Cô Pragya Kashyap đến từ Accra, Ghana và từng là một kỹ sư phần mềm trong phòng nghiên cứu và phát triển của một công ty đa quốc gia ở Ấn Độ. Năm 2015, cô cùng gia đình đã chuyển đến Ghana sinh sống. Cô Kashyap luôn bị thu hút bởi những công việc liên quan đến nông nghiệp.
Tình yêu nông nghiệp từ thuở nhỏ
Theo Kashyap, cô đã từng chờ đợi kỳ nghỉ hè để có thể khám phá các trang trại, quan sát việc thu hoạch các loại rau xanh theo mùa như đậu bắp, đậu Hà Lan…Đó là những hoạt động yêu thích của cô ấy.
“Ông tôi đã rất vui và hài lòng khi chúng tôi thường sử dụng các loại rau quả từ chính trang trại của mình. Điều đó đã thôi thúc tôi tự tay trồng các sản phẩm trong khu vườn của mình”, cô Pragya Kashyap cho biết.
Khi Kashyap chuyển đến Ghana, thật may mắn là cô ấy có đủ không gian trong khuôn viên trường để khám phá sở thích làm vườn. Cô ấy bắt đầu với những loại rau dễ trồng và ngay vụ thu hoạch đầu tiên, cả ông và con trai cô ấy đều rất hài lòng với những sản phẩm thu được. Và đó là lý do Kashyap trồng thực phẩm để có thể lan tỏa đam mê trồng thực phẩm sạch này cho thế hệ sau.
"Truyền lửa" tình yêu nông nghiệp cho cậu con trai
“Con trai tôi tám tuổi thuyết trình ở lớp học về chủ đề “Reduce Reuse Recycle”. Cậu ấy giải thích những cách chúng ta có thể tái chế chất thải nhà bếp và sử dụng chúng trong khu vườn của mình. Một phụ huynh đã lắng nghe cậu ấy và hỏi liệu cậu ấy có thể trồng những cây khỏe mạnh từ rác thải nhà bếp hay không. Con trai tôi tự tin giải thích: “Rác thải nhà bếp cũng được, nhưng cần phải kiểm tra có ốc sên hay không”. Phân hữu cơ sẽ không hữu ích nếu khu vườn có nhiều ốc sên. Chúng sẽ phá hoại khu vườn. Vì vậy, vào buổi sáng và buổi tối, hãy nhặt hết ốc”. Câu trả lời của con tôi khiến tôi và mọi người hết sức ngạc nhiên”, cô Kashyap hào hứng nói.
Theo cô Kashyap, con trai của cô đã hiểu rất rõ khái niệm ủ phân vì trên lớp đã được giáo viên giải thích nhưng kiến thức cơ bản về làm vườn cần thêm cả kinh nghiệm nữa.
Điều duy nhất khiến con trai cô ấy bối rối là tại sao mẹ của mình lại mua phân bò, phân trùn quế để phát triển vườn rau. Cuộc trò chuyện của hai mẹ con về chủ đề làm vườn luôn ngập tràn tiếng cười, nó như là liệu pháp gây cười vậy.
Cô Kashyap khuyên mọi người nên trồng ít nhất hai thứ có thể ăn được trên ban công hoặc sân thượng nếu trong nhà không có đủ không gian. Việc làm đó sẽ dạy chúng ta sự kiên nhẫn cũng như cho chúng ta thấy những nỗ lực của người nông dân trong việc cung cấp thực phẩm cho mọi người.”./.