Kinh tế số năm 2024 – Nỗ lực duy trì tốc độ, song song phát triển bền vững

11/02/2024, 20:22

Kinh tế số Việt Nam đang xếp hạng số 1 khu vực về tốc độ tăng trưởng. Muốn thúc đẩy hoạt động này hiệu quả thực chất, cần nhận diện những cơ hội và thách thức, để năm 2024 không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng, mà còn điều hướng mọi hoạt động kinh tế số theo xu thế xanh-bền vững, tạo nền tảng cho các giai đoạn kinh tế tiếp theo.

Việt Nam tiếp tục là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất khu vực, với thương mại điện tử 2023 tăng 11%, kinh tế số du lịch tăng 82%, thanh toán trực tuyến tăng gần 20% so với năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng kinh tế số số 1 khu vực là thành quả của rất nhiều nỗ lực từ tầm vĩ mô đến cấp doanh nghiệp, người dân suốt Năm Dữ liệu số quốc gia.

Để đạt thành quả đó, nỗ lực chuyển đổi số đã được đẩy mạnh trên nền tảng chiến lược phát triển 3 trụ cột chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP đã đạt mức 12,3%.

Ông Nguyễn Hoa Cương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: “Hoạt động này đang và sẽ còn tiếp tục đóng góp lớn cho kinh tế nước nhà, đặc biệt trong năm 2024. Mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số đóng góp 20% GDP đang có rất nhiều thuận lợi nếu toàn nền kinh tế sớm nhận diện để có giải pháp hạn chế các bất cập, thách thức”.

Về thuận lợi: chúng ta phát triển trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển tương đối tốt; Chính phủ có rất nhiều nỗ lực phát triển kinh tế số; Khu vực doanh nghiệp thì rất năng động, cố gắng nắm bắt tất cả tiến bộ khoa học công nghệ; lực lượng lao động trẻ và thị trường rất lớn; Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể, lộ trình tốt để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Tuy nhiên còn nhiều thách thức: so với các nước trong khu vực và châu Á, mức độ trưởng thành số doanh nghiệp Việt Nam chưa cao; giáo dục Việt Nam chưa hoàn toàn theo kịp xu thế phát triển kinh tế số - nhân lực chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu chuyển đổi KTS. Ngoài ra, về thể chế pháp luật, đây là vấn đề mới, khó không chỉ riêng với Việt Nam - đều phải rà soát lại tất cả làm sao đảm bảo mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế số.

Theo chủ trương của Chính phủ, chủ đề - cũng là mục tiêu chuyển đổi số năm 2024 là phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số. Đây được coi là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững. Thực tế cho thấy, muốn đạt được mục tiêu, cần quan tâm nhận diện, thúc đẩy những thuận lợi, cơ hội hiện có và nỗ lực giải quyết các khó khăn, thách thức đã được các chuyên gia chỉ rõ, trong xu thế phát triển xanh-bền vững của nền kinh tế toàn cầu.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải
Sáng nay (30/4), tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông, tôn vinh những chiến công bất tử, tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của thế hệ cha anh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
  • Đèo Pha Đin ngày ấy, bây giờ
    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đèo Pha Đin huyền thoại đã in dấu chân của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong trên hành trình tiếp vận vũ khí, lương thực, thực phẩm cho bộ đội ta nơi tiền tuyến.
  • Mít tinh kỷ niệm 49 năm giải phóng quần đảo Trường Sa
    Cách đây 49 năm, trong không khí hào hùng tiến về Sài Gòn, với phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ”, các chiến sỹ quân chủng Hải quân đã tranh thủ thời cơ, bất ngờ tấn công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
  • Cận cảnh trận địa pháo hoa ở TP.HCM sẵn sàng khai hỏa mừng ngày 30/4
    Tại công viên hầm vượt sông Sài Gòn, lực lượng chức năng lắp đặt xong 1.500 quả pháo tầm cao cùng 30 giàn pháo hoa tầm thấp sẵn sàng khai hỏa vào 21h hôm nay.
Mới nhất