Uy quyền thầy cúng người Dao

Đinh Tài | 04/02/2021, 21:25

VOVLIVE - Trong cộng đồng người Dao, những người làm thầy cúng được đánh giá là những người quan trọng nhất cộng đồng, được dân làng kính trọng, có phần e sợ.

Trong đồng bào người Dao, có một nghề được xếp vào hàng quan trọng nhất trong làng của đồng bào nơi này. Tại đây, họ nhận được sự kính trọng lớn từ những người dân trong bản làng.

Những nghi thức, cấp bậc của các thầy cúng trong cộng đồng người Dao

Có thể ông ấy là người sản xuất giỏi, là nghệ nhân dân gian nhưng nhiều khi ông thầy cúng trong cộng đồng người Dao là quan trọng nhất, nếu không làm thầy cúng thì không thể nào làm lãnh đạo được. Bây giờ chúng ta thống kê tất cả các làng người Dao làm lãnh đạo từ Chủ tịch xã, trưởng thôn trở lên thì đều là thầy cúng. Một thời, chúng ta mắc một sai lầm cực đoan, cứ nghĩ thầy cúng, già làng là người lạc hậu. Cả thời kỳ ấu trĩ những năm 80 đã qua rồi.”

Đó là nhận định của tiến sĩ Trần Hữu Sơn, người từng nhiều năm tìm hiểu văn hóa của dân tộc Dao, vùng Tây Bắc.

red-christmas-family-holiday-photo-collage(1).png
Thầy cúng giữ vai trò quan trọng trong đời sống người Dao, Ảnh: VOV4, Vnexxpress.net

Hay theo chia sẻ của thầy cúng Lý Quốc Thắng thuộc ngành Dao áo dài, sống ở thôn Nậm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, nghề làm thầy cúng cũng được nhiều người dân trong làng kính nể có phần e sợ:

Làm thầy mo không hẳn có sự oai phong , mình quá oai thì anh em mọi người nhìn cũng chán. Với các thầy mo, dân bản trong làng cũng có người sợ người không.

Khi chứng kiến một nghi thức cúng của người Dao, rất khâm phục những vị thầy cúng, từ các thầy chính tới các thầy phụ lễ. Họ nhảy múa rất giỏi và khỏe. Họ liên tục thực hiện những vũ điệu mạnh mẽ, dứt khoát dù là trong tư thế đứng hay ngồi, cảm giác như sức lực của họ là vô tận.

Tất cả các anh thanh niên đang tập học cúng thì họ đều biết nhảy. Còn những người thầy cúng thì họ thuộc quá rồi. Trong thực tế, đám ma hay cấp sắc, họ có thể nhảy hàng tiếng đồng hồ.", Ông Phan Phúc Trìu thôn Việt Tân, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cho biết.

blue-illustrated-snowflake-winter-photo-collage(1).png
Ảnh: m.baotuyenquang.com.vn, 

Thầy cúng người Dao có thể được nhận ra rất dễ trong cuộc lễ, họ mặc những chiếc áo dài thêu các hình tam thanh hình rồng, hồng quân lính với sắc đỏ là chủ đạo, đội trên đầu chiếc mũ có hình tượng âm thanh, tay cầm phất trần đó là lối trang phục của các đạo sĩ trong Đạo giáo.

Thầy cúng là một nghề, nghề nào thì cũng có thứ bậc nên nghề thầy cúng cũng không ngoại lệ. Thầy cúng Sành Sinh ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, là cán bộ Hội người cao tuổi của xã giải thích về vị trí thứ bậc của thầy cúng địa phương và cho biết ông là bậc thầy cúng cấp cao như cấp đại học nếu so trong hệ thống giáo dục.

Thầy cúng của dân tộc Dao gồm rất nhiều phân loại, cấp bậc khác nhau, người cao tuổi có thể coi như cấp trung cấp. Trung cấp mình có thể làm nhiệm vụ ở xã còn thầy cúng có thể coi là chức sắc to nhất làng.”

Một thầy cúng người Dao khởi đầu với bậc 3 đèn khi này ông thầy có 36 binh mã, bậc thứ hai là 7 đèn thì ông có 72 binh mã, bậc cao nhất là 12 đèn, ông có 120 binh mã.

Những thầy cúng 12 đèn được cộng đồng trọng vọng vì họ được tin có rất nhiều quyền phép và có những quy định cụ thể trong việc khi nào một thầy cúng được phong cấp khi thầy cúng hội đủ các yếu tố tài đức, thầy sẽ được làm lễ cấp sắc để phong lên cấp cao hơn.

Nhưng với điều kiện vị thầy của ông phải đang ở cấp cao hơn, một vị thầy cúng không thể được phong cấp cao hơn thầy mình.Thêm nữa, người làm lễ cấp sắc cho ông phải là ông thầy ở cấp cao hơn ông.

blue-elegant-border-retail-sales-coffee-photo-collage(1).png
Ảnh: m.baotuyenquang.com.vn, laodongthudo.vn

Theo tín ngưỡng của người Dao, thầy cúng là người có thể sai khiến âm binh làm việc cho mình. Ông thầy nào càng nhiều âm binh thì cũng tương tự như ông tướng có nhiều quân nên thế lực ông càng mạnh. Ông mạnh thì ông sẽ giúp được người khác nhiều việc hơn.

Cái lý là như thế và cũng vì ông thầy cúng có quyền phép sai khiến âm binh cho nên dân làng nhìn ông với cái nhìn vừa kính phục vừa e sợ. Một làng người Dao có thể có nhiều thầy cúng, ví dụ như làng của thầy cúng Lý Quốc Thắng có gần 50 gia đình có tới 5 tới 6 thầy cúng.

Thầy cúng với câu chuyện "Cha truyền con nối"

Như nhận định của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các nhà quản lý am hiểu văn hóa dân tộc Dao. Thầy cúng là người quan trọng bậc nhất trong các bản làng người Dao.

Họ quán xuyến phần tâm linh cho cộng đồng hoặc có thể không biết chữ phổ thông nhưng rất giỏi đọc sách của tổ tiên truyền lại, được viết bằng chữ Nho và dưới cái nhìn huyền bí của các thầy cúng, khả năng đó của họ chứng tỏ họ được ăn lộc, làm thầy.

Có người tiếp thu được nhanh nhưng cũng có người tiếp thu rất chậm. Những người học bao lâu cũng không thuộc được chắc cũng vì cái duyên cái số không làm được thầy mo.”, Thầy Sành Sinh cho biết

modern-christmas-family-photo-collage(1).png
Người Dao khá khắt khe trong việc lựa chọn người làm thầy cúng. Ảnh: Laodongthudo.vn, dantocmiennui.vn

Thầy cúng là một nghề nhưng là nghề đặc biệt, không phải ai cũng làm được, không phải ai cũng được làm. Người Dao khá khắt khe trong việc lựa chọn người làm thầy cúng:

Thầy mo có thể là cha truyền con nối, nhất là cho nhà có con trai. Nếu con trai người thầy mo không chịu học làm thầy thì có thể truyền dạy cho con cháu của anh em trong dòng họ để dòng họ không bị thất truyền.”, Thầy Lý Quốc Thắng cho biết: 

Cũng giống như truyền thống của thầy Lý Quốc Thắng, gia đình thầy cúng Sành Sinh cũng đã chuyển qua mấy đời làm thầy cúng.

Trong đồng bào người Dao, phần lớn là đời ông làm thầy cúng truyền cho con cháu. Cũng có những trường hợp truyền cho người ngoài. Tuy nhiên, số truyền cho người ngoài rất ít.”

Tài sản quý của các thầy cúng người Dao là những bộ sách cúng viết bằng chữ Nôm Dao, trong đó không chỉ là những bài khấn mà cả kiến thức sống, lịch sử tộc người, kinh nghiệm sinh tồn của người Dao sau bao cuộc di cư đi tìm đất sống.

white-and-brown-minimalist-photo-grid-retail-sale-coffee-photo-collage(1).png
Ảnh: baogiatran.vn, m.baotuyenquang.com.vn

Bóc đi cái vỏ huyền bí bao phủ quanh các thầy cúng, họ là những trí thức thực sự của cộng đồng. Họ nắm giữ tri thức của cộng đồng về rất nhiều mặt, từ sản xuất tới văn hóa, tín ngưỡng. Vậy nên không quá lời khi nhận định họ là những người quan trọng bậc nhất trong cộng đồng người Dao:

“Người thầy cúng về chữ Nôm họ rất giỏi, người ta đọc đến đâu thì người ta hiểu chỗ đấy hết. Đồng bào Dao là đồng bào luôn có những người thầy cúng uy tín nhất.”, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tuyên Quang, ông Bàn Xuân Triều tái khẳng định.

Thầy cúng người Dao trải qua bao thời gian, đến giờ họ vẫn đặc biệt quan trọng trong các bản làng người Dao. Và trong các nghi lễ truyền thống, những thầy cúng cũng góp phần làm sinh động thêm đời sống tâm linh của đồng bào người Dao hiện nay./.

Bài liên quan
Nhà gái cân tiền nhà trai mang đến trong đám cưới của người Hà Nhì
VOVLIVE - Trong đám cưới của người Hà Nhì, có rất nhiều tục lệ thú vị được lưu truyền cho đến ngày nay dù có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất