Đắk Lắk - nơi hội tụ, đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam

H Xíu/VOV-Tây Nguyên | 15/11/2024, 14:08

VOVLIVE - Với 49 dân tộc cùng sinh sống, tỉnh Đắk Lắk là nơi hội tụ văn hóa từ tất cả vùng miền trong cả nước, tạo nên bức tranh đa sắc, sống động. Trong bức tranh chung ấy, mỗi dân tộc đều nỗ lực gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đồng thời cùng đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển.

Gia đình già làng Y Yơh Kbuôr (thường gọi là aê Huy) ở buôn Kmrơng Prong A, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, là một điển hình về sự hòa trộn giữa các dòng máu dân tộc Việt Nam. Trong gia đình 3 thế hệ hội tụ các dân tộc Kinh, Ê Đê, Mường, Thái.

Già Y Yơh kể, mỗi dịp đại gia đình tụ họp, không khí rôm rả bởi các ngôn ngữ đối thoại, giọng nói đặc trưng vùng miền. Sự pha trộn tiếng Kinh, Ê Đê, Mường, Thái, giọng điệu miền Bắc, miền Trung. Ông thường răn dạy các con cháu đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, dù đi đâu, làm gì thì vẫn phải gìn giữ được tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Già Y Yơh chia sẻ: "Đồng bào với nhau, bà con trong chòm xóm với nhau phải đoàn kết, gìn giữ an ninh chính trị, quốc phòng ở địa phương để được yên vui. Siêng năng lao động sản xuất để đảm bảo cuộc sống trong gia đình và không ngừng học tập, rèn luyện để có kiến thức, nhận thức, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình mình".

Cũng trong gia đình có đa sắc tộc khi có con dâu, con rể là người Kinh, người Mnông, bà H Thanh Mlô (thường gọi aduôn Nik), dân tộc Êđê, ở buôn Mduk, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột cho rằng, đời sống ngày càng hiện đại, sự giao thoa ngày càng nhiều, nhưng vẫn phải gìn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống.

Bà H Thanh Mlô nói: "Mình cũng phải có tư duy mới hơn, theo đời sống hiện tại, vì đâu có phải quay lại y như thời trước được. Vấn đề phong tục văn hóa, phong tục, tập quán của mình thì mình vẫn duy trì những nét đẹp cho con, kể cả các cháu sau này nữa".

Tỉnh Đắk Lắk hiện có 49 dân tộc cùng sinh sống, với khoảng 36% dân số là người dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có những bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên không gian văn hóa phong phú, đa dạng ở Đắk Lắk.

Như tại thành phố Buôn Ma Thuột, hơn nửa thế kỷ trước, người Thái từ các tỉnh Sơn La, Lai Châu đã đến lập nghiệp, mang theo và lưu giữ trang phục truyền thống, chữ viết và các loại hình nghệ thuật dân gian.

Chị Lù Thị Hạnh ở thôn 1, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, chia sẻ: "Vui mừng và vinh dự vì bảo tồn được văn hóa Thái ở đây, thành lập được câu lạc bộ văn hóa dân tộc Thái ở Hòa Phú này để quảng bá, để cho nhiều người biết đến. Hàng năm có Tết cổ truyền của người Thái ở làng Thái này, thì tôi luôn cùng bà con ở thôn buôn này dựng các bài múa hát dân gian để con cháu biết đến, không mai một đi".

Không khó bắt gặp sự đan xen, chung sống giữa các dân tộc khác nhau trong các buôn làng, phường xã ở Đắk Lắk. Người dân cùng thuận hòa, đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Trong mỗi chương trình văn hóa nghệ thuật, các lễ hội luôn được địa phương quan tâm, nâng tầm tổ chức với sự tham gia của nhiều thành phần dân tộc, đa sắc màu văn hóa.

Ông Y Biêr Niê, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, cho biết: "Các dân tộc sống đan xen với nhau, có khi một buôn, một thôn có 5- 6 hay thậm chí 10 dân tộc cùng sinh sống và mỗi cộng đồng dân tộc ở đó họ có những đặc điểm văn hóa riêng. Chính vì vậy nó làm cho màu sắc đan xen với nhau và hòa hợp với nhau. Vận động nhân dân cùng đoàn kết với nhau để cùng chăm lo phát triển đời sống ở địa phương, tăng cường được khối đại đoàn kết ở địa phương, ở địa bàn".

Với 49 dân tộc cùng chung sống, Đắk Lắk hội tụ đầy đủ văn hóa các vùng miền của đất nước. Trải qua 120 năm hình thành và phát triển, gần 50 năm giải phóng, tỉnh Đắk Lắk đã có những bước phát triển vượt bậc. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao (trung bình đạt 8%/năm trong 20 năm gần đây), giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Trong thành công ấy có những đóng góp của cộng đồng các dân tộc đang đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng xây dựng Đắk Lắk phát triển xứng tầm vị thế trung tâm vùng Tây Nguyên. 

Bài liên quan
2.800 học sinh Đắk Lắk thi “Giai điệu tuổi hồng” mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
VOVLIVE - Chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk, trong 3 ngày, từ ngày 13 -15/11, tại Đắk Lắk diễn ra Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” lần thứ 16 năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét sáp nhập đơn vị hành chính ở 12 tỉnh thành
VOVLIVE - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
  • Việt Nam - Peru ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương
    Trong chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 14/11/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Peru.
  • Hà Nội dự kiến chi 10.000 tỉ đồng/năm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức
    VOVLIVE - UBND thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
  • Việt Nam - Ấn Độ coi trọng việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương
    VOVLIVE - "Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung về triết lý phát triển, tầm nhìn và định hướng chính sách cũng như chiến lược hành động để phát triển đất nước, nhất là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là nền tảng để hai nước củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước".
Mới nhất