PCCC khi đun nấu tại các khu dân cư 

Như Ngọc | 09/10/2020, 16:32

Cháy nổ thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, không ít vụ cháy tại các hộ gia đình phát sinh tại khu nấu ăn, bếp trong nhà. Hôm nay, chúng ta sẽ tham khảo một số cách phòng chống cháy nổ trong nhà bếp và khu vực nấu ăn hiệu quả. Nhằm giảm thiếu tối đa thiệt hại về người và tài sản trong gia đình.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trên địa bàn Hà Nội, từng xảy ra một số vụ cháy có liên quan đến các bếp ăn gia đình, gây thiệt hại về người và tài sản. Đơn cử như vào ngày 21/7/2018, tại một quán bia hơi trên đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Đại Kim, Hoàng Mai) đã xảy ra một vụ cháy lớn. Nguyên nhân được xác định là nổ bình gas, vụ việc gây thiệt hại nghiêm trọng về người khi một nhân viên làm việc tại quán bia đã tử vong….

Vụ việc trên chỉ là một trong rất nhiều các vụ cháy nổ liên quan đến khu vực bếp ăn (đặc biệt là đun nấu bằng gas), điều đó cho thấy, rất nhiều nguy cơ cháy nổ khi đun nấu, nếu như chúng ta không có kỹ năng và thiếu hiểu biết.

Theo anh Ngô Đức Anh – đang sinh sống tại phường Yên Hòa (Q. Cầu Giấy, Hà Nội), bếp ăn chính là nơi mà anh lo lắng nhất về nguy cơ cháy nổ trong nhà:"Đa phần cháy nhà dân tôi thấy một là do điện hai là do đun nấu. Khu bếp nóng với lửa thường xuyên thì rất dễ xảy ra cháy. Bây giờ chỉ cần bất cẩn, đun nấu không để ý để cháy thức ăn thì cũng rất dễ cháy lan rồi cháy cả nhà. Thế nên bếp là nơi rất dễ cháy nổ".

Theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn – Phó trưởng Công an Q. Cầu Giấy (Hà Nội), nguyên nhân gây ra các vụ cháy tại các bếp ăn gia đình, hộ kinh doanh trước tiên là do người dân chủ quan, thiếu kiến thức trong công tác phòng cháy chữa cháy, không chú ý trông chừng thức ăn đang đun trên bếp.

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khách quan như: sự cố do bình gas không an toàn, bếp gas không an toàn, rò rỉ gas do van không kín hoặc ống dẫn gas bị thủng…

Đại tá Nguyễn Trường Sơn lưu ý:"Nguyên nhân gây cháy phổ biến nhất là do mọi người không chú ý trông chừng thức ăn đang đun trên bếp. Vì vậy, đừng có rời phòng bếp khi bạn đang nấu món ăn. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy tắt bếp và nhắc nồi, chảo xuống. Phải để những thứ dễ cháy cách xa bếp và phải cẩn thận khi dùng khăn nhắc nồi ra khỏi bếp đang cháy".

Bên cạnh đó, để phòng chống cháy nổ tạibếp ăn, khu đun nấu trong các gia đình, doanh nghiệp, trường học... Cảnh sát PCCC&CNCH cũng khuyến cáo đến chủ các hộ gia đình, doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên các nhà hàng, cửa hàng, trường học… có bếp ăn cần nêu cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC.

Khi mua bình gas, bếp gas, bếp điện, bếp từ và các phụ kiện nên chọn chính hãng, có các thiết bị an toàn. Vị trí đặt bếp phải tránh gió lùa trực tiếp dễ gây tắt lửa khi đang đun nấu.

Lắp đặt thêm đầu báo rò rỉ gas để phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ gas sớm nhất. Không bố trí bàn thờ, bếp than, bếp củi, cầu dao điện… gần với khu vực đặt bếp, bình gas; không để các chất dễ cháy như cồn, xăng dầu, sơn… trong tủ, hộc bếp.

Ngoài ra, nếu không may xảy ra cháy nổ, Đại tá Đại tá Nguyễn Trường Sơn – Phó trưởng Công an Q. Cầu Giấy (Hà Nội) đưa ra những lời khuyên như sau:

"Khi có cháy phải thật bình tĩnh, dù không hề muốn có cháy xảy ra nhưng cũng cần lập kế hoạch đối phó để đề phòng tình huống xảy ra cháy. Cách tốt nhất khi xảy ra cháy trên bếp là đậy ngay nắp nồi hoặc chảo đang nấu để dập lửa trong nồi, chảo. Tuyệt đối không đổ nước vào xoong, nồi đang cháy hay nhấc chúng cho vào bồn rửa chén. Điều này không chỉ làm đám cháy lan sang khu vực bồn rửa mà còn khiến bạn có nguy cơ bị bỏng. Nếu đám cháy bùng phát quá dữ dội thì gọi ngay sang số 114 đễ chúng tôi kịp thời giúp đỡ".

Có thể thấy, hầu hết,những vụ cháy xảy ra tại các khu vực bếp ăn, khu đun nấu đều gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và phải cần một thời gian dài mới khắc phục xong hậu quả.

Vì vậy, để giảm thiểu những thiệt hại do cháy nổ, mỗi người dân, tổ chức, doanh nghiệp, người đứng đầu cần nâng cao ý thức về PCCC để bảo vệ tính mạng, tài sản của mình. Muốn làm được điều đó, cần xác định rõ việc PCCC là trách nhiệm của cả cộng đồng.

Một số thông tin về công tác PCCC tuần qua

# Theo thống kê của Phòng CS PCCC&CNCH CA TP Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thủ đô xảy ra 8 vụ cháy (trong đó có 1 vụ cháy lớn, 3 vụ cháy trung bình, 4 vụ cháy nhỏ). Ngoài ra còn có 8 vụ chập điện trên cột và 10 sự cố.# Sáng 1/10 vừa qua,

Công an Quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tổ chức Lễ phát động “Ngày toàn dân PCCC 4/10/2020”; Sơ kết thí điểm “Khu dân cư an toàn về PCCC” và Hội thị chữa cháy, cứu người, cứu tài sản cho lực lượng dân phòng, Công an phường năm 2020.# Còn tại Q. Hai Bà Trưng, sáng 3/10, Đội PCCC&CNCH Công an Quận đã tổ chức diễn tập phương án tại

Tòa nhà T11 KĐT Times City. Tình huống giả định là đám cháy xuất phát từ một chiếc xe ô tô đỗ tại hầm tòa nhà.

Nhận được tin báo cháy, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an Quận Hai Bà Trưng nhanh chóng điều động lực lượng, phương tiện kịp thời đến phối hợp cùng lực lượng PCCC cơ sở tổ chức chữa cháy và tìm kiếm CNCH, kết thúc thành công buổi diễn tập.

Theo vovgiaothong.vn
Copy Link
Bài liên quan
Giám sát người tắm biển, phòng chống đuối nước dịp lễ 30/4 và 1/5
Những ngày gần đây, tại bãi biển Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định liên tục xảy ra đuối nước nhưng được ứng cứu kịp thời. Dịp lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, lượng người dân, khách du lịch đến tắm biển đông hơn. Lực lượng cứu hộ tại bãi biển Quy Nhơn tăng cường ứng trực, kịp thời phát hiện ứng cứu các trường hợp đuối nước.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Bế mạc Phiên họp 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phát biểu bế mạc Phiên họp 32, chiều 23/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau 4,5 ngày làm việc, UBTVQH đã thảo luận, cho ý kiến với 19 nội dung và cho ý kiến bằng văn bản về 3 báo cáo của Chính phủ.
Mới nhất