Người La Chí kiêng phụ nữ đặt tên cho con

Đinh Tài | 04/12/2020, 10:44

VOVLIVE - Theo quan niệm của người La Chí, một đứa trẻ sẽ được đặt tên sau 3 buổi sáng từ khi chào đời. Tuy nhiên, vẫn có một số điều kiêng kị quanh việc này.

Dân tộc nào cũng vậy, một đứa trẻ ra đời là chuyện quan trọng của một gia đình. Với người La Chí, việc đặt tên cho đứa trẻ mới sinh rất quan trọng. Tên gọi không chỉ là dấu hiệu phân biệt giữa người này với người khác mà còn thể hiện sự liên kết giữa đứa trẻ với các thành viên trong gia đình, với tổ tiên. 

Vì sao người La Chí rất kiêng việc phụ nữ đặt tên cho con?
Theo quan niệm của người La Chí, tên gọi của đứa trẻ có thích hợp hay không sẽ quyết định đứa trẻ ấy có khỏe mạnh, cuộc sống có tốt đẹp, may mắn hay không. Một đứa trẻ La Chí mới ra đời dù là trai hay gái đều được đặt tên sau 3 buổi sáng kể từ lúc chào đời, lễ đặt tên được tổ chức ngay trước bàn thờ của gia đình.

orange-tennis-sports-photo-collage.jpg
Ảnh: Baodautu.vn, thuvien.datviet.com

Lễ vật trong lễ đặt tên rất đơn giản, chỉ cần một con gà trống, một ít vàng mã. Sau khi thầy cúng khấn, người ta cắt tiết gà, dùng tiết gà bôi vào vàng mã rồi mới đem đốt, thỉnh ông bà tổ tiên về chứng giám, người La Chí tuyệt đối không dùng gà mái làm lễ vật trong các lễ cúng.

Với người La Chí, việc báo cáo tổ tiên thường thịt con gà trống, con gà trống để cảnh báo tất cả những cái tốt, xấu trong cuộc sống hằng ngày. Con gà có tín hiệu rất chuẩn, ví dụ như một ngày nó gáy bao nhiêu lần, giờ nào, phút nào. Người ta theo dõi thường xuyên để nắm được con gà gáy sớm quá hay không, nếu gáy sớm, có thể có chuyện xấu xảy ra, ví dụ như là mất trộm hay có người mất.” Anh Vương Xuân Khiên, công tác tại Phòng Văn hóa huyện Hoàng Su Phì giải thích

Theo quan niệm của người La Chí, việc đặt tên cho đứa trẻ nhất định phải do người đàn ông phụ trách, thường là ông nội. Người La Chí rất kiêng việc phụ nữ đặt tên cho con hay tham gia vào các hoạt động cúng bái trong gia tộc.

Quan niệm này có từ ngày xửa ngày xưa, theo quan niệm của dân tộc La Chí, đàn ông mới được kế thừa, nối tiếp dòng cha, còn là phụ nữ thì không, lúc mất đi con trai phải có trách nhiệm làm cúng. Phụ nữ từ khi về nhà chồng thì cũng không được thắp hương hay tham gia trong mâm cúng.” Anh Vương Xuân Khiên cho biết

white-black-modern-coffee-quote-photo-collage(1).png
Ảnh: VOV4, baomoi.com

Với người La Chí, việc đặt tên cho con cháu cần tránh trùng với các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là những người đã mất, nếu không đứa trẻ sẽ thường xuyên đau, ốm quấy, khóc không may mắn.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Chí Nhân, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện Hoàng Su Phì, trong lễ đặt tên thầy cúng nhẩm tên sẽ đặt cho đứa trẻ và bói xem tổ tiên có chấp nhận tên đó hay không:

Trong quan niệm tâm linh của người La Chí, để nhận biết khi nào tổ tiên đã về hoặc đồng ý hay không cũng giống như việc xin quẻ bói hoặc gieo âm dương của người Việt. Người ta thường dùng củ gừng buộc sợi chỉ, thầy cúng cúng trước mâm lễ vật ấy. Nếu như củ gừng dao động theo một hướng nhất định thì tổ tiên đã nhận, còn nếu củ gừng dao động không đồng đều, nghĩa là tổ tiên chưa về hoặc chưa đồng ý.

Ngày trước, người La Chí có sẵn những tên gọi để đặt cho trẻ con và chỉ cần nghe tên là biết là trai hay gái. Theo truyền thống, con trai La Chí chỉ có 6 tên là A li , A phà , A vả, A ngò, A Phủng, A Giò. Tên cho con gái chỉ gồm A Mia, A Rỉ, A Sa, A Ngỏe, A Chủng, A Sảng. Tên đầy đủ của người La Chí gồm họ của bố, tên đệm và một trong các tên vừa nêu.

green-nature-photo-book-collage.png
Việc dùng củ gừng buộc sợi chỉ sẽ giúp biết tổ tiên đã về hay đã đồng ý hay chưa. Ảnh: Dantocmiennui.vn


Tuy nhiên, ngày nay ít người còn đặt tên con theo nguyên tắc cũ, tên của người La Chí đa dạng hơn. Người La Chí cho rằng mỗi người sống đều có 12 hồn, nếu sau lễ đặt tên đứa trẻ quấy khóc là do hồn về chưa đủ, người ta phải làm lễ gọi hồn và tìm bố mẹ nuôi để đặt tên khác.

Tục lệ gọi hồn của người La Chí

Nếu một đứa trẻ được bố mẹ đưa ra ngoài chơi, khi trở về nhà mà bị ốm hoặc quấy khóc, người La Chí cho rằng hồn vía của đứa trẻ đã bị lạc ở ngoài. Khi đó, gia đình phải mang gà rượu đến nhờ thầy cúng gọi hồn về. Thầy cúng đặt một đĩa gạo trước bàn thờ. Trên đĩa gạo là một quả trứng sống đặt thẳng đứng, bên cạnh làm mũ hoặc khăn của đứa trẻ cần gọi hồn.

Sau khi cúng kêu gọi 12 hồn về, thầy cúng sẽ bốc một nhúm gạo thả lên quả trứng. Thầy sẽ làm như vậy 3 lần nếu số hạt gạo đậu lại trên quả trứng là số chẵn, tức là hồn đã về. Nếu không hạt gạo nào đậu lại trên quả trứng hoặc số hạt gạo là lẻ thì có nghĩa hồn chưa về, phải làm lại đến khi đủ 3 lần mới thôi.

Cái hồn đó lại chính là hạt gạo, khi nào hạt gạo bám vào quả trứng thì hồn đã nhất trí về với con người đó. Người ta cần có một cái áo cúng cho con, cho cháu, chiếc áo đó phải là chiếc áo của người đang mặc. Hạt gạo nào bám trên quả trứng nghĩa là hồn đã về. Khi ấy, bắt đầu nhấc quả trứng ra, lấy hạt gạo đổ vào trong cái áo. Một điều quan trọng nữa cần nhớ đó là phải dùng trứng sống khi làm lễ”.ông Lý Xuân Rỷ giải thích

white-minimalist-coffee-quote-photo-collage.png
Ảnh: Baohagiang.vn

Trong lễ gọi hồn trẻ sơ sinh, người La Chí phải cúng bà mụ, vị thần bảo hộ cho con trẻ:

Ở Hoàng Su Phì chứ không riêng người La Chí, các tộc người khác đều có quan niệm là đứa bé sinh nào có một nhân vật trợ giúp đằng sau, đó bà mụ. Người La Chí cũng làm một số thủ tục cầu xin bà mụ trợ giúp đứa bé vì 2 lý do, thứ nhất là mình làm việc gì đó không tốt với bà mụ thì bảo mụ quở mắng . Thứ hai có thể là tà ma quấy nhiễu trong lúc bà mụ đi vắng, không có thời gian để bảo hộ đứa bé. Khi ấy, bắt buộc phải cầu xin bà mụ đuổi tà ma đi hoặc làm gì đó tạ lỗi với bà mụ để có thể mang lại sự tốt đẹp nhất cho đứa trẻ”. Anh Vương Xuân Khiên cho biết.

Gia chủ phải làm một bàn thờ riêng cho bà mụ ở ngay trong phòng của đứa trẻ mới sinh để mong bà mụ luôn bên cạnh bảo vệ, chở che. Lễ vật dâng lên, bà mụ được đặt trên lá chuối, bên cạnh có một cây chuối to được đào cả gốc. Sau khi làm lễ cúng, gia chủ sẽ nhờ một người đông con cháu trong làng trồng cây chuối cạnh nhà với mong muốn đứa trẻ mau lớn sống khỏe.

Theo quan niệm của người La Chí, lễ vật trong lễ cúng của bà mụ không thể thiếu một cây hoa giấy. Cây hoa này không phải dành cho bà mụ mà dành cho người hầu của bà.

Phong tục tìm bố mẹ nuôi cho con của người La Chí

Nếu làm xong lễ gọi hồn mà đứa trẻ vẫn quấy khóc, người La Chí sẽ tìm bố mẹ nuôi cho con. Cách tìm bố mẹ nuôi của người La Chí khá đơn giản. Bố mẹ đứa trẻ chỉ cần đặt một đoạn tre, đóng hai cái que vào mỗi đầu của đoạn tre trông như một cái cầu, sau đó chọn một đoạn đường vắng cách xa bản, đặt cây cầu dọc theo con đường rồi nấp vào bụi cây bên đường.

aqua-and-yellow-summer-hairstyle-photo-collage.png
Ảnh: baohagiang.vn, bienphong.com.vn

Người đầu tiên đi qua cây cầu sẽ được chọn làm bố mẹ nuôi của đứa trẻ. Theo quan niệm của người La Chí, cây cầu giống như một dấu hiệu để người qua biết được nhu cầu tìm bố mẹ nuôi.

Cái cầu cũng là để báo hiệu cho mọi người đó là hôm nay là nhà này cần tìm bố nuôi. Có nhiều người thấy cây cầu thì người ta không qua bởi họ không muốn nhận thêm con nuôi, còn có những người nhất trí nhận con thì họ sẽ đi qua.” Anh Vương Xuân Khiên lý giải.

Người La Chí cũng quan niệm, nhà nào muốn tìm bố mẹ nuôi cho con thì phải đi từ lúc trời chưa sáng, có như thế mới chọn được bố mẹ nuôi chăm chỉ.

Đi muộn cũng không sao nhưng lúc đó nhiều người đi qua sẽ không tốt. Người chăm chỉ hay đi làm ăn sớm thì mới phù hợp.” Anh Vương Xuân Khiên cho biết thêm.

Sau khi tìm được bố mẹ nuôi cho con mình, bố mẹ đẻ sẽ đến nhà bố mẹ nuôi xin một bát gạo về nấu cháo cho con ăn. Nếu đứa bé ăn xong mà hết khóc hết ốm, bố mẹ đẻ sẽ đem theo một con gà, một chai rượu đến tạ ơn bố mẹ nuôi.

Bố mẹ nuôi sẽ báo cáo với tổ tiên về việc nhận con nuôi xin tổ tiên coi như con cháu ruột thịt phù hộ, bảo vệ cho đứa bé. Tiếp đó, bố mẹ nuôi đặt tên mới và dùng một sợi chỉ đỏ buộc vào cổ đứa trẻ để đánh dấu và chúc phúc.

Sợi chỉ đó có ý nghĩa ma sợ hãi không dám quấy phiền đứa cháu nhỏ, đồng thời quan niệm màu đỏ của chính mình cũng gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Sợi chỉ nếu bị đứt thì mình có thể làm mới được” Anh Vương Xuân Khiên cho biết.

ranch-lifestyle-photo-collage.png
Ảnh: Cema.gov.vn

Ngày nay khi đời sống đã khấm khá hơn, nhiều gia đình đã thay thế sợi chỉ bằng vòng bạc vừa có giá trị, vừa có thể sử dụng lâu dài. Cũng có nhiều trường hợp việc nhận bố mẹ nuôi của người La Chí diễn ra một cách vô tình. Trong khi tổ chức lễ đặt tên, lễ gọi hồn cho con mà có người không phải họ hàng quen biết bước vào nhà, thì người đó sẽ trở thành bố mẹ nuôi của đứa trẻ.

Theo quan niệm của họ, có một thế lực siêu nhiên nào đấy sẽ cử người này đến để mang lại điều tốt lành cho đứa bé này. Thường sẽ xác nhận luôn đấy là bố mẹ và bố mẹ nuôi này thì có quyền đặt tên lại cho đứa bé cũng như là bố mẹ đẻ. Bởi vì họ quan niệm thế này trong quá trình đặt tên là cái người kia đến thì họ sẽ mang đến điều tốt đẹp nhất, cái tên mà được lựa chọn sau cùng sẽ là tên chính thức của đứa bé” Anh Vương Xuân Khiên nói

Hiện nay, trẻ con đau ốm được đưa đến bệnh viện, trạm y tế, tuy nhiên bà con vẫn thực hiện các nghi thức như một cách lưu giữ văn hóa truyền thống. Vào dịp Tết, các gia đình La Chí đều cúng gọi hồn cho trẻ nhỏ, xin bà mụ cho trẻ con sức khỏe và bình an./.

Bài liên quan
"Bí ẩn" những bếp lửa "thiêng" trong đời sống người vùng cao
VOVLIVE - Bếp lửa trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số mang giá trị thiêng liêng, được xem như vị thần, gắn liền với tập tục của đồng bào.

(0) Bình luận
Nghe
1x
1.5x
2x
  • vov1
  • VOV GIAO THONG HA NOI
  • VOV GIAO THONG HCM
  • vov2
  • vov3
  • vov4
  • vov5
  • vov6
  • vovtv
  • vtc1
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất