Hà Nội xem xét áp dụng ngừng cung cấp điện, nước cho công trình vi phạm

H.La/VOV.VN | 18/11/2024, 10:09

VOVLIVE - Tại kỳ họp thứ 19 tới đây, UBND thành phố Hà Nội trình thành phố xem xét ban hành Dự thảo Nghị quyết Quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 của Luật Thủ đô.

Theo UBND thành phố Hà Nội việc xây dựng ban hành Nghị quyết sẽ góp phần ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm các vi phạm hành chính, từ đó giúp việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả hơn, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp, tài sản của người dân và doanh nghiệp; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với cơ quan cung cấp dịch vụ điện, nước liên quan đến việc thi công, quản lý, sử dụng công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ điện, nước và cá nhân, tổ chức có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội phải áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Thủ đô.

Các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước (Điều 3) Tại khoản 2 Điều 33 Luật Thủ đô quy định: Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước quy định từ điểm a đến điểm g khoản 2 Luật Thủ đô. Thực hiện nhiệm vụ được giao quy định chi tiết, Dự thảo đã quy định cụ thể các trường hợp cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội được phép áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cụ thể:

Nhóm công trình quy định theo Luật Thủ đô gồm:

Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng 6 sai với nội dung trong giấy phép xây dựng, công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

Công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai;

Công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;

Công trình thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt; Đối với nhóm công trình này, Dự thảo quy định trường hợp cần thiết áp dụng là khi công trình đã bị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, yêu cầu dừng thi công công trình bằng văn bản nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không chấp hành.

Nhóm công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm đ, e Khoản 2 Luật Thủ đô:

Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động; - Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ ka-ra-ô-kê (karaoke) không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy;

Đối với nhóm công trình này, Dự thảo quy định trường hợp cần thiết được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước công trình cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã bị đình chỉ hoạt động nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không chấp hành.

Đối với công trình quy định tại điểm c khoản 2 Điều 33 Luật Thủ đô “Công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền”: Dự thảo quy định trường hợp cần thiết được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước công trình khi “tổ chức, cá nhân đã được vận động, thuyết phục nhưng không thực hiện di dời”.

Thẩm quyền yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo hướng chủ yếu giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền áp dụng biện pháp này.

Bài liên quan
Nghịch lý người dân không mặn mà vay vốn giá rẻ mua nhà
Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tổng Bí thư: Khắc phục biểu hiện ở gần dân nhưng không hiểu tâm tư của dân
VOVLIVE - Nhấn mạnh cán bộ cơ sở thì phải thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu khắc phục biểu hiện ở gần dân, nhưng không hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân.
Mới nhất