Văn hóa hẻm Sài Gòn – Những góc nhỏ thân thương 

Mai Ngọc | 17/10/2020, 08:57

Trong hơi thở của một Sài Gòn hiện đại, người Sài Gòn vẫn giữ lại cho mình những con hẻm đặc biệt. Sài Gòn có những con hẻm hình thành từ rất lâu đời, theo lối “đường ngang, ngõ tắt chằng chịt”; có hẻm đông đúc, nhộn nhịp hội tụ cuộc mưu sinh của những con người từ khắp nơi đổ về; và cũng có những con hẻm bình yên…

Chứng kiến bao đổi thay của Sài Gòn, văn hóa hẻm đã làm nên nét độc đáo của một đô thị lớn mà có lẽ ít nơi có được
Chứng kiến bao đổi thay của Sài Gòn, văn hóa hẻm đã làm nên nét độc đáo của một đô thị lớn mà có lẽ ít nơi có được (Ảnh:cgvdt.vn)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

- Ve chaiiiii bán!!!

- Mài dao, mài kéo đây!!!!

Những âm thanh bắt đầu một ngày mới ở những con hẻm của Sài Gòn.Không phải là Hà Nội “ngõ nhỏ, phố nhỏ” mà là hẻm. Những con hẻm dọc ngang như “ma trận” mới chỉ có tuổi đời vài trăm năm nhưng cưu mang hàng triệu con người tứ xứ.

24 năm chạy xe ôm ở Sài Gòn, chưa có con hẻm đặc biệt nào mà anh Đào Ngọc Thành chưa đi qua.

“Có những cái hẻm mà xe Honda qua không lọt, phải đi bộ thôi…

Nó có những cái khu có người Bắc, người Nam, người Hoa…”

Ông Trật năm nay 92 tuổi và đã có 40 năm sống tại con hẻm 471/3 Phan Xích Long, quận Phú Nhuận.

“Tôi ở đây từ lúc hẻm này mấy nhà này chưa có lên lầu…”

Đầu thế kỷ 17, theo chân các Chúa Nguyễn đi mở cõi, lưu dân người Việt đã bắt đầu khai phá vùng đất phương Nam. Có lẽ bởi quá trình quần cư đó mà hình thành nên những con hẻm. Hẻm cũng chứng kiến bao sự đổi thay của Sài Gòn.

Và dường như, ai đã chọn Sài Gòn để mưu sinh, thì những con hẻm đã trở thành một phần với họ.Hẻm nhỏ thôi nhưng tiếp nhận những tấm lòng rộng rãi, phóng khoáng.Người Sài Gòn không ai xa lạ với “hẻm Ông Tiên”– con hẻm nằm cạnh bờ Kênh Nhiêu Lộc, nay đổi thành hẻm 96 Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận.

Con hẻm xưa chỉ rộng chừng hơn 1m vốn là nơi trú ngụ của những mảnh đời nghèo khó.Ông Đỗ Văn Út, cư dân của con hẻm này đã có 20 sửa xe miễn phí cho người nghèo chia sẻ:

“Hẻm này có 9 chục con người lúc nào cũng đồng hành giúp đỡ người nghèo hết. Chẳng hạn người ta nấu cơm chay phát hay phát quà.. Tại hẻm 96 này cũng một năm phát 2 lần phần quà vào rằm tháng 7 và tháng 12 gần tết để những hộ nghèo có cái ăn…”

Lòng tốt cứ thế nhân lên. Sự cố kết cộng đồng đã làm nên phần hồn của những con hẻm.

Khi những con hẻm được mở rộng và bê tông hoá, đa phần người dân sẽ hài lòng về sự tiện ích. Nhưng hơn 80% cư dân Sài Gòn sống trong những con hẻm này - họ sẽ vô cùng tiếc nuối một điều…

“Hẻm Sài Gòn là văn hoá của Sài Gòn….

Người Sài Gòn có tiếc những con hẻm nếu sau này nó được mở rộng không?

Tiếc chứ… Tại sao họ vẫn thích ở những con hẻm chật hẹp? Vì người ta sống lâu năm rồi, thân thiết rồi, nó là kỷ niệm…..”

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

Bài liên quan
Đưa công nghiệp văn hóa thành "đòn bẩy" cho du lịch Ninh Bình
Sáng 9/5, hội thảo "Đưa công nghiệp văn hóa thành đòn bẩy để du lịch Ninh Bình cất cánh" do Báo Tiền Phong và Sở Du lịch Ninh Bình đồng tổ chức tại tỉnh Ninh Bình, tập trung phân tích và đề xuất giải pháp để phát triển công nghiệp văn hóa, nâng tầm du lịch địa phương.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
VOV ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Cơ quan ngân sách Nhà nước LB Nga
VOVLIVE - Ngày 10/5, Đài TNVN (VOV) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Cơ quan ngân sách nhà nước Liên bang Nga về tổ chức, sản xuất và phổ biến các chương trình âm nhạc, văn hóa và giáo dục (Liên bang Nga).
Mới nhất