Cảnh báo sạt lở, sụt trượt đất trên cao tốc La Sơn - Hòa Liên

Đình Thiệu/VOV-Miền Trung | 22/10/2024, 17:14

Trong các đợt mưa lớn vào tháng 10 và 11 năm ngoái, cao tốc La Sơn - Hòa Liên qua địa phận TP.Đà Nẵng xảy ra nhiều điểm sạt lở. Trong đó có 2 điểm sạt lở nặng, mất an toàn giao thông. Đơn vị quản lý, bảo trì đã tập trung khắc phục tạm. Tuy nhiên, mỗi lần mưa lớn, lượng đất đá tại các điểm sạt lở có nguy cơ tiếp tục sụt trượt.

Điểm sạt lở nặng nhất trên đường Hồ Chí Minh (cao tốc La Sơn - Hòa Liên), thuộc địa phận xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng là tại km 46+300. Trong đợt mưa lớn tháng 10 năm ngoái, một nửa quả đồi trên cao sạt xuống phá vỡ 100 mét tường chắn bê tông taluy dương, đất tràn xuống lấp mặt đường. Công ty cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ Phú Yên, đơn vị trúng thầu quản lý, bảo trì tuyến đường này đã khắc phục bằng cách hốt dọn khối lượng đất sụt trượt.

Đến nay, tường chắn bê tông taluy dương bị vỡ vẫn chưa làm lại. Mỗi lần mưa lớn, lượng đất, đá trên núi cao tiếp tục sạt xuống, mất an toàn giao thông. Ông Bùi Văn Ngọc, Giám đốc Xí nghiệp quản lý đường bộ La Sơn - Hòa Liên thuộc Công ty cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ Phú Yên cho biết, tại các điểm bị sạt lở này có mạch nước ngầm, mỗi lần trời mưa, đất đã no nước nên nguy cơ tiếp tục sụt trượt đất rất cao.

“Trên tuyến đường này có những điểm có nguy cơ sạt lở. Vừa qua, mưa vừa, do độ dốc rất cao, đất đá khi đã no nước rồi thì nguy cơ rất lớn sụt trượt. Đơn vị chuẩn bị phương tiện, máy móc cùng con người tại chỗ trên tuyến đường này, khi có sự cố sụt trượt thì sẵn sàng xử lý kịp thời. Khi có sự cố trên đường hoặc là ùn tắc sẽ phối hợp để xử lý, điều tiết giao thông trên đường”, ông Bùi Văn Ngọc nói.

Cao tốc La Sơn - Hòa Liên hiện có 12 điểm bị sạt lở trong các đợt mưa lũ trong năm 2023 và nguy cơ tiếp tục sụt trượt đất trong mùa mưa năm nay. Thời gian qua, Công ty cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ Phú Yên mới khắc phục tạm các điểm sụt trượt và tiếp tục theo dõi. Khu Quản lý đường bộ III - Cục Đường bộ Việt Nam cũng triển khai đặt các biển báo, bố trí thêm cọc tiêu và căng dây cảnh báo những đoạn có nguy cơ sạt lở, các vị trí đường cong, dốc để hạn chế rủi ro đối với lái xe. Đơn vị quản lý, bảo trì cũng triển khai khơi thông rãnh thoát nước dọc, lòng cống, lòng cầu để đảm bảo thoát nước, hạn chế xói lở nền đường, mố trụ cầu.

Ông Lê Phan Duy, Phó Giám đốc Khu Quản lý Đường bộ III cho hay, trước mùa mưa lũ, đơn vị đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra, yêu cầu các Hạt Quản lý đường bộ, Đơn vị quản lý, bảo trì tập kết máy móc, phương tiện sẵn sàng xử lý và có phương án phân luồng giao thông khi có  xảy ra sự cố sụt trượt đất lấp mặt đường.

“Đoạn cao tốc La Sơn - Hòa Liên năm vừa rồi  xảy ra rất nhiều vị trí sụt trượt, gây hư hỏng cả tường chắn và sạt lở rất lớn. Trước mùa mưa lũ năm nay, đơn vị quản lý, bảo trì đã tập kết máy móc, thiết bị, phương tiện sẵn sàng xử lý khi có sụt đất đá tràn xuống cản trở giao thông. Đoạn tuyến này đang trong giai đoạn bảo hành, Khu Quản lý đường bộ III làm việc với Ban Quản lý dự án đề nghị sớm nghiên cứu, có giải pháp gia cố các vị trí đã bị hư hỏng”, ông Lê Phan Duy cho biết.

Được biết, Bộ Giao thông - Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn và đường Hồ Chí Minh (cao tốc La Sơn - Hòa Liên) từ 2 làn lên 4 làn xe hoàn chỉnh. Dự kiến, khoảng Quý 1/2025 sẽ triển khai nâng cấp mở rộng khớp nối đồng bộ với các đoạn cao tốc Bắc - Nam phía đông đang triển khai.

Bài liên quan
Bão Trami khả năng hướng vào miền Trung, gây mưa lớn diện rộng
Theo chuyên gia, bão Tranmi vượt qua khu vực quần đảo Hoàng Sa khả năng đạt cấp 12, tiếp tục hướng về bờ biển các tỉnh Trung Bộ gây mưa lớn trên khu vực này.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức: Giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng
Phát biểu nhậm chức trước Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tiếp tục giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • Kinh tế Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng trưởng cao trong 2024 và 2025
    Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2024 được đánh giá tiếp tục phục hồi. Xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành điểm sáng nổi bật, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự đoán tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam so với trước đó.
  • Đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư và phát triển điện hạt nhân
    Theo dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân vì mục đích bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
  • Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường
    Chủ tịch nước Lương Cường sinh năm 1957, quê ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. VOV xin trân trọng giới thiệu tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Mới nhất