Độc đáo làng nghề cói Kim Sơn

Ngọc Anh - Giang Hương | 23/12/2020, 14:35

VOVLIVE - Làng nghề cói Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình), nằm gần điểm tham quan Nhà thờ đá Phát Diệm, từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng cói và làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cói.

tiec-trua.jpg

Nghề cói ở Kim Sơn có từ khi nào?

Cây cói đã có ở vùng đất Kim Sơn được gần hai thế kỷ. Trải qua cả trăm năm quai đê lấn biển, người dân nơi đây đã tạo nên những cánh đồng cói mênh mông trên những bãi bồi. Sống trong cái nôi của làng nghề truyền thống, những người thợ cói Kim Sơn với đôi bàn tay khéo léo tài hoa đã tạo ra rất nhiều sản phẩm từ cói, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng  cả trong và ngoài nước.

Năm 1829, với tầm nhìn xa trông rộng, Dinh Điền sứ Nguyễn Công Trứ đã biến một vùng đất sình lầy lau sậy thành một vùng duyên hải màu mỡ bao la có tên là Kim Sơn. Từ đây các thế hệ người dân Kim Sơn tiếp tục theo chân các bậc tiền nhân mở rộng địa giới hành chính và khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương với mong muốn phát triển thành một vùng đất núi vàng.

Ông Đoàn Lan, một người cao tuổi trong làng cho biết, ngay từ thuở sơ khai thành lập, vùng đất ven biển Kim Sơn đã được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng thế mạnh, trong đó phù hợp nhất là phát triển cây cói.

yellow-and-purple-corporate-teamwork-keynote-presentation.jpg

Với khẩu hiệu lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển, cây cói đã theo bước chân những người lấn biển trở thành cây công nghiệp tiên phong có giá trị kinh tế cao trên vùng đất mặn mòi gió biển. Cây cói trụ vững trước mọi thách thức nghiệt ngã của sóng gió, bão biển giúp cho cuộc sống của những con người cần cù chịu khó nơi đây càng thêm trù phú.

Trong ký ức của người dân Kim Sơn, những bãi bồi mênh mông trồng cói đã đem lại cho người dân nơi đây một công việc ổn định. Theo ông Nguyễn Văn Chinh, những cây cói dưới bàn tay khéo léo tài hoa cùng sự cần cù, sáng tạo của người dân đã trở thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo: “Từ cây cói khi trồng cấy và thu hoạch về, chúng tôi tiếp tục chế biến thành cái cói trắng đẹp. Trải qua rất nhiều công đoạn ngắn, lúc trời mưa mà đang phơi cói trên đường gặp bữa ăn cũng phải bỏ cả bữa ăn để thu quét vàng thì mới có cái cói đẹp. Các cụ có câu ca rằng: nắng thì chạy ra, mưa thì chạy vào, có thế mới hoàn thành được công việc mà cha ông truyền lại cho”.

Bà Nguyễn Thị Hiên cho biết, ở Kim Sơn lúc đầu cây cói chỉ để dệt những lá chiếu cải, chiếu đậu, chiếu cờ. Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, những người thợ đã sáng tạo ra nhiều hơn các sản phẩm cói đủ kích cỡ, kiểu dáng, mang nhiều công năng sử dụng: “Gia đình tôi từ đời ông bà, bố mẹ đến đời tôi và bây giờ đến thế hệ con cũng nối gót nghề này. Bởi vì cái nghề nó gắn liền với làng quê truyền thống từ xưa đến giờ, ngoài nghề nông ra phải có nghề phụ này để có tiền trang trải cho con cái ăn học”.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng nghề cói Kim Sơn ngày càng thể hiện được vị thế của mình, tồn tại và phát triển cho tới ngày nay. Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, màu sắc, hoa văn lại vô cùng bắt mắt nên đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch của địa phương.

Thuở xưa, cây cói Kim Sơn mọc chen lẫn với sú vẹt trên các vùng bãi rộng, về sau này cây cói được trồng và chăm sóc trên đồng ruộng, có thể dệt những hàng cao cấp như là chiếu đậu, chiếu cải, chiếu cờ hay làn, khay, hộ, mũ, túi xách.

yellow-and-purple-corporate-teamwork-keynote-presentation-1-.jpg

Những bàn tay tài hoa của những "nghệ nhân" làng cói

Theo tiết lộ của ông Đỗ Văn Tân - một người thợ ở làng Kim Sơn, để có những sợi cói đủ chất lượng trước khi đem đan thì phải trải qua cả một quá trình công phu, tỉ mỉ và chính xác ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cho đến chọn lọc, chẻ, phơi, nhuộm…. “Cây cói nó phải được nắng, còn nếu mà không được nắng mà chả may mà cắt xong, chẻ xong mà bị trời mưa thì coi như kém chất lượng. Cho nên cói phải được 3 nắng thì cây mới trắng xanh, chất lượng nào đẹp thì chúng tôi mới đưa vào”.

Sản phẩm cói của Kim Sơn rất đa dạng về mẫu mã và tất cả đều tinh xảo, đẹp mắt, được áp dụng nhiều kỹ thuật đan truyền thống lẫn hiện đại. Bà Vũ Thị Tơ cho biết, từ trước đến nay chưa có mẫu hàng nào, dù là khó đến đâu mà các nghệ nhân làng cói Kim Sơn không làm được. Điều đó cho thấy bàn tay tài hoa và trình độ đan cói điêu luyện của những người thợ nơi đây: “Cái này nó khác biệt với những nghề khác, người già cũng làm được mà trẻ con đi học về cũng có thể làm được, chứ còn những nghề khác phải yêu cầu những kỹ năng và trình độ, nhưng mà cái nghề cói này thì ai cũng có thể làm được, chỉ chuyển qua cầm tay chỉ việc”.

Theo ông Đỗ Văn Tân, chính những chiếc chiếu mới là sản phẩm đầu tiên gắn liền với nghề đan cói ở Kim Sơn. Những người thợ ở đây có thể đan còn gọi là giật được 8 loại chiếu khác nhau với chất lượng và độ bền cao: “Chiếu thủ công là phải đẫy đà cói thì mặt chiếu mới phẳng được, còn chiếc máy thì văng vẫn thụt thò không thể bằng chiếu làm thủ công được. Điều thứ hai là chiếu máy có sợi hóa chất, người ta dùng chỉ được 5 đến 6 tháng là hư nhưng như chiếu hàng đặt của chúng tôi thì luôn luôn phải từ 6 đến 7 tháng, cũ thì bỏ đi chứ còn nói đến độ hư hỏng thì không có”.

Khi nhìn những người thợ của làng cói Kim Sơn làm việc có cảm giác như họ chính là những họa sĩ nghệ nhân đầy tài năng và tâm huyết, đang thổi hồn vào từng sản phẩm. Đó cũng là không gian để những người thợ trẻ học hỏi và hiểu sâu về nghề.

Anh David Tee Word, du khách Australia lần đầu tiên được nhìn thấy mô hình sản xuất truyền thống như thế này nên không khỏi ngạc nhiên: “Tôi rất ngạc nhiên vì ở đây người ta vẫn dệt thủ công, thật là giỏi khi mà những người thợ đan cói có thể ngồi hàng giờ để làm việc này”.

yellow-and-purple-corporate-teamwork-keynote-presentation-2-.jpg

Cây cói Kim Sơn mềm mại óng ả như sợi dây nối giữa biển và bờ, giữa quá khứ và hiện tại và cao hơn nữa nó là sợi nối giữa văn hóa, kinh tế, du lịch của tỉnh Ninh Bình níu giữ bước chân của nhiều du khách./.

Bài liên quan
Vườn rau hữu cơ 500m2 "nảy mầm"  từ một vài củ khoai tây trong bếp
VOVLIVE - Felicia đã thử trồng khoai tây từ một vài mầm còn sót lại trong bếp. Khi những hạt mầm đó biến thành những củ khoai tây tươi ngon đã thôi thúc cô tạo ra một khu vườn trồng rau hữu cơ.

(0) Bình luận
Nghe
1x
1.5x
2x
  • vov1
  • VOV GIAO THONG HA NOI
  • VOV GIAO THONG HCM
  • vov2
  • vov3
  • vov4
  • vov5
  • vov6
  • vovtv
  • vtc1
Nổi bật VOVLIVE
Bế mạc Phiên họp 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phát biểu bế mạc Phiên họp 32, chiều 23/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau 4,5 ngày làm việc, UBTVQH đã thảo luận, cho ý kiến với 19 nội dung và cho ý kiến bằng văn bản về 3 báo cáo của Chính phủ.
Mới nhất