Nhớ mùa thu Cách Mạng với những ca khúc không thể nào quên

26/08/2020, 09:59

VOVLIVE - Mùa thu ngày hôm nay không còn khói lửa đạm bom của ngày hôm qua, mà lắng đọng suy tư, thanh bình, bâng khuâng và đầy xao xuyến...

Dấu mốc lịch sử quan trọng, Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 đã trở thành những ký ức không thể nào quên trong tâm trí của nhiều người dân Việt Nam. Những khoảnh khắc thiêng liêng ấy cũng đã được nhiều nhạc sĩ lưu lại trong những ca khúc cách mạng nổi tiếng. 

Mười chín tháng Tám- ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Xuân Oanh gắn liền với mốc son lịch sử của dân tộc. Không chỉ ra đời đúng ngày 19/8/1945, ca khúc còn có một hoàn cảnh sáng tác đặc biệt. Nhạc sĩ đã sáng tác bài hát này khi ông hòa cùng dòng người đấu tranh, khi ấy ông vừa đi vừa viết lời hát lên trên những mảnh báo cũ, vỏ bao thuốc lá. Viết được dòng nào, ông hát lên cho mọi người cùng hát theo, và đến chiều cùng ngày thì bài hát được in lại và phổ biến rộng rãi. Đến nay, ca khúc này vẫn được xem là một dấu mốc về ngày khởi nghĩa của dân tộc. Sau này khi nhắc lại về ca khúc bất hủ của mình, cố nhạc sĩ đều cho rằng, Mười chín tháng Tám chính là nhạc phẩm do toàn dân Việt Nam vun đắp thành những cảm xúc, khiến âm nhạc và lời ca từ đâu ào ào xuất hiện trong đầu ông và bật ra một cách kỳ lạ. Mỗi năm đến dịp cả nước tưng bừng kỷ niệm 19/8, ca khúc này lại vang lên khắp nẻo đường của thủ đô.

"Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày/ Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lại/ Mười chín tháng Tám khu quốc dân căm hờn kêu thét/ Tiến lên cùng hô, mau diệt tan hết quân thù chung..."

unnamed-2-.jpg

Trong số các ca khúc được vang lên trong những ngày tháng tám lịch sử ở Hà Nội, hai hành khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là Tiếng gọi sinh viên, và Lên Đàng không chỉ làm lay động những trái tim khán giả lớn tuổi mà ngay cả lớp khán giả trẻ thế hệ 8X, 9X cũng phần nào hình dung được không khí đấu tranh cách mạng của toàn dân tộc. Với giai điệu trầm bổng, lời ca hào hùng, ca khúc Tiếng gọi sinh viên được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết ra trong niềm hứng khởi của cao trào cách mạng. Còn hành khúc Lên đàng
được tác giả viết ra trong những ngày xếp bút nghiên tại Hà Nội lên đường trở về Nam. Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng, kiếm nguồn tươi sáng có phần giai điệu cùng lời ca hừng hực khí thế quyết tâm của lớp trẻ. Lên đàng sau đó đã trở thành ca khúc  chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và xuất hiện nhiều trong các hoạt động tập thể của học sinh, sinh viên. 

MV Lên đàng ( Nguồn: Ban Tuyên giáo Thành Đoàn TPHCM)

Mùa thu cách mạng không chỉ được thể hiện trong những ca khúc đầy hào khí, mùa thu cách mạng còn là nỗi nhớ da diết, khắc khoải như trong ca khúc: Hà Nội mùa thu, một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của cố nhạc sĩ Vũ Thanh: Em nghe chăng, trong lắng sâu nơi hồng trái tim mình/ Hà Nội mùa thu, ôi xao xuyến trong lòng ta/ Như bâng khuâng nghe gió đưa, vang vọng giữa Ba Đình....Dẫu là một bản tình ca với giai điệu toát lên vị ngọt ngào, vẻ dìu dặt, mê say chỉ có trong tình yêu. Hà Nội mùa thu mang ý nghĩa   như sự gợi nhớ về sức sống mãnh liệt của Hà Nội. Từng phải trải qua biết bao cuộc kháng chiến trường kỳ với những khó khăn, gian khổ nhưng Hà Nội vẫn ngát xanh, xanh mùa thu. Cho đến hôm nay Hà Nội mùa thu của Vũ Thanh đã đọng lại trong trái tim người nghe bền vững và mãnh liệt, dai dẳng và tha thiết. Mùa thu Hà Nội trong bài hát này vừa cụ thể, lại vừa vĩnh hằng, vừa lịch sử lại vừa hiện đại, lấp lánh tương lai. Mùa thu ngày hôm nay không còn khói lửa, đạn bom của ngày hôm qua mà lắng đọng suy tư, thanh bình, bâng khuâng, xao xuyến...  

hoa_la_zing_5.jpg

Cũng là về Hà Nội, cũng là về mùa thu, ca khúc Có phải em mùa thu Hà Nội (nhạc Trần Quang Lộc, thơ Tô Như Châu) là ca khúc đầy cảm xúc và khó quên đối với người nghe. Cái hay của nhạc sĩ là đã chắt những vần thơ đắt nhất của thi sĩ để cho vào một khuông giai điệu tuyệt đẹp với tiết tấu dàn trải, tự nhiên và lẫn thêm nhiều hư ảo. Những giai điệu quyện lẫn ca từ và định dạng luôn trong vô thức của người nghe với những vẫn thơ rất dễ thấm: 

"...Có bóng mùa thu thức ta lòng sang mùa
Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu anh lót lá em nằm..."

Chính thức ra đời từ năm 1972, Có phải em mùa thu Hà Nội đã trải qua bao thăng trầm, có lúc tưởng như rơi vào quên lãng, bị cấm phổ biến vì chính quyền cũ nhận thấy trong bài có một số lời khá nhạy cảm, có hơi hướng tuyên truyền cho Cách mạng tháng Tám. Những câu thơ như: Tháng Tám mùa thu lá khởi vàng chưa nhỉ? Từ độ người đi, thương nhớ âm thầm. Thế nhưng sau tất cả Có phải em mùa thu Hà Nội vẫn đi vào lòng thính giả cả ở trong nước và nước ngoài, vẫn được vang lên mỗi dịp thu về để bất cứ ai nghe thấy đều nhớ về những mùa thu không thể nào quên của đất nước./.       

Theo vovworld.vn
https://vovworld.vn
Copy Link
https://vovworld.vn
Bài liên quan
Những bản tình ca chào tháng Tám, chào mùa Thu
VOVLIVE - Tháng 8 về trong mênh mang những cảm xúc về mùa thu, của quá khứ, của hiện tại và tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Indonesia thưởng thức phở, ngắm cảnh Hồ Gươm
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia cùng các thành viên Bộ Ngoại giao hai nước đã ăn sáng với phở, uống cà phê và đi bộ ngắm Hồ Gươm.
Mới nhất