Chồng keo kiệt với nhà vợ

Đinh Tài | 13/04/2021, 20:30

VOVLIVE - Nên tiếp tục cuộc hôn nhân hay chọn cách buông bỏ người chồng keo kiệt với nhà vợ? Hãy cùng "Bạn hãy nói với chúng tôi" tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Bạn sẽ phải làm gì nếu có một ông chồng "sở hữu" tính xấu như keo kiệt, bủn xỉn? Có nên tiếp tục cuộc hôn nhân hay chọn cách buông bỏ? Người phụ nữ trong câu chuyện đêm nay đang băn khoăn không biết làm sao để có thể tháo gỡ khúc mắc này?

blue-grid-fashion-collage-women-s-day-instagram-post.jpg
Nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh trớ trêu khi lấy phải người chồng có tính keo kiệt, bủn xỉn với nhà vợ. Ảnh: Plo.vn, doisongvietnam.vn

“ Em năm nay 24 tuổi, chồng em hơn em 5 tuổi, vợ chồng em cưới nhau được một năm, cưới nhau xong rồi em vẫn còn đi học. Nhà anh ấy có ba chị em. Anh ấy là con thứ hai nhưng là trai lớn. Khi yêu nhau, qua tiếp xúc và những lần về nhà chơi, em nhận thấy anh là người rất có trách nhiệm với gia đình. Công việc to nhỏ gì ở nhà anh đều xắn tay vào giải quyết. Em lấy làm mừng vì nghĩ rằng một người đàn ông biết lo lắng cho gia đình như vậy thì sẽ là một người chồng, người cha tốt. Trước khi cưới chồng, em có nói với em rằng anh ấy cũng là tiền của nhà anh ấy, không có sự phân biệt riêng lẻ, nếu em chấp nhận được thì hãy cưới. Lúc ấy em chỉ nghĩ anh ấy nói vậy vì từ trước tới nay chị gái anh ấy vẫn gửi tiền vào tài khoản của anh. Anh sợ em hiểu nhầm nên đồng ý cưới, không nghĩ ngợi gì cả. Bây giờ về chung một nhà em mới rõ toàn bộ tiền anh ấy đi làm được bao năm nay đã dồn vào xây nhà cho chị gái và còn cho em của anh ấy đi học nghề điện tử để mở cửa hàng. Trong nhà em, tiền do anh ấy nắm giữ toàn bộ vì anh ấy đi làm ra tiền, còn em thì đáng để học chi tiêu, cái gì cho em. Anh ấy đều ghi ra sổ sách rất cẩn thận, có khi em có việc riêng, chỉ cần có vài chục nghìn bạc thì anh ấy bảo em phung phí tiền và không muốn đưa. Mỗi lần như vậy em rất buồn và cảm thấy mình như một con bé ăn bám vậy. Với gia đình mình anh chu đáo bao nhiêu thì với gia đình nhà em anh vô tâm bấy nhiêu, cả tháng có khi vài tháng mới sang nhà ngoại chơi nhưng anh chẳng để ý gì cả. Mỗi lần như vậy em đều phải nhắc, em bảo anh ấy mua một ít quà, bánh hoa quả về thắp hương cho ông bà thì anh ấy tỏ vẻ khó chịu. Có lúc còn bảo em chỉ vơ vét về cho nhà mình. Bên gia đình anh có dịp lễ lạt hay là sinh nhật của bố mẹ, anh chị em của anh thì anh đều mua quà cho mọi người. Tất nhiên vì kinh tế không cho phép nên có khi em chỉ mua bó hoa hoặc một cái khăn. Nhưng đó là tấm lòng, là thành ý của em. Trong khi bên gia đình nhà em có sinh nhật cũng như năm mới, em không dám và cũng không có tiền để mua quà, còn anh thì chẳng bao giờ nghĩ đến việc ấy. Tiếng là vợ chồng nhưng anh làm gì chẳng bao giờ bàn bạc hay hội ý kiến em mà ta tự quyết định. Đã nhiều lần em nói với anh điều này nhưng anh ấy không nghe em suy nghĩ rất nhiều. Phải chăng anh coi thường em vì em còn đang đi học, chưa làm ra đồng tiền và đang phải tiêu tiền của anh? Trong lòng anh có coi em là vợ hay không? Bây giờ em đang rất tuyệt vọng, không biết phải làm thế nào để anh ấy xem em là một phần trong cuộc sống của anh ấy nữa. Em không thể cứ thế kế tiếp tục chấp nhận cuộc sống như thế này mãi. Bây giờ chưa có con cái đã thế này ít nữa mà có con, hàng bao nhiêu chi phí phát sinh anh mà cứ như thế này thì mẹ con em làm sao chịu nổi đây? Em có nên tiếp tục cuộc hôn nhân này hay nên dừng lại?

pink-photo-quote-women-s-day-instagram-post.jpg
Ảnh: Eva

Nhân vật trong câu chuyện nên làm gì trong hoàn cảnh này? Tiếp tục cố gắng tìm cách thay đổi suy nghĩ của chồng hay buông bỏ để cuộc sống cảm thấy thoải mái hơn. Rất nhiều ý kiến, chia sẻ đã được nhắn gửi tới nhân vật trong câu chuyện này:

Cần trò chuyện nhiều hơn với những ông chồng keo kiệt, lạnh nhạt với nhà vợ.

Chia sẻ đầu tiên trong chương trình hôm nay dành cho nhân vật là của bác Hoàng Thị Tùy ở tỉnh Nam Định:

Theo bác, chỉ với việc chồng cháu ích kỷ, chưa quan tâm đến ngoại mà chia tay mối tình thì thật đáng tiếc. Chồng cháu cũng quan tâm đến anh em, họ hàng. Đấy là một đức tính tốt, không lẽ nào lại không quan tâm đến vợ và con ruột của mình. Bây giờ cháu thấy những điều chưa công bằng của chồng và chồng cháu cũng có tính là gia trưởng. Cháu nên tâm sự hết lòng mình với chồng. Cháu cố gắng học tốt, có bằng cháu làm ra đồng tiền thì lúc đó vị trí của cháu trong gia đình cũng được nâng lên và quyền chi tiêu trong gia đình cháu cũng được thể hiện. Chồng cháu cũng làm ra tiền rồi cũng biết quan tâm anh em, họ hàng như vậy không phải chồng cháu ích kỷ toàn bộ. Chẳng qua chồng cháu chưa công bằng. Khi có con rồi thì tình cảm của gia đình bên ngoại với chồng cháu cũng được tăng lên.

Còn theo chia sẻ từ bạn Thế Cương Nguyễn, nhân vật trong câu chuyện không nên vội vàng mà hãy tìm cho mình một công việc để làm ra tiền:

Lỗi từ đầu do em quá vội vàng nghĩ đến chuyện kết hôn mới thành ra như vậy. Em nên tìm một công việc gì đó làm để có tiền, chứ để tình trạng như thế này em sinh con thì sẽ còn nhiều chuyện xảy ra. Hơn nữa, em còn quá ít tuổi, đừng vội vàng nghĩ đến chuyện ly hôn. Mọi chuyện sẽ tốt hơn khi em học xong ra trường và có công ăn việc làm ổn định. Vì vậy, nhiều người chỉ muốn có thể kiếm ra tiền mới tính đến chuyện kết hôn.

three-frame-tea-set-photo-facebook-cover.jpg
Ảnh: Appay.vn, bytuong.com

Theo bạn Đặng Hậu, hai vợ chồng nên ngồi lại nói chuyện với nhau trước khi đưa ra quyết định:

Theo tôi đã là vợ chồng, chuyện kinh tế nên tách riêng rõ ràng vì em còn phụ thuộc vào chồng nên không có quyền chủ động về kinh tế và lại gặp phải ông chồng gia trưởng, không tôn trọng vợ. Vì vậy, em nên cân nhắc kỹ nếu cứ tình trạng như vậy mà anh ta không chịu thay đổi, thử hỏi sẽ đi đến đâu. Hai vợ chồng nên ngồi lại nói chuyện với nhau em nhé.

Cùng quan điểm với bạn Đặng Hậu, bác Vũ Thị Lịch ở Bắc Giang và bác Triệu Xuân Trụ ở Quảng Ninh khuyên nhân vật nên cố gắng nín nhịn để trong ấm ngoài êm:

Cháu kết hôn sớm lại chưa có công ăn việc làm ổn định, chưa ra trường, phụ thuộc vào nhà chồng nên phải lựa theo chồng. Còn việc chồng cháu đưa tiền cho chị gái làm nhà, đó là anh em trong gia đình gồng gánh giúp nhau, nay mai chồng cháu làm, chị lại phải trả. Ở đời không ai có cho không, còn cháu cố gắng học tập cho tốt để ra trường kiếm được công ăn việc làm, chúa đừng bi quan vì tình cảnh hiện tại, cháu cố gắng nín nhịn để trong ấm ngoài êm.”

Nếu mà cái kiểu sống của chồng như thế thì chắc là không có thể hạnh phúc được. Một lúc nào đó, khi hai vợ chồng vui vẻ, cháu thẳng thắn tham gia với chồng cháu. Nếu chồng cháu bảo thủ cứ cho mình trên hết thì cháu tuyên bố thẳng thắn chia tay để giải thoát cho nhau.”, bác Triệu Xuân Trụ cho biết.

Theo chị Nguyễn Thị Thơi ở Vĩnh Phúc và bác Chu Việt Đáp ở Thái Bình, nhân vật trong câu chuyện nên cho chồng mình một cơ hội nữa để sau này không cảm thấy hối tiếc nếu quyết định vội vàng:

Cháu nên kiên trì, nhẹ nhàng, tình cảm, chia sẻ với chồng cháu nhiều hơn nữa, để chồng cháu nhận ra mọi vấn đề sai trái trong cuộc sống để sửa chữa. Cháu hãy cho chồng cháu một cơ hội nữa. Nếu chồng cháu không chịu sửa chữa, vẫn chứng nào tật nấy, sống bùn xỉn đong đếm với vợ như vậy thì cháu cũng nên tìm mọi biện pháp đề giải thoát cho mình., chị Nguyễn Thị Thơi chia sẻ.

Sự quan tâm, lo cho chị em ruột của anh ấy cũng là tốt. Điều này chồng cháu cũng nói rõ trước khi cưới rồi. Các cụ vẫn nói “Anh em như thể chân tay” để nói về tình anh em máu mủ ruột rà. Bác nghĩ dần dà rồi, anh chị em cũng phải độc lập, bởi vì anh em kiến giả nhất phận, nhất là khi có con thì anh ấy sẽ tập trung dồn sức lực lo toan nhiều hơn cho gia đình nhỏ của mình. Còn cách nói của anh ấy khi chi tiền quả đúng là khó nghe thật, nhưng thôi là vợ thì cháu cứ góp ý, chắc là chồng cháu sẽ có sự thay đổi về thái độ và cũng cần thông cảm một phần bởi vì hiện giờ chồng cháu là người chính đảm nhận kinh tế gia đình. Cho nên, cháu hãy cứ sống vui, dành nhiều tình yêu cho chồng, chăm chút cho nhau. Rồi đến lúc của chồng công vợ và chồng như cái giỏ, vợ như cái hom.”, bác Chu Việt Đáp cho biết

black-dapper-man-comb-hair-design-photo-collage.jpg
Ảnh: Doisongphapluat.com

Thể hiện sự đồng cảm với nhân vật trong câu chuyện song bạn Minh Phương khuyên nhân vật nên tìm kiếm một công việc để có thể độc lập tài chính, không phụ thuộc vào ai:

Mình cũng lấy vợ và nuôi vợ ăn học nhưng mình vẫn luôn yêu thương và tôn trọng cô ấy. Thực sự nếu bạn không thay đổi được cậu ấy và bản thân bạn không thể làm chủ được kinh tế trong gia đình phải sống phụ thuộc vào chồng như vậy thì sẽ rất khó sống. Bạn hãy suy nghĩ thật kỹ về tình cảm hiện tại của mình. Nếu còn yêu thì hãy cho cậu ấy một cơ hội, còn bạn thì hãy cố gắng học xong và lo cho mình một công việc ổn định để độc lập về tài chính không phụ thuộc vào ai.

Còn bạn Trương Văn Trung đến từ Hà Nội thì cho rằng, nhân vật trong câu chuyện nên tổ chức buổi họp mặt gia đình trước khi đưa ra quyết định cho mình:

Tôi nghĩ bạn nên họp mặt gia đình nội, ngoại để xem anh ấy có thay đổi không. Nếu mà anh ấy vẫn không thay đổi, bạn cũng nên chia tay để giải thoát cho mình.

Cần thời gian để thay đổi tâm tính những người chồng keo kiệt, bủn xỉn.

Vẫn biết rằng người chồng trong câu chuyện có sự so đo, tính toán với bên gia đình vợ. Quả thật, xét ở góc độ nào đó thì vẫn thấy người chồng trong câu chuyện vẫn là một người biết lo toan cho gia đình. Dù sao với gánh nặng gia đình đang đè lên vai kiếm tiền nuôi vợ, ăn học như vậy thì người chồng ấy cũng rất vất vả.

Có khi đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc phải so đo, tính toán chi tiêu từng đồng. Nhân vật trong câu chuyện cũng nên ngồi lại, thử nói chuyện nhẹ nhàng, phân tích cho chồng mình hiểu chứ cũng không nên vì giận mà vội vàng có những suy nghĩ tiêu cực đó.

black-dapper-man-comb-hair-design-photo-collage-1-.jpg
Dù gì thì người chồng trong câu chuyện cũng là người biết lo toan cho gia đình. Ảnh: tuoitre.vn

Với trường hợp của nhân vật trong câu chuyện này, có phần trách móc nhưng cũng có phần thông cảm được. Vì nếu kinh tế dư dả thì người chồng trong câu chuyện cũng không đến nỗi chi li tính toán từng đồng, từng hào như thế.

Tuy nhiên, tính cách con người được hình thành trong cả một quá trình từ lúc mới sinh ra, sau đó là sự nuôi dạy của gia đình, học hành ở trường học, tác động môi trường bên ngoài. Sự nhận thức bên trong của mỗi người và tổng hợp lại là những hành vi cụ thể của người đó.

Để thay đổi tính cách của một con người hoàn toàn không dễ. Nhân vật trong câu chuyện không nói quá kỹ về tính cách người chồng của mình, nhưng qua những gì được kể, có thể thấy anh chàng này đã sòng phẳng từ đầu. Trước khi đám cưới được diễn ra, anh ta đã nói thẳng rằng, tiền của anh ấy cũng là tiền của nhà anh ấy, không có sự riêng lẻ. Điều này anh ấy đã nói thật với tính cách của mình, thậm chí là thách đố, nếu chấp nhận được thì hãy cưới.

brown-art-gallery-guide-photo-collage.jpg
Ảnh: Giadinh.net.vn

Có thể thấy người chồng trong câu chuyện là người có tính cách không tin người ngoài dù người ấy là vợ mình, chỉ tin vào bản thân và người nhà của mình. Những người có tính cách như thế nếu biết cách để họ tin thì mọi sự trở nên dễ dàng. Còn nếu họ không tin thì bất cứ điều gì họ cũng nghi ngờ.

Cái khó của nhân vật chính là người chồng nắm giữ hết toàn bộ tiền trong nhà vì anh ấy là người đi làm, còn người vợ thì đang đi học, chưa làm ra tiền. Một người có tính cách nghi ngờ thì họ luôn luôn ghi ra sổ sách như một món nợ. Đang đi học nên chưa làm ra tiền thì việc chồng nuôi vợ cũng là điều bình thường.

Đừng để suy nghĩ mình là con bé ăn bám lấn át trong suy nghĩ của mình. Hãy nghĩ việc chồng mình vất vả kiếm tiền để lo cho chị, cho em và nuôi mình đi học thì đây là người tốt, lúc đó thì nhân vật trong câu chuyện hoàn toàn thanh thản để đi học.

modern-ivory-new-blog-publish-instagram-post(1).jpg
Nếu người chồng không thay đổi được thói cư xử keo kiệt với nhà vợ, người phụ nữ có thể suy nghĩ tới việc giải thoát cho mình. Ảnh: realtimes.vn

Nếu còn yêu, nhân vật trong câu chuyện nên nói chuyện thẳng thắn với chồng về những suy nghĩ, mặc cảm đang mang trong mình. Biết đâu khi nói ra, sẽ giải tỏa được những mặc cảm ấy. Còn khi biết không thể tiếp tục chấp nhận cuộc sống như thế này thì chắc hẳn nhân vật cũng đã manh nha nghĩ đến những sự lựa chọn riêng cho mình.

Thế nhưng hãy suy nghĩ theo chiều hướng lạc quan hơn bởi nếu cải thiện được bản tính bủn xỉn của người chồng thì cũng có thể thấy người chồng trong câu chuyện là một người có nhiều đức tính tốt, không cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập, chỉ lo lắng vun vén cho người thân của mình. Vậy nên, nhân vật trong câu chuyện nên suy nghĩ kỹ về điều này. Khi chưa nói với nhau rõ ràng về mọi chuyện thì đừng nên quyết định vội vàng điều gì./.

Bài liên quan
11 điều mà đàn ông không quan tâm trong một mối quan hệ
Trên thực tế, có những điều mà người đàn ông của bạn có vẻ như không mấy quan tâm trong một mối quan hệ. Do đó, tốt nhất là bạn nên biết 11 điều không nằm trong danh sách ưu tiên của chàng dưới đây.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Diễn văn của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Báo Điện tử VOV trân trọng giới thiệu Diễn văn do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).
  • Khát vọng vươn lên trên mảnh đất lịch sử Điện Biên
    Từ mảnh đất lịch sử từng chịu bao bom cày, đạn xới, sau 70 năm ghi dấu bằng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Điện Biên đã vươn mình đổi thay trên tất cả các lĩnh vực, trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh trong số 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.
  • Lo lãi suất tăng, người mua nhà vội vã xuống tiền
    Đã có ngân hàng tăng lãi suất cho vay mua nhà ngay khi hết quý đầu năm, người có nhu cầu mua nhà để ở đang mạnh tay xuống tiền khi giá khó hạ thêm.
  • Ngày vui nhất sau 70 năm của đồng bào Tây Bắc
    Dù trời đổ mưa lớn trong sáng ngày kỷ niệm nhưng không cản nổi không khí ngày hội lớn trên các con phố của thành phố Điện Biên Phủ, đồng bào khắp vùng Tây Bắc đã về đây, cùng cờ hoa đón mừng đoàn quân diễu binh, diễu hành.
Mới nhất