Bí quyết nuôi dưỡng sức khỏe tâm lý vững vàng, mạnh mẽ cho trẻ em

CTV Bảo Châu/VOV.VN | 28/02/2023, 12:34

Sức khỏe tâm lý của trẻ em hiện nay đang gặp rất nhiều vấn đề đáng lo ngại, cách phòng ngừa quan trọng là bắt đầu từ phương pháp giáo dục của cha mẹ.

Một đứa trẻ hạnh phúc và khỏe mạnh về cả tâm lý lẫn thể chất sẽ có khả năng đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống tốt hơn những đứa trẻ yếu ớt, mong manh, và chúng luôn có thể tìm thấy vị trí của mình trong xã hội.

Trong những năm gần đây, với việc phổ biến liên tục các khái niệm nuôi dạy con cả cũ và mới khác nhau, nhiều phụ huynh hy vọng sẽ nuôi dưỡng một đứa trẻ khỏe mạnh về tinh thần, có được sức khỏe tâm lý tốt thông qua một số kiến ​​thức phổ biến trên các phương tiện truyền thông.

Hành vi của cha mẹ là yếu tố rất quan trọng để nuôi dưỡng một đứa trẻ khỏe mạnh về tinh thần.

Làm thế nào để nuôi dưỡng sức khỏe tâm thần cho trẻ em, giúp chúng trở nên vững vàng, vui vẻ và mạnh mẽ trong cuộc sống? Sau đây là lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý trên kênh Family Doctor.

1. Không so sánh trẻ một cách mù quáng với “con nhà người ta”

Về tâm lý học, thái độ của cha mẹ có thể truyền cảm hứng cho con cái họ tiếp tục phát triển, nhưng nếu chúng ta có những kỳ vọng quá cao đối với con cái, thậm chí so sánh con cái với những người khác rồi đòi hỏi con mình phải giống như “con nhà người ta” thì sẽ càng khiến cho trẻ ngày càng bị áp lực.

Càng so sánh con mình với con người khác, đứa trẻ càng ngày càng cảm thấy tự ti, coi mình kém cỏi, không có giá trị.

Do đó, cần phải thường xuyên áp dụng phương pháp giáo dục đúng đắn và hiệu quả để khuyến khích trẻ, không tùy tiện chê bai hay phủ nhận trẻ theo ý kiến chủ quan của mình, đó mới là một phương pháp giáo dục hiệu quả.

2. Luôn coi con là một cá thể độc lập, cho con bạn sự tự chủ

Trẻ em nên được coi là người bình đẳng với người lớn trên nhiều phương diện, tôn trọng sở thích của trẻ em và trao quyền cho chúng. Một số điều không quá quan trọng có thể để đứa trẻ tự quyết định.

Bạn phải biết rằng đứa trẻ là một cá nhân độc lập.

Trong quá trình tiếp xúc với trẻ thì nên coi trẻ là một người bạn để bạn thấu hiểu và tôn trọng chúng, làm sao để trẻ có thể luôn luôn nói ra được suy nghĩ của mình, có ý kiến chủ quan của mình và được người lớn lắng nghe.

3. Tạo bầu không khí gia đình ấm áp, tình cảm, gắn kết yêu thương

Một số gia đình có các mối quan hệ bất thường khiến mọi người lo lắng, chẳng hạn như sự khó chịu giữa các thành viên trong gia đình, sự hỗn loạn trong quản lý gia đình, v.v ... Trong bầu không khí nặng nề này, cha mẹ sẽ bị lo lắng quá mức, và thậm chí cãi nhau vì những điều tầm thường.

Những lời nói xấu và hành động bất ổn trong gia đình có thể lọt vào tầm mắt của trẻ khiến trẻ bị in sâu vào tiềm thức cũng như hành động theo như một tấm gương phản chiếu của cha mẹ.

Ngay cả khi cha mẹ cho phép trẻ em sống trong một môi trường cảm xúc tiêu cực trong một thời gian dài, chúng không cảm thấy tình yêu và sự ấm áp của không khí gia đình thì sẽ khiến đứa trẻ thiếu cảm giác an toàn.

4. Rèn luyện tính độc lập, chủ động cho trẻ

Bởi vì nhiều cha mẹ coi trọng con cái của họ, đặt con cái lên trên hết nên đôi khi rơi vào tính huống bao bọc quá mức. Đây là những kiểu hành vi mà chúng ta thường gọi là cha mẹ yêu con mù quáng.

Một khi cha mẹ bao bọc con quá mức, làm hết phần của con sẽ khiến con cái mất cơ hội thực hành, va vấp với thực tế cuộc sống, lâu dần, những việc mà cha mẹ “làm hộ” đó cũng sẽ khiến con cái họ nghĩ rằng đây là điều cha mẹ nên làm.

Do đó, để tránh việc làm thay cho trẻ, cha mẹ nên khuyến khích con cái làm những gì chúng có thể trong phạm vi an toàn, điều này không chỉ có thể nuôi dưỡng tính độc lập, mà còn nuôi dưỡng sự tự tin cho trẻ trong tương lai, giúp trẻ có thể tự mình đứng vững trong chặng đường dài sau này.

Trong quá trình chung sống và nuôi dạy trẻ em, các phương pháp giáo dục hiệu quả có thể khiến trẻ phát triển trong một môi trường lành mạnh và phát triển một tâm lý lành mạnh.

Lưu ý rằng, khi đứa trẻ làm điều gì đó sai, cha mẹ chỉ nên nói về lỗi sai trước mắt, tránh chỉ trích dài dòng, đồng thời không trút giận vào đứa trẻ. Tất cả những hành động của cha mẹ đối xử với trẻ sẽ in sâu vào tâm trí và ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của trẻ trong tương lai.

Việc giúp con tự tin, mạnh mẽ, sức khỏe tâm lý ổn định, vững vàng chính là nhiệm vụ quan trọng của cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái./.

Bài liên quan
Hoảng hốt phát hiện clip nóng của con trai lớp 9 trong điện thoại
Tôi rất sốc khi phát hiện clip nóng của chính con mình trong điện thoại, tôi không tin đó là sự thật vì chưa bao giờ mảy may nghĩ đến tình huống như thế này.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Toàn cảnh Lễ đón Thủ tướng Nga thăm chính thức Việt Nam
Ngày 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sang thăm chính thức Việt Nam.
  • TP.HCM xếp thứ hai thế giới về ô nhiễm không khí
    Sáng sớm 14/1, TP.HCM tiếp tục xuất hiện sương mù dày đặc, chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu, có lúc ở vị trí thứ 2 thế giới.
  • Chế độ nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2025
    Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định cụ thể chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng như sau.
  • Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"
    Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Mới nhất