Đại biểu Quốc hội đánh giá Kỳ họp thứ 8 có khối lượng công việc "lịch sử"

Lê Hoàng/VOV.VN | 22/10/2024, 06:00

Khẳng định Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV là một kỳ họp "lịch sử", với 28 luật được xem xét, trong đó,15 Luật xem xét thông qua và cho ý kiến 13 luật, đồng thời thảo cho ý kiến các vấn đề về kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Với 29,5 ngày họp, bao gồm 4 ngày làm việc vào thứ Bảy, Kỳ họp thứ 8 thể hiện sự quyết tâm của các ĐBQH và trách nhiệm của các cơ quan chuẩn bị trình và cơ quan thẩm định. 

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, kỳ họp này, Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao, xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội và một số vấn đề quan trọng khác.

Đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) cho biết, Kỳ họp thứ 8 có khối lượng công việc rất lớn, thông qua rất nhiều luật, nghị quyết và đều là những vấn đề trọng đại cần tháo gỡ để phát triển đất nước. 

Trong kỳ họp này, các ủy ban của Quốc hội cũng dự kiến có những cuộc họp riêng vào các buổi tối để tiếp thu các ý kiến, tiếp tục điều chỉnh, đưa ra được các nội dung, ý kiến về các vấn đề còn quan điểm khác nhau để thảo luận trên hội trường. 

"Với sự chuẩn bị của các cơ quan trình hết sức khẩn trương, đầy đủ, đảm bảo thời gian theo quy định, cơ quan thẩm định hết sức trách nhiệm, tôi tin rằng, tại kỳ họp này, chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết sẽ được nâng lên, hoàn thành chương trình, nội dung đã đề ra", đại biểu Trương Xuân Cừ nói.

Cùng đưa ra nhận định này, ĐBQH Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho rằng, Kỳ họp thứ 8 là kỳ họp dài, với những nội dung cử tri rất quan tâm và mong mỏi về những quyết sách lớn.

"Cá nhân tôi thấy rằng, nếu Quốc hội tập trung và thông qua được 15 Luật sẽ tháo gỡ được nhiều vấn đề. Tuy nhiên, chúng ta không thể "dục tốc bất đạt" mà cần theo tinh thần Kết luận 19 của Bộ Chính trị về công tác lập pháp", đại biểu đoàn Bình Dương nói.

Mặc dù khối lượng công việc là "khổng lồ" nhưng các đại biểu cho rằng, những dự án luật đưa ra xem xét, bàn thảo cho ý kiến đều là những luật rất cấp bách, nếu không sửa không tháo gỡ được.

Đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng) cho rằng, để hoàn thiện khung pháp luật, những dự án luật phải phản ánh đời sống thực tại, vướng mắc của cơ sở trong quá trình phát triển. Việc xây dựng luật theo thẩm quyền của Quốc hội, còn các vấn đề chi tiết, cụ thể hóa do Chính phủ thực hiện. Đặc biệt, cơ sở cũng phải năng động, phát triển, dám nghĩ dám làm. Bức tranh tăng trưởng bền vững, an sinh xã hội tốt đều phải xuất phát từ cơ sở.

"Hiện nay, tôi quan tâm và lo ngại về việc chồng chéo quy hoạch, nếu có vấn đề, khi phải sửa lại quy hoạch sẽ rất phức tạp. Để đất nước tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững cần chú ý tới vấn đề này. Cần có các giải pháp khắc phục những chồng lấn quy hoạch; cần hoàn thiện quy hoạch", ông Nguyễn Tạo nói. 

Kỳ họp này có rất nhiều kỳ vọng và các cử tri cũng mong đợi những quyết sách quan trọng. Các đại biểu tin tưởng, bằng trí tuệ của Quốc hội và các dự án tương đối hoàn thiện, kỳ họp sẽ đạt được kết quả tốt.

Bài liên quan
Quốc hội bầu ông Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước
Quốc hội khoá XV bầu ông Lương Cường giữ chức vụ Chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2021-2026.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất