Vì sao trang phục người Mông ở Sapa lại màu đen?

Đinh Tài | 26/11/2020, 11:11

VOVLIVE - Người Mông là dân tộc đông dân với nhiều ngành Mông khác nhau. Tuy nhiên, cho dù thuộc ngành Mông nào thì trang phục họ mặc đều có màu đen.

Ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Người Mông là dân tộc đông nhất, chiếm khoảng 53 % dân số toàn thị xã với nhiều ngành Mông như Mông đen, Mông Hoa, Mông trắng. Có một điều đặc biệt là người Mông ở đây dù thuộc ngành Mông nào thì họ đều mặc một bộ trang phục màu đen. Hãy cùng tìm hiểu màu sắc trên trang phục của người Mông ở Sa Pa.

Màu sắc chủ yếu của người Mông ở Sa Pa sử dụng là màu xanh lá và màu tím. Màu sắc được đồng bào sử dụng khá hài hòa, chủ yếu là những màu lạnh để mô tả cuộc sống xung quanh cây cỏ, núi rừng song bên cạnh đó, nó phản ánh về lịch sử cội nguồn của họ. Người Mông trước đây là tộc người giỏi làm lúa nước, sống dọc theo khu vực sông Dương Tử Trung Quốc.

Vì sao màu đen là màu đặc trưng của người Mông Sapa?

Do các cuộc xung đột với người Hán, một bộ phận người Mông đã di cư về phía Nam rồi đến Việt Nam. Những người Mông đầu tiên đến Sa Pa thì tập trung chủ yếu ở dãy Hoàng Liên, số còn lại thì sống tại một khu riêng thuộc vùng Tứ Xuyên. Theo ông Giàng Seo Gà, Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, hiện nay, trang phục người Mông ở Sa Pa rất giống với bộ trang phục của một bộ phận người Mông vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc.

1(2).png
Ảnh: Viettourist.vn, dulichsapalaocai.net

Cũng theo ông Giàng Seo Gà, muốn hiểu về trang phục của người Mông ở Sa Pa thì phải hiểu về phong tục tập quán và truyền thống văn hóa của họ:

Các cụ kể, ngày xưa người Mông đã có những cái biểu tượng, bàn thờ thầy cúng có ba hình tròn. Hình tròn to nhất giữa bàn thờ thầy cúng có nhiều màu gọi lại màu bạ cách, người ta bảo là cái đó là trái đất. Còn hai cái hình tròn cũng có tua rua ở hướng đông người ta cho đó là mặt trời, mặt trăng, về hai cái hình của hai bên đều dán trên cái nền giấy tím than và xuất phát từ đó thì người Mông Sa Pa với quan niệm là màu đen là của mình. Màu đen là màu quý nhất, màu đen là màu quý tộc."

Bộ trang phục người Mông ở Sa Pa cả nam và nữ khá tương đồng. Màu đen là màu chủ đạo, trang phục nam giới gồm có quần áo dài tay, áo khoác ngoài và có một cái mũ. Áo ngoài được thêu rất đẹp ở cổ, mài bằng đá pha sáp ong tạo độ bóng, cấu tạo của quần, người ta may kiểu quần như quần phăng, ống thẳng, áo thì có vạch to và vạch nhỏ. Đặc biệt chiếc áo khoác ngoài được may bằng nhiều mảnh vải với nhau.

Áo của nam giới có cúc cài thường cài về bên phải. Theo bà con, cài về bên phải để cho người sống, còn nếu cài bên trái thì cho người về thế giới bên kia, tức là cho người chết. Theo ông Giàng Seo Gà, điều này có sự liên quan đến trang phục của nữ:

Nữ giới ngày xửa ngày xưa rất lâu rồi thì các cụ kể người Mông ở Sa Pa vẫn mặc váy, nhưng do rừng rú, độ ẩm cao, có nhiều muỗi thì nữ giới cũng chuyển sang mặc quần và quân cộc từ đầu gối, bên trên đầu gối. Áo của nữ giới gần như tứ thân thêu nhiều hoa văn. Ít khi người ta có áo màu đen nhưng áo lao động thường có màu đen là chính, còn diện đi lễ, tết, hội hè để bao giờ người ta mặc áo có hoa văn.

2(2).png
Ảnh: Bonmuatourist.com, leadtravel.com.vn

Trang phục của người Mông ở Sa Pa chủ yếu được may bằng vải lanh và mỗi ngành lại có cách trang trí, tạo hình thêu hoa văn đặc sắc, tinh tế khác nhau. Thế nhưng, màu đen vẫn là màu chủ đạo, là điểm nhấn trong trang phục của họ. Khác với một số ngành Mông sinh sống ở các nơi khác của nước ta.

Quá trình nhuộm vải từ cây chàm

Trang phục của người Mông ở Sa Pa được làm từ cây lanh, tuy nhiên chất liệu tạo ra màu trong trang phục lại là cây chàm. Cây chàm được người Mông ở Sa Pa trồng thành từng khóm xung quanh nhà hoặc ở vùng núi đá. Thời điểm trồng vào tháng 2 âm lịch và thu hoạch vào tháng 7 âm lịch. Chàm cất về được ngâm vào thùng nước, nếu thấy thân, lá rữa hết thì vớt ra.

Trong quá trình ngâm, để nhựa chàm lắng xuống đòi hỏi phải có chất xúc tác là vôi. Chỉ riêng kỹ thuật đốt vôi đã là một nghệ thuật của người Mông mà không mấy dân tộc làm được, từ việc chọn nguồn đá đập, đá đào, lò đốt vôi, pha vôi. Tất cả đều được tiến hành một cách tỉ mỉ và theo những nguyên tắc đã được lưu giữ từ nhiều đời này.

3(1).png
Để có được màu sắc đen đặc trưng, rất cần công đoạn nhuộm vải từ cây chàm. Ảnh: VOV4, Mercitour.com

Đó không chỉ là những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình sản xuất mà còn là những nghi lễ mang nặng tính tâm linh. Phải chọn những nhũ đá hoặc tảng đá vôi xốp lỗ chỗ để có vôi chất lượng cao, phải chọn cành củi cứng để có nhiệt độ cao, còn xếp đá phải xếp những khối đá tảng phía đáy lò trước khi xếp những hòn đá nhỏ lên trên để đảm bảo thông khí cho vôi chín đều hơn.

Phải bỏ hết thân lá bị rữa, chỉ lấy nước trong thùng, sau đó lấy vôi hòa với thùng nước, dùng gáo nước khuấy đều để nhuộm chàm lắng xuống đáy thùng, rồi gạn hết nước bên trên thì sẽ thu được nhựa chàm. Sau khi cô chàm xong, tùy thuộc vào lượng vải dệt nhuộm nhiều hay ít mà sẽ pha tỷ lệ nhựa chàm cho phù hợp. Trước khi cho vải vào nhuộm, phải bỏ các cục nhựa chàm đã được cô vào thùng, sau đó đổ nước vào. Chú ý là phải lấy loại nước sạch và một tỷ lệ vôi hợp lý rồi khuấy đều cho nhựa chàm sống lại”, Bà Giàng Thị Múa ở thôn Lao Chải, xã Lao Chải, một người có nhiều kinh nghiệm trong việc nhuộm chàm cho biết.

Để có được một mẻ chàm tốt, người Mông ở Sa Pa có những kiêng kị nhất định. Theo quan niệm của đồng bào, mỗi người con gái khi đã trưởng thành đều có một thùng chàm riêng, thùng này thuộc quyền sở hữu của người đó, những người khác trong gia đình không được quyền sử dụng hoặc sờ vào khi chưa có sự đồng ý. Do vậy, ngày đầu bỏ chàm vào thùng ngâm, đồng bào kiêng không cho người khác sờ vào, đặc biệt là những người phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.

Sau khi cô chàm xong tùy thuộc vào lượng vải dệt lụa nhiều hay ít mà sẽ pha tỷ lệ nhựa tràn phù hợp, trước khi cho vải vào nhuộm, bỏ các cục nhựa chàm đã được cô vào thùng, sau đó đổ nước vào, chú ý là phải lấy loại nước sạch và một tỷ lệ vôi hợp lý rồi quấy đều cho nhựa chàm sống lại”, Chị Hảng Thị Mỷ ở thôn Cát Cát cho biết.

4.png
Ảnh: Danviet.vn, Viettravelmagazine.com

Để cho vải bền chắc và giữ được màu chàm, người phụ nữ Mông phải dùng hai hòn đá đã được mài thật phẳng và nhẵn, dùng sáp ong đặt lên lòng hòn đá đó rồi miết xuống tấm vải cho sáp ong bưng kín và những khe hở của đường dệt và tạo độ bóng trên bề mặt tấm vải. Lên đến các bản làng Sa pa, sẽ được chứng kiến nghề nhuộm chàm của bà con người Mông nơi đây.

Với người Mông ở Sa Pa, khi nhuộm chàm thì chất liệu vải là lanh, còn vải khác không làm được. Tùy thuộc vào số lượng vải cần nhuộm, người ta lấy nước từ những khe núi trên cao, lọc qua lá đựng tro và ngải cứu cho chảy vào thùng, trộn cao chàm với một ít rượu bóp nhỏ và hòa vào thùng nước, sau đó khuấy thật mạnh dần từ đáy thùng cho đến khi thùng nước mới sủi bọt đầy thì lại đậy lại.

Cứ đều đặn mỗi ngày, lúc sáng sớm tinh mơ và lúc mặt trời xế bóng, thùng chàm lại được mở ra và tiếp tục quấy đều. Chỉ sau mấy ngày thì cả thùng nước chàm đã dậy lên một mùi thơm dễ chịu để biết có phải thùng nước chàm đã sống rồi hay chưa. Chỉ cần múc một lượng nước chàm nhỏ trong thùng soi lên ánh sáng, nếu thấy có độ vàng trong và bọt sủi đều thì là nước chàm đã sống và có thể bắt đầu dùng để nhuộm.

Theo anh Giàng A Sài, cán bộ Trung tâm Văn hóa thị xã Sa Pa, khi đã có một tấm vải lanh ưng ý thì bắt đầu nhuộm.

Đầu tiên lấy chàm về cùng với vôi bột hòa với nhau, trộn đều thành cao còn khi mà nhuộm quần áo là bắt buộc cái thùng chàm không được đục mà phải thật tím. Khi mà ta cho cao chàm vào thùng chàm mới thì phải thêm một tí rượu nữa, trộn đều với cao chàm sau đó đổ vào thùng chàm, lúc đó mới nhuộm”.

5.png
Để có màu đen đặc trưng, cần trải qua nhiều lần nhuộm. Ảnh: Moitruongdulich.vn, bansacviet.tuoitre.vn

Tấm vải muốn đạt đến độ đen thì phải nhuộm nhiều lần. Mỗi lần nhuộm xong phải phơi cho thật khô mới được nhuộm tiết lần hai, lần ba hoặc thậm chí lần 4 lần 5. Phơi vải tuy đơn giản nhưng là khâu quan trọng trong quy trình nhuộm vải. Trong quá trình phơi phải thường xuyên lật vải cho khô đều thì màu mới, đẹp và không bị vết. Thời gian ngâm vải cho lên nước đen bóng phụ thuộc vào thời tiết.

Gặp kỳ nắng ráo, mỗi mảnh vải chỉ cần từ 3 đến 4 ngày là có thể nhuộm xong, nhưng nếu vào trời mưa vài phải khô lâu, khoảng thời gian đó có khi kéo dài tới hàng tháng. Theo ông Giàng Seo Gà, nhuộm chàm phải chọn ngày nắng trước khi nhựa tấm vải và nhúng qua nước lã cho ngấm đều, sau đó mới nhúng vào nước nhuộm chàm.

Nếu tấm vải lanh trắng đã được vẽ hoa văn bằng sáp ong thì cách nhuộm cũng như tấm vải chưa vẽ nhuộm chàm, đến khi đen thì đưa tấm vải này nhúng vào trong chảo nước sôi. Khi đó sáp ong chảy hết xuống chảo lộ ra những đường nét mà sáp ong bám đầy thành màu trắng thành hai màu khác nhau. Chỗ nào có sáp ong thì chỗ đó màu trắng, còn chỗ nào không có sáp ong chàm ngấm, thì chỗ đó màu đen.

Có thể thấy công đoạn nhuộm chàm để thành một bộ trang phục của người Mông ở Sa Pa là khá cầu kỳ trong quá trình nhuộm đòi hỏi sự liên tục, không có gián đoạn. Vì thế mà màu chàm trên tấm bài danh của người Mông tạo ra luôn bền đẹp với thời gian./.

Bài liên quan
Khám phá đồi chè Long Cốc - "Vịnh Hạ Long" vùng Đất Tổ
VOVLIVE - Đồi chè Long Cốc chẳng khác gì một tấm thảm xanh và đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nghe
1x
1.5x
2x
  • vov1
  • VOV GIAO THONG HA NOI
  • VOV GIAO THONG HCM
  • vov2
  • vov3
  • vov4
  • vov5
  • vov6
  • vovtv
  • vtc1
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng: Phát huy tinh thần vì nước, vì dân của các nhà thầu, tư vấn, giám sát
Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.
Mới nhất