Công viên Tuổi trẻ Thủ đô vẫn nhếch nhác, hoang tàn sau khi dỡ rào chắn
Chung Thủy-Sỹ Thành/VOV.VN|26/05/2025, 11:13
VOVLIVE - Sau khi tháo dỡ hơn 600m hàng rào sắt và lát lại đá phần vỉa hè bao quanh, diện mạo Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã tạo thuận lợi cho người dân đến thư giãn, rèn luyện sức khỏe nhưng các hạng mục bên trong công viên vẫn nhếch nhác, xuống cấp.
Công viên Tuổi trẻ Thủ đô rộng 26,4ha, xây dựng từ năm 2002 với kỳ vọng mang đến không gian xanh phục vụ nhân dân nội đô. Thế nhưng, việc chậm trễ trong cải tạo, đầu tư, khiến công viên bị “bỏ hoang” suốt nhiều năm qua, rất lãng phí.
Chủ trương hạ dỡ rào công viên Tuổi trẻ Thủ đô hồi tháng 12/2024 được nhiều người dân đánh giá là tích cực, tạo không gian mở hiện đại, thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, thực tế, sau khi hạ dỡ hàng rào, mới chỉ thay đổi được phần nào khuôn viên bên ngoài, không gian bên trong công viên vẫn trong tình trạng hoang tàn.
Sau cơn bão Yagi năm 2024, hiện vẫn còn rất nhiều gốc cây đổ mục nát chất đống, chưa được dọn dẹp và chuyển đi.
Rác thải, thân cây khô chất ngập trong công viên; Nhà vệ sinh xuống cấp, luôn trong tình trạng khóa cửa.
Đáng nói, sau khi công viên hạ rào, nhiều hộ kinh doanh đã tận dụng mặt bằng của bãi đất trống trong và ngoài cổng công viên để kinh doanh đồ ăn và bán trà đá. Ngay từ phía cổng vào, hàng quán bày bán tràn lan, lộ rõ khung cảnh nhếch nhác.
Trong khuôn viên của công viên, hàng chục hàng quán tự phát mọc lên phục vụ người dân vào tham quan công viên và người dân đến tập tập thể dục hàng ngày.
Bàn ghế, “đồ nghề” của một hộ kinh doanh được tập kết bừa bãi, vừa mất vệ sinh, vừa khiến không gian công viên trở nên xấu xí, mất mỹ quan.
Lực lượng chức năng thường xuyên có mặt để kiểm tra, giải tán hàng quán và ngăn chặn việc đá gà nhưng thực trạng này vẫn tồn tại, bởi sau khi lực lượng chức năng rút đi thì các hàng quán lại tiếp tục hoạt động.
Bà Dương Thị Hồi (Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Ngày nào tôi cũng đi dạo trong công viên này. Như nhiều người dân khác, tôi mong công viên được cải tạo càng sớm càng tốt để bà con đi tập thể dục, trẻ em được đến vui chơi trong một không gian sạch đẹp. Để bỏ hoang lâu ngày thực sự rất lãng phí”.
Một công trình nhà hàng được xây dựng kiên cố lấn chiếm cảnh quan trên mặt hồ Thanh Nhàn đã ngừng hoạt động từ lâu, nay trở thành nơi chứa bàn ghế, đồ bán hàng và thậm chí là nơi nghỉ ngơi tạm của một hộ kinh doanh.
Việc chậm trễ trong đầu tư, cải tạo công viên khiến người dân sống quanh khu vực bức xúc. Ông Đặng Đình Tĩnh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Một công viên rất rộng và rất đẹp với nhiều cây xanh như thế này, nếu không được cải tạo và đầu tư sớm thì thật đáng tiếc. Không gian xanh thì hiếm mà công viên lại bị bỏ hoang nhiều năm. Rất mong cơ quan chức năng sớm thực hiện dự án đầu tư, cải tạo để người dân sống quanh khu vực được hưởng lợi từ các công viên”.
Theo quy hoạch hơn 20 năm trước đây của TP. Hà Nội, Công viên Tuổi trẻ Thủ đô được đầu tư trên 280 tỷ đồng, với tổng diện tích hơn 26 ha. Nhưng trái ngược với kỳ vọng sẽ trở thành lá phổi xanh, phục vụ các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, vui chơi, thể dục thể thao... thì giờ đây việc đầu tư, cải tạo vẫn diễn ra hết sức chậm trễ, ngày “về đích” và trở thành một không gian xanh theo đúng nghĩa vẫn còn rất xa vời.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Hồi 07h ngày 22/7, tâm bão ở khoảng 20,2°N; 106,7°E (ven bờ Hải Phòng–Ninh Bình). Sức gió mạnh nhất cấp 9 (75–88km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 15km/h.
Sáng 22/7, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore Chan Chun Sing.
Cơ bản khắc phục cấp điện trở lại cho toàn bộ khách hàng bị ảnh hưởng bởi giông lốc bất ngờ xảy đến tại nhiều địa phương chiều 19/7, các đơn vị Điện lực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã và đang tập trung các phương án phòng chống thiên tai trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha).
Để ứng phó với diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), TP.HCM đã yêu cầu tạm dừng khai thác hai tuyến tàu cao tốc từ đất liền ra Đặc khu Côn Đảo. Lịch trình sẽ tạm ngưng đến hết ngày 25/7 để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách và phương tiện.
Sáng nay (22/7), dự báo là ngày đầu tiên Hà Nội đón bão số 3, nhịp sống Hà Nội vẫn diễn ra bình yên. Người dân linh hoạt thích ứng, theo dõi thông tin thời tiết, chủ động sắp xếp sinh hoạt và công việc
Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bão số 3, chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra với tinh thần khẩn trương nhất, quyết liệt nhất nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha), nhà chức trách đã tạm dừng hoạt động tại sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) và Cát Bi (Hải Phòng) đến 12h trưa nay (22/7). Vietnam Airlines thông báo điều chỉnh một số chuyến bay trong ngày để bảo đảm an toàn cho hành khách và phi hành đoàn.
Sáng nay (22/7), bão số 3 đã tiến sát bờ, gây gió giật mạnh cấp 12 tại nhiều khu vực ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ như Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cửa Ông, Bãi Cháy… Dự báo trong 12-24 giờ tới, bão tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng biển và đất liền với nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Giữa đêm bão, mưa ràn rạt quất vào mặt, những bước chân của các chiến sĩ biên phòng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hải Thịnh (Ninh Bình) vẫn đều đặn in dấu trên con đường tuần tra ven biển.
Để đảm bảo an toàn trong bão Wipha, Cục Hàng không quyết định tạm dừng khai thác sân bay Vân Đồn và Cát Bi, các hãng hàng không tiếp tục điều chỉnh kế hoạch bay.