Dành cho lái mới: Bướm ga làm việc như thế nào? 

Lê Tùng | 02/10/2020, 08:16

Bướm ga thường được nối với lọc gió và đặt trên đầu vào của ống góp hút. Theo thời gian, bộ phận này thường sẽ đóng cặn bẩn, khi kiểm tra có thể thấy các muội đen bám trong họng hút và xung quanh bướm ga. Đừng để tình trạng này kéo dài nếu không muốn động cơ ô tô bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

"Bướm ga" là nơi chứa không khi đi vào trong động cơ. Và chỉ được mở khi tài xế đạp ga, độ mở sẽ tùy thuộc vào việc đạp bàn đạp ga bao nhiêu và cho phép gió đi vào trong ống góp hút. Hầu hết các bướm ga đều được đặt ở đầu vào của ống góp hút và được nối với lọc gió.

Sau thời gian dài sử dụng, bướm ga có thể bị đóng cặn bẩn và làm giảm hiệu suất của động cơ. Vậy lý do gì mà khiến bướm ga ô tô bị bẩn và làm thế nào để vệ sinh bướm ga? Anh Trung Hiếu – chuyên viên kỹ thuật đại lý ô tô Toyota (cơ sở Long Biên) sẽ chia sẻ một số kiến thức mà các tài xế cần biết.

Vì đâu mà bướm ga bị bẩn?

Có thể dễ dàng nhận thấy muội đen bám bên trong họng hút và xung quanh khi kiểm tra bướm ga. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với động cơ của ô tô. Cụ thể, nếu bụi bẩn bám chặt vào bướm ga, chúng sẽ làm mất vị trí đầu chuẩn của bộ phận này. Từ đó sẽ làm giảm hiệu suất của động cơ, dẫn đến tình trạng khó nổ máy hoặc òa ga.

Ngoài ra, nếu để bụi bẩn bám càng nhiều cũng sẽ khiến cho độ mở của bướm ga bị sai lệch, kéo theo tình trạng đẩy xăng phun không hợp lý. Chưa kể đến việc nó còn gây ra tình trạng tắt xe đột ngột. Điều này rất nguy hiểm khi tài xế đang lưu thông trên đường.

Việc độ mở của bướm ga bị sai lệch, cùng lượng xăng phun bị ảnh hưởng dẫn đến việc xe sẽ tiêu hao xăng nhiều hơn bình thường. Do đó, khi gặp hiện tượng này, các tài xế nên nhanh chóng làm sạch để máy khởi động và vận hành tốt hơn.

Lưu ý, một số ô tô không điều khiển bướm ga bằng dây cáp móc từ bàn đạp mà thay vào đó là sử dụng cảm biến để nhận tín hiệu rồi điều khiển mô tơ điện đóng mở bướm ga. Thường được gọi là “Điều khiển bằng điện tử”.

Xe điều khiển bướm ga bằng điện tử sẽ sử dụng một cảm biến vị trí bướm ga bàn đạp ga và một mô tơ điện được gắn cố định trên bướm ga, cái này hoạt động như dây cáp dây ga và điều khiển tốc độ cầm chừng, bằng cách sử dụng tín hiệu đầu vào từ cảm biến vị trí bàn đạp ga để điều khiển cánh bướm ga đóng/mở. Bướm ga điện tử thường được lắp đặt phía bên cạnh thân bướm ga và nếu có bất kỳ vấn đề gì đối với mô tơ trên loại bướm ga này sẽ phải thay thế toàn bộ cụm chi tiết.

Vệ sinh bướm ga như thế nào?

Các nhà sản xuất ô tô thường khuyến cáo, chủ xe nên loại bỏ và làm sạch bướm ga sau mỗi quãng đường khoảng 160.000 km, nhưng nếu có thể thì sau khoảng 50.000 km thì nên vệ sinh bướm ga. Cách làm này sẽ đảm bảo cho động cơ vận hành bình thường, tăng tuổi thọ của động cơ, cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu và mã lực cũng như giảm phát thải.

Tuy nhiên, nếu các bác tài muốn tự vệ sinh bướm ga thay vì mang đến các trung tâm bảo dưỡng ô tô cũng có thể làm với các dụng cụ sau: chất làm sạch bướm ga, dụng cụ sửa chữa ô tô, bộ lọc gió thay thế, giẻ lau, vít đầu phẳng và vít đầu phillips.

Các bước vệ sinh bướm ga

Sau khi tháo cáp ắc quy, hãy tiếp tục tháo nắp bộ lọc khí, bộ cảm biến lưu lượng khí và ống nạp dưới. Rồi từ từ tháo ống hút khí ra khỏi bướm ga cùng toàn bộ ống hút không khí vào ra khỏi động cơ. Hãy kiểm tra bộ lọc gió của ô tô, nếu bộ lọc bị bám bẩn thì nên thay mới bộ lọc khác phù hợp với dòng xe.

Tiếp đến là sử dụng dung dịch vệ sinh bướm ga ô tô phun xung quanh thân bộ phận này. Chờ khoảng 3’ rồi dùng giẻ lau sạch bướm ga. Chú ý, kiểm tra cả lưỡi ga bên trong để làm sạch các cạnh, hãy liên tục sử dụng dung dịch làm sạch để vệ sinh kỹ hơn.

Sau khi đã làm sạch phần thân bướm ga, hãy tháo van điều tiết để làm sạch bên trong, việc này đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng về sau. Bước cuối cùng khi hoàn thành hết các quy trình vệ sinh bướm ga, thử khởi động lại xe và lái thử vài vòng để kiểm tra tính ổn định.

Nhìn chung có vẻ đơn giản, nhưng tốt hơn hết là hãy tham khảo sách hướng dẫn sửa chữa để biết chính xác quy trình thực hiện hoặc đem tới các trung tâm bảo dưỡng.

Bài liên quan
Từ 1/1/2025, chủ xe nhập khẩu được đăng ký trực tuyến trên VNeID
Để đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký xe, kể từ 1/1/2025 chủ xe là công dân Việt Nam có tài khoản VNeID mức 2 sẽ thực hiện đăng ký xe toàn trình đối với xe nhập khẩu.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch Quốc hội: Trung ương sẽ gương mẫu đi đầu trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Tại buổi tiếp xúc cử tri tại Hậu Giang, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, tới đây là Trung ương phải gương mẫu đi đầu trong sắp xếp từ Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương như thế nào thì địa phương như thế đó, để giảm bộ máy, hướng tới bộ máy phải hoạt động tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Mới nhất