Hà Nội cần sớm thống nhất điều chỉnh quy hoạch năm 2008 với rừng Sóc Sơn

14/08/2023, 08:14

Hà Nội cần sớm rà soát hiện trạng rừng hiện nay ở Sóc Sơn và thống nhất điều chỉnh quy hoạch năm 2008 để chất dứt tình trạng xây dựng trái phép trên đất rừng.

Thời gian qua, hàng loạt vi phạm về san gạt, xây dựng trái phép trên đất quy hoạch rừng Sóc Sơn diễn ra công khai khiến người dân vô cùng bức xúc. Đặc biệt, tại các khu vực như lòng hồ Đồng Đò, Ban Tiện... đất rừng bị san gạt, quây rào nhằm mục địch xây dựng villa, homestay diễn ra công khai kéo dài.

Tràn lan vi phạm san gạt, xây dựng trên đất rừng

Ghi nhận của phóng viên, vào những ngày giữa tháng 7 vừa qua, tình trạng san gạt, quây tôn xây dựng xung quanh hồ Đồng Đò khiến nơi đây như một công trường. “Chỉ vài tháng không quay lại đây đã thấy diện mạo xung quanh các hồ ở đây đổi khác bởi tốc độ xây dựng homestay quá nhanh. Trước đây vài năm tìm kiếm homestay còn có chút khó khăn nhưng bây giờ quá dễ dàng vì có rất nhiều homestay mới để khách lựa chọn” - Minh Thái và nhóm bạn sinh viên đi du lịch tại khu vực này cho biết.

Thông tin với báo chí, ông Phạm Quang Ngọc - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, tại địa bàn 2 xã Minh Phú và Minh Trí có 60 trường hợp vi phạm xây dựng công trình, đã xử lý 45 trường hợp, trong đó có một số công trình quy mô lớn với giá trị nhiều tỷ đồng. 15 trường hợp còn lại đang giải quyết. Riêng UBND xã Minh Trí giải toả 275 lều lán, nhà vệ sinh dựng trái phép trên đất rừng, tại khu ven hồ Đồng Đò thuộc thôn Minh Tân cùng 12 trường hợp (165 tấm palet, lều trại và 2 công trình xây dựng) vi phạm lòng hồ Đồng Đò.

Đối với 15 trường hợp vi phạm, xã Minh Phú đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế buộc thực hiện khắc phục hậu quả trong lĩnh vực đất đai đối với 5 trường hợp vi phạm hồ sơ đủ điều kiện cưỡng chế. Dự kiến tổ chức thực hiện cưỡng chế ngày 16/8/2023.

Sớm rà soát hiện trạng rừng và thống nhất điều chỉnh quy hoạch rừng năm 2008

UBND huyện Sóc Sơn cho rằng, xảy ra vi phạm đất đai, xây dựng ở Sóc Sơn là do hồ sơ quản lý đất đai của huyện không đầy đủ, chưa lập được hồ sơ địa chính theo quy định, không có sổ mục kê khi đo đạc bản đồ địa chính; chưa đo đạc bản đồ địa chính đất rừng. Bên cạnh đó, quy hoạch đất rừng năm 2008 còn nhiều bất cập, nhiều hộ sử dụng đất ở có nguồn gốc trước năm 1993 nằm trong quy hoạch rừng; Có trên 200 hộ dân xây dựng kinh tế mới sinh sống theo chủ trương của Thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn không được tách khỏi quy hoạch rừng điều chỉnh năm 2008. Khi các hộ dân xây dựng nhà ở trên đất thì bị xác định là vi phạm đất đai, xây dựng.

“Địa phương mong muốn các sở, ngành Thành phố quan tâm tâm phối hợp, hướng dẫn UBND huyện rà soát hiện trạng rừng và thống nhất điều chỉnh quy hoạch rừng năm 2008 của huyện Sóc Sơn. Phía công ty thuỷ lợi Hà Nội cần cắm mốc giới lòng hồ để phục vụ công tác quản lý, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật” - ông Ngọc đề nghị.

Liên quan đến tình trạng đất rừng bị vi phạm, Sở NN-PTNT Hà Nội vừa có văn bản chính thức đề nghị UBND huyện Sóc Sơn xử lý việc san gạt, xây dựng công trình trái phép trên đất quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn 2023.

Theo báo cáo của Chi Cục kiểm lâm Hà Nội, tổng số vi phạm từ đầu năm 2023 đến nay là 59 vụ, trong đó chủ yếu là vi phạm xây dựng trên đất lâm nghiệp 36 vụ, san gạt đất lâm nghiệp trái phép 21 vụ, khai thác đất lâm nghiệp.

Ông Lê Minh Tuyên, Chi cục trưởng Kiểm lâm Hà Nội đánh giá, các vụ vi phạm xảy ra trên đất trống không có hành vi chặt hạ khai thác cây rừng. Kiểm lâm phối hợp với UBND xã lập biên bản yêu cầu dừng ngay việc san gạt, xây dựng trái phép báo cáo kịp thời huyện, xã xử lý theo thẩm quyền.

“Từ đầu năm 2023, Sở NN-PTNT ban hành 6 văn bản đề nghị huyện Sóc Sơn chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các xã xử lý dứt điểm các vụ vi phạm trên”.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đề nghị UBND huyện Sóc Sơn chỉ đạo UBND các xã: Minh Phú, Minh Trí, các phòng, ban chuyên môn và các đơn vị có liên quan của huyện phối hợp kiểm tra, xử lý dứt điểm hành vi san gạt, xây dựng công trình trái phép trên đất quy hoạch lâm nghiệp tại địa bàn các xã trên theo đúng quy định của pháp luật. 

UBND các xã có rừng, các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng; thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. 

Sở NN-PTNT Hà Nội cũng yêu cầu Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội, phối hợp chặt chẽ với UBND các xã có rừng và các đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý dứt điểm các trường hợp san gạt, xây dựng công trình trái phép thuộc diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội quản lý. 

Xác định rõ trách nhiệm của chủ hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Nếu chủ hộ nhận khoán bảo vệ rừng là người trực tiếp hoặc thuê người thực hiện các hành vi san gạt, xây dựng công trình hoặc để xảy ra hành vi san gạt, xây dựng công trình trái phép trên diện tích nhận khoán bảo vệ rừng mà không có biện pháp ngăn chặn yêu cầu thanh lý hợp đồng nhận khoán, đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông  giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.
  • Lượng khách đi máy bay qua Nội Bài và Tân Sơn Nhất bất ngờ giảm mạnh
    Thống kê của ngành hàng không cho thấy, sau 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lượng hành khách đi, đến Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã giảm tương đối nhiều, nhất là lượng khách đi các tuyến nội địa.
  • Thiêng liêng hành trình ra Trường Sa ngày Giải phóng
    Chào mừng 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn Trường Sa (29/4/1975 – 29/4/2024), sáng nay, đoàn công tác số 14 trên tàu Kiểm Ngư 491/CĐKN 4 - Vùng 4 Hải Quân do Đại tá Cao Văn Sơn, Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân chủng Hải Quân làm trưởng đoàn đã khởi hành đi thăm động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK-1.
  • Giá vàng tháng 4 tăng 28,62% so với cùng kỳ năm ngoái
    Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá vàng tháng 4/2024 tăng tăng 28,62% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó chỉ số giá USD tăng 6,51%, chỉ số CPI tăng 4,4%.
Mới nhất