-
Quảng Nam: Nuôi tôm công nghệ cao trên cát mang lại hiệu quả cao
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất thủy sản nói riêng đã và đang trở thành xu thế tất yếu hiện nay; thu hút nhiều doanh nghiệp sự tham gia nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế. Những năm gần đây, công nghệ nuôi tôm không ngừng được cải tiến, hoàn thiện, nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực. Tại Quảng Nam, mô hình nuôi tôm công nghệ cao CPF – Combine đã trở thành mô hình nuôi tôm bền vững, giúp nhiều hộ nuôi tôm vươn lên làm giàu.
Khuyến Nông - Chương liên quan
-
18/12/2022Tại những mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn, người ta gần như không phải bỏ đi thứ gì, ngược lại còn bắt rác thải “đẻ” ra tiền. Đáng quý hơn, những mô hình này không phát chất thải nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như việc thoái hóa đất ….Thu gọn
-
17/12/2022Trong tiến trình xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã chủ động cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Mô hình này đã giúp mang lại thu nhập ổn định cho từng hộ gia đình, tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.Thu gọn
-
01/12/2022Xây dựng các điểm du lịch nông nghiệp, phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, thu hút sự tham gia tích cực của người dân trong phát triển du lịch nông nghiệp được xem là điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Hà Nội.Thu gọn
-
20/11/2022Giữa miền cát trắng khô cằn ở Ninh Thuận, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Châu Rế ở xã Phước Hải, huyện Ninh Phước đã vươn lên làm giàu với mô hình trồng măng tây xanh. Với mô hình này nhiều nông dân đã vươn lên thoát nghèo, thậm chí một số hộ đã có thu nhập tới hàng chục triệu đồng mỗi tháng.Thu gọn
-
04/11/2022Lúa - tôm là mô hình được nông dân các tỉnh ven biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) áp dụng từ lâu và được các nhà khoa học xác định là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây cũng được xem là mô hình mang lại hiệu quả khá cao và bền vững. Những năm gần đây, để nâng cao chất lượng cho sản phẩm, nhiều HTX đã áp dụng mô hình tôm – lúa hữu cơ. Những sản phẩm nông nghiệp đến từ mô hình này đều được đánh giá là mặt hàng nông sản chất lượng cao, hoàn toàn đủ khả năng chinh phục thị trường quốc tế.Thu gọn
-
26/10/2022Theo các chuyên gia nông nghiệp, sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm không chỉ tiết kiệm nước, mà còn giúp cây hấp thụ phân tốt hơn.Thu gọn
-
17/10/2022Những năm gần đây, dịch bệnh trên đàn heo bùng phát, cộng với giá bán không ổn định, có lúc giảm sâu khiến người chăn nuôi thua lỗ. Tuy nhiên, ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có 1 chuồng nuôi hoàn toàn không bị ảnh hưởng nhờ nuôi heo trong hệ thống chuồng lạnh khép kín. Đó là mô hình nuôi heo của gia đình ông Lâm Hoàng Thuấn ở thị trấn Tràm Chim.Thu gọn
-
10/10/2022Trong những năm gần đây, tỉnh Tiền Giang đã phát triển sầu riêng trở thành cây trồng chủ lực và đặc sản của tỉnh. Đa số hộ trồng đã áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đặc biệt thực hiện theo mô hình VietGAP cho năng suất và chất lượng cao, mang lại thu nhập ổn định. Mỗi ha nông dân lãi ròng trên 1 tỷ đồng.Thu gọn
-
05/10/2022Đồng Tháp xếp thứ hai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng xoài. Những năm qua, nhận thấy sản xuất xoài theo kiểu cũ đã không còn phù hợp, cộng với sự hỗ trợ của các ban ngành hữu quan, nhiều nhà vườn tại đây đã mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng các quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Nhờ đó, chất lượng của quả xoài đẵ tăng lên. Xoài của Đồng Tháp không chỉ chinh phục được thị trường trong nước mà đã vươn tới những thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc, Mỹ, Châu Âu…Thu gọn
-
30/09/2022Với điều kiện sinh thái đặc thù, có vùng bãi triều rộng lớn rừng ngập mặn ven biển ở tỉnh Cà Mau có điều kiện lý tưởng để phát triển mô hình nuôi tôm dưới tán rừng.Thời gian qua, việc canh tác xen ghép tôm trong rừng ngập mặn Cà Mau là cách làm hay, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ rừng. Đây cũng là giải pháp có hiệu quả nhất giúp khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng đối với các tỉnh ven biển.Thu gọn
-
27/09/2022Phương thức sạ lúa theo cụm giúp giảm được lượng hạt giống lúa sử dụng, giảm được nhu cầu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời gia tăng năng suất lúa, gia tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở nhiều điều kiện thâm canh khác nhau, trên nhiều nền phân bón khác nhau. Đồng thời, phương thức sạ cụm sẽ phát huy ưu thế hơn nữa nếu biết kết hợp với các giải pháp kỹ thuật đồng bộ khác.Sạ lúa theo cụm bằng máy có những ưu điểm của ruộng cấy, nhưng không phải tốn công làm mạ, dễ thực hiện, năng suất tăng từ 5 - 10%, giảm nhiều chi phí.Thu gọn
-
21/09/2022Tiếp nối thành công từ hợp tác của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia với Công ty CP Phân bón Bình Ðiền trong Chương trình canh tác lúa thông minh (Chương trình CTLTM) năm 2016-2017 tại vùng ÐBSCL, hai bên đã tiếp tục triển khai Chương trình CTLTM thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH) vùng ÐBSCL giai đoạn 2021-2022. Qua 2 giai đoạn được triển khai, các mô hình CTLTM đã khẳng định hiệu quả thiết thực trong nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và tăng thu nhập cho nông dân.Thu gọn
-
25/08/2022Sáng 25/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế, Hiệp hội Nông nghiệp Đức, VNU châu Á Thái Bình Dương và UBND thành phố Cần Thơ tổ chức khai mạc chương trình Agritechnica Asia Live 2022 với chủ đề "Cơ giới hóa đồng bộ tiến tới sản xuất nông nghiệp bền vững" diễn ra từ ngày 24 - 26/8, tại thành phố Cần Thơ. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, các đại biểu đến từ Thái Lan, Anh Đức,...và hàng trăm nông dân ở các tỉnh ĐBSCL.Thu gọn
-
05/08/2022Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp, phân bón và Thuốc BVTV góp phần đáng kể trong việc bảo vệ cây trồng, tăng năng suất. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học đang khiến ngành nông nghiệp đối mặt với nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ô nhiễm đất, nước, làm giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, giá các loại phân bón liên tục tăng trong khi giá bán nhiều loại nông sản lại không tăng, thậm chí giảm, khiến nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng một nền nông nghiệp tiết kiệm, an toàn, thân thiện môi trường. Trong đó, việc Phát triển nông nghiệp hữu cơ được xem là giải pháp hữu hiệu nhất. Phát triển nông nghiệp hữu cơ sẽ tạo ra sản phẩm nông sản an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Sau đây là ghi nhận Tại Bắc Giang - một trong những địa phương đi đầu của cả nước trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.Thu gọn
-
27/07/2022Ngày 27/7, tại Tp. Hạ Long, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh (UBND tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị Khuyến nông toàn quốc năm 2022 với chủ đề “Kết nối hệ thống - Đổi mới, sáng tạo”. Phát biểu chỉ đạo qua ghi hình trực tiếp tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, phải xây dựng được hệ sinh thái "ở đâu có nông dân ở đó có khuyến nông".Thu gọn
-
13/07/2022Gạo hữu cơ Đồng Phú - sản phẩm OCOP 4 sao - không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu sang thị trường khó tính như Châu Âu và chào hàng sang các thị trường có tiềm năng như Australia, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...Thu gọn
-
07/07/2022Không chỉ áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn khép kín, hiện nhiều nông hộ tại tỉnh Hà Nam đang đẩy mạnh triển khai các mô hình liên kết tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp nhằm giải quyết được bài toán môi trường khu dân cư và chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.Thu gọn
-
02/07/2022Trồng cây làm hàng rào, dùng các thảo dược để diệt trừ sâu bệnh; dùng phân ủ từ các cây thảo dược, đỗ tương... để bón cho cây. Đây là cách canh tác tại nông trại hưu cơ Tuệ Viên, ở Long Biên, Hà Nội. Với mong muốn trả lại dinh dưỡng cho đất và tạo ra sự đa dạng sinh thái, chủ nhân của nông trại này đang hướng dần về nông nghiệp truyền thống với quy trình sản xuất hữu cơ, thuận theo tự nhiên.Thu gọn
-
28/06/2022Sáng 28/6, tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt theo chuỗi giá trị sản phẩm”. Diễn đàn là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, người chăn nuôi đánh giá thực trạng, những khó khăn, vướng mắc, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt theo chuỗi giá trị sản phẩm. Từ đó, giúp người chăn nuôi củng cố kiến thức, kỹ năng sản xuất sản phẩm an toàn, chất lượng, tăng thu nhập và khả năng cạnh tranh.Thu gọn
-
21/06/2022Cùng với đổi mới tư duy từ chính những người nông dân, nhiều mô hình Hợp tác xã kiểu mới ở Sơn La đã và đang phát huy hiệu quả, không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.Thu gọn
-
17/06/2022Sáng ngày 17/6, tại TP. Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm hoạt động khuyến nông đô thị (2001 - 2021). Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên; Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, thành phố là thành viên của Câu lạc bộ Khuyến nông đô thị và các đơn vị liên quan.Thu gọn
-
11/06/2022Kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Mục tiêu hướng tới phát triển một nền kinh tế bền vững, giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn. Tại các vùng nông thôn, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp cũng đang là mô hình được các địa phương triển khai đầy hiệu quả và cũng là chiến lược trong phát triển kinh tế mà Bộ NN&PTNT đặt ra trong thời gian tới. Sau đây là ghi nhận của chúng tôi tại tỉnh Hà Nam.Thu gọn
-
30/05/2022Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, mô hình sản xuất lúa hữu cơ đang là hướng đi giúp nông dân Quảng Trị giải quyết bài toán thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm, mở hướng làm giàu bền vững.Thu gọn