Ca khúc cuối của nhạc sĩ An Thuyên

13/07/2020, 03:52

F5.VOVLIVE.VN - Bài hát " Chiều Cần Thơ" được cố nhạc sĩ An Thuyên phổ nhạc, đây cũng được coi như là ca khúc cuối cùng của ông trước khi ông về cõi vĩnh hằng.

Nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ là Tác giả phần lời của bài hát “Chiều Cần Thơ” do nhạc sĩ An Thuyên phổ nhạc. Đây có thể coi là một trong những ca khúc cuối cùng của nhạc sĩ An Thuyên trước khi về cõi vĩnh hằng. Với giai điệu nhẹ nhàng, lời ca da diết “Chiều CầnThơ” đã mang đến nhiều cảm xúc và lắng đọng cho người nghe.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - TGĐ Đài VOV

PV: Thưa nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, ông và nhạc sĩ An Thuyên đều là những người con xứ Nghệ, những người anh em, những người đồng hương. Vậy ông có thể chia sẻ những kỷ niệm và những câu chuyện giữa ông và nhạc sĩ An Thuyên được không?

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Tôi với anh An Thuyên thì anh ấy là người lớn tuổi hơn. Tôi luôn nghĩ về anh An Thuyên với sự kính trọng không chỉ về mặt tuổi tác người anh của mình mà đấy còn là một  người nghệ sĩ, chiến sĩthực thụ, một con người có rất nhiều nội lực, rất nhiều tâm huyết và sáng tạo trong nghệ thuật. Hai anh em quê gần nhau, anh An Thuyên quê Quỳnh Lưu tôi ở Yên Thành, hai huyện khác nhau. Hai anh em cũng từ Vinh đi ra Hà Nội. Anh An Thuyên thì đi trướctôi, đương nhiên là con đường nghệ thuật của anh An Thuyên cũng rất là sớm, nhưng chỉ có thể ra đến Hà Nội thì những đỉnh cao trong nghệ thuật của nhạc sĩ AnThuyên mới được phát lộ và thăng hoa.

PV: Vâng, thưa ông, bài thơ “chiều Cần Thơ” với tên gọi đầutiên là “Với Cần Thơ” mà nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ đã viết năm 1984. Nhưng đến mãi tậnnăm 2015 thì nhạc sĩ An Thuyên mới phổ nhạc. Ông có thể kể rõ hơn về hoàn cảnhra đời của tác phẩm này không?

 PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: có một lần hai anh em ngồitrong trụ sở của hiệp hội, nhạc sĩ An Thuyên có nói, "Hai anh em mình cùng chơi vớinhau và thân thiết với nhau từ lâu năm, mà anh chưa có ca khúc nào phổ thơ của chúnhỉ"? 

"Nếu như mà anh thấy có bài nào mà anh thích thì anh cóthể phổ nhạc, coi như là một kỷ niệm giữa  hai anh em mình".

"Thế chú xem có bài nào mà chú thích thì anh phổ nhạc.Tôi bảo là, thực ra những đứa con tinh thần của mình thì đứa nào mình cũngthích".

 Và tôi lấy bài thơ là “Chiều Cần Thơ” và một bài nữa tôi viết về mái trường cấp 3,Yên Thành II của tôi". Sau đó thì nhạc sĩ phổ nhạc bài “Chiều Cần Thơ” và “Trở về trườngcũ".

                     Nhạc Sĩ An Thuyên    

Thế còn bài "Chiều Cần Thơ" là bài mà tôi sáng tác từ năm1984, lúc đó tôi mới 24 ,25 tuổi. Lúc đó tôi đi dự Liên hoan truyền hình toàn quốc CầnThơ. Tôi nghe một chị trưởng phòng tổ chức cán bộ của Đài truyền hình Cần Thơ, cókể lại kỷ niệm chị yêu một anh bộ đội quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, quê với nhạcsĩ An Thuyên, anh đi chiến đấu và hy sinh, chị đau khổ mất một thời gian, sau này thì mớicó thể lành vết thương để có thể yêu người khác, nhưng  người khác lại cũng hysinh, cũng là một người lính, và chị ở vậy trong một thời gian rất dài".

Mãi sau này tôi được biết chị thành lập gia đình cùngvới một anh bộ đội tuổi cũng tương đối cao. Gần đây thì khi mà tôi nhớ lại cái bài thơ này thì tôi được biết chị đã mất. Tôi xin đọc bài thơ này để mở đầu bài thơ :

Cứ ngỡ lòng thầm trong xa cách

bóng giờ sông Hậu đã mênh mang

ngược gió thuyền ai trong dáng đỏ

mang theo câu hát đến nao lòng .

Đâu rồi ngày ấy trong lau lách 

hạt muối nhường nhau mặn tới giờ

xác cha địch kéo bầm thân lỗ

gốc tràm ngọn cỏ cũng thương đau.

Đâu rồi nơi bàn ta nằm lại

Lục bình thành nấm mộ trên sông

màu hoa tím đỏ như màu máu

như ngọn đèn trong mấy lỡ làng .

Đâu rồi xóm nhỏ sau cơn lũ

phù sa vãng tình bát nhang thờ

mẹ ta tóc trắng như sương khói

thương lá vàng rơi cuối trời thu .

Thắp nén nhang này cùng trời đất

hồn cha Tình bạn với lòng em

như Hậu Giang kia ngàn đời chạy

một sắc phù sa chẳng đổi dòng.

Cây trái xanh hơn nơi quê cũ

Vườn cò Phùng Hiệp rộn chiều nay

gạo nước Cần Thơ trong men rượu

chưa uống mà lòng chuếnh choáng say.

PV: Xin cám ơn nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ đã có những phút giâychia sẻ hết sức chân tình và đầy cảm động với tác phẩm mới "Chiều CầnThơ" của cố nhạc sĩ An Thuyên phổ nhạc.


Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng
VOVLIVE - Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, mọi người dân Việt Nam, hàng trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh".
Mới nhất