"Ăn dặm kiểu Nhật: Phương pháp được nhiều mẹ bỉm ưa chuộng"

Phan Linh - Yến Trang | 25/07/2023, 10:41

VOVLIVE - Bé bước vào giai đoạn ăn dặm, hẳn các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng rằng làm thế nào để bé yêu có thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển tốt trong giai đoạn này. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp mẹ có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về phương pháp ăn dặm này, từ đó mẹ có thể lựa chọn ra những cách ăn và thực đơn phù hợp nhất cho bé.

an0dam-kieu-nhat.jpg

Một bữa ăn dặm kiểu Nhật. Ảnh: Internet

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp kết hợp cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 với các loại thức ăn khác như rau, thịt được chế biến với độ thô phù hợp. Khi ăn, bé được đặt ngồi trên ghế như người lớn, không vừa ăn vừa chơi hay xem tivi. Và nếu bé không muốn ăn, mẹ tuyệt đối không được hối thúc bé.

Ưu điểm

1. Khả năng ăn thô tốt

Cháo được nấu loãng theo tỉ lệ 1:10 rồi rây qua lưới. Sau đó, độ thô của thức ăn sẽ tăng dần theo độ tuổi của bé, giúp bé phát triển khả năng nhai và nuốt một cách tốt nhất, tránh được tình trạng hóc nghẹn, nôn trớ.

2. Nhận biết được mùi vị của từng loại thức ăn

Khác với phương pháp truyền thống khi trộn lẫn tất cả các loại thực phẩm rồi nấu hỗn hợp, ăn dặm kiểu Nhật tách riêng các loại đồ ăn riêng, giúp bé có thể cảm nhận rõ nhất vị nguyên bản của thực phẩm.

3. Kích thích thị giác và vị giác giúp bé thích ăn hơn

Mẹ thường bày biện từng phần ăn nhỏ lên đĩa khiến cho đĩa thức ăn của bé luôn nhiều màu sắc và đẹp mắt. Bé sẽ trở nên hào hứng và tự lựa chọn những loại đồ ăn bé cảm thấy thích

189247-an-dam-hay.jpg

Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật sẽ khiến bé cảm thấy thích thú với ăn uống hơn. Ảnh: Internet

Hạn chế

1. Tốn khá nhiều thời gian và công sức

Mẹ phải dành rất nhiều thời gian để lên thực đơn cho bữa ăn sao cho khoa học, có sự xoay vòng cho bé không bị ngán, đảm bảo độ thô và tỉ lệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Bên cạnh đó, công đoạn chế biến cũng phức tạp và vô cùng tỉ mỉ.

2. Bé không ăn được nhiều

Sở dĩ phương pháp này dựa trên nguyên tắc tôn trọng sở thích và nhu cầu của trẻ. Vì vậy, khi con không muốn ăn, mẹ cũng không thể ép bé mà phải dừng lại ngay.

Trong sữa mẹ có đến 60% là chất béo. Việc cắt hẳn 1 phần lớn chất béo khiến bé chưa thể thích nghi và không đủ để tăng cân trong thời gian đầu ăn dặm. Theo TS.BS Đào Thị Yến Phi - Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. HCM, giai đoạn trẻ giới 6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ chưa có răng, các hệ tiêu hóa của trẻ cũng chỉ phù hợp với một loại thức ăn chính là sữa – do đó mẹ cần cân nhắc một cách kỹ lưỡng khi sử dụng phương pháp ăn dặm này.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể tham khảo cách kết hợp 2 phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống. Trong chương trình “Làm Mẹ” (Today TV), Bác sĩ chuyên khoa I- Đào Thị Yến Thủy – Trung tâm Dinh Dưỡng Tp.HCM đã đưa ra một vài lưu ý về việc kết hợp giữa 2 phương pháp ăn dặm trên : “Nếu ăn cháo mà trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa thì nên quay lại cho trẻ ăn bột rồi sau đó đến 8 tháng tuổi thì có thể ăn cháo trở lại”. Điều này giúp con vừa phát triển được vị giác và khả năng nhai, nuốt, vừa có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà không lo gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ nên cho con uống thêm sữa trong thời gian đầu để con bổ sung chất dinh dưỡng và phát triển khoẻ mạnh./.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Siết chặt vòng vây
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, với cách đánh lấn, ta đã từng bước siết chặt vòng vây, đưa chiến hào vào sâu trong cứ điểm địch rồi bất ngờ đột phá tiêu diệt địch.
Mới nhất