Trận động đất boomerang tạo 'tiếng nổ siêu thanh' dưới lòng đất

13/08/2020, 16:32

VOVLIVE - Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học xác nhận sự tồn tại của các trận động đất boomerang bí ẩn và cực mạnh.

Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu tới Stephen Hicks, nghiên cứu dữ liệu từ 39 máy đo địa chấn được đặt gần sống núi giữa Đại Tây Dương (Mid-Atlantic Ridge) để theo dõi hoạt động địa chấn. 

Từ đây, họ tìm thấy bằng chứng về những trận động đất "boomerang" chưa từng được quan sát trong quá khứ. Động đất boomerang xảy ra khi vết đứt gãy di chuyển khỏi vết nứt ban đầu trước khi quay trở lại với tốc độ nhanh hơn.

Trận động đất được quan sát mạnh 7,1 độ richter xuất hiện cùng vết nứt nằm cách ngoài khơi bờ biển Liberia 1.046 km vào tháng 5/2016. 

dong-dat.jpg
Hình ảnh về trận động đất boomerang năm 2016. 

"Mặc dù cấu trúc vết nứt có vẻ đơn giản, nhưng cách trận động đất phát triển thì không. Điều này hoàn toàn trái ngược với cách chúng tôi dự kiến về trận động đất trước khi bắt đầu phân tích dữ liệu,” ông Hicks nói. 

Trận động đất này bắt đầu sâu dưới lòng đất, sau đó di chuyển về phía đông Mid-Atlantic Ridge trước khi quay trở lại dọc theo phần trên của đứt gãy với tốc độ đáng kinh ngạc ‑ nhanh đến mức tạo ra phiên bản địa chất của tiếng nổ siêu thanh. 

"Theo hiểu biết của tôi, đây là lần đầu tiên nó được báo cáo", nhà địa vật lý Yoshihiro Kaneko tới từ Viện nghiên cứu GNS Science ở New Zealand cho biết.

Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa rõ tần suất xảy ra các trận động đất boomerang và tốc độ di chuyển của nó cần đạt tới bao nhiêu để tạo những "vụ nổ siêu thanh" dưới lòng đất. 

Một số nhà khoa học từng suy đoán rằng trận động đất Tohoku mạnh 9,0 độ Richter tấn công Nhật Bản năm 2011 có thể là nguyên nhân của các trận động đất boomerang kỳ quái này. 

“Điều này có thể phổ biến hơn chúng ta nghĩ", ông Kaneko nói thêm.

Hiểu đúng về bản chất phức tạp những trận động đất này sẽ giúp tạo ra các mô hình và dự đoán chính xác hơn vị trí về cách thức các trận động đất có thể tấn công trong tương lai, qua đó cải thiện hệ thống cảnh báo sớm. 

Bài liên quan
Hà Nội cần xây dựng kịch bản đánh giá rủi ro động đất
Như Đài TNVN đã đưa tin, sáng 25/3, tại khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất có độ lớn 4.0, độ sâu chấn tiêu khoảng 16 km. Do ảnh hưởng bởi trận động đất, người dân đang sống tại các tòa nhà cao tầng ở một số khu vực của Hà Nội cảm nhận rõ sự rung lắc.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
"Việt Nam là địa điểm vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đặt trung tâm sản xuất"
Đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật - Việt và các thành viên, doanh nghiệp chia sẻ điều này khi gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Mới nhất