Phòng ngừa dịch Covid -19 cho trẻ nhỏ

Vân Hồng tổng hợp | 06/08/2021, 16:02

VOVLIVE - Trẻ càng nhỏ tuổi, sức đề kháng càng yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Dù các thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 thấp, tuy nhiên, phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan.

Từ nhiều trường hợp trẻ nhỏ dương tính với COVID-19. Các bác sĩ khuyến cáo: Hiện nay chưa có vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, phụ huynh cần chủ động bảo vệ trẻ trước đại dịch COVID-19.

Cập nhật tình hình diễn biến của dịch bệnh, tìm hiểu các biện pháp phòng tránh bệnh bằng phương pháp dân gian hay cho các bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng là cách các bố mẹ giúp bé phòng chống dịch bệnh trong giai đoạn này.

vovlive-anh-1.jpg
Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Phòng covid-19 cho trẻ như thế nào là đúng cách?

Có rất nhiều cách để phòng bệnh cho con nhưng áp dụng như thế nào cho thật khoa học và hợp lý? PGS.TS. Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, sẽ tư vấn cho các mẹ những kiến thức hữu ích để chúng ta cùng phòng dịch bệnh đúng cách đặc biệt là các bé có bệnh lý mãn tính.

Phóng viên: Thưa bác sĩ, những đợt dịch trước các chuyên gia y tế cho rằng đối tượng thanh thiếu niên trẻ nhỏ ít có nguy cơ mắc Covid 19. Trong đợt dịch  này nguy cơ dịch bệnh đối với trẻ nhỏ đã có sự thay đổi như thế nào?

Bác sỹ: Lần dịch đầu đúng là ít gặp ở trẻ con. Tuy nhiên, đến đợt dịch này chúng ta lại thấy nó lây lan rất nhanh, không một đối tượng nào là không có nguy cơ bị Covid kể cả trẻ nhỏ.

Phóng viên: Thưa bác sĩ nếu các bé hay mắc các bệnh hô hấp, đặc biệt là viêm phổi trong thời gian trước đây liệu các yếu tố nguy cơ này có khiến các bé dễ nhiễm vi rút hơn các bé có hệ hô hấp tốt không?

Bác sỹ: Trong cá bệnh về đường hô hấp với trẻ em thì bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vẫn là đáng lưu ý nhất. Trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thì biến chứng viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em nhiều nhất trên toàn thế giới. Ngoài ra Covid 19 cũng là một tác nhân nữa tấn công chủ yếu vào đường hô hấp của trẻ con. Vì thế thì nếu phát hiện Covid 19 cũng chỉ là một nguyên nhân thêm gây các bệnh hô hấp của trẻ em, làm tăng thêm nguy cơ trẻ bị nhiều hơn các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp  thì biến chứng viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em nhiều nhất trên toàn thế giới. Ngoài ra Covid 19 cũng là một tác nhân nữa tấn công chủ yếu vào đường hô hấp của trẻ.
PGS.TS. Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai)

vovlive-anh-2.jpg
Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Phóng viên: Thưa bác sĩ các triệu chứng điển hình của Covid 19 như ho, sốt thường dễ bị cho là các triệu chứng bệnh hô hấp thông thường. Nếu trong trường hợp các bé bị ho sốt theo bác sĩ cha mẹ cần phải xử trí ra sao?

Bác sỹ: Ho sốt đơn thuần nên tự chữa ở nhà. Ho sốt cộng thở nhanh thì dùng kháng sinh. Ho sốt cộng thở nhanh cộng khó thở rút lõm lồng ngực thì chắc chắn phải đi bệnh viện. Viêm phổi có thể do Covid, có thể không do Covid hay do các tác nhân khác mà nặng thì đều có nguy cơ tử vong.

Có nên cho trẻ đến viện trong mùa Covid?

Phóng viên: Khi các bé bị mắc các bệnh khác nhau có nên trì hoãn việc chăm sóc y tế cho các bé không? Lý do lo sợ đến bệnh viện trong dịch Covid sẽ không an toàn thưa bác sĩ?

Bác sỹ: Bệnh gì cũng là bệnh, nên không được trì hoãn. Có thể dùng cách khám chữa bệnh khác mà không cần phải đến bệnh viện. Có gì đặc biệt chúng ta có thể tư vấn online không cần phải đến trực tiếp. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng không vì một lý do gì chúng ta ở nhà cả.

Phóng viên: Và khuyến cáo của bác sĩ để phòng ngừa cho các bé là gì?

Bác sỹ: Phải tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế , ngoài ra chúng ta có thể tăng cường miễn dịch cho các cháu. Vận động ít quá cũng có thể làm giảm sức đề kháng. Dù ở trong nhà nhưng mỗi một gia đình phải tìm cách nào đó để tạo thời gian vận động cho các cháu nhiều hơn, điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý. Các cháu mà ăn nhiều quá sau Covid lại béo phì hết thì đấy cũng là một nguyên nhân làm cho sức đề kháng giảm xuống. Môi trường trong nhà phải vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát.

Dù ở trong nhà nhưng mỗi một gia đình phải tìm cách nào đó để tạo thời gian vận động cho các cháu nhiều hơn, điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý. Các cháu mà ăn nhiều quá sau Covid lại béo phì hết thì đấy cũng là một nguyên nhân làm cho sức đề kháng giảm xuống.
PGS.TS. Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai)

vovlive-anh3.jpg
Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Phóng viên: Thưa bác sỹ đối với các bé mà bị mắc bệnh mãn tính thì việc phòng bệnh Covid 19 có gì đặc biệt hơn không?

Bác sỹ: Các cháu bị bệnh mãn tính Covid 19 rất hay tấn công. Ví dụ như bệnh hen dù đang có dịch Covid nhưng không thể không chữa hen. Cho nên vẫn chữa hen tại nhà, chữa ngoại trú, phải liên hệ với các thầy thuốc của mình để các thầy thuốc có lời khuyên chữa tại nhà các bệnh đó một cách tốt nhất.

Xin trân trọng cảm ơn bác sỹ./.

Bài liên quan
Chuyên gia tiết lộ 4 lý do khiến nam giới không còn mặn mà ‘chuyện ấy’
Nam giới mắc các bệnh mạn tính như: tiểu đường, tim mạch, hay suy giảm testosterone, tâm lý căng thẳng đều có thể làm giảm ham muốn tình dục.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Cận cảnh cao tốc Bắc Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo trước ngày thông xe
VOVLIVE - 7h ngày 26/4, cao tốc Bắc Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo qua các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận sẽ thông xe để phục vụ nhu cầu đi lại trong dịp nghỉ lễ.
Mới nhất