Gõ cửa sàn 12/10: Phân hóa sâu sắc trong nhóm bất động sản 

Anh Thư - Như Ngọc | 12/10/2020, 10:53

Giá trị giao dịch trên toàn thị trường vẫn duy trì ở mức cao phản ánh việc dòng tiền tham gia vào thị trường khá tốt. Ngoài nhóm ngân hàng, bất động sản cũng được dự báo có khả năng tạo sóng khi đón đầu lợi nhuận quý cuối năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhóm cổ phiếu này có sự phân hóa sâu sắc...

Giao diện của cơ sở dữ liệu về Giấy phép nhập khẩu của WTO
Giao diện của cơ sở dữ liệu về Giấy phép nhập khẩu của WTO (Ảnh: WTO)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tin tức trong nước và quốc tế

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa ra mắt cơ sở dữ liệu mới về giấy phép nhập khẩu. Nền tảng mới này tích hợp thông tin về cấp phép nhập khẩu, phân tích, báo cáo và hợp lý hóa thủ tục thông báo cho các Thành viên WTO

Và trong dự báo mới nhất Tổ chức Thương mại Thế giới, thương mại toàn cầu sẽ giảm 9,2%.

Sáng nay (12/10), giá vàng thế giới được niêm yết giá bán ra đi ngang so với cuối tuần trước, ở mức 1.930 USD/ounce. Còn giá vàng PNJ được niêm yết ở mức 53,57-54,07 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).

Theo khảo sát vàng mới nhất của Kitco News, các nhà phân tích thị trường và nhà đầu tư bán lẻ đều đánh giá cao về tiềm năng tăng giá của kim loại quý vào tuần này.

Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP nhanh nhất châu Á năm 2021 là nhận định của HSBC trong báo cáo mới đây về khả năng phục hồi của các nền kinh tế khu vực châu Á trước ảnh hưởng Covid 19.

Và để phục hồi tăng trưởng, theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung, trong bối cảnh cả cầu trong nước cũng như cầu ngoài nước vẫn đang suy giảm thì cần phải có ngay các giải pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ hơn, cụ thể và thực chất hơn. TS Nguyễn Đình Cung phân tích:

"Kích thích kinh tế thì rõ ràng là chính sách tiền tệ phải khác, đặc biệt là chính sách tài khóa phải rất khác, thâm hụt ngân sách phải lớn hơn, nợ công thay đổi, và kèm với đó thì phải tính toán nên tập trung kích thích kinh tế vào đâu. Chi tiêu của Nhà nước phải tăng lên, đặc biệt là chi tiêu về đầu tư".

Mới đây, Tổng cục Hải quan công bố đề án "Cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối thực hiện", rút ngắn quá trình kiểm tra chuyên ngành cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng vừa đề nghị Cục Hải quan Hà Nội, Bắc Ninh tiếp tục theo dõi, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa.

Còn ở lĩnh vực bất động sản, trong 3 tháng qua, TP HCM không có dự án đất nền nào mở bán, thanh khoản xuống thấp nhất 18 tháng qua. Nguồn cung chủ yếu từ các dự án cũ đã mở bán trước đó, theo báo cáo của DKRA Vietnam.

Trái ngược với sự trầm lắng của thị trường đất nền TP.HCM, 4 tỉnh lân cận có sự bùng nổ nguồn cung mạnh mẽ. Hiện, có tới 35 dự án đất nền mở bán tại các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tính chung 9 tháng năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 202,4 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, từ nay đến cuối năm, sản phẩm chế biến cá ngừ Việt Nam có nhiều cơ hội vào thị trường Châu Âu nhờ tác động của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). 2 tháng trở lại đây, giá trị xuất khẩu cá ngừ đã tăng hơn 10% so với trước khi EVFTA có hiệu lực. Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết:

"Các doanh nghiệp, hiệp hội cần chủ động cập nhật ưu đãi thuế quan, thường xuyên trao đổi với tham tán thương mại của Việt Nam ở Châu Âu, để kịp thời cập nhật thông tin thị trường, chính sách hỗ trợ, hàng rào kỹ thuật. Đa dạng sản phẩm, khẩu vị phù hợp, nhu cầu của thị trường Châu Âu".

Thị trường chứng khoán

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 14,09 điểm (+1,55%), lên 924 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 5,4% lên 38.883 tỷ đồng, khối lượng tăng 12,4% lên 2.335 triệu cổ phiếu

Trong số những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên HOSE tuần qua đa số có vốn hóa nhỏ, nhưng nổi bật nhất lại là 2 mã vốn hóa lớn là MSN và GVR.

Tương tự 2 tuần gần đây, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu trong tuần qua tiếp tục khởi sắc. Trong khi đó, Nhóm cổ phiếu trụ cột của thị trường là ngân hàng diễn biến phân hóa và đa số biến động nhẹ

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng mạnh, đạt hơn 720 tỷ đồng, trong đó, tâm điểm xả bán là cổ phiếu lớn VNM.

Phân hóa sâu sắc trong nhóm bất động sản

Giá trị giao dịch trên toàn thị trường vừa qua vẫn duy trì ở mức cao phản ánh việc dòng tiền tham gia vào thị trường khá tốt. Ngoài nhóm ngân hàng, bất động sản cũng được dự báo có khả năng tạo sóng khi đón đầu lợi nhuận quý cuối năm.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhóm cổ phiếu này có sự phân hóa sâu sắc. Nhận định về vấn đề này, ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng Cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích, CTCK Bản Việt cho biết:"Nhóm bất động sản khu công nghiệp đã tăng giá từ sớm và thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư và hiện chỉ trong quán tính tăng. Tôi nghĩ về trung hạn vẫn còn có yếu tố tăng nhưng yếu tố đầu cơ nhóm này không còn quá cao".

Còn theo nhận định từ SSI Research, dòng tiền thị trường đang có dấu hiệu dịch chuyển từ nhóm cổ phiếu vốn hoá trung bình và nhỏ sang vốn hoá lớn, vì thế về khả năng điều chỉnh cũng đang phát tín hiệu yếu đi.

Bài liên quan
Tỷ lệ sinh ở Mỹ xuống mức thấp nhất trong 45 năm
Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) cho biết, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Sắp xếp đơn vị hành chính, Hà Nội giải quyết tên gọi và thủ tục cho dân thế nào?
Lộ trình thực hiện bố trí, sắp xếp để giảm số lượng cán bộ chuyên trách cấp xã bảo đảm hoàn thành chậm nhất trong vòng 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành.
Mới nhất