Kinh nghiệm lái ô tô qua đường sắt đảm bảo an toàn tài xế nên biết

25/07/2023, 06:29

Lái xe ô tô băng qua đường sắt tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, vì thế tài xế cần bỏ túi những kinh nghiệm lái ô tô qua đường sắt để đảm bảo an toàn.

Đường sắt là phần đường di chuyển được thiết kế dành riêng cho tàu hỏa. Đây là làn ưu tiên do vậy các phương tiện đường bộ cần phải nhường đường và tuân thủ nguyên tắc an toàn giao thông khi điều khiển xe qua đường sắt. 

Kinh nghiệm lái ô tô qua đường sắt đảm bảo an toàn tài xế nên biết - 1

Lái xe qua đường sắt tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về an toàn giao thông. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Kinh nghiệm khi lái xe qua đường sắt

Không cố vượt khi có đèn báo và chuông báo hiệu

Lái xe cần tuyệt đối không cố gắng vượt đường sắt khi đã có đèn báo và chuông báo hiệu, dù rào chắn chưa hạ hết hoặc không có rào chắn. Đã nhiều vụ tai nạn đường sắt xảy ra khi ô tô, xe gắn máy cố tình vượt qua đường sắt dù đã có hệ thống báo hiệu.

Không băng qua khi phía bên kia đường ray kẹt xe

Nếu như quan sát thấy phía bên kia đường ray có dấu hiệu kẹt xe, tắc nghẽn, nhất định không nên băng qua. Thời điểm này khả năng cao xe bạn sẽ phải đứng giữa đường sắt vì khó có thể di chuyển. Khi xe lửa đi đến thì cũng không vượt qua được do bị tắc nghẽn giữa đám đông. Vì vậy khi băng qua đường ray nên quan sát phía bên kia, nếu đường thông thoáng thì mới cho xe chạy qua. Nếu thấy tình trạng kẹt xe, không đảm bảo được khoảng cách an toàn với đường ray thì nên dừng xe lại để đợi tàu chạy qua hẳn. 

Dừng trước đường sắt 5m để nghe tín hiệu tàu

Tại Việt Nam, nhiều khu vực đường sắt giao với đường bộ vẫn chưa được trang bị đầy đủ đèn báo hiệu hoặc rào gác chắn. Vì vậy, người lái xe cơ giới cần thận trọng khi đi qua những phần đường ray này, đặc biệt vào ban đêm. 

Lái xe cơ giới nên dừng lại trước đường sắt tối thiểu 5m, bật đèn tín hiệu và lắng nghe âm thanh trước khi băng qua đường ray. Nếu nghe thấy tiếng vọng của tàu, người điều khiển có thể quay trở lại xe và chờ đến khi tàu đi qua rồi mới tiếp tục di chuyển. Ngược lại, trong trường hợp không có âm thanh vọng lại thì người lái xe ô tô có thể yên tâm băng qua đường sắt. Cách làm này dù mất thời gian hơn nhưng giúp người lái đảm bảo an toàn khi lưu thông.

Kinh nghiệm lái ô tô qua đường sắt đảm bảo an toàn tài xế nên biết - 2

Hướng dẫn lái xe qua đường sắt an toàn. (Ảnh minh họa)

Quy định về lái ô tô qua đường sắt

Việc tìm hiểu các quy định khi lái ô tô qua đường sắt nhằm đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro bất ngờ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người và phương tiện tham gia giao thông.

Điều 25 Luật giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10) nêu rõ các quy tắc khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, cụ thể như sau: 

Phương tiện giao thông đường sắt có quyền ưu tiên đi trước trên những đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc cầu đường bộ đi chung với đường sắt. 

Tại những nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu: Khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, đi kèm với tiếng chuông báo hiệu và hàng rào chắn đã đóng thì người điều khiển phương tiện đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng an toàn. Chỉ khi đèn tín hiệu và chuông báo hiệu đã tắt, rào chắn mở hết thì người lái mới được cho xe đi qua.

Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu: Khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất. Lái xe chỉ được đi qua phần đường sắt khi đèn tín hiệu và chuông báo hiệu đều tắt. 

Tại những khu vực đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, chỉ được đi qua nếu không có phương tiện đường sắt khác đang di chuyển. Trong trường hợp thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới, chủ xe phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ đường ray gần nhất. Chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua lái xe mới được tiếp tục di chuyển để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt. 

Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt, người điều khiển phải bằng mọi cách đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về 2 phía nhanh nhất. Đồng thời trong thời gian ngắn nhất, người điều khiển phương tiện đường bộ phải nhanh chóng tìm cách báo cho quản lý đường sắt, nhà ga gần nhất và đưa xe ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt phải có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa xe ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt nhanh nhất có thể. 

Đức Thiện(tổng hợp)

Bài liên quan
Cách đơn giản giúp tránh buồn ngủ khi lái xe
VOVLIVE - Lái ô tô trong tình trạng buồn ngủ tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông, vậy làm sao để tránh buồn ngủ khi lái xe?

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch Quốc hội: Trung ương sẽ gương mẫu đi đầu trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Tại buổi tiếp xúc cử tri tại Hậu Giang, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, tới đây là Trung ương phải gương mẫu đi đầu trong sắp xếp từ Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương như thế nào thì địa phương như thế đó, để giảm bộ máy, hướng tới bộ máy phải hoạt động tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Mới nhất