Du khách vượt nghìn km về Đền Cùng - Giếng Ngọc uống nước, rửa mặt cầu may

21/02/2024, 08:51

Nhiều du khách từ TP.HCM, Đà Lạt vượt nghìn km về Đền Cùng (Bắc Ninh) dịp đầu năm để uống nước, rửa mặt Giếng Ngọc, mong cầu một năm bình an, mạnh khỏe và may mắn.

Vượt quãng đường hơn 1.500 km, chị Lê Thúy Phượng cùng gia đình (ở Đà Lạt, Lâm Đồng) chọn Đền Cùng - Giếng Ngọc là điểm dừng chân đầu tiên trong dịp du xuân năm 2024.

Vượt quãng đường hơn 1.500 km, chị Lê Thúy Phượng cùng gia đình (ở Đà Lạt, Lâm Đồng) chọn Đền Cùng - Giếng Ngọc là điểm dừng chân đầu tiên trong dịp du xuân năm 2024.

"Hôm nay, tôi có duyên được đến Đền Giếng lần đầu. Sau khi nghe tích xưa, tôi đã lấy nước giếng để uống và rửa mặt, cầu mong mọi điều tốt đẹp cho mọi người sức khỏe, bình an. Tôi thực sự bất ngờ khi nước Giếng Ngọc ở đây rất mát và ngọt", chị Phượng cho biết.

Cũng như chị Phượng, nhiều du khách tìm về Đền Cùng cầu may đầu năm. Đền Cùng - Giếng Ngọc ở khu Viêm Xá (còn gọi là làng Diềm), phường Hòa Long, TP Bắc Ninh thờ Mẫu Tam Phủ từ ngàn xưa. Sự linh hiển của Đền Cùng nổi tiếng đã lâu. Tương truyền, từ thời Tiền Lý, Tiền Lê, thời Lý, quan quân triều đình đánh giặc dọc tuyến sông Cầu khi đến chốn này cầu đảo đều được ứng nghiệm, đánh bại quân xâm lược.

Cũng như chị Phượng, nhiều du khách tìm về Đền Cùng cầu may đầu năm. Đền Cùng - Giếng Ngọc ở khu Viêm Xá (còn gọi là làng Diềm), phường Hòa Long, TP Bắc Ninh thờ Mẫu Tam Phủ từ ngàn xưa. Sự linh hiển của Đền Cùng nổi tiếng đã lâu. Tương truyền, từ thời Tiền Lý, Tiền Lê, thời Lý, quan quân triều đình đánh giặc dọc tuyến sông Cầu khi đến chốn này cầu đảo đều được ứng nghiệm, đánh bại quân xâm lược.

Nằm giữa sân Đền Cùng là Giếng Ngọc. Giếng Ngọc có hình bán nguyệt, rộng khoảng 20m2, gồm 11 bậc gạch, 4 bậc đá và 1 bậc gỗ lim ở sát mép giếng.

Nằm giữa sân Đền Cùng là Giếng Ngọc. Giếng Ngọc có hình bán nguyệt, rộng khoảng 20m2, gồm 11 bậc gạch, 4 bậc đá và 1 bậc gỗ lim ở sát mép giếng.

Dưới đáy giếng là lớp đá ong tự nhiên, sâu khoảng 7m, nước giếng có màu trong xanh, có thể nhìn xuống tận đáy.

Dưới đáy giếng là lớp đá ong tự nhiên, sâu khoảng 7m, nước giếng có màu trong xanh, có thể nhìn xuống tận đáy.

Với những câu chuyện nhiệm màu, linh thiêng được kể bao đời, ngày nay, du khách thập phương về với Đền Cùng - Giếng Ngọc vẫn muốn tự tay xuống xin nước trong giếng để uống với mong ước may mắn, tài lộc và bình an, hạnh phúc cho cả gia đình trong suốt một năm đó.

Với những câu chuyện nhiệm màu, linh thiêng được kể bao đời, ngày nay, du khách thập phương về với Đền Cùng - Giếng Ngọc vẫn muốn tự tay xuống xin nước trong giếng để uống với mong ước may mắn, tài lộc và bình an, hạnh phúc cho cả gia đình trong suốt một năm đó.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Xuân (ở Lạng Giang, Bắc Giang) chia sẻ: “Trước đây, tôi có vài người bạn đã từng đến đền uống nước giếng để cầu duyên và đã thành nên tôi cũng đến để cầu duyên cho tôi, hơn nữa là mong mọi điều may mắn đến với gia đình và người thân”.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Xuân (ở Lạng Giang, Bắc Giang) chia sẻ: “Trước đây, tôi có vài người bạn đã từng đến đền uống nước giếng để cầu duyên và đã thành nên tôi cũng đến để cầu duyên cho tôi, hơn nữa là mong mọi điều may mắn đến với gia đình và người thân”.

Để lấy nước, du khách phải để giày, dép trên bờ, đi chân trần xuống dưới hoặc đi dép của nhà đền chuẩn bị sẵn.

Để lấy nước, du khách phải để giày, dép trên bờ, đi chân trần xuống dưới hoặc đi dép của nhà đền chuẩn bị sẵn.

Nước múc lên từ giếng có thể uống trực tiếp mà không cần lọc hay đun sôi, khi uống thấy vị mát lành, ngọt tự nhiên.

Nước múc lên từ giếng có thể uống trực tiếp mà không cần lọc hay đun sôi, khi uống thấy vị mát lành, ngọt tự nhiên.

Anh Nguyễn Đức Thành (người dân làng Diềm, phường Hòa Long, TP Bắc Ninh) cho biết: “Khi tôi sinh ra, Giếng Ngọc đã có rồi. Lúc bé, tôi vẫn theo mẹ ra giếng gánh nước về để dùng trong sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, tắm giặt. Bây giờ, nhà nào cũng dùng nước sạch nhưng toàn bộ người dân trong làng vẫn giữ thói quen ra Giếng Ngọc lấy nước mang về dùng pha trà, nấu cơm”.

Anh Nguyễn Đức Thành (người dân làng Diềm, phường Hòa Long, TP Bắc Ninh) cho biết: “Khi tôi sinh ra, Giếng Ngọc đã có rồi. Lúc bé, tôi vẫn theo mẹ ra giếng gánh nước về để dùng trong sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, tắm giặt. Bây giờ, nhà nào cũng dùng nước sạch nhưng toàn bộ người dân trong làng vẫn giữ thói quen ra Giếng Ngọc lấy nước mang về dùng pha trà, nấu cơm”.

Theo người dân làng Diềm, do nguồn nước chảy từ trong núi, thấm qua tầng tầng lớp lớp đá ong đã tạo nên vị ngọt, mát hiếm có. Bởi thế, người làng Diềm thường lấy nước Giếng Ngọc về để nấu cơm.

Theo người dân làng Diềm, do nguồn nước chảy từ trong núi, thấm qua tầng tầng lớp lớp đá ong đã tạo nên vị ngọt, mát hiếm có. Bởi thế, người làng Diềm thường lấy nước Giếng Ngọc về để nấu cơm.

Nhiều du khách mang theo bình đựng để xin nước giếng mang về với mong ước rước may mắn, tài lộc, sức khỏe cho gia đình.

Nhiều du khách mang theo bình đựng để xin nước giếng mang về với mong ước rước may mắn, tài lộc, sức khỏe cho gia đình.

Một điều thú vị là dù được người dân dùng liên tục, nước Giếng Ngọc chưa bao giờ cạn, thậm chí cả trong mùa khô hạn.

Một điều thú vị là dù được người dân dùng liên tục, nước Giếng Ngọc chưa bao giờ cạn, thậm chí cả trong mùa khô hạn.

Văn Chương

Bài liên quan
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2024 đầy đủ gồm những gì?
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2024 đầy đủ gồm những gì?

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng yêu cầu thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Mới nhất