Nhà gái cân tiền nhà trai mang đến trong đám cưới của người Hà Nhì

Đinh Tài | 02/12/2020, 08:49

VOVLIVE - Trong đám cưới của người Hà Nhì, có rất nhiều tục lệ thú vị được lưu truyền cho đến ngày nay dù có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh.

Người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có tục nhà gái sẽ cân tiền lễ vật nhà trai mang đến trong đám cưới hay trong ngày hôn lễ, cô dâu chú rể không được ăn cá.

charcoal-and-green-photo-centric-father-s-day-facebook-post.png
Lễ cưới của người Hà Nhì có những phong tục lạ lẫm. Ảnh: VOV4, home.asonla.evn.vn

Để lý giải về những tục lệ có phần lạ lẫm này, anh Mạ Lý Phạ ở bản Mé Gióng, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho biết, trước khi tổ chức đám cưới, người Hà Nhì có 3 lần ăn hỏi: 

Người Hà Nhì đi hỏi ba lần, lần thứ nhất là đặt vấn đề ngày tháng, lần thứ hai là đặt cọc tiền, khoảng 2 đến 3 triệu, coi như tiền sữa nuôi con. Tùy vào hoàn cảnh của mình có thể ít hay nhiều hơn số tiền đó. Lần thứ 3 là lần sắp đến ngày cưới, hôm đó đặt cọc thêm 1 triệu tiền công mẹ nuôi”.

Tục đặt cọc tiền trong cả 3 lần ăn hỏi của người Hà Nhì

Theo quan niệm của người Hà Nhì, tiền đặt cọc dù ít, dù nhiều bắt buộc phải có.

Chỗ em thì không có tục thách cưới. Nhưng mà dù ít hay nhiều nhà trai, cũng phải mang đĩa cho nhà gái. Cám ơn bên nhà gái đã nuôi nấng con gái để cho con trai có được người vợ tương lai của mình, điều đó coi như tỏ lòng thành với nhà gái chứ không phải là thách cưới hay cái gì cả.”, Sừng Kho Nhù ở xã Ka Lăng cho hay.

Trong cả ba lần ăn hỏi, bên nhà trai cũng phải mang tiền sang cho nhà gái. Số tiền dù ít dù nhiều cũng phải chia thành ba lần mang đi. Sau khi đã thống nhất thì số tiền ấy không được thay đổi. Dù nhà trai có muốn cho thêm thì nhà gái cũng không nhận.

orange-tennis-sports-photo-collage.png
Ảnh: baotintuc.vn

Những triết lý nhân văn mang tính giáo dục không dừng lại ở việc nhà trai 3 lần ăn hỏi nhà gái mà nó còn thể hiện nhiều nghi thức trong lễ cưới của người Hà Nhì. Giờ lành tới, nhà trai mang sính lễ đến đón dâu, mẹ vợ chờ sẵn trước cửa đợi chàng rể quý của mình:

Mẹ vợ sẽ đứng trước cửa và nói trước mọi người kiểu như “Đây là con rể của nhà tôi, mong gia đình các con sẽ sống với nhau hạnh phúc trọn đời”, giới thiệu xong đoàn rước dâu và chú rể mới được vào nhà”, Sừng Kho Nhù cho biết.

Tục cân tiền trong lễ cưới người Hà Nhì

Sau khi nhà trai đặt sính lễ vào nhà, nhà gái sẽ tổ chức cân tiền nhà trai mang sang. Người Hà Nhì cho rằng đó là nghi thức quan trọng trong mọi lễ cưới nơi đây: 

Cái đó coi như lời cảm ơn, không thể thiếu dù ít hay nhiều. Điều này do đôi bên thỏa thuận, nếu gia đình nào có điều kiện thì họ sẽ được nhiều hơn chẳng hạn.", Sừng Kho Nhù nói

Cân tiền chỉ mang tính chất tượng trưng, người chủ hôn sẽ là người cân tiền, người đó phải là người khỏe mạnh, trong sạch và là người có bằng cấp mới đem lại may mắn cho đôi vợ chồng”, anh Mạ Lý Phạ cho biết

monochromatic-orange-21st-birthday-photo-collage.png
Ảnh: laodong.vn, baotintuc.vn

Trong ngày rước dâu, cảm động nhất là thời khắc anh trai cõng cô dâu ra ngoài cửa đưa người em của mình về nhà chồng. Việc làm này theo người Hà Nhì, thể hiện sự quan tâm của người thân với người em của mình:

Cô dâu mà có thai thì chỉ việc dắt vào tay cô dâu về nhà chồng, nếu chưa có bầu thì cõng về nhà chồng. Việc này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của anh trai hoặc em trai của nhà mình.”

Trong quan niệm tâm linh, người Hà Nhì cho rằng khi đưa cô dâu về nhà chồng, đoàn nhà gái phải đông hơn đoàn nhà trai. Điều đó coi như phúc lộc của đôi vợ chồng trẻ được nhân lên.

green-nature-photo-book-collage-3-.png
Hình ảnh người anh trai cõng em gái về nhà chồng thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình. Ảnh: baotintuc.vn

Những kiêng kỵ trong lễ cưới của người Hà Nhì.

Mong cầu có một cuộc hôn nhân hạnh phúc nên người Hà Nhì rất cẩn trọng trong ngày cưới, họ có nhiều kiêng kỵ khi đưa cô dâu về nhà chồng:

Khi đưa cô dâu về nhà chồng, họ mang theo gói xôi, quả trứng. Trên đường đi, họ sẽ cầu nguyện, mong đi về nhà chồng một cách thuận lợi và may mắn. Cô dâu và chú rể kiêng không được ăn cá .", Sừng Kho Nhù lý giải.

Đón con dâu ở cửa, bà mẹ chồng đon đả, cầm tay cô dâu và chúc phúc bằng những lời ca Hà Nhì, hàm ý sau này hai vợ chồng làm gì cũng thuận lợi, con dâu đi làm nương sẽ không nhiều cỏ, lợn, gà chăm sẽ cho nhiều đàn.

Khi về đến trước cửa nhà cần làm lý một lần nữa, ông chủ hôn bắt 2 con gà sống, buộc chỉ trắng trước cửa, mỗi người kéo một đầu dây, giống như những trở ngại nó đi hết. Cô dâu, chú rể mỗi người cầm một đầu sợi dây.”, anh Mạ Lý Phạ cho biết.

yellow-wine-and-cheese-themed-party-photo-collage(1).png
Ảnh: Laodong.vn

Đám cưới xong xuôi, đôi vợ chồng trẻ sẽ chọn ngày lành lại mặt bố mẹ. Quà mang về cũng giản đơn, một gói xôi, một chai rượu. Nhà gái mang gà tiếp đãi con rể và con gà này phải chính tay chàng rể mới trực tiếp làm thịt.

red-confetti-mardi-gras-themed-party-photo-collage.png
Ảnh: baotintuc.vn

Theo người Hà Nhì, rể cũng như con, giao việc ở đây không phải là gây khó dễ mà muốn uốn nắn dạy gì từ những việc đơn giản nhất để sau này có thể làm trụ cột gia đình. Đó chính là cái lý của người Hà Nhì:

Phụ nữ mới lấy chồng, không được đi dép đâu đi, vẫn phải đi chân đất. Buổi sáng phải dạy sớm nấu cơm cho bố mẹ chồng, phải lấy nước cho bố mẹ chồng rửa mặt. Thời gian đầu không được ăn chung với bát của bố mẹ chồng và anh chồng”., anh Mạ Lý Phạ cho biết thêm.

Dù đám cưới của người Hà Nhì còn nhiều thủ tục nhưng dù sao những thủ tục ấy luôn hướng đến cho một tương lai tốt đẹp cho đôi vợ chồng trẻ. Kèm với đó là những đạo lý giáo dục ơn nghĩa sinh thành vợ chồng tương kính. Đó là truyền thống đáng quý mà cho đến nay người Hà Nhì vẫn gìn giữ và trao truyền cho cháu con./.

Bài liên quan
"Bí ẩn" những bếp lửa "thiêng" trong đời sống người vùng cao
VOVLIVE - Bếp lửa trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số mang giá trị thiêng liêng, được xem như vị thần, gắn liền với tập tục của đồng bào.

(0) Bình luận
Nghe
1x
1.5x
2x
  • vov1
  • VOV GIAO THONG HA NOI
  • VOV GIAO THONG HCM
  • vov2
  • vov3
  • vov4
  • vov5
  • vov6
  • vovtv
  • vtc1
Nổi bật VOVLIVE
Cận cảnh cao tốc Bắc Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo trước ngày thông xe
VOVLIVE - 7h ngày 26/4, cao tốc Bắc Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo qua các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận sẽ thông xe để phục vụ nhu cầu đi lại trong dịp nghỉ lễ.
Mới nhất