Cây thuốc quý có nhiều ở Việt Nam nhưng ít người sử dụng

25/05/2024, 10:30

Lá trầu không được coi là một loại thảo dược quý trong y học dân gian với nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ngày nay lại ít người sử dụng.

Từ xa xưa, lá trầu không đã được biết đến như một loại thảo dược quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ là một phần văn hóa truyền thống, lá trầu không còn được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian để điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số tác dụng mà bạn có lẽ sẽ không ngờ tới của lá trầu không.

Giảm táo bón, cải thiện tiêu hóa

Lá trầu không được coi là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào giúp cân bằng mức độ pH trong cơ thể và giảm các vấn đề liên quan đến dạ dày và đặc biệt có lợi trong trường hợp táo bón. Để giảm bớt các vấn đề về dạ dày, hãy nghiền nát lá trầu và ngâm chúng qua đêm trong nước. Sau khi thức dậy vào buổi sáng, lọc lấy nước và uống khi bụng đói.

Lá trầu không còn cực hiệu quả trong chống đầy hơi, giúp bảo vệ và hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh. Loại thảo dược này cũng giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích tuần hoàn và kích thích ruột hấp thụ các vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng.

Có lợi cho hệ hô hấp

Lá trầu không trong dân gian thường được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phế quản và hen suyễn. Các hợp chất được tìm thấy trong loại lá này có khả năng giúp giảm tắc nghẽn và cải thiện hô hấp tương đối hiệu quả.

Bạn có thể đun sôi vài lá trầu cùng bạch đậu khấu, đinh hương và quế với nước. Khi hỗn hợp cô đặc lại còn bằng 1/2 lượng nước ban đầu thì để nguội, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng nghẹt mũi cũng như các vấn đề về hô hấp khác.

Giảm căng thẳng, ngăn ngừa trầm cảm

Nhai lá trầu không được chứng minh là có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Đồng thời các hợp chất phenolic có trong loại lá này sẽ giải phóng hợp chất hữu cơ catecholamine ra khỏi cơ thể, giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc và nâng cao tâm trạng. Vì vậy, nhai lá trầu không cũng là cách đơn giản hỗ trợ quá trình đánh bại chứng trầm cảm.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu đã tiết lộ rằng bột lá trầu không có khả năng làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến ở những bệnh nhân tiểu đường loại 2 mới được chẩn đoán. Loại thảo dược này cũng chứa một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại stress oxy hóa và giảm viêm do đường huyết không được kiểm soát và hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Giảm đau khớp

Một loạt các hợp chất chống viêm đã được tìm thấy trong lá trầu không, có tác dụng làm giảm đáng kể sự khó chịu và đau nhức ở khớp. Đây là triệu chứng nổi bật của nhiều bệnh suy nhược mãn tính như viêm khớp dạng thấp, loãng xương,…Bạn có thể làm ấm một bó lá trầu không tươi và buộc chúng chặt quanh phần xương và khớp bị ảnh hưởng để làm giảm mức độ đau, viêm ở vùng đó và làm giảm các triệu chứng viêm khớp.

Duy trì sức khỏe răng miệng

Nhai một lượng nhỏ lá trầu không sau bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe răng miệng bởi loại thảo dược này có đặc tính kháng khuẩn giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, giảm hôi miệng, đau răng, đau nướu, vàng răng, mảng bám và sâu răng tương đối hiệu quả. 

Bài liên quan
Giới thiệu nhà máy sản xuất Yến Sào Thiên Triều của công ty Sức Khỏe Vàng
VOVLIVE - Với hệ giá trị cốt lõi “Trung thực - Uy tín - Chất lượng”, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Sức Khỏe Vàng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất, phân phối và xuất khẩu các sản phẩm chất lượng cao trong lĩnh vực yến sào tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Viêm thanh quản ở trẻ em trong mùa lạnh: Nhận diện, điều trị và phòng bệnh
Thanh quản là bộ phận tạo ra âm thanh khi nói, vì thế khi viêm thanh quản sẽ dẫn đến khàn tiếng, ho, khó thở và các triệu chứng khác, đặc biệt vào mùa đông khi thời tiết lạnh và độ ẩm cao.
Mới nhất