Hỗ trợ pháp lý cho người Việt ở nước ngoài: cần cơ chế kết nối

30/11/2023, 10:00

Nhiều vấn đề liên quan tới người Việt ở nước ngoài cần có sự hỗ trợ về pháp lý là mong mỏi của bà con…

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày càng lớn mạnh, hòa nhập sở tại và luôn hướng về quê hương. Những năm gần đây, người Việt ra nước ngoài sinh sống, học tập và làm việc ngày càng nhiều. Đổi lại, số lượng người Việt về quê hương cũng ngày một tăng. Nhiều vấn đề liên quan tới người Việt ở nước ngoài cần có sự hỗ trợ về pháp lý là mong mỏi của bà con…

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng, kiều bào tại Liên bang Nga, khẳng định  nhu cầu của người Việt ở nước ngoài về hỗ trợ pháp lý, trong đó có khá nhiều vấn đề cấp thiết mà bà con quan tâm khi về Việt Nam như đất đai, đầu tư kinh doanh, thừa kế, hôn nhân…Đặc biệt, việc xác nhận nguồn gốc Việt Nam, đăng ký tạm trú, thường trú cũng là mối quan tâm lớn của bà con. Tại sở tại, rất nhiều vấn đề người Việt mong muốn được hỗ trợ như quyền định cư, quốc tịch, vấn đề thuế hay các vi phạm phạt hành chính…Chính vì thế, bà con thường xuyên tìm đến các dịch vụ tư vấn của người Việt tại Nga. Trước nhu cầu của bà con, tiến sĩ Nguyễn  Quốc Hùng đề xuất:Tiến hành thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tạo môi trường pháp lý lành mạnh trong cộng đồng kiều bào. Cập nhật thông tin, những thay đổi về pháp luật ở VN và nước sở tại. Tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề pháp luật giải quyết những vấn đề bà con quan tâm, nhân chuyến thăm của đoàn luật sư Hà Nội hay các cơ quan pháp luật. Tạo cơ chế đối thoại tiếp xúc 2 chiều tư vấn pháp luật cho bà con kiều bào. Lập nhóm thông tin trên mạng xã hội để hỏi đáp những vấn đề quan tâm.

Hỗ trợ pháp lý cho người Việt ở nước ngoài: cần cơ chế kết nối  - ảnh 1Bà Ngô Bích Ngọc, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hà Lan chia sẻ về hỗ trợ pháp lý cho kiều bào

Đối với kiều bào tại Nhật Bản, theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Liên hiệp hội người Việt Nam tại Nhật Bản, nhu cầu đầu tư kinh doanh tại Việt Nam là khá lớn. Vì vậy, việc thường xuyên theo dõi, cập nhật những thay đổi trong chính sách là rất quan trọng để tránh được những rủi ro. Bởi đối với nhiều kiều bào, khi chưa nắm chắc thông tin về chính sách đầu tư, họ sẽ có tâm lý e ngại. Ông Nguyễn Hồng Sơn cho rằng: Kiều bào mong muốn hỗ trợ khi thiết lập các hợp đồng đảm bảo quyền sở hữu, đầu tư kinh doanh. Việc hỗ trợ pháp lý rất quan trọng. Mong có sự giúp đỡ từ phía đoàn luật sư Hà Nội và các cơ quan liên quan. Nếu có sự hỗ trợ trực tiếp đoàn luật sư và các bên liên quan, nếu có chuyến công tác tới Nhật Bản thì Liên hiệp hội sẽ làm vai trò kết nối để tư vấn trực tiếp. Khó khăn nên chia sẻ các thủ tục qua các kênh truyền thông để hướng dẫn và đăng tải thông tin định kỳ trên tất cả các lĩnh vực.

Hỗ trợ pháp lý cho người Việt ở nước ngoài: cần cơ chế kết nối  - ảnh 2Các đại biểu chia sẻ về việc hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài

Nhu cầu hỗ trợ về pháp lý đối với thế hệ thứ hai, thứ ba, đối với các du học sinh sang nước ngoài học tập và làm việc, hay sau này muốn trở về Việt Nam cũng rất lớn. Với mong muốn của bà con tại Bỉ, Hội sinh viên Việt Nam tại Bỉ và Tổng hội người Việt tại Bỉ đã tham gia trực tiếp hỗ trợ pháp lý, thảo luận cùng luật sư để có phương án hỗ trợ tốt nhất. Anh Nguyễn Tuấn Nghĩa, Chủ tịch Hội sinh viên chia sẻ về cách làm của Hội như sau:Nhu cầu hỗ trợ pháp luật ở sở tại. Hội sinh viên và Tổng hội người Việt là người trực tiếp trải qua vấn đề pháp lý và sẽ hỗ trợ. Thảo luận với đoàn luật sư để cùng nhau hỗ trợ. Ví dụ những vấn đề liên quan tới sinh viên sang nước ngoài học tập và trở về nước; Quy trình khai báo với Đại sứ quán; bằng cấp ở nước ngoài được hợp pháp như thế nào khi trở về nước…Để hỗ trợ phù hợp thì Hội sinh viên chú trọng truyền thông quảng bá, tổ chức buổi hỗ trợ trực tuyến và thống nhất nội dung để truyền đạt trong cộng đồng. Kết nối đoàn luật sư trong nước và nước sở tại.

Hỗ trợ pháp lý cho người Việt ở nước ngoài: cần cơ chế kết nối  - ảnh 3

Còn rất nhiều vấn đề kiều bào mong muốn được hỗ trợ, tư vấn như đất đai, quốc tịch, thừa kế, hay việc du học, định cư, đầu tư kinh doanh…Theo ý kiến của kiều bào, việc hỗ trợ, tư vấn của luật sư ở sở tại là chưa đủ mà cần có kênh kết nối giữa luật sư trong nước và nước ngoài. Chị Nguyễn Diệu Linh, Phó Chủ tịch Hội người VN tại Séc, và bà Ngô Bích Ngọc, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Hà Lan, nêu ý kiến: Mong muốn có kênh kết nối Hội luật sự trong nước với luật sư người Việt ở nước ngoài để hỗ trợ kiều bào. Ở  các nước, đều có luật sư thì, cần hình thành kênh kết nối để hỗ trợ tư vấn lẫn nhau, giải quyết những vấn đề liên quan kiều bào

Hỗ trợ trực tiếp thông qua các chuyến đi của đoàn luật sư ra nước ngoài, hỗ trợ trực tiếp là tối ưu. Còn ngoài ra, hỗ trợ trực tuyến khi kiều bào có nhu cầu là họ sẽ liên hệ ngay.

Để giải đáp những yêu cầu, thắc mắc của kiều bào, có  rất nhiều hình thức hỗ trợ như trực tiếp, trực tuyến và thông qua luật sư. Bà con kiều bào mong muốn, những vấn đề liên quan tới cuộc sống sẽ được hỗ trợ kịp thời để bà con yên tâm đóng góp cho sở tại, đồng thời trở về quê hương sinh sống, đầu tư, làm ăn khi có cơ hội và đủ điều kiện.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng: Phát huy tinh thần vì nước, vì dân của các nhà thầu, tư vấn, giám sát
Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.
Mới nhất