Dự án xây dựng một số đoạnđường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 gồm 11 dựán thành phần, tổng chiều dài 652,86 km đi qua 13 tỉnh.
Trong đó, chiều dài qua tỉnhNam Định là 5,1 km; Ninh Bình: 24,45 km; Thanh Hóa: 98,82 km; Nghệ An: 87,93km; Hà Tĩnh: 4,84 km; Quảng Trị: 37,3 km; Thừa Thiên Huế: 61 km; Khánh Hòa:54,10 km; Ninh Thuận: 61,50 km; Bình Thuận: 160,47 km; Đồng Nai: 51,33 km; TiềnGiang: 4,93 km và Vĩnh Long: 1,08 km.
Hàng loạt các biện pháp mạnhtay như cắt, điều chuyển khối lượng các gói thầu bị chậm tiến độ của dự án caotốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020 đã được Bộ GTVT rốt ráo triển khai nhằm đưa mộtsố dự án về đích theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Báo cáo của Cục Quản lýXây dựng và Chất lượng công trình giao thông, các dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn1 đang triển khai đã có chuyển biến hơn. Cụ thể, đã hoàn thành công tác bồi thườngđạt 100%; bàn giao 651,4/652,8km (đạt 99,8%), còn lại khoảng 1,4km cần giảiphóng mặt bằng tại 3 dự án.
Theo ông Bùi Quang Thái,Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT): “Tổngkhối lượng xây lắp đến nay đạt khoảng 39,2% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 1,03%so với kế hoạch. Đối với 4 dự án cao tốc Bắc-Nam yêu cầu hoàn thành năm nay, sảnlượng trung bình đạt 57,6% giá trị hợp đồng, chậm 2,7% so với kế hoạch”.
Cụ thể, đoạn Mai Sơn-Quốclộ 45 sản lượng đạt 62,3%, đáp ứng tiến độ yêu cầu. Bộ Giao thông Vận tải yêu cầuBan Quản lý dự án Thăng Long tiếp tục chỉ đạo nhà thầu thi công bám sát kế hoạchđã chấp thuận.
Đoạn Cam Lộ-La Sơn sản lượngđạt 86%, chậm khoảng 1,3% so với kế hoạch (gồm 7/10 gói thầu chậm) chủ yếu donhà thầu thi công chậm và thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến thi công bê tông nhựa.
Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban Quảnlý dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện cắt chuyển 1,49km (0,56km thuộc gói thầuXL03 và 0,93km thuộc gói thầu XL5) và một số đường đầu cầu, đường dẫn hầm chuitại các nhà thầu XL3, XL5, XL7 của một số nhà thầu phụ cho nhà thầu chính thicông.
Ngoài ra, Bộ GTVT yêu cầuBan Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Tư vấn giám sát kiểm soát chặt chẽ tiến độcác gói thầu, triển khai thi công đảm bảo tiến độ đã cam kết (6 gói hoàn thànhtrước ngày 30/6; 3 gói hoàn thành trước 30/8; 2 gói hoàn thành trước30/9/2022).
Dự án Vĩnh Hảo-Phan Thiếtsản lượng đạt 38,4%, chậm khoảng 1,9% so với kế hoạch cam kết (tương đương vớigiá trị 113 tỷ đồng, và 8 ngày thi công), do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp,mới được giải quyết dứt điểm ngày 20/5 vừa qua, ảnh hưởng mùa mưa đến sớm, nhàthầu chưa quyết liệt tập trung thi công bù lại tiến độ.
Dự án Phan Thiết-Dầu Giâysản lượng chậm khoảng 0,9% so với kế hoạch (hiện khối lượng tiến độ đạt 45%) chủyếu do ảnh hưởng của mùa mưa đến sớm, khối lượng chậm tiến độ là không nhiều. BộGTVT yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long quyết liệt chỉ đạo nhà thầu tăng cườngcác mũi thi công và tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh các hạng mục nền đường,móng mặt đương, bêtông nhựa...để hoàn thành dự án đúng kế hoạch vào năm 2022.
Về 4 dự án hoàn thành năm2023 (Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, Nha Trang-Cam Lâm, cầu Mỹ Thuận2) sản lượng trung bình đạt 36,5% giá trị hợp đồng, đáp ứng kế hoạch yêu cầu.
Sau nhiều nỗ lực giải quyết khó khăn, nguồn vốn tín dụng, công tác giải phóng mặt bằng và nguyên vật liệu đất đắp đã được “khơi thông”
Đối với 2 dự án hoànthành năm 2024, đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt sản lượng đạt 5,2%, chậm khoảng 1,1% sovới kế hoạch điều chỉnh do các nhà thầu huy động nhân sự, máy móc, thiết bịchưa đúng theo cam kết (đến ngày 20/5 các nhà thầu mới triển khai 79/117 mũithi công); đoạn Câm Lâm-Vĩnh Hảo đạt 12,55% đáp ứng tiến độ yêu cầu.
Bộ GTVT đã yêu cầu Ban Quảnlý dự án 6 giám sát chặt chẽ và yêu cầu nhà đầu tư chỉ đạo nhà thầu thi công khẩntrương khắc phục, tập trung thi công, làm tăng ca để bù lại tiến độ chậm, có giảipháp để xử lý các nhà thầu thi công chậm tiến độ.
Sau nhiều nỗ lực giải quyếtkhó khăn, nguồn vốn tín dụng, công tác giải phóng mặt bằng và nguyên vật liệu đấtđắp đã được “khơi thông”. Tiến độ của các dự án PPP cao tốc Bắc-Nam cũng đangđược các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công.
Riêng cao tốc Bắc Nam đoạnCam Lâm – Vĩnh Hảo, nhà thầu quyết tâm đưa dự án vượt tiến độ 2 tháng như cam kếtvới Thủ tướng chính phủ.
Thời tiết thất thường vàbão giá vật liệu đang đặt ra thách thức lớn đối với tiến độ các dự án thành phầncao tốc Bắc - Nam đang triển khai…
Những ngày giữa tháng6/2022, những gói thầu đầu tiên thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - LaSơn bước vào giai đoạn nước rút khi thời gian cán đích theo kế hoạch chỉ còn đượctính bằng ngày.
“Tranh thủ thời tiết thuậnlợi, tất cả đang dồn lực ngày đêm với tinh thần không có đường lùi để đưa 6/11gói thầu về đích trong tháng này”, ông Lê Sáu, Phó Giám đốc Ban QLDA đường HồChí Minh nói, song, cũng không tránh khỏi âu lo bởi theo dự báo thời tiết, bangày tới trời sẽ đổ mưa liên tục, tiến độ dự án khó tránh khỏi ảnh hưởng.
Thời tiết thất thường và bão giá vật liệu đang đặt ra thách thức lớn đối với tiến độ các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đang triển khai (Ảnh Thanh Niên)
“Chưa năm nào thời tiếtthất thường như năm nay. Trời đổ mưa sau chuỗi ngày nắng dài, nhà thầu chỉ cầnnghỉ một buổi, ngày nào mưa kéo dài 2 - 3 ngày thì hàng nghìn máy móc, côngnhân phải nghỉ 3 - 4 ngày chờ công địa khô ráo. Gói thầu nào đã thi công đếnmóng mặt thì đỡ sợ hơn, chỉ cần ngắt mưa là ra triển khai tiếp.
Phức tạp nhất là các góithầu đang thi công đắp đất, trong đó, khối lượng đất cần đắp tại gói 6 là gần200.000 m3”, ông Sáu nói và cho biết, việc theo dõi thời tiết hiện được tính từngngày để việc thi công có thể tận dụng tối đa thời tiết tốt.
Theo báo cáo, sản lượngthi công dự án thành phần Cam Lộ - La Sơn đến nay đạt khoảng 87,6% giá trị hợpđồng, vẫn chậm 1,53% so với kế hoạch. Một trong những nguyên nhân lớn làm chậmtiến độ dự án được nhận định do chỉ trong hơn 1 tháng qua, địa bàn tỉnh QuảngTrị và Thừa Thiên - Huế có tới 22 ngày mưa.
Dự án thành phần Mai Sơn- QL45 được đánh giá đạt tiến độ thi công tốt nhất trong 4 dự án cán đích trongnăm 2022 với 3/5 gói thầu đang vượt kế hoạch đã đăng ký từ 0,4% đến 1,9% giá trịhợp đồng, 2/5 gói thầu (gói XL.11 và XL.13) cơ bản đáp ứng kế hoạch đề ra.
Với thời gian mưa kéo dàitừ 29 - 30 ngày trong khoảng 2 tháng qua (từ tháng 4/2022 đến nay), hai dự ánthành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây cũng chưa đạt được tiếnđộ như mong muốn.
Trong đó, sản lượng thicông dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết hiện đạt khoảng 40,85% giá trị hợp đồng, chậm1,93 % so với tiến độ cam kết.
Sản lượng thực hiện tại dựán Phan Thiết - Dầu Giây hiện đạt 46,7% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 3,8% so vớikế hoạch.
“Mặc dù vậy, Bộ GTVT vẫnđang chỉ đạo các Ban QLDA rốt ráo đốc thúc các nhà thầu tổ chức tăng ca, kípthi công bảo đảm hoàn thành theo đúng thời gian cam kết với Chính phủ và BộGTVT”, đại diện Bộ GTVT thông tin.
Hiện nay nhiều nhà thầukhông có nổi vẻ lo lắng khi công trường đang bước vào giai đoạn hoàn thiện thì“trời nổi mưa, vật liệu nổi bão giá”.
Nếu như giá bỏ thầu của mỗim3 đá base thời điểm bỏ thầu là 101.000 đồng thì đến nay đã tăng lên 150.000 đồng,có nơi còn báo giá hơn.
Với vật liệu nhựa đường(C19), thời điểm thầu, giá của mỗi mét vuông là 229.000 đồng, hiện đã tăng lênhơn 300.000 đồng.
Mới đây, thi công thảm nhựarỗng, chỉ trong khoảng 2 tuần, giá của mỗi kilomet tăng lên khoảng 900 triệu đồng.
Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh khiến hàng loạt nhà thầu dự án hạ tầng có thể rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí nhiều dự án đầu tư công đã phải tính toán lại tổng mức đầu tư.
Đảm nhận thi công đoạn từKm409+500 - Km419+600 dự án thành phần Nghi Sơn - Diễn Châu với giá trị hợp đồnglà 890 tỷ đồng thời điểm trúng thầu. Hiện, đơn giá thi công thực tế đã phátsinh 20 - 30%, trong khi tỷ lệ bù giá nhà thầu được hưởng chỉ là 3%. Ông Cương,cán bộ Ban điều hành thuộc nhà thầu Vinaconex nhẩm tính khi nói đến câu chuyệngiá vật liệu. “Giá nhiên vật liệu tăng phi mã thế này thì gay go lắm”, đại diệnnhà thầu than thở.
Dẫn chứng cụ thể, ôngCương cho biết, nếu giá đất đắp thời điểm bỏ thầu dự án là 44.000 đồng/m3, giờđã tăng lên là 60.000 đồng tại các mỏ mới được cấp phép từ tháng 3/2022.
Thậm chí, trước đó thờiđiểm các mỏ gần chưa được cấp phép, nhà thầu phải lấy đất ở những mỏ cách côngtrình khoảng 30 - 40km có những lúc lên gần 120.000 đồng/m3 (mỏ Thái Hòa cách25km, mỏ Hoàng Mai cách 30 km).
Hay như giá cát, thời điểmbỏ khoảng 87.000 đồng/m3, song, giá thực tế mua thấp nhất là 120.000 đồng và hiệnkhoảng là 180.000 đồng. Đá base năm 2021 được chào 160.000 đồng/m3 giờ tăng lên210.000 đồng.
Thông báo của CụcQLXD&CLCTGT tỏ ra lo lắng khi thời điểm hiện tại, việc thi công một số dựán thành phần vẫn thiếu khoảng 3,2 triệu m3 chưa hoàn thành hồ sơ cấp giấy phépkhai thác.
Cụ thể, đoạn Mai Sơn -QL45 (địa bàn tỉnh Ninh Bình) chưa cấp phép khai thác khoảng 0,4 triệu m3; ĐoạnNha Trang - Cam Lâm (địa bàn tỉnh Khánh Hòa) chưa cấp phép khai thác khoảng 0,8triệu m3; Đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo (địa bàn tỉnh Ninh Thuận) chưa cấp phép khaithác khoảng 2 triệu m3.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnhBình Thuận (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết) còn 1 mỏ đất với trữ lượng 0,11 triệum3 đã được cấp phép ngày 04/4/2022 nhưng chưa được khai thác do Nhà thầu đangthực hiện các thủ tục thuê đất, nộp các khoản thuế, phí và thực hiện bồi thườngnhà cửa, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu trên đất…
Những vướng mắc về nguồn vật liệu đắp nền đường phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam đã cơ bản được tháo gỡ
Theo báo cáo của Bộ GTVT,đến nay, vướng mắc về nguồn vật liệu đắp nền đường phục vụ dự án cao tốc Bắc -Nam đã cơ bản được tháo gỡ. Song, vẫn còn khoảng 2,8 triệu m3 chưa hoàn thành hồsơ cấp giấy phép khai thác, chậm khoảng 1 tháng 10 ngày so với yêu cầu của Thủtướng Chính phủ (hoàn thành trong tháng 4/2022).
Nếu các vướng mắc về vậtliệu đắp không được tháo gỡ kịp thời trong tháng 6/2022 sẽ ảnh hưởng lớn đến tiếnđộ hoàn thành dự án trong năm 2022, do các tháng tiếp theo sẽ là mùa mưa.
Liên quan đến công tácGPMB phục vụ thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020, đến nay vẫncòn vướng khoảng 0,655 km chưa bàn giao mặt bằng và một số công trình hạ tầng kỹthuật chưa di dời tại 2 địa phương là Nghệ An và Khánh Hòa.
Trong đó, đoạn Nghi Sơn -Diễn Châu (địa bàn Nghệ An) vướng 0,1 km; Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt (địa bàn NghệAn) khoảng 0,055 km; Đoạn Nha Trang - Cam Lâm (địa bàn Khánh Hòa) vướng 0,5 km.
Bộ trưởng Bộ GTVT NguyễnVăn Thể khẳng định, 4 dự án gồm Mai Sơn-Quốc lộ 45, Cam Lộ-La Sơn, Vĩnh Hảo-PhanThiết và Phan Thiết-Dầu Giây với tổng chiều dài 361km dứt khoát phải hoàn thànhtrong năm nay.
Để hoàn thành được 4 dựán này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu các ban QLDA cần quyết liệt hơn, cử nhữngnhân lực, cán bộ “thiện chiến” nhất, năng lực giỏi nhất để quản lý, điều hành tạihiện trường.
“Việc cắt chuyển khối lượng,cương quyết với nhà thầu yếu kém nhằm ‘giải cứu’ tiến độ các gói thầu là việc cầnthiết, song, chúng ta phải tuân thủ đúng theo hợp đồng, đúng quy định pháp luật.Các đồng chí chú ý quan tâm thủ tục, kể cả việc giao cho nhà thầu khác thực hiệncũng phải căn cứ theo quy định về năng lực”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo.
Ngoài ra, Bộ trưởng BộGTVT cũng yêu cầu các Ban QLDA làm việc chặt chẽ với Trung tâm khí tượng thủyvăn các địa phương về việc cung cấp dự báo thời tiết trong tháng, diễn biến khuvực có dự án để chủ động đánh giá, xác định thời gian thi công, xây dựng kế hoạchđiều hành sát với thực tiễn.
Người đứng đầu Bộ GTVTcho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, hiện, Bộ Xây dựng đãthành lập các đoàn kiểm tra, khảo sát ban hành hướng dẫn việc thực hiện điều chỉnhhợp đồng, giá hợp đồng do ảnh hưởng biến động giá vật liệu đối với các dự ánđang triển khai.
“Bộ Xây dựng cần đẩynhanh tiến độ kiểm tra và sớm ban hành hướng dẫn điều chỉnh hợp đồng, giá hợp đồng;chỉ đạo các địa phương công bố chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng hàngtháng, bảo đảm có đầy đủ thông báo giá và chỉ số giá các loại vật liệu cho côngtrình giao thông, phản ánh đúng mặt bằng giá thị trường và mức độ biến động giákhu vực xây dựng. Đây là giải pháp của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho cácnhà đầu tư, nhà thầu thi công”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo.
Đối với dự án cao tốc Bắc-Namgiai đoạn 2, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị đặc biệt chú trọng thủ tục chuyểnđổi đất rừng, đánh giá tác động môi trường, bàn giao hồ sơ mặt bằng cho địaphương.
“Bàn giao rồi không phảixong mà phải cử cán bộ theo dõi xem địa phương đã hành động, đo đạc chưa; mỏ đất,mỏ vật liệu và bãi thải không được lặp lại giai đoạn 1. Các điều kiện phải đượcthực hiện đảm bảo hiệu quả cao nhất để đáp ứng mốc thời gian phê duyệt dự ántrước ngày 30/6 theo chỉ đạo của Chính phủ,” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Tại cuộc họp về tiến độcao tốc Bắc –Nam mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định, Chính phủ sẽquyết tâm để thực hiện bằng được mục tiêu Đại hội XIII đã đề ra, không lùi bấtcứ mốc tiến độ nào của dự án cao tốc Bắc-Nam.
“Chúng tôi rất mong Quốchội chia sẻ, tiếp tục ủng hộ để Chính phủ triển khai dự án và hoàn thành mụctiêu”, ông Thành bày tỏ.
Phó Thủ tướng Lê VănThành cho rằng, khối lượng công việc còn rất lớn, yêu cầu Bộ GTVT phải đổi mớicách làm, triển khai nhiệm vụ một cách chặt chẽ, quyết liệt, khẩn trương, có cơchế giám sát hiệu quả tiến độ, chất lượng công trình, kiên quyết không lùi bấtcứ mốc tiến độ nào đã đề ra.
Phó Thủ tướng yêu cầu BộGTVT phải thường xuyên kiểm tra hiện trường, đôn đốc các Ban Quản lý dự án, tưvấn, nhà thầu bám sát tiến độ thi công. Yêu cầu các đơn vị kiểm soát chặt chẽchất lượng, đồng thời làm việc với các địa phương để giải quyết các vướng mắc vềcông tác giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu...
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra tiến độ thi công cao tốc Bắc-Nam phía Đông
Đồng thời, tiến hành giaoban kiểm điểm tiến độ hàng tuần, có biện pháp xử lý ngay trách nhiệm người đứngđầu của các Ban Quản lý dự án có dự án chậm tiến độ.
“Mục tiêu không được phépthay đổi, từ nay tới cuối năm, dứt khoát phải hoàn thành 361km của giai đoạn1”, Phó Thủ tướng nói chỉ đạo.
Phó Thủ tướng Lê VănThành yêu cầu UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận tháo gỡ mọi vướngmắc để các mỏ vật liệu đất đắp còn lại đi vào khai thác, không để ảnh hưởng tớitiến độ các dự án.
“Yêu cầu làm chặt chẽ, tiếtkiệm, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí”, Phó Thủ tướngLê Văn Thành nhấn mạnh/.