Vì sao nước sinh hoạt chung cư thỉnh thoảng đen ngòm? 

Chu Đức | 16/10/2020, 19:08

Thời gian gần đây, người dân sinh sống trong các khu chung cư từ bình dân đến cao cấp thỉnh thoảng lại phải chịu cảnh nước sinh hoạt đen ngòm như nước cống. Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?

Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi vớiông Vũ Mạnh Hùng – Phó TGĐ công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nước sinh hoạt của người dân chung cư
Nước sinh hoạt của người dân chung cư

PV: Hiện nay rất nhiều chung cư chịu cảnh nước sinh hoạt đen, bẩn, nhiều cặn. Dưới góc độ chuyên gia nước sạch, ông cho biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?

Ông Vũ Mạnh Hùng: Đối với cấp nước chung cư cao tầng, đơn vị cấp nước phải có trách nhiệm đảm bảo nguồn nước đầu vào đến bể chứa theo tiêu chuẩn 01 của Bộ Y tế. Vấn đề anh hỏi có liên quan tới vấn đề sau bể chứa. Sau bể chứa này còn công tác bơm nước từ bể chứa lên mái, từ mái dẫn theo mạng đường ống nội bộ chung cư đến từng căn hộ.

Chúng ta cần quan tâm hơn đến hệ thống đường ống nội bộ đó. Các công ty cấp nước đều thường xuyên thau rửa định kỳ đường ống đến nguồn bể chứa. Vậy các đường ống nội bộ của nhà cao tầng cũng phải làm như vậy. Các bể chứa cũng phải thau rửa định kỳ 6 tháng-1 năm/lần.

Mạng đường ống nội bộ cũng phải súc xả, đảm bảo lưu thông đến hộ gia đình sạch thì sẽ không xảy ra vấn đề như chúng ta trao đổi.

PV: Thực tế chung cư ở khu vực công ty Nước sạch Hà Đông quản lý thường gặp vấn đề gì với bể chứa?

Ông Vũ Mạnh Hùng: Qua thực tế khu vực Hà Đông, thực ra các bể chứa đó đều là bê tông. Quá trình đi kiểm tra một số bể khu vực chúng tôi quản lý, khi các Ban Quản lý, Ban Quản trị tòa nhà thau rửa bể thì đều mời công ty chúng tôi xuống để phối hợp kiểm tra, xác định lượng nước tiêu hao, hóa chất khử trùng sau rửa bể.

Chúng tôi cũng phát hiện một số bể chất lượng thi công không tốt, một số bể xuất hiện vết nứt, có bể hoàn thiện rất sơ sài, không đảm bảo xây dựng, trát qua loa. Đặc biệt có những bể khi kiểm tra, Trung tâm kiểm soát bệnh tật cũng khuyến cáo xây cổ bể cao, làm nắp chắn côn trùng.

Đó là những cái nhìn thấy, còn khi thau rửa bể có những vị trí đáy bể, cổ bể bị khuất có vết nứt. Đây là nguyên nhân xâm thực bên ngoài ảnh hưởng chất lượng nước.

PV: Nhiều cư dân bị chủ đầu tư áp đặt: đường ống nội bộ đến nhà nào hỏng hóc thì nhà đó phải chịu chi phí sửa chữa. Vậy với mạng đường ống nội bộ, trách nhiệm đảm bảo, sửa chữa thuộc về ai, thưa ông?

Ông Vũ Mạnh Hùng: Các tòa chung cư xây dựng như thế thì các đường ống đi trong hộp kỹ thuật hoặc đi ngầm trong tường thì việc sửa chữa rất phức tạp. Còn trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, súc xả mạng nội bộ đó là của Ban Quản lý, Ban Quản trị tòa nhà.

PV: Cảm ơn ông!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 16/10 tại đây:

Bài liên quan
Nếu có hỏa hoạn ở tòa nhà cao tầng, nên chạy lên hay chạy xuống để thoát hiểm?
Nếu có hỏa hoạn ở tòa nhà cao tầng, nên chạy lên hay chay xuống để có thể thoát hiểm, đó là điều nhiều người băn khoăn chưa hiểu rõ.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất