinh viên.

Mức trần học phí đại học với từng khối ngành như sau:

screen-shot-2024-01-01-at-33825.jpg

Mức học phí với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đảm bảo chi thường xuyên áp dụng mức trần từ 1,2 đến 2,18 triệu đồng/tháng/sinh viên. Cụ thể:

bang2.jpg

Còn với những trường Đại học đã tự chủ (tự chi lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...), tùy mức độ được thu tối đa bằng khoảng 2,5 lần mức trên, tức 2,4-5,5 triệu đồng/tháng. Với chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài, các trường Đại học được tự xác định học phí nhưng phải công khai.

Ở bậc phổ thông, Chính phủ quy định học phí năm học 2023 - 2024 giữ ổn định, bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 theo quy định của HĐND các tỉnh. Mức trần học phí với các trường công lập năm học 2023-2024 dao động từ 30.000 - 650.000 đồng tùy cấp học và khu vực.

Nghị định cũng nêu rõ, với những nơi đã tăng học phí so với năm học 2021 - 2022, ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định. Trường hợp ngân sách địa phương không đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với mức thu học phí năm học 2021 - 2022 thì phải thực hiện điều chỉnh theo quy định của Nghị định này.

Riêng với các trường tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, mức thu học phí được tính trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt.

Nghị định 97 sửa đổi bổ sung những quy định của Nghị định 81 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ năm 2021. Tuy nhiên từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề, nên Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 165 và học phí giữ ổn định so với năm 2021 - 2022. Mức học phí Đại học đã không tăng trong 3 năm qua.

Trước đó, tại Dự thảo Tờ trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất điều chỉnh lộ trình học phí lùi 1 năm so với lộ trình học phí tại Nghị định 81.

Bài liên quan
Nhiều trường đại học dự kiến tăng học phí, có nơi lên tới hàng trăm triệu/năm
Nhiều trường đại học công lập vừa công bố mức học phí dự kiến cho giai đoạn từ 2024 đến 2028, trường cao nhất tới hàng trăm triệu đồng/năm học.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất