• image

    Các nội dung bàn luận trong Hội nghị về biến đổi khí hậu LHQ COP 26

    COP26 là viết tắt của Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu. Các kỳ hội nghị COP được tổ chức nhằm giúp nhân loại nhận thức rõ mối nguy hiểm từ biến đổi khí hậu, giúp các nước xích lại gần nhau, đoàn kết để bảo vệ trái đất.
Thông điệp Xanh - Chương liên quan
  • 23/06/2022
    Thời gian gần đây, sự gia tăng mức độ ô nhiễm tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hưng Yên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/06/2022
    Thông điệp phục hồi hệ sinh thái của Liên hiệp quốc là một lời kêu gọi nhằm bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới vì lợi ích của con người và thiên nhiên. Khi các hệ sinh thái lành mạnh, chúng ta mới có thể nâng cao sinh kế của người dân, giảm tác hại của biến đổi khí hậu và làm giảm sự suy thoái của đa dạng sinh học. Vậy cách nhìn của người dân và các nhà khoa học về vấn đề này như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/06/2022
    - Một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, một mình rong ruổi gần 7.000 km trên xe máy qua 28 tỉnh, thành ven biển từ Bắc đến Nam để ghi lại tình trạng rác thải nhựa đã và đang gây được sự chú ý và lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. - Bảo vệ và giữ gìn môi trường tại khu di tích Bạch Đẳng Giang, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/05/2022
    Học tập và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc trồng cây, bảo vệ môi trường, mới đây đoàn Thanh niên thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, đã thành lập một vườn ươm nhằm góp phần lan tỏa lối sống xanh trong cộng đồng, nhất là các bạn trẻ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/05/2022
    Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam là một trong 5 Quốc gia có lượng rác thải nhựa lớn nhất Thế giới gồm Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan chiếm 55 – 60% tổng lượng rác thải nhựa ra Đại dương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/04/2022
    Biến đổi khí hậu đang gây nên những thiên tai, thảm họa chưa từng có tiền lệ trên khắp Thế giới. Thế giới đã nóng lên 1,1 độ C và tiến nhanh đến giới hạn báo động đỏ. Liên Hợp Quốc dự đoán nhiệt độ sẽ tăng vượt mốc 1,5 độ C trong 2 thập kỷ tới. Do đó giảm phát thải khí nhà kính là nhiệm vụ được ưu tiên thực hiện của các Quốc gia trong giai đoạn hiện nay trong đó có Việt Nam. Vậy cho đến nay, nhận thức của người dân về giảm phát thải khí nhà kính thích ứng với biến đổi khí hậu như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/04/2022
    Hiện nay rất nhiều nhà máy khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người dân trong khu vực. Nhiều người cho rằng, bên cạnh những đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Vậy thời gian qua, các doanh nghiệp đã thực hiện trách nhiệm này như thế nào? Cần có giải pháp gì để doanh nghiệp chủ động bảo vệ môi trường?
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/04/2022
    Thích ứng là một khái niệm rộng và khi áp dụng vào lĩnh vực biến đổi khí hậu được dùng trong rất nhiều trường hợp, vậy những hành động thực tiễn nào dễ thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay?
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/03/2022
    Dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm nay khả năng Miền Bắc sẽ thiếu điện trong mùa hè, điều này càng cho thấy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là điều cần thiết.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/03/2022
    Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc đã đưa ra khái niệm về kinh tế xanh - là nền kinh tế mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái. Theo đó, kinh tế xanh đơn giản là một nền kinh tế có mức rác thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/03/2022
    Nhựa hay chất dẻo tổng hợp là sản phẩm không có sẵn trong tự nhiên mà là sản phẩm nhân tạo, để phân hủy các sản phẩm này hoàn toàn thì cần thời gian rất lâu. Chai nhựa cần 450 – 1.000 năm mới phân hủy hết, ống hút nhựa và túi nilon thì cần 100 – 500 năm. Chính vì thế, những hành động thực tế của mỗi cá nhân không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường, mà còn hướng tới một cuộc sống xanh sạch hơn nhất là các bạn trẻ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/03/2022
    Hàng năm vào ngày 3/3, ngày Thế giới bảo vệ động vật hoang dã được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức của mọi người về các loài động vật và thực vật hoang dã của thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), 91 loài động vật mới đã được phát hiện tại Việt Nam năm 2020, trong đó có 85 loài đặc hữu. Điều này một lần nữa khẳng định, Việt Nam là một trong những điểm nóng về đa dạng loài động vật.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/02/2022
    Theo báo cáo công bố ngày 23/2 của chương trình môi trường Liên hiệp quốc, số vụ cháy rừng nghiêm trọng trên khắp thế giới sẽ tăng mạnh trong những thập kỷ tới do hệ quả của việc Trái đất ấm lên, thậm chí ngay cả những nỗ lực đầy tham vọng nhằm hạn chế lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính cũng không thể ngăn chặn tần suất xảy ra các đám cháy rừng nghiêm trọng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/02/2022
    Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay, đây không chỉ là vấn đề của Quốc gia riêng lẻ nào, vì ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Để bảo vệ môi trường sống trong lành thì cần mỗi người dân phải nâng cao ý thức và hành động cụ thể để bảo vệ môi trường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/01/2022
    Những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến hàng loạt thảm họa trên toàn thế giới, từ hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đến cháy rừng trên diện rộng và sự bùng phát đại dịch covid -19. Những thảm họa từ thiên nhiên đã và đang nhắc nhở mỗi người chúng ta về ý thức bảo vệ môi trường sống, chính là bảo vệ tương lai của chúng ta.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/01/2022
    Các nhà nghiên cứu tại trường khoa học khí quyển thuộc đại học Nam Kinh (Trung Quốc) và Viện Hải dương học U.C San Diago đã thực hiện dự đoán về mức độ và số phận của rác thải trong Đại dương trong thời kì đại dịch Covid - 19. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, hơn 8 triệu tấn chất thải nhựa liên quan đến đại dịch Covid - 19 trong tổng số 25.900 tấn rác thải nhựa đổ vào các Đại dương trên toàn cầu. Vậy làm thế nào để đại dương không phải thùng chứa rác khổng lồ cho con người?
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/01/2022
    Việt Nam là một trong những nước phải chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước là những lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/12/2021
    Việt Nam đã và đang tham gia tích cực nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Thông điệp này một lần nữa được Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tại hội nghị lần thứ 26, các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu tại Glasgow (Vương quốc Anh).
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/12/2021
    Với mong muốn lan tỏa lối sống xanh, nhóm các bạn sinh viên yêu môi trường khoa quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành trường đại học Hà Nội đã được thành lập. Nhóm góp phần làm nên thành công của triển lãm photovoice “Greenlens” năm 2021, giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/12/2021
    Khi bãi rác ngừng thu gom rác trong một ngày, thành phố như bị mắc cạn trong rác. Trái ngược với đại dương, sự mênh mông của biển cả đã khiến nơi đây trở thành nơi đổ rác, đặc biệt là rác thải nhựa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/12/2021
    Trong 5 năm qua Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện thể chế chính sách nâng cao khả năng dự báo thiên tai và giám sát khí hậu để thích ứng và giảm nhẹ thác rải khí nhà kính. Theo báo cáo tiến độ 5 năm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, dự kiến đến năm 2030, Việt Nam có khả năng đạt được cả ba mục tiêu cụ thể thuộc mục tiêu phát triển bền vững số 13 về các hành động bảo vệ khí hậu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/12/2021
    Thời điểm hiện nay Hà Nội đang phụ thuộc quá nhiều vào bãi rác Nam Sơn, nơi thu nhận gần ¾ lượng rác sinh hoạt của thành phố. Bãi rác Nam Sơn trong hơn 20 năm, với 15 lần người dân chặn xe, là câu chuyện được nhắc đến nhiều lần, được đưa ra đối thoại rất nhiều lần nhưng đến nay chưa được giải quyết triệt để.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/11/2021
    Mặc dù tỉ lệ che phủ rừng của nước ta có tăng lên, nhưng chất lượng rừng tự nhiên chưa cao, vì vậy nhiều tỉnh đã triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các đơn vị nhận khoán bảo vệ. Thực tế cho thấy chính sách này đã mang lại hiệu quả trong công tác giữ rừng, giúp người dân dần thay đổi thói quen hạn chế xâm hại rừng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/11/2021
    Trên thế giới, công trình cân bằng năng lượng đã trở thành một giải pháp tối ưu, kết hợp hài hòa giữa thiết kế công trình hiệu quả năng lượng và ứng dụng năng lượng tái tạo, giúp giảm lượng phát rác thải hiệu ứng nhà kính ngày một cao của các công trình nói chung và công trình thương mại nói riêng. Hiện nay, điện mặt trời áp mái là một trong những nguồn năng lượng tái tạo dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu sử dụng của các công trình cân bằng năng lượng. Vậy ở Việt Nam, việc sử dụng điện mặt trời áp mái cho các công trình cân bằng năng lượng như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/11/2021
    Sau khi bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn - Hà Nôi) tiếp nhận rác trở lại, đã nhận được yêu cầu của Sở Xây dựng Hà Nội trong quá trình lưu chứa cần thực hiện che phủ bạt, phun khử mùi, kiểm soát nước rác nằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Đồng thời Sở Xây dựng cũng đề nghị trạm xử lý nước rác của Công ty TNHH MTV Môi trường và Đô thị (URENCO) vận hành lại từ ngày 3/11 với công suất lên đến 1.000m3 một ngày đêm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/11/2021
    Phương tiện giao thông đường bộ là một trong mười hai nguyên nhân gây ô nhiễm ở các thành phố lớn ở nước ta như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mới đây thành phố Hà Nội triển khai chương trình "Xe sạch - Trời xanh" đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố Hà Nội...
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/11/2021
    Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng và 70% các loại trái cây của cả nước, không những thế 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu cũng là từ khu vực này. Tuy nhiên vùng đồng bằng quan trọng này của nước ta đang chịu tác động không nhỏ của biến đổi khí hậu nước biển dâng. Do đó Nghị quyết 120/NQ – CP của Chính phủ đã đưa ra những cách thức để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó vấn đề phát triển và khai thác nguồn tài nguyên nước là một trong những mục tiêu quan trọng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/10/2021
    Không chỉ đối diện với diện tích chôn lấp rác bị thu hẹp do ảnh hưởng bởi mưa bão, việc tiếp nhận rác thải tại khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) cũng đang gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ về sự cố rác thải. Từ ngày mùng 6/10, khu xử lý chất thải Xuân Sơn dừng tiếp nhận rác khiến cho toàn bộ lượng rác thải phải chuyển tải qua bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), nguy cơ khủng hoảng rác tại Hà Nội lại đang hiện hữu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/10/2021
    Để bảo vệ môi trường bền vững, một trong những chính sách được Luật Bảo vệ Môi trường 2020 quy định là phí bảo vệ môi trường. Đây là khoản phí mà các nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng phải trả do hoạt động của họ hoặc sản phẩm họ dùng có ảnh hưởng bất lợi cho môi trường, nhà nước sẽ dùng khoản phí này vào việc bảo vệ, cải thiện môi trường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/10/2021
    Thời điểm này đang là cao điểm của mùa mưa bão năm nay, nguy cơ rủi ro thiên tai gia tăng, thế nhưng khác với những năm trước, năm nay tại xã Quang Hải, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, các hộ gia đình đã vơi bớt các nỗi lo về thiệt hại.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/10/2021
    Dù đã rất nỗ lực, nhưng tiềm lực kinh tế hiện tại của nước ta mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam cần huy động 35 tỷ đô la Mỹ để chống biến đổi khí hậu trong thập kỷ tới từ năm 2021 đến năm 2030. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng chúng ta cũng đạt được những kết quả khả quan trong việc giảm tác động của biến đổi khí hậu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/10/2021
    Việc xử lý rác thải không hiệu quả gây ô nhiễm môi trường được xem là một biểu hiện yếu kém về quản lý đô thị và hiện luôn là vấn đề quan trọng ở nhiều thành phố lớn trên thế giới. Thế nhưng rác không phải là thứ bỏ đi mà lại trở thành nguyên liệu nếu biết tận dụng tái chế và điều này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân. Nếu làm được điều này chúng ta sẽ có mội nguồn tài nguyên tái tạo vô cùng dồi dào.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/10/2021
    Những năm qua, sự gia tăng dân số cùng với phát triển kinh tế - xã hội đã làm gia tăng nhu cầu hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng..., dẫn đến phát sinh lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp ở Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/09/2021
    Theo Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm, ô nhiễm là mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người, chiếm từ 15 đến 28% tổng số ca tử vong trên toàn cầu tương đương với 8,3 triệu người, trong đó ô nhiễm không khí có tác động đến sức khỏe con người nhiều nhất so với các loại ô nhiễm khác. Cho đến nay chúng ta đã có cách thức nào để hạn chế tác động môi trường đến sức khỏe con người hay chưa?
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/09/2021
    Năm nào cũng vây, cứ đến thời điểm giao mùa, nước ta lại bước vào thời kì của mưa bão, lũ lụt. Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường), mưa lũ lịch sử tại các tỉnh miền Trung năm ngoái đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Những vùng bị ngập lụt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2021
    Nguồn tài nguyên năng lượng ở nước ta đang dần cạn kiệt, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đó là khai thác sử dụng tài nguyên không hiệu quả. Do vậy, việc phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo ở nước ta chưa đạt như kì vọng:
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/09/2021
    Trong bối cảnh không khí ngày càng ô nhiễm, không gian sống ngày càng thu hẹp, chật chội, con người có xu hướng tìm kiếm sự trong lành và thư thái từ môi trường sống. Vì thế văn phòng xanh đang trở thành xu hướng của cơ quan văn phòng ở nước ta. Theo bạn thế nào là văn phòng xanh?
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/09/2021
    Những năm gần đây thiên tai diễn biến không theo quy luật, cực đoan và khó lường, đáng chú ý, lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn gây ra ngày càng nghiêm trọng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho nhân dân. Ở nước ta lũ chồng lũ, bão chồng bão, lũ quét, sạt lở đất tại miền Trung những tháng cuối năm 2020 đã gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng để lại hậu quả hết sức nặng nề. Đặc điểm của lũ quét, sạt lở đất rất bất ngờ, khó cảnh báo để lại hậu quả lớn về kinh tế, xã hội khó khắc phục, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hoạt động khai thác khoáng sản đã bốc một khối lượng lớn đất đá, làm suy giảm đất rừng tự nhiên và thảm phủ thực vậy khiến tăng nguy cơ sạt, trượt.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/09/2021
    Dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, đã tạo ra những tích cực đối với môi trường của các nước trên Thế giới trong đó có Việt Nam. Theo PGS. TS Phùng Chí Sỹ - Giám đốc Trung tâm Công nghệ Môi trường, yếu tố tích cực có thể kế đến là sự cải thiện chất lượng không khí, lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, lượng túi nylon và các sản phẩm nhựa dùng một lần lại có sự gia tăng đáng kể, cùng với đó là những nguy cơ về sự cố môi trường....
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/09/2021
    Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp có khoảng 22.800 ha rừng bị thiệt hại trong giai đoạn 2011 – 2019. Trong đó, nguyên nhân cháy rừng gần 14.000 ha, phá rừng hơn 9.000 ha, theo đó diện tích rừng tự nhiên bị mất do mục đích chuyển sử dụng rừng tại các dự án được phê duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm, còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11% . Từ tổng hợp của 58 tỉnh thành phố trên cả nước cho thấy, trong khoảng 5 năm qua, các cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng gần 38.300 ha. Trong đó, rừng tự nhiên gần 19.000 ha, rừng trồng hơn 15.800ha, đất chưa có rừng quy cho lâm nghiệp trên 3.500 ha, việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi phá rừng lấy đất trồng cao su là nguyên nhân chính làm mất rừng tự nhiên. Đáng lưu ý một số vụ phá rừng nghiêm trọng ở các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Bắc Cạn, Điện Biên được phát hiện chậm, việc xử lý thiếu kiên quyết, không nhất quán, thậm chí có biểu hiện né tránh trách nhiệm, làm ngơ, tiếp tay cho người phá rừng, gây thiệt hại lớn với tài nguyên rừng, gây bức xúc trong xã hội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/08/2021
    Thời gian qua, công chúng dành sự quan tâm đặc biệt đối với vụ tịch thu 17 17 cá thể hổ trưởng thành bị nuôi nhốt trái phép tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Rất nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều xoay quanh chuyên án triệt phá bí mật của lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An, nhất là khi có 8 cá thể hổ bị chết ngoài ý muốn ngay sau khi được giải cứu. Sự việc này một lần nữa cho thấy việc nuôi nhốt và buôn bán trái phép động vật hoang dã ở nước ta vẫn còn thậm chí là công khai.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/08/2021
    Khu công nghiệp sinh thái là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” khu công nghiệp sinh thái sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/08/2021
    Chỉ số bụi mịn PM 2.5 trong không khí ở Hà Nội đã vượt ngưỡng an toàn trong những ngày qua. Bụi mịn PM 2.5, là chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng không khí. Trong đó, bụi PM2.5 là một trong những loại bụi gây tác hại rất lớn đến sức khoẻ con người. Vậy bụi PM2.5 là gì? Ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe con người như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/08/2021
    Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí là vấn đề mà nhiều quốc gia quan tâm, bao gồm cả Việt Nam. Theo thông tin từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường, xe máy chiếm hơn 87% tổng lưu lượng xe hoạt động trong nội thành Hà Nội. Đây là một trong những đối tượng chính gây gia tăng ô nhiễm không khí cho thành phố.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/08/2021
    Việc phân loại rác thải tại nguồn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại và nguy hiểm, góp phần bảo vệ môi trường. Phân loại rác thải đúng cách còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho các công tác thu gom và xử lý rác thải.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/07/2021
    - Bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu rác thải nhựa, trồng cây xanh, tái chế đồ dùng, sử dụng các sản phẩm thân thiện đang là xu hướng của nhiều quốc gia, trong đó có nước ta, đặc biệt là các bạn trẻ. Dự án Green fair dưới sự bảo trợ của tổ chức Keep it beautiful Việt Nam khởi động từ tháng 3 đến tháng 9 năm nay, là một minh chứng sinh động của các bạn trẻ trong việc thực hiện sống xanh mỗi ngày, nhằm lan tỏa nhiều hơn tới cộng đồng. - Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản không sử dụng phao xốp ở Quảng Ninh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/07/2021
    Với dân số gần 10 triệu dân sinh sống, nên rác thải luôn là vấn đề nhức nhối với người dân thủ đô Hà Nội. Sau nhiều lần bị ùn ứ rác thải do người dân chặn xe vào bãi rác Nam Sơn, dư luận đã có thắc mắc về con đường đi của rác, những bãi rác thải đang hoạt động và quy trình xử lý rác thải của thủ đô.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/07/2021
    Hướng tới một Việt Nam năng động và xanh, các hoạt động vì môi trường là việc làm thiết thực và cần thường xuyên thực hiện xuyên suốt. Chiến dịch nói không với rác thải nhựa do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động được nhiều doanh nghiệp hưởng ứng trong đó có Nestle Việt Nam. Đây là hành động góp phần vào chiến lược giảm thải rác thải nhựa dùng một lần ở Việt Nam, thể hiện tiếng nói chung với mục tiêu ứng phó rác thải nhựa của chính phủ:
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/07/2021
    Xử lý rác thải là mối quan tâm của nhiều quốc gia, trong đó có nước ta. Hiện nay ở khu vực đô thị, rác thải được thu gom đến bãi chôn lấp tập trung chỉ đạt 65%, còn lại rác thải xuống ao hồ, sông ngòi hoặc vứt tràn lan ngoài đường. Rác thải không được thu gom xả bừa bãi gây ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống của người dân.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/07/2021
    Cuộc sống ngày càng hiện đại với sự phát triển của các sản phẩm công nghiệp ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe khiến nhiều người lo ngại. Không ít người tìm đến các sản phẩm làm từ tự nhiên, an toàn và thân thiện với môi trường. Gần đây xà bông thiên nhiên, được nhiều người ưa chuộng bởi những ưu điểm nổi bật cho sức khỏe và môi trường so với xà bông công nghiệp.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/07/2021
    Việc chậm trễ cải tạo mương Thụy Khuê làm ảnh hưởng đến dòng chảy cũng như gây ra những điểm úng ngập phát sinh trong mùa mưa tại Hà Nội. Những ngày không mưa, hệ thống mương nước thải không có sự lưu thông nên không thể tự làm sạch, khiến dòng nước ngày càng ô nhiễm trầm trọng, nhu cầu cấp thiết của hàng nghìn hộ dân sống trong cảnh ô nhiễm trầm trọng khi mùa mưa lũ cần được khắc phục lại luôn hiện hữu. Thế nhưng 10 năm qua, dự án cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê do ban quản lý dự án quận Tây Hồ làm chủ đầu tư vẫn chưa thể hoàn thiện.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/07/2021
    Tái chế rác thải nhựa để tạo ra những sản phẩm mới có ích hơn đang là phương pháp được ưu tiên hiện nay. Tái chế rác thải nhựa sẽ giúp làm sạch môi trường và tái sử dụng tài nguyên. Đây là điều cần thiết để giữ cho môi trường xanh, sạch. Tuy nhiên, để có nguồn rác thải nhựa hiệu quả thì cần phân loại rác tại nguồn ngay tại các hộ gia đình. Vậy ý thức của người dân và cách làm trên thực tế sẽ như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/06/2021
    Công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản luôn giữ vai trò then chốt trong việc hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản, phát triển bền vững và thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao uy tín đồng thời là cơ sở dữ liệu khoa học để nước ta đấu tranh tháo dỡ rào cản thương mại của thị trường xuất khẩu cho thủy sản của Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/06/2021
    Thời gian qua việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở nước ta nhất là điện mặt trời đã thu hút nguồn lực xã hội mạnh mẽ đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, các nhà khoa học cũng còn nhiều băn khoăn khi chứng kiến sự phát triển nóng của các dự án điện mặt trời...
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/06/2021
    Nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid 19, trong thời gian qua, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội đã chủ động các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, từ đó góp phần hạn chế các nguy cơ ngăn chặn dịch bệnh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/06/2021
    Tình trạng xả rác bừa bãi không chỉ ảnh hưởng tức thì tới đời sống sức khỏe mà còn gây ra những hệ lụy lâu dài đối với môi trường. Nhận thức như vậy thời gian qua người dân đã từng bước thay đổi cách ứng xử với rác theo chiều hướng tích cực.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/06/2021
    Sau 15 năm thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển ngày càng tốt hơn. Năm 2020, tổng diện tích rừng đạt trên 14,6 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%, dịch vụ môi trường rừng đã trở thành nguồn tài chính quan trọng, bền vững, trở thành một trong 10 thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Việc tăng tỷ lệ che phủ rừng có tác động tích cực với sự phát triển kinh tế giữa các địa phương và thực sự trở thành một trong những hướng phát triển bền vững.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/06/2021
    Bên cạnh công tác phòng chống dịch thì việc xử lý rác thải y tế từ các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Nguồn rác thải này sẽ được xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn, không phát tán mầm bệnh ra môi trường?
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/06/2021
    Năm 2021, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã lựa chọn Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới là: Phục hồi Hệ sinh thái. Pakistan sẽ đóng vai trò là nước chủ nhà toàn cầu hưởng ứng các hoạt động năm 2021.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/05/2021
    Nhà máy điện rác Sóc Sơn được UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương từ cuối năm 2017, do nhà đầu tư nước ngoài thi công và vận hành. Nhà máy với công suất xử lý 4.000 tấn rác/ngày, được cho là lớn nhất Việt Nam hiện nay. Sau nhiều lần đề nghị lùi thời gian tiếp nhận và xử lý rác, đến cuối tháng 5/2021, nhà máy đốt rác, phát điện Thiên Ý đang cố gắng hoàn thiện những khâu cuối cùng về kiểm định kỹ thuật để đưa nhà máy vào hoạt động...
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/05/2021
    Công ty Môi trường Đô Thị Hà Nội tổ chức lễ ra quân tổng vệ sinh chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm mang lại cảnh quan xanh-sạch-đẹp cho địa bàn quận trước ngày hội lớn của Thủ đô.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/05/2021
    Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai (22/5/1946 - 22/5/2021), hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2021, với chủ đề "Chung tay xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai", nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực, kỹ năng chủ động phòng ngừa, ứng phó thiên tai của người dân...
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/04/2021
    Khi được hỏi về cách xử lý pin không sử dụng, hầu hết người dân đều đưa ra câu trả lời là bỏ vào thùng rác. Tuy nhiên đây là một hành động vô cùng nguy hại đến môi trường. Làm thế nào để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của những viên pin cũ?
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/03/2021
    “Chúng ta có thể quy định một công trình nào đó được thiết kế, xây dựng vận hành theo mô hình xanh thì có thể ưu tiên về chiều cao tầng, ưu đãi về thuế…” đó là đề xuất của ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/03/2021
    Biến đổi khí hậu đã làm cho thiên tai ngày càng khốc liệt, tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Vậy trong giai đoạn hiện nay những hành động thực tiễn nào sẽ dễ thích ứng với biến đổi khí hậu?
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/02/2021
    - Rừng không chỉ che chở, bảo vệ con người khỏi thiên nhiên khắc nghiệt, rừng còn mang lại sự bình yên, no ấm cho người dân vùng cao ở tỉnh Lai Châu. Cùng đến với cuộc sống bình yên của người dân vùng núi Sìn Suối Hồ để tìm hiểu cách mà người dân nơi đây bảo vệ rừng. - Kinh nghiệm bảo vệ rừng của đội nữ kiểm lâm Indonesia.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/01/2021
    Nội dung chính: - Giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách nào? - Mục “ Nhật ký xanh”: Thu gom rác thải nhựa ven biển - Hành động của sinh viên và những người yêu môi trường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/01/2021
    Mô hình kết hợp điện mặt trời trong nông nghiệp đã phát huy hiệu quả trong thời gian gần đây. Giải pháp này không chỉ tận dụng được tối đa diện tích đất, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu trong phát triển nông nghiệp mà còn cải thiện được môi trường sống từ việc sử dụng tấm pin thu năng lượng mặt trời tạo ra điện.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/12/2020
    Không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, điện mặt trời còn giữ vai trò thiết yếu trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Thế nhưng trước sự phát triển quá nhanh về số lượng trong khi thiếu kiểm soát về chất lượng của các dự án điện mặt trời, dư luận lại lo hơn mừng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/12/2020
    - Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị cần có những hành động chống rác thải nhựa và nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần, nhằm tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội. - Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) vừa đưa ra cảnh báo về vấn nạn bẫy dây đe dọa động vật hoang dã tại các khu rừng nguyên sinh. Hơn 12 triệu bẫy dây đang đe dọa các loài động vật hoang dã trong các khu bảo tồn ở Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam. Chỉ riêng ở nước ta, ước tính có tới 5 triệu bẫy, mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nếu không có những biện pháp quyết liệt, nạn đặt bẫy sẽ dẫn đến một làn sóng tuyệt chủng động vật hoang dã ở khắp các quốc gia Châu Á.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/12/2020
    Hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, mô hình kết hợp điện mặt trời trong nông nghiệp đã được đưa ra. Sáng kiến này giúp tận dụng được tối đa diện tích đất, tăng nguồn thu nhập cho lao động cũng như cải thiện được môi trường sống, nhờ sử dụng các tấm pin thu năng lượng tạo ra điện.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/12/2020
    Thống kê cho thấy khoảng 8,3 triệu người tử vong trên toàn cầu do ô nhiềm môi trường. Điều đó cho thấy ô nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm không khí có tác động lớn đến sức khỏe con người. Thống kê của tổ chức Y tế thế giới cho thấy 7 triệu ca tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí, cao gấp 5 lần so với số người chết do chiến tranh. Ô nhiễm không khí hiện là vấn đề cấp thiết ở Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ô nhiễm không khí tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng. Thời gian phơi nhiễm ô nhiễm không khí dài sẽ gây ra những căn bệnh trầm trọng và có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/11/2020
    Tuần qua, ở một số tuyến đường trên địa bàn Hà Nội lại ngập tràn rác thải. Từng đống rác lớn tràn ngập trên tuyến Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn cản trở giao thông đi lại của người dân. Điều đáng nói là vụ ùn ứ rác lần này chính quyền địa phương sở tại đã biết rõ nguyên nhân nhưng lại không thể xử lý nổi vì ngoài thẩm quyền.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2020
    Tỉ lệ tái chế chất thải nhựa và túi ni lon khó phân hủy ở nước ta hiện chưa cao, đa phần là chôn lấp. Điều này dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều. Vậy nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa như thế nào? Thay đổi nhận thức của cộng đồng để hạn chế việc thải bỏ chất thải nhựa và túi nilon ra môi trường là một trong những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường ở nước ta. Việc làm này đã mang lại hiệu quả trên thực tiễn? Vậy để giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường, chúng ta cần làm gì?
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2020
    - Dự thảo luật bảo vệ môi trường sửa đổi được Bộ Tài nguyên Môi trường mở cổng góp ý trực tuyến từ năm 2019 nhằm xây dựng luật môi trường có hiệu lực, hiệu quả, thúc đẩy phát triển bền vững, bảo đảm môi trường xanh và trong lành. Tuy nhiên, theo đại diện các mạng lưới liên minh tổ chức và nhà nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực môi trường, năng lượng, sức khỏe và pháp lý thì dự thảo còn thiếu thực tiễn, cần được tiếp tục hoàn thiện. Vậy các chuyên gia nhìn nhận như thế nào về Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi? - Một giây hành động bảo vệ môi trường - đó là thông điệp của Sáng kiến bảo vệ môi trường từ việc thu gom vỏ hộp sữa trong trường học do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng công ty Tetra Pak và công ty cổ phần Lagom Việt Nam thực hiện. Sau 1 năm, chương trình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần lan tỏa thông điệp sống xanh tới mọi người.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/11/2020
    Chương trình “ Thông điệp xanh” với những nội dung chính sau: - Từ trận lũ gây hậu quả nặng nề ở miền Trung vừa qua, nhìn về câu chuyện phát triển thủy điện nhỏ và chất lượng rừng. - Nguyên nhân gây ra lũ quét và sạt lở đất. - Với đồng bào Cơ Tu ở huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, núi rừng là nguồn sống, là người bạn đồng hành trong suốt quá trình sinh tồn. Mẹ rừng đã giữ nguồn sống cho đồng bào nên trách nhiệm của mỗi người dân nơi đây là phải biết gìn giữ vốn quý của rừng. "Nhật ký xanh" sẽ chia sẻ về cách mà người dân Cơ Tu giữ rừng, bảo vệ rừng tự nhiên như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/11/2020
    Thủy điện nhỏ có phải là nguyên nhân gây lũ chồng lũ ở Miền Trung vừa qua hay không? Đặc biệt trong các vụ sạt lở vừa qua, thủy điện được xem là một nguyên nhân gây sạt lở.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/10/2020
    Sau hơn một năm phát động, phong trào chống rác thải nhựa đang nhận được sự hưởng ứng của nhiều doanh nghiệp và người dân. Bằng những hành động nhỏ, cộng đồng đang từng bước hạn chế lượng rác thải nhựa ra môi trường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Hà Nội có còn những con kênh xanh như lời bài hát? Hà Nội có còn những dòng sông hiền hòa, trong mát, uốn lượn? Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng gia tăng dân số đã nhanh chóng bức tử những con kênh, dòng sông của Hà Nội. Những dự án cống hóa kênh mương còn dang dở cùng với sự thiếu ý thức của người dân trong việc giữ gìn môi trường, cảnh quan là lý do chính khiến kênh mương của Hà Nội ngày càng ô nhiễm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Băng tan, nắng nóng, bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh... Biến đổi khí hậu – được xem là một trong những thách thức lớn nhất thế kỷ 21. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về hiểm họa đáng báo động mà cả thế giới đang phải đối mặt. Hãy đến với chị Lâm Diệp Trân, cử nhân ngành năng lượng tái tạo, Đại học Stanford, Mỹ để tìm hiểu về lớp học biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Môi trường văn phòng làm việc với các thiết bị và hội chứng “nhà cao tầng” với phát thải khí nhà kính luôn là nơi lý tưởng cho sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn và các loại virus gây hại cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để có được môi trường làm việc trong lành, ít phát thải và an toàn cho sức khỏe? Sáng kiến Thúc đẩy và nhân rộng lối sống Văn phòng Xanh tại Việt Nam do Viện Công nghệ Châu Á thực hiện nhằm thay đổi hành vi của nhân viên, cán bộ, người lao động tại các văn phòng hướng tới lối sống xanh và tiêu dùng bền vững. Chương trình Thông điệp Xanh đề cập nội dung này:
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước ta đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch do ô nhiễm môi trường và nước biển dâng vào năm 2030. Vậy chúng ta làm gì để bảo vệ an ninh nguồn nước và sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả?
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Lần đầu tiên một dây chuyền công nghệ biến rác thải thành điện năng được thực hiện thành công tại Khu công nghiệp Đồng Văn I, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Là một công nghệ được áp dụng khá phổ biến tại các nước phát triển, đốt rác phát điện đã đem lại những hiệu quả nhất định trong việc xử lý rác, giảm ô nhiễm môi trường với khả năng xử lý lượng rác lớn một cách triệt để.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Hiện nay, xu hướng sử dụng năng lượng sạch, hướng tới bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính đang trở thành nhu cầu cấp bách của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với lợi thế về nắng, gió và diện tích mặt nước biển rộng, tỷ lệ tiết kiệm năng lượng của nước ta đạt gần 6%, tập trung ở các khu vực Cao nguyên miền Trung, duyên hải miền Trung, miền Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nguồn năng lượng dồi dào có trữ lượng lớn do tính tái tạo cao, phù hợp để áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất, chế biến trong đó có ngành thủy hải sản.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Sự phát triển của công nghệ đã đặt con người trước bài toán nếu đáp ứng được công việc thì tiếp tục, còn nếu không bạn sẽ bị loại khỏi đường ray đó. “Các công nhân, kỹ sư ngành truyền tải điện giờ đây không chỉ làm mà còn phải học hỏi từng ngày để nâng cao trình độ, tay nghề” – đó là khẳng định của ông Lữ Thanh Hải – GĐ Truyền tải điện Thanh Hóa, thuộc Công ty Truyền tải điện 1.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Những sự cố tràn dầu xảy ra gần đây để lại hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như đảo lộn cuộc sống người dân. Trước tình trạng này, Nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học xử lý nước bị nhiễm dầu. Quy trình sản xuất này đã tạo ra bước tiến mới, có tính ứng dụng cao trong xử lý nước bị ô nhiễm dầu .
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Một năm đã qua đi, đồng nghĩa với những cuốn lịch trở nên không còn giá trị và có thể bị bỏ ra bãi rác bất cứ lúc nào. Nhưng khoan hãy vứt chúng đi, bởi với trẻ em khiếm thị, những tấm lịch này lại là trang bìa quý giá, đồng hành cùng các em trên hành trang học tập. Những tờ lịch cũ đã được nhóm “Hành trình hạn chế rác” tái sử dụng để làm vở viết cho hàng triệu trẻ em khiếm thị ở nước ta .
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Loại rác nguy hiểm nhất trong môi trường hiện nay chính là túi nylong và rác thải nhựa dùng một lần. Thế nhưng những loại này lại không hoặc ít được thu mua. Và dĩ nhiên nó sẽ bị vứt ra môi trường. Chúng còn được gọi với một cái tên là RÁC CHẾT. "NHC - Hành trình giải cứu rác chết" đã được triển khai ở TP HCM để thu gom vỏ hộp sữa trong trường học.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Phân loại rác thải còn được xem là tiêu chí của một xã hội văn minh. Nhưng tại sao ở nước ta, việc phân loại rác thải không hiệu quả, thậm chí là nói rất hay mà không thể làm?
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Ô nhiễm tại các làng nghề là vấn đề được nhắc đến từ lâu. Thế nhưng vì sao thực trạng này đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì? Chương trình Thông điệp xanh hôm nay đề cập vấn đề này thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của quốc tế. Thời gian qua cũng đã có nhiều nghiên cứu, đánh giá và xử lý, thế nhưng ô nhiễm vẫn ở mức trầm trọng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Với hành trình gần 7.000km dọc các bờ biển của nước ta để chụp ảnh rác thải, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (nghệ danh Lekima Hùng) là người đầu tiên sở hữu lượng ảnh khá lớn về rác thải. Trên hành trình đó, người nghệ sĩ này đã cảm nhận về môi trường, đặc biệt là môi trường biển đang bị đe dọa nghiêm trọng do sự thiếu ý thức của người dân cũng như những bất cập từ cấp chính quyền. Đây cũng là nỗi trăn trở mà nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng còn đang ấp ủ trong chặng đường tiếp theo của anh. Chương trình Thông điệp Xanh 18.3 kể về hành trình săn ảnh rác của Lekima Hùng:
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Trào lưu “Thử thách dọn rác” bắt đầu từ một bức ảnh chụp trước và sau khi dọn rác của chủ tài khoản có tên Byron Roman. Bức ảnh này đạt hơn 329 nghìn lượt chia sẻ tạo nên một một làn sóng mạnh mẽ trên facebook với thông điệp: cùng dọn rác để làm sạch môi trường. Dĩ nhiên giới trẻ Việt cũng không nằm ngoài trào lưu đó. Dọn rác chỉ là phần ngọn, gốc rễ là ngưng xả rác bừa bãi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2020
    Không ít bạn trẻ có nhiệt huyết, ý tưởng giải quyết các vấn đề về môi trường nhưng không đủ nguồn lực về con người, kinh phí cũng như chuyên môn thực hiện. Quỹ sáng kiến “Vì không khí sạch – thành phố xanh” được thành lập để đồng hành cùng các đội, nhóm thanh niên chung tay bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Nhiều Dự án của thanh niên, sinh viên nhận được sự hỗ trợ của Quỹ sáng kiến “Không khí sạch – Thành phố xanh” góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của con người về môi trường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/09/2020
    Ngay từ năm 2012, Việt Nam đã tham gia và tích cực chuẩn bị cho quá trình hình thành và phát triển thị trường carbon trong nước, tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới. Để hình thành thị trường này cần phát huy nội lực của các doanh nghiệp cùng sự đồng hành của các cơ quan có thẩm quyền. Thị trường carbon được xem là công cụ chính để giảm phát thải nhà kính...
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/09/2020
    Biến đổi khí hậu làm cho thiên tai, đặc biệt là bão lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt, tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Thích ứng là một khái niệm rộng và khi áp dụng vào lĩnh vực biến đổi khí hậu thì được dùng trong rất nhiều trường hợp. Vậy những hành động thực tiễn nào dễ thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay?
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/09/2020
    Trong những năm gần đây, Việt Nam đứng trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên do bị khai thác quá mức. Chính vì thế, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn năng lượng là một trong những mục tiêu Việt Nam đang hướng tới trong giai đoạn 2021 - 2030. Đây là nội dung chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Thông điệp xanh hôm nay:
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/08/2020
    Theo Liên minh toàn cầu về sức khoẻ và ô nhiễm, ô nhiễm là mối đe doạ môi trường lớn nhất đối với sức khoẻ con người, chiếm 15% - 28% tổng số ca tử vong trên toàn cầu, tương đương hơn 8,3 triệu người. Trong đó, ô nhiễm không khí có tác động đến sức khỏe con người nhiều nhất so với các loại ô nhiễm khác. Cho đến nay, chúng ta đã có cách thức nào để hạn chế tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người hay chưa?
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/08/2020
    Luật pháp đã có những quy định rõ ràng về trách nhiệm của mỗi cá nhân, đơn vị trọng việc bảo vệ môi trường, thế nhưng tình trạng xả thải bừa bãi vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Đại biểu Quốc hội – những người xây dựng luật nhìn nhận như thế nào về vấn đề này? Đây là nội dung của chương trình Thông điệp xanh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/08/2020
    Từ những năm 1950 của thế kỷ trước, ở hầu hết các quốc gia, tỷ lệ sản xuất nhựa đã tăng nhanh hơn bất kỳ vật liệu nào. Kéo theo đó là sự gia tăng về rác thải nhựa. Tại nước ta, các tổ chức, doanh nghiệp đã có những hành động gì để giảm thiểu các sản phẩm nhựa cũng như lượng rác thải nhựa ra môi trường?
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/08/2020
    Theo dự báo của Ủy ban Nước (Liên hiệp quốc), 2/3 dân số thế giới sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi thách thức về nguồn nước vào năm 2025. Khi dân số toàn cầu tăng lên, nhu cầu về nước tăng cũng khiến cho tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Vì vậy, rất cần các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước và khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu. Chính vì thế, chủ đề Ngày nước thế giới năm 2020 là “Nước và biến đổi khí hậu” nhằm nhấn mạnh giải quyết các vấn đề về tài nguyên nước chính là chìa khóa giúp thích ứng tốt hơn. đồng thời có thể giảm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/08/2020
    Sau thời gian giãn cách xã hội, cuộc sống trở lại nhịp điệu vốn có của nó. Tuy nhiên qua đại dịch, thay đổi rõ nhất có thể thấy là ý thức về vệ sinh và bảo vệ sức khỏe của mỗi người đã nâng lên. Hơn nữa khi đã trải qua những ngày khó khăn vì dịch bệnh, con người đã thay đổi thói quen để thích nghi và tạo dựng lối sống đơn giản, gần gũi với thiên nhiên. Cùng xây dựng lối sống xanh, đẩy nhanh Covid - giải pháp bền vững cho tương lai!
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/09/2020
    Cây xanh sân trường là không gian vui chơi, học tập, sinh hoạt của học sinh. Đặc biệt, cây phượng không những tạo bóng mát mà còn để lại bao kỷ niệm đẹp không thể quên của tuổi học trò. Vì thế sẽ thật tiếc nếu như sân trường không có cây xanh. Vậy mà nhiều trường trong cả nước đang chặt hạ hàng loạt cây xanh trong sân trường, do lo sợ không may cây gãy đổ gây ra tai nạn như sự cố vừa xảy ra ở Trường THCS Bạch Đằng. Hành động này có thực sự mang lại hiệu quả hay không? Vậy những loại cây nào có thể trồng trong đô thị? Chúng ta cần chăm sóc cho mảng xanh của thành phố như thế nào?
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/09/2020
    Quét dọn, thu gom rác là công việc vất vả, độc hại và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn, song thu nhập của những người làm nghề này hiện rất khiêm tốn. Chương trình Thông điệp xanh ghi nhận đóng góp lặng thầm của những công nhân vệ sinh môi trường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/09/2020
    Tuần lễ Quốc gia về Phòng chống thiên tai năm 2020 diễn ra từ ngày 15/05 đến ngày 22/5, trong đó tập trung vào truyền thông và rà soát lại các phương án phòng chống thiên tai ở các địa phương và bộ ngành. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia khuyến cáo, do thiên tai có xu hướng gia tăng về tần suất, cường độ, phạm vi ảnh hưởng nên các cấp chính quyền địa phương cần rà soát, đánh giá và điều chỉnh phương án để chủ động phòng ngừa, kịp thời ứng phó, nhanh chóng khắc phục hậu quả. Mặt khác, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về những tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đi cùng các giải pháp phòng tránh, thường xuyên cập nhật bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/09/2020
    Tâm niệm "Một cánh én nhỏ không thể làm nên mùa xuân", thời gian qua, nhiều cá nhân đã có những hành động thiết thực trong việc hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Chương trình Thông điệp xanh phản ánh hoạt động này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/09/2020
    Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vô cùng tận và gần như hoàn toàn miễn phí, không sản sinh ra chất thải hủy hoại môi trường. Theo đánh giá của Bộ Công thương, khu vực miền Trung và miền Nam có tiềm năng lớn về điện mặt trời với độ bức xạ đạt từ 4,2 - 4,8 kvH/m2/ngày. Đặc biệt, các thành phố tại các khu vực này đều có tiềm năng lớn về điện mặt trời áp mái. Vậy điện mặt trời áp mái hiện nay ở nước ta như thế nào và những cơ chế chính sách đang giúp cho người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực này ra sao ?
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/09/2020
    Cùng chung tay phòng chống dịch viêm phổi do virus Sars CoV-2, dự án Bàn tay sạch do nhóm cựu học sinh trường Amsterdam khởi xướng đã tặng miễn phí nước rửa tay khô, dung dịch sát khuẩn, đồ bảo hộ, thiết bị y tế cho các em nhỏ vùng biên giới, các địa phương có người nhiễm và các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện ĐH Y Hà Nội. Chương trình Thông điệp Xanh chuyển tới các bạn nội dung này.
    Xem thêm Thu gọn