Giá cà phê hôm nay 21/1: Trong nước quay đầu giảm, thế giới tăng

Thành Lâm | 21/01/2025, 08:00

Giá cà phê hôm nay 21/1 ghi nhận xu hướng giảm giá ở thị trường trong nước, trong khi trên thế giới lại tăng.

Giá cà phê thế giới

Đầu giờ sáng 21/1 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta giao tháng 3/2025 giao dịch ở mức 5.143 USD/tấn, tăng 137 USD/tấn so với hôm qua. Kỳ hạn giao tháng 5/2025 ở mức 5.090 USD/tấn, tăng 128 USD/tấn so với mức giao dịch 1 ngày trước.

Giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 3/2025 ở mức 328 cent/lb, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước. Giá giao tháng 5/2025 ở mức 324 cent/lb, không ghi nhận biến động so với hôm qua.

Giá cà phê hôm nay biến động trái chiều. (Ảnh minh họa)
Giá cà phê hôm nay biến động trái chiều. (Ảnh minh họa)

Giá cà phê trong nước

Giá cà phê trong nước hôm nay đồng loạt giảm ở tất cả các địa phương, giao dịch ở mức 118.200 - 119.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk giao dịch ở mức 119.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua.

Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng được thương lái thu mua ở mức 118.200 đồng/kg, giảm 1.100 đồng/kg so với phiên giao dịch trước.

Tương tự, giá cà phê hôm nay tại Gia Lai giao dịch ở mức 119.000 đồng/kg, giảm 800 đồng/kg so mức giao dịch hôm qua.

Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông ghi nhận giảm 1.000 đồng/kg, giao dịch ở mức 119.000 đồng/kg.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), năm 2024 là một năm chưa từng có trong lịch sử cà phê Việt Nam cũng như cà phê thế giới, nhất là về giá cà phê. Giá cà phê Việt Nam lên ở mức cao nhất thế giới và giá cà phê Robusta có những thời điểm cao hơn cả giá cà phê Arabica. Còn trên sàn giao dịch London, lần đầu tiên trong lịch sử, giá cà phê Robusta vượt mốc 5.000 USD/tấn. Tuy nhiên, sản xuất cà phê tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến cả năng suất, chất lượng và sự bền vững của ngành.

Biến đổi khí hậu với thời tiết cực đoan, các hiện tượng thời tiết bất thường như hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa làm thay đổi điều kiện sinh thái, khiến nhiều vùng trồng cà phê không còn phù hợp…

Cùng với đó cây cà phê già cỗi khiến năng suất thấp, chất lượng hạt kém, tính kháng bệnh cũng đang kém đi gây thiệt hại lớn về sản lượng.

Cây cà phê cần đầu tư tái canh nhưng việc tái canh đòi hỏi vốn lớn và thời gian dài, gây khó khăn cho nông dân. Trong khi đó, cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cà phê khác khiến giá cà phê trên thị trường thường xuyên biến động, gây khó khăn cho nông dân.

Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT đã đưa ra một định hướng rõ ràng về tái canh cây cà phê nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam. Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025 không chỉ thực hiện ở 5 tỉnh Tây Nguyên mà còn được mở rộng ở các tỉnh cà phê khác như Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Mục tiêu đặt ra là nâng cao năng suất bình quân của vườn cà phê sau tái canh lên 3,5 tấn nhân/ha. Tái canh giúp cây cà phê phát triển khỏe mạnh, cho ra hạt cà phê chất lượng cao hơn. Đồng thời, tái canh giúp cây cà phê thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Thành Lâm
Bài liên quan
Giá cà phê hôm nay 19/1: Tặng mạnh ở cả trong nước và thế giới
Giá cà phê hôm nay 19/1 ghi nhận xu hướng tăng giá ở cả thị trường trong nước và thế giới, nội địa giao dịch ở mức 118.300 - 119.500 đồng/kg.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tổng Bí thư: Nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ phải đo lường được kết quả
Chiều nay (20/1), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo nhằm triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
Mới nhất