Đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu xã hội, đạt chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân sau 3 năm không đạt.
Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, bội chi NSNN được kiểm soát, nợ công, nợ Chính phủ thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu cho phép.
Báo cáo cho thấy tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Các cân đối lớn được bảo đảm, nhất là an ninh năng lượng, an ninh lương thực; không để xảy ra thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu, bảo đảm đủ điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.
Cũng theo ông Nguyễn Chí Dũng, phát triển kết cẩu hạ tầng được thúc đẩy mạnh mẽ, có bước đột phá rõ nét, nhất là hạ tầng giao thông, điện lực. Các dự án két cấu hạ tầng chiến lược, quan trọng quốc gia tiếp tục được tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư. Đã hoàn thành, đưa vào khai thác hơn 2.021 km đường bộ cao tốc, mở ra nhiều không gian phát triển mới; phát động và ban hành kế hoạch triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”. Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.
Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam và Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 đã được phê duyệt. Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu của Việt Nam năm 2024 tăng 02 bậc so với năm 2023 và 4 bậc so với năm 2022.
Cùng với đó là quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thân và sức khỏe nhân dân.
Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhất là đổi ngoại cấp cao được triển khai chủ động, đồng bộ, toàn diện, hiệu quả, không ngừng củng cố và nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, mở ra các cơ hội hợp tác, hướng phát triển
mới.
Chính phủ dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025 có 6 quan điểm chỉ đạo, điều hành; mục tiêu tổng quát và 15 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó: Tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7% và phấn đấu đạt tôc độ tăng trưởng cao hơn (7-7,5%) để đến hết năm 2025 xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5%; tốc độ tâng năng suất lao động xã hội bình quân 5,3-5,5%...
Trong 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chính phủ cho biết sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, hệ thống
đường cao tốc, các dự án có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, hạ tầng chuyển đổi số; kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai hệ thống đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị.
“Phấn đấu hoàn thành mục tiêu cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025; hoàn thành thủ tục và khởi công đầu tư trong năm 2025 đối với tuyển đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; chuẩn bị đầu tư tuyến đường
sắt Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng và đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam” – báo cáo nêu rõ.
Vẫn còn nhiều khó khăn phải đối diện
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, tình hình kinh tế-xã hội nước ta năm 2024 còn đối diện với một số khó khăn, thách thức và đề nghị đề nghị quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề.
Cụ thể như tổng cầu phục hồi yếu, trong đó cầu tiêu dùng tăng thấp hơn kỳ vọng trong bối cảnh lạm phát chịu áp lực hơn trong những tháng cuối năm, đầu tư công và đầu tư tư nhân tăng chậm; tình trạng nhập siêu dịch vụ chưa được cải thiện.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (loại trừ yếu tố giá) tăng 5,8%, thấp hơn so với mức tăng 7,8% của cùng kỳ năm 2023.
Vẫn còn 31/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đầu năm 2024 dưới mức trung bình chung của cả nước.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, bình quân một tháng có 18,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tỷ lệ số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 9 tháng đầu năm 2024 là 89,7%, cao hơn mức 79,3% của năm 2023.
Thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn thách thức, nợ xấu ở mức cao, việc xử lý các ngân hàng yếu kém còn chậm, tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm còn thấp, khả năng hấp thụ vốn và tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế.
Thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn. Cơ cấu sản phẩm trên thị trường thiếu cân đối khiến giá nhà chung cư ở phân khúc sơ cấp và thứ cấp bị đẩy lên cao, dẫn đến người có nhu cầu thực về nhà ở khó có khả năng tiếp cận.
Cơ quan thẩm tra cũng chỉ ra một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả như chậm triển khai Quy hoạch điện lực quốc gia, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia. Một số quy định, thủ tục hành chính ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương, điều kiện kinh doanh còn rườm rà, chưa được cắt giảm triệt để, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Thị trường lao động còn tiềm ẩn rủi ro. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là cơn bão số 3 Yagi đã gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng về người, tài sản và có thể tác động tiêu cực đến công tác xóa đói, giảm nghèo của nước ta…
Tình hình tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em vẫn diễn ra, trong đó có những vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội.
Bên cạnh đó, một số loại tội phạm và tình hình trật tự an toàn giao thông có diễn biến phức tạp. Công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật còn gặp nhiều thách thức. Các hành vi vi phạm chủ yếu là lừa đảo qua mạng gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi và thường xuyên thay đổi, khó phát hiện, đấu tranh….