Làng Nhà sàn Thái Hải: nơi cả làng ăn chung một nồi cơm

Biên tập: Lan Bùi/ Thiết kế ảnh: Vân Anh | 27/08/2020, 18:59

VOVLIVE - Người dân tộc Tày ở làng nhà sàn Thái Hải không trao đổi hàng hóa bằng tiền, mọi thứ đều dùng chung, ăn chung một nồi cơm, tiêu chung túi tiền...

Chuyện về người "khai sinh" làng Thái Hải

Làng nhà sàn Thái Hải là khu du lịch có đầy đủ các dịch vụ từ lưu trú đến ăn uống, vui chơi và văn hóa trải nghiệm. Những người dân chân chất trở thành những người hướng dẫn viên du lịch.

Đây là mô hình tư nhân, đứng đầu là trưởng làng Nguyễn Thị Thanh Hải. Bà là người dân tộc Tày, hiện vẫn đang sống ở trong bản. Bà có một tình yêu tha thiết với văn hóa Tày.

Năm 2002, nơi đây chỉ là khu đất trống, đồi trọc, không có người sinh sống. Khi về thăm quê, bà thấy đồng bào dân tộc ở đây tự dỡ bỏ những ngôi nhà sàn truyền thống, có những ngôi nhà mà bộ khung, cột có tuổi đời đến 90 năm.

vovlive-lang-thai-hai-7.jpg

Trưởng làng Nguyễn Thị Thanh Hải tự hỏi:“Tại sao một người Tày không ở trên những ngôi nhà sàn nữa, nếu không giữ lại thì thế hệ sau sẽ không biết gì về văn hóa Tày nữa”. Vì thế, bà đã chắt chiu tiết kiệm từng đồng tiền ít ỏi của mình, mua lại những ngôi nhà sàn đó, rồi chuyển được 30 ngôi nhà sàn từ vùng ATK Định Hóa về mảnh đất này.

Nhưng quan trọng hơn cả, là không chỉ giữ lại “phần xác” – tức những ngôi nhà sàn, mà còn phải thổi được vào đó “phần hồn” – tức là sự sống của con người bên trong những nếp nhà đó, và hồn vía của cả một bản làng dân tộc. Làng nhà sàn Thái Hải đã làm rất tốt điều này.

30 ngôi nhà sàn cũng chính là nơi sinh sống của 30 gia đình nhiều thế hệ người dân tộc, chủ yếu là người Tày. Cũng chính họ, trong sắc áo chàm truyền thống, vừa chăn nuôi, trồng trọt, lao động, sản xuất, vừa tham gia phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ ngơi, du lịch.

Cả làng ăn chung một nồi cơm, dùng chung một túi tiền...

Trang phục truyền thống đặc biệt được người dân làng chú trọng. Ngay cả các em bé mới chỉ 1-2 tuổi cũng được mẹ cho mặc áo chàm để các em được quen với trang phục truyền thống của dân tộc mình từ nhỏ.

vovlive-lang-thai-hai-11.jpg
Những bộ trang phục truyền thống đặc biệt được gìn giữ qua bao thế hệ.

Muốn đi vào sâu trong làng, bạn phải có sự đồng ý của người dân trong làng. Đến cổng bạn sẽ phải gõ mõ làng để thông báo có khách đến. Người dân sẽ đưa du khách đi tham quan, nếu tự ý đi vào sẽ được cho là xâm phạm bản làng. Bản làng còn có những phong tục tập quán, những điều cấm kỵ, kiêng cử mà bạn cần biết nếu không tìm hiểu thì sẽ rất dễ phạm phải.

Làng nhà sàn Thái Hải rộng 23 ha, có khoảng 200 người đang sinh sống với trên 30 ngôi nhà sàn truyền thống. Có những gia đình 3,4 thế hệ sống cùng nhau trong những ngôi nhà này. Mọi người trong bản ăn chung một nồi cơm, tiêu chung túi tiền và tất cả công việc là công việc chung. Nguồn thực phẩm ở đây là tự sản, tự tiêu, tự cung, tự cấp. Một ngày có 90 mâm cơm mọi người ăn cùng nhau ở trên ngôi nhà chung của bản.

Người Tày có 2 lễ hội lớn nhất trong năm là Lễ hội Lồng tồng diễn ra vào tháng Giêng và Lễ Tết cơm mới vào tháng 10 âm lịch.

1335e8db5fbba0e5f9aa.jpg


Một lễ hội sẽ gồm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ, trưởng làng sẽ làm trên nền ngôi nhà thờ của bản. Phần hội có những trò dân gian, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thưởng thức sản phẩm của bà con tự làm ra, cùng nhau tế lễ trời đất và thưởng thức.

Trong phần hội còn có trò chơi đánh đu của người Tày, dành cho nam nữ. Khi người con trai có tình ý với người con gái dưới sự chứng kiến của mọi người, người con trai này sẽ mời cô gái lên đánh đu cùng thì xem như cô gái đã đồng ý. Người Tày ở đây không có cách tỏ tình theo kiểu:" Anh yêu em, hay em yêu anh, như những người khác"” chị Lê Thị Nga- hướng dẫn viên du lịch ở làng Thái Hải vui vẻ chia sẻ.

vovlive-te-com-moi.jpg

Khu nhà Bệnh viện của bản làng do bà Mế trực tiếp làm ra những vị lá thuốc nam gia truyền của người Tày. Bà Mế phải là người có căn duyên và có tay lấy được thuốc chữa bệnh mới khỏi. Tất cả những cây thuốc đều có xung quanh ngôi nhà sàn của người Tày. Việc ban đêm con bị đau bụng hay bị sốt, bị ho, chỉ cần đi ra bờ rào, hái một, hai ba nắm lá thuốc lên sử dụng là khỏi ngay.

Tiếp đến là Khu nhà Trà. Đến đây, chủ nhà sẽ mời Trà do vợ chồng tự làm ra. Nhà có cái gì đều mang ra mời khách. Khách đến đây đều được sử dụng những sản phẩm sạch do bà con tự làm. Mọi người không muốn xin về thì hỏi chủ nhà là có thể mang về 1, 2, 3 gói để uống. 

Ở trong bản có những ngôi nhà chè - để khi muốn uống nước chè phải lên đó, đây là nơi chỉ được uống nước chè. “Nếu bạn muốn uống thì có thể đề nghị với chủ nhà xin một vài gói, mọi thứ ở đây đều dùng chung, họ vẫn giữ gìn văn hóa đổi sản phẩm cho nhau mà không mua bán bằng tiền.” Chị Lê Thị Nga - hướng dẫn viên du lịch ở làng Thái Hải chia sẻ.

vovlive-lang-thai-hai-10.jpg

Nếu bạn đã bị cuốn trong những bộn bề của cuộc sống "cơm áo, gạo tiền" thì Làng nhà sàn Thái Hải có lẽ là chốn dừng chân lý tưởng.  Đến để trải nghiệm và khám phá một bản làng đậm đà bản sắc dân tộc Tày và đến cũng là để thấy được sự chân thành, mến khách, tình người của những con người nơi đây./.

Hướng dẫn đường đi: Từ trung tâm Hà Nội, đi qua cầu Nhật Tân vào tuyến đường cao tốc xuyên Á AH 14. Tiếp đó đi vào cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đi qua Khu công nghiệp Samsung Thái Nguyên thì rẽ phải, chạy tiếp đến bùng binh trung tâm thành phố Sông Công, rẽ phải vào đường Lê Hồng Phong, tới đường Thịnh Đức là đến Làng nhà sàn Thái Hải.

Bài liên quan
Ngôi làng 'ma' sắp xuất hiện sau gần 30 năm biến mất
Một ngôi làng thời trung cổ ở Italy nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào năm 2021 sau vài thập kỷ biến mất.

(0) Bình luận
Nghe
1x
1.5x
2x
  • vov1
  • VOV GIAO THONG HA NOI
  • VOV GIAO THONG HCM
  • vov2
  • vov3
  • vov4
  • vov5
  • vov6
  • vovtv
  • vtc1
Nổi bật VOVLIVE
Bộ Y tế: Người từng tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Đại diện Bộ Y tế lên tiếng trước thông tin AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông trong một số trường hợp.
Mới nhất