• image

    Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam

    Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng. Bản sắc văn hoá của các dân tộc được thể hiện rõ nét trong sinh hoạt cộng đồng, từ trang phục, đến quan hệ xã hội, các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, trong các hoạt động văn nghệ, vui chơi của mỗi dân tộc... Chương trình “Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam” của Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ giúp chúng ta khám phá bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
Chương mới nhất
  • 13/01/2025
    Nước ta có 53 dân tộc thiểu số thì mỗi dân tộc đều có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang bản sắc riêng, được kết tinh từ đời sống tinh thần và sự sáng tạo của các thế hệ. Kho tàng di sản văn hóa đó đã làm nên sự đa dạng giàu bản sắc của nền văn hóa Việt Nam. Ngày nay dưới sự phát triển hiện đại hóa chóng mặt của xã hội, công tác bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số đang đứng trước nhiều thách thức bị mai một lãng quên. Nhận thấy điều này nhiều người trẻ có tình yêu với di sản văn hóa dân tộc đã biến thách thức thành cơ hội tận dụng công nghệ số để số hóa lưu giữ và quảng bá di sản.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/01/2025
    Cùng với kiến trúc tháp Chăm cổ kính. Đến với văn hóa Chăm các bạn còn được đắm mình trong không gian của những thanh âm vừa réo rắt, du hồn của tiếng kèn Saranai lại vừa vang vọng rộn rã của tiếng trống Ghi năng, chống Paranưng…
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/01/2025
    Dân vũ là một phần quan trọng của văn hóa và nghệ thuật dân gian dân tộc Chăm. Các điệu múa không chỉ thể hiện tinh thần tập thể mà còn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống gắn liền với đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng, những điệu múa luôn đồng hành cùng các nhạc cụ dân tộc nổi bật là bộ ba nhạc cụ trống Paranưng, kèn Saranai và trống Ghi-năng được ví như như 3 phần quan trọng của cơ thể con người. Trong đó, kèn Saranai là phần đầu, trống Paranưng là phần thân và trống Ghi-năng là phần chân.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/01/2025
    Với người Ba Na ở Tây Nguyên tượng gỗ dân gian là một trong những loại hình nghệ thuật mang tính độc đáo hơn cả, các bức tượng được tạc đẽo một cách công phu với nhiều hình thù khác nhau về con người, muông thú. Nổi bật hơn cả là những bức tượng nhà mồ thể hiện đậm nét tín ngưỡng phồn thực như các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/01/2025
    Cưới hỏi là một trong những sự kiện quan trọng trong vòng đời con người. Với đồng bào Ngái ở Thái Nguyên, điều này cũng không ngoại lệ. Theo đó việc cưới hỏi sẽ do nhà trai chủ động với đầy đủ các bước như: lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi cho đến lễ cưới chính thức và lễ lại mặt. Trong đó, vai trò của người mai mối đặc biệt quan trọng, thường là người thím trong dòng họ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/12/2024
    Trong những nghi thức dân gian “Kin Pang Then” hay còn gọi là “lễ mừng con nuôi”, một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh người Thái trắng ở các tỉnh Tây Bắc nước ta là lễ hội ăn mừng các con nuôi của thầy “Then”. Theo quan niệm của người Thái trắng ở vùng Tây Bắc, mỗi người làm “Then” đều có một vị thờ cứu giúp con người và cứ định kì các thầy Then lại tổ chức lễ cúng gặp mặt các con nuôi nên lễ này gọi là “Kin Pang Then”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/11/2024
    Người Chơ Ro sinh sống ở Đồng Nai có rất nhiều nhạc cụ độc đáo, ngoài cồng chiêng bà con còn có loại đàn Goong Kla hay còn gọi là đàn tre, một trong những loại nhạc cụ đặc sắc được ra đời trong lao động sản xuất từ nương rãy với nguyên liệu chính là tre, nứa trong rừng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/11/2024
    Sau mùa thu hoạch khoảng tháng 11, tháng 12 dương lịch, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên lại cùng nhau sắm soạn lễ vật chuẩn bị cho ngày cúng thần nước hay còn gọi là “lễ cúng bến nước”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/11/2024
    Đồng bào Rơ Măm ở tỉnh Kon Tum luôn quan niệm no đói là do các Giàng định đoạt. Ở đó thần lúa, thần rừng hay thần núi là các vị thần quan trọng trong đời sống. Bởi vậy, các nghi lễ cúng tế thần nông nghiệp luôn được đồng bào tổ chức theo chu kì vòng đời của cây trồng và một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm chính là “lễ mừng lúa mới”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/11/2024
    Người Sán Dìu là một trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta thuộc ngôn ngữ Hán Tạng và sống tập trung tại các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ninh và Bắc Giang. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Sán Dìu có tổng dân số hơn 180.000 người. Hiện nay, đa phần đồng bào vẫn giữ được bản sắc dân tộc mình. Về tín ngưỡng dân gian, người Sán Dìu ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cũng giống như một số dân tộc khác đều quan niệm có những thế lực siêu nhiên có thể giúp họ giải quyết được những công việc ngoài khả năng của con người. Điều này thể hiện có những hình thức sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong cuộc sống hàng ngày, trong đó “lễ gọi vía” là một tín ngưỡng thường gặp tại mỗi gia đình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/11/2024
    Nếu như đặc trưng trong trang phục của các dân tộc người Ba Na, Gia Rai hay Ê Đê mang hai sắc màu đen, đỏ là chủ đạo thì y phục thổ cẩm của đồng bào Cơ Ho laị nổi bật hơn bởi các gam màu tươi sáng, tạo ấn tượng khác biệt với hai màu trắng và xanh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/11/2024
    Với thời gian 3 ngày 2 đêm, lễ “đóng cửa mổ” thực sự là đêm hội rộn rã tưng bừng của đồng bào Ba Na. Họ cùng nhau nhảy múa, ca hát, mừng vui về sự chấm dứt chia tay giữa người sống và người chết. Đồng thời đây cũng là đêm giao lưu sẻ chia của buôn làng với gia đình người làm lễ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/10/2024
    Dân tộc Dao ở tỉnh Tuyên Quang, sinh sống chủ yếu tại 6 huyện với nhiều nhóm khác nhau. Căn cứ vào trang phục phong tục tập quán mà người Dao ở Tuyên Quang có tên gọi như Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Áo Dài, Dao Thanh Y. Người Dao Tiền ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang có bộ trang phục khá đặc sắc. Một phần là nhờ nghệ thuật trang trí và kỹ thuật nhuộm chàm. Đây là hai yếu tố cơ bản để họ làm nên một bộ trang phục đẹp, với sự kết hợp hai màu sắc chủ đạo là màu chàm và màu trắng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/10/2024
    Trong đời sống văn hóa vấn đề giữa người sống và người chết luôn có những ràng buộc nhất định. Với người Ba Na ở tỉnh Gia Lai điều này cũng không ngoại lệ, thậm chí còn có chút khác biệt được thể hiện rõ nét trong quan niệm về hai thế giới âm dương, về người sống và người chết. Tất cả sẽ kết thúc khi tổ chức “lễ đóng cửa mồ” hay còn gọi là “lễ bỏ mả”. Lúc này, mối quan hệ giữa người sống và người chết được chấm dứt, người Ba Na không thực hiện thờ tự cúng bái người mất như các tộc người khác sau khi hoàn tất lễ bỏ mả.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/10/2024
    Mù Căng Chải nằm nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách thành phố Yên Bái khoảng 180 km. Huyện Mù Cang Chải có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó đông nhất là người Mông chiếm hơn 91 % dân số toàn huyện. Đồng bào Mông nơi đây vẫn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo, đặc sắc và nổi bật nhất là nghệ thuật tạo hình trên nền vải lanh để làm trang phục. Giống như người Mông ở nhiều vùng trên đất nước ta với người phụ nữ Mông ở Mù Căng Chải để làm nên một bộ trang phục phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Công đoạn đầu tiên là làm tấm vải, nguyên liệu chính để làm vải chính là cây lanh. Với người Mông ở Mù Căng Chải hầu như năm nào mỗi gia đình đều dành một đến hai mảnh đất tốt để trồng lanh…
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/10/2024
    Theo quan niệm của người Ba Na, do đàn ông thường xuyên phải di chuyển lên nương làm rẫy, khi lại thực hiện các hoạt động diễn tấu cồng chiêng. Vì thế để thuận lợi trong sinh hoạt thường ngày cũng như khi hoạt động biểu diễn nhạc cụ người Ba Na đã sáng tạo nên chiếc túi thổ cẩm chéo vai.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/09/2024
    Hà Giang. Mảnh đất biên giới cực Bắc của Tổ quốc nơi có cột cờ Lũng Cú và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với những dãy núi đá tai mèo, trập trùng. Hà Giang không chỉ nổi tiếng về du lịch thiên nhiên mà còn được du khách biết đến bởi các làng nghề truyền thống mang đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc. Trong 19 dân tộc sinh sống ở Hà Giang thì người Dao có dân số đứng thứ ba chiếm gần 15 %. Đồng bào Dao sinh sống đông nhất tại huyện Hoàng Su Phì. Họ không chỉ có nhiều nét văn hóa đặc sắc mà còn có nhiều nghề truyền thống, trong đó phải kể đến kỹ thuật làm giấy bản còn gọi là giấy dó được trải qua rất nhiều thế hệ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2024
    Cồng chiêng và nhạc cụ quen thuộc với đồng bào các dân tộc miền núi cao nguyên. Tuy nhiên, tùy từng tộc người từng vùng miền cồng chiêng mang trong mình những đặc trưng giá trị khác nhau. Theo các nhà dân tộc học người Thái ở nước ta có 2 nhóm chính gồm Thái Trắng và Thái Đen thuộc nhóm ngôn ngữ tày Thái, Ngữ hệ Thái Ca Đai. Đồng bào Thái cư trú chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa và Nghệ An. Từ đầu những năm 1990, người Thái đã mở rộng địa bàn cư trú ra một số vùng khác, trong đó có các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Về văn hóa tộc, người diễn xướng cồng chiêng trống âm nhạc của người Thái được xem là một trong những đặc trưng nổi bật tạo nên sự khác biệt rõ nét giữa dân tộc Thái với các tộc người trong khu vực.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/09/2024
    Trong văn hóa người Thái tại lễ cưới, nhà trai sẽ làm vía cho đôi vợ chồng trẻ, thậm chí nếu gia đình nhà gái vẫn còn đủ cả ông bà ngoại và bố mẹ cô dâu thì việc làm này cũng được thực hiện. Đây là lễ thức tạo sợi dây đoàn kết gắn bó giúp cho cô dâu mới cảm thấy tự tin như được trở về chính ngôi nhà của mình, cũng như sự gắn kết giữa hai gia đình thông gia. Theo quan niệm của người Thái vía con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống thường ngày. Mỗi người từ khi sinh ra đến lúc mất đi đều trải qua các lần làm vía. Trong lễ cưới điều này cũng không ngoại lệ và trúng được thực hiện đối với cô dâu mới cũng như cho ông bà bố mẹ cô dâu, nhà trai sẽ là người thực hiện nghi thức này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/09/2024
    Với người Thái ở Thanh Hóa, làn điệu “Khắp” gắn liền với nét văn hóa truyền thống và có ý nghĩa to lớn trong đời sống tinh thần của họ, nhất là trong đám cưới nối hát khắp được người Thái thể hiện xuyên suốt từ khi đến xin dâu cho tới khi kết thúc lễ cưới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/09/2024
    Người Hơ Rê là cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở Quảng Ngãi với dân số khoảng hơn 100.000 người. Dân tộc Hơ Rê sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi như Ba Tơ, Nghĩa Hành, Minh Long, Sơn Hà và một phần của huyện Trà Bồng và huyện Sơn Tây. Không chỉ giỏi trồng lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang phụ nữ Hơ Rê còn thạo nghề dệt thổ cẩm. Cuối tháng 9/2019 tại Khu bảo tồn văn hóa làng Teng xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hơ Rê, xã Ba Thành là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/09/2024
    Trong văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc, hình ảnh về ông mối trong lễ cưới khá quen thuộc đó là những người làm cầu nối giữa hai gia đình nhà trai và nhà gái, giữa cô dâu và chú rể. Người Thái có nhiều nhóm như Thái Đen, Thái Trắng, Man Thanh, Tày Mười hay Tày Thanh. Với dân số hơn 1.000.000 người người, phân bố ở nhiều khu vực nhưng tập trung đông nhất lại là vùng Tây Bắc gồm Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Trong văn hóa tộc người đồng bào Thái có nhiều phong tục truyền thống đặc sắc, trong đó cưới hỏi với các nghi lễ độc đáo đã làm nên nét riêng mà nhiều tộc người không có được và vai trò của ông mối trong hôn nhân là một trong số đó.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/09/2024
    Như nhiều dân tộc thiểu số khác, người Thái ở Sơn La tổ chức lễ cúng cơm mới sau khi thu hoạch vụ mùa hoàn tất. Để tỏ lòng biết ơn với tổ tiên với trời đất đã cho đồng bào sự no đủ, bình yên và phát triển, đồng thời gửi lời nguyện ước một mùa vụ năm tới luôn may mắn đủ đầy. Theo phong tục của người Thái ở Sơn La, cúng cơm mới là nghi lễ quan trọng trong năm được đồng bào chuẩn bị chu đáo ngay từ những ngày đầu tiến hành thu hoạch lúa trên nương. Thường vào tháng 10 hằng năm, người Thái sẽ tổ chức cúng cơm mới. Tuy nhiên, lễ cúng này có những nét riêng không giống với nghi thức mừng cơm mới của một số dân tộc khác ở vùng Tây Bắc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/09/2024
    Từ xa xưa sau mỗi một vụ mùa, đồng bào Giẻ Triêng sinh sống tại Kon Tum đều tổ chức lễ rước lúa về kho. Nghi lễ mang hàm ý tạ ơn thần linh đã mang mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và cầu mong một vụ mùa sản xuất mới với những thắng lợi mới. Người Giẻ Triêng có tín ngưỡng vạn vật hữu linh, họ cho rằng cỏ cây vạn vật đều có linh hồn, nhất là cây lúa, hạt lúa bé bỏng cũng có hồn riêng ngự trị. Đây là loại cây lương thực nuôi sống bao đời người Giẻ Triêng cho nên lúa được bà con nâng niu, trân trọng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/09/2024
    Đến với bản làng của người Thái ở tỉnh Sơn La các bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về phụ nữ nơi đây. Với những bộ váy truyền thống, không chỉ vậy nhạc cụ dân tộc của đồng bào thái cũng rất đặc trưng mà độc đáo hơn cả chính là cây đàn “Pí thiu” hay còn gọi là “Pí khúi”. Trong tiếng Thái, pí nghĩa là sáo. Đây là nhạc cụ đặc trưng mang bản sắc âm nhạc của đồng bào Thái Sơn La. Từ lâu với người Thái nơi đây thổi pí trong các dịp lễ Tết hay hội hè đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa không thể thiếu, thậm chí còn là tiếng lòng của các chàng trai cô gái trong những lần làm quen tìm hiểu và hẹn hò rồi nên duyên vợ chồng. Một trong những tiếng pí mang đến nhiều xúc cảm nhất cho tình yêu đôi lứa chính là âm thanh của tiếng pí thiu, trong tiếng Thái pí thiu là tiếng sáo thủy chung kể về câu chuyện tình buồn của chàng trai và cô gái.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/09/2024
    Cột cờ Lũng Cú nằm cách trung tâm Thành phố Hà Giang khoảng 200 km về phía Bắc, được xây dựng trên đỉnh núi Rồng có độ cao khoảng 1470m thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Cột cờ Quốc gia Lũng Cú là biểu tượng thiêng liêng đánh dấu chủ quyền lãnh thổ đất nước ta, thể hiện sự kết nối giữa lịch sử và tinh thần dân tộc, là một điểm đến ý nghĩa cho những ai muốn khám phá cao nguyên đá Đồng Văn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/08/2024
    Phong tục cưới xin của người Thái Trắng ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La là một trong những sự kiện quan trọng trong cuộc đời. Nó thể hiện tinh thần trách nhiệm của cha mẹ họ tộc trước hôn nhân của thế hệ trẻ. Vì thế, trong cưới hỏi họ phải làm đúng theo truyền thống. Từ xưa đến nay, khi trai gái người Thái Trắng đến tuổi trưởng thành họ được tự do tìm hiểu, qua quá trình tìm hiểu nếu thấy cô gái hợp lòng hợp ý thì người con trai sẽ về báo với bố mẹ cho người đến hỏi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/08/2024
    Khi vụ mùa hoàn tất, lúa chín được mang cất về kho thì người Pa Cô ở tỉnh Thừa Thiên Huế là chuẩn bị tổ chức “Lễ hội A Da mừng lúa mới”. Lễ hội được tổ chức hai lần, một lần tại nhà riêng của ông trưởng họ, hai là tại nhà cộng đồng thôn bản. Là một đại hội thường diễn ra vào tháng 12, ý nghĩa của lễ hội A Da là tạ ơn các vị thần linh, Giàng Sông, Giàng Suối, Giàng Núi… đặc biệt là mẹ lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu sống và trưởng thành. Nhờ Giàng Sông, Giàng Suối đã điều hòa khí hậu tốt để đem lại mùa màng bội thu cho bà con được no ấm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/08/2024
    Kon Tum là vùng đất cư trú của 6 dân tộc bản địa sinh sống lâu đời, trong đó có người Giẻ Triêng, bà con tập trung định cư chủ yếu ở hai huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei. Cho đến nay những tập quán mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng vẫn được bà con lưu truyền gìn giữ. Dân tộc Giẻ Triêng có nhiều nhóm địa phương như: Gié, Triêng, Ve. Họ sinh sống trên những sườn đồi thấp, trũng, len lỏi theo các con suối và quần cư thành từng làng. Mỗi làng người Giẻ Triêng lại có vài ba nếp nhà dài quần tụ bên nhau. Họ có nhà sàn dài nhà sàn nhỏ, các ngôi nhà thường được dựng bằng gỗ, mái lợp tranh. Đó là không gian sinh hoạt chung của cả một dòng họ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/08/2024
    Khi đến với bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai có thể bắt gặp hình ảnh về đoàn người trên tay cầm gươm đao bằng gỗ, khuôn mặt được bôi quyết cho than. Đó là lễ hội “quét ma làng” hay còn gọi là lễ hội Ả lệ hỷ bá của dân tộc Phù Lá. Người Phù Lá hiện có hơn 12.000 người sống tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên và Hà Giang. Ngoài tên gọi Phù Lá còn có các tên khác như Xá Phó, Bồ Khô Pạ, Mú Dí Pạ, Phổ, Va Xơ Lao, Pu Dang. Trong kho tàng văn hóa tộc người, dân tộc Phù Lá có nhiều phong tục lễ nghi liên quan đến đời sống cộng đồng như mừng cơm mới, Tết cổ truyền, lễ xuống đồng hay lễ cúng rừng và đặc biệt là lễ quét ma làng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/08/2024
    Giống như cộng đồng dân tộc Nùng ở nhiều nơi khác, người phụ nữ ở xã Xín Mần huyện Xín Mần hiện vẫn giữ được nghề nhuộm vải may trang phục. Đây là một nghề truyền thống có từ rất lâu đời thể hiện nét văn hóa của đồng bào nơi đây. Từ xưa đến nay, người phụ nữ Nùng ở xã Xín Mần vẫn tự thiết kế thêu may trang phục cho mình, trang phục của người Nùng khá giản dị, sách Chàm là chủ đạo. Để có bộ trang phục đẹp thì kỹ năng nhuộm chàm của họ mang yếu tố quyết định…
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/08/2024
    Người Nùng ở nước ta có hơn 1.000.000 người sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc Như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai. Tiếng nói và chữ viết thuộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái,có văn hóa ngôn ngữ khá tương đồng với dân tộc Tày. Nghi thức cúng đầy tháng cho trẻ người Nùng thường làm rất to với sự tham dự đầy đủ của hai bên nội ngoại.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/08/2024
    Khác với người Ba Na, Gia Rai hay Xơ đăng. Người Ê đê, Mơ Nông không có nhà rông thay vào đó họ có những ngôi nhà dài kích thước có khi dài đến cả 100m. Nhà càng dài càng thể hiện cho sự phồn thịnh của gia đình, dòng họ đó, nghĩa là khi con cháu lập gia đình thì ngôi nhà sẽ được nối dài thêm 1 ngăn. Cứ thế qua nhiều thế hệ ngôi nhà ngày một dài như chính cái tên của nó.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/08/2024
    Cứ mùa thu đến khắp các buôn làng vùng Tây Nguyên lại hối hả vào vụ thu hoạch lúa mỳ trên rẫy. Đây cũng là khoảng thời gian các già làng, trưởng buôn, người có uy tín chuẩn bị cho một sự kiện lớn nhất trong năm đó là “lễ hội mừng lúa mới”. Lễ mừng mùa lúa mới của đồng bào Xơ Đăng tại các tỉnh Tây Nguyên diễn ra hằng năm, sau vụ lúa rẫy thu đông cho nên thường tổ chức vào đầu năm mới dương lịch. Do tín ngưỡng tôn trọng thần linh nên buôn làng tổ chức rất cẩn thận theo lệ đã diễn ra hàng trăm năm trước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/08/2024
    Cùng với cưới hỏi, việc tang lễ là việc hệ sự quan trọng trong đời mỗi con người. Với đồng bào Bru Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị, ma chay của họ mang nhiều sự khác biệt, ở đó người mất được phân định cụ thể: hoặc là chết lành, hoặc là chết dữ...
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/08/2024
    Người Tày cư trú ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh Tây Nguyên. Dù sinh sống ở đâu đồng bào cũng có những phong tục tập quán, nghi lễ tín ngưỡng khá tương đồng. Lễ đầy tháng, là lễ mừng đứa trẻ tròn 1 tháng tuổi. Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong vòng đời của một đứa trẻ người Tày. Theo phong tục, ngày đầy tháng của con cháu, gia đình nào cũng phải mời thầy thầy cúng đến làm lễ và đặt tên cho cháu bé.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/07/2024
    Trong lễ tang của người Cao Lan, nghi thức đốt nhà táng, nhà xe được xem là bước cuối cùng để làm chọn hiếu nghĩa, ân tình với người đã khuất. Nghi thức “hóa nhà táng” tiến hành sau thời điểm hạ huyệt đắp mộ xong sẽ đặt nhà táng lên mộ, lúc này cháu con đứng xung quanh mộ nghe thầy cúng làm lễ. Nghi thức hóa nhà táng được thực hiện ở một nơi cách xa khu mộ để khỏi nóng đến vong hồn người chết…
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/07/2024
    Trong văn hóa Á Đông nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, việc ma chay cưới hỏi hay sinh con đẻ cái đều mang ý nghĩa quan trọng trong chu kỳ vòng đời. Trong đó “tang ma” là việc hệ trọng cuối cùng của cuộc đời một con người, thậm chí là quan trọng hơn tất thẩy các lễ nghi thủ tục trước đó, bởi tang ma không chỉ là sự tiễn biệt một người quá cố mà còn dịp để gia đình, người thân và bày tỏ lòng tiếc thương cùng sự biết ơn lần cuối dành cho người đã khuất. Những ngày qua sự gia đi của TBT Nguyễn Phú Trọng là điều mất mát vô cùng to lớn, để lại lòng tiếc thương vô hạn đối với nhân dân cả nước. Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ TBT Nguyễn Phú Trọng, lễ tang TBT Nguyễn Phú Trọng được tổ chức với nghi thức Quốc : Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam hôm nay xin giới thiệu những tập tục trong tang lễ của người Cao Lan ở miền núi vùng cao Đông Bắc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/07/2024
    Là nhà lãnh đạo xuất sắc, đồng thời là một nhà văn hóa, Tổng Bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề mang tính trọng tâm chiến lược, là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tư tưởng chỉ đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng cũng như những định hướng giải pháp thiết thực từ những vấn đề bao quát cho đến các lĩnh vực, các khía cạnh cụ thể của văn hóa đã được TBT tập hợp trong cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Cuốn sách mới được ra mắt hôm 21.6 vừa qua là những tâm huyết của TBT Nguyễn Phú Trọng dành cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam thời đại mới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/07/2024
    Cồng chiêng đối với người B’râu mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, nó vừa là phương tiện kết nối mọi người với nhau, vừa là vật thiêng để đồng bào giao tiếp với thần linh, tổ tiên. Người B’râu có 4 loại chiêng, trong đó Chiêng Tha là phổ biến và quan trọng hơn cả, được coi là cội nguồn - gốc rễ - văn hóa B’râu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/07/2024
    Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có 14 dân tộc sinh sống trong đó người Tày có khoảng 7.000 người sống xen kẽ tại các xã như: Tà Trải, Na Hối, Bảo Nhai, Bản Liền. Người Tày ở Bắc Hà có nhiều nét văn hóa mang nét đặc trưng trong đó phải kể đến “múa xòe”, tiếng Tày gọi là the.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/07/2024
    Người Cơ Ho có lịch sử cư trú lâu đời tại vùng đất Tây Nguyên, họ sống tập trung tại khi vực cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng với dân số hơn 200.000 người. Trong nghi thức vòng đời, hôn nhân là một trong 3 sự kiện quan trọng nhất của đồng bào cùng với sinh đẻ và tang lễ. Người Cơ Ho theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình và sẽ là người chủ động trong hôn nhân. Vì vậy như nhiều dân tộc, nam nữ Cơ Ho tự do tìm hiểu thay vì theo sự sắp đặt của cha mẹ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/07/2024
    Với người Pu béo ở xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, rừng có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh. Mỗi năm họ có hẳn một nghi lễ lớn bày tỏ tấm lòng đối với rừng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/07/2024
    Trong kho tàng dân ca vùng Trường Sơn Tây Nguyên, mỗi tộc người đều có những làn điệu độc đáo làm nên bản sắc riêng. Dân ca đã lan tỏa trong khắp các lĩnh vực của đời sống, trong đó người Ê Đê có một làn điệu riêng cho đám tang để bày tỏ nỗi đau buồn, sự tiếc nuối khi người thân đã mất, đó chính là điệu hát Ayray. Nhưng Ayray với mục đích để người mất sang thế giới bên kia được nhẹ nhàng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/07/2024
    Đồng bào dân tộc Mạ chủ yếu sinh sống ở Lâm Đồng và Đắk Nông. Giống như các tộc người vùng Tây Nguyên và một số nơi khác, trong tất cả các sự kiện trọng đại của buôn làng như “mừng buôn mới, nhà rông mới, tạ ơn thần rừng, mừng lúa mới” đều xuất hiện cây nêu. Ngoài ra trong phạm vi gia đình dòng họ, cây nêu cũng hiện hữu trong lễ “mừng tuổi người già, đặt tên cho em bé, đám tang, đám cưới”. Chính vì thế dù trong phạm vi cộng đồng hay gia đình dòng họ, cây nêu đều giữ vai trò hết sức quan trọng trong quan niệm tín ngưỡng của người Mạ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/07/2024
    Xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang là nơi có đông đồng bào Chăm Islam sinh sống. Họ là cộng đồng người Chăm theo đạo hổi còn lưu giữ khá nhiều nét vă hóa độc đáo trong đời sống vật chất lẫn tinh thần, điển hình là những ngôi nhà Chăm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/07/2024
    Một trong những điệu múa phổ biến nhất của người Mông ở Bắc Hà Simacai nói riêng và người Mông ở các nơi khác nói chung chính là “múa khèn”. Nghệ thuật múa khèn chứa đựng các yếu tố sáng tạo độc đáo được biểu hiện qua tiết tấu đa dạng, biến hóa khi thổi kèn kết hợp với vũ điệu uyển chuyển nhịp nhàng khi múa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/07/2024
    Trong những ngày tháng 7 đến với bản làng của người Tày, Nùng hay người Bố Y ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai du khách sẽ cảm nhận được không khí chuẩn bị cho ngày tết tháng 7 âm lịch hàng năm. Tết tháng 7 hay còn gọi là lễ rằm tháng 7 là dịp ý nghĩa để con cháu tri ân cảm tạ về công lao của tổ tiên cha mẹ, đồng thời cũng là thời điểm để cầu mong gia tiên phù trợ cho gia đình luôn bình an, mạnh khỏe, cho cây trồng vật nuôi phát triển, cho cửa nhà khang trang đủ đầy.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/07/2024
    Một trong những nghề thủ công truyền thống của người Thái là nghề dệt thổ cẩm. Sản phẩm dệt thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Thái thể hiện đặc điểm của cư dân nông nghiệp trồng trọt, biết tìm tòi các nguyên liệu trong tự nhiên để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/06/2024
    Sính lễ trong cưới hỏi luôn là một việc quan trọng để tiến tới hôn nhân. Tuy nhiên, sính lễ của mỗi tộc người đều mang những sắc màu khác nhau. Với người Bố Y ở tỉnh Lào Cai, câu chuyện thách cưới mang nặng sự qua lại, hoàn trả giữa hai nhà thông gia. Theo đó nghi thức “báo sinh” cho bên nhà ngoại khi con dâu sinh cháu đầu lòng là một việc quan trọng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/06/2024
    Nếu du khách đến tỉnh miền núi Lào Cai sẽ bắt gặp nhiều phụ nữ với những bộ trang phục sặc sỡ sắc màu. Đó có thể là người Mông, người Dao hay người Nùng, Pa Dí hoặc là người Bố Y. Tuy nhiên để nhận biết họ là dân tộc nào thì cũng không khó, bởi trang phục mỗi dân tộc đều có sắc màu chủ đạo riêng và họa tiết hoa văn khác biệt. Với người Bố Y ở huyện Mường Khương, tông màu trang phục chính là xanh lơ, xanh nhạt kết hợp cùng chàm đen truyền thống…
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/06/2024
    Như nhiều kiến trúc nhà ở của các tộc người vùng cao phía Bắc, nhà sàn luôn là biểu tượng rất đỗi tự hào của đồng bào Tày. Không đơn thuần chỉ để chú ngụ, nhà sàn còn là nơi diễn ra các sự kiện lễ nghi quan trọng trong đời sống đồng bào. Các nghi lễ được tiến hành như: lễ đặt tên cho con, lễ cưới hay đám tang. Ngoài ra nhà sàn còn thể hiện rõ nét tinh thần đoàn kết, sự yêu thương của những người có cùng huyết thống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/06/2024
    Theo các nhà dân tộc học, nhóm ngôn ngữ Tày Thái là cộng đồng gồm 8 tộc người. Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay và Bố Y với hơn 5 triệu người. Đồng bào cư trú tập trung ở các tỉnh trung du vùng núi phía Bắc và khu vực miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Trong văn hóa tộc người của cư dân Tày Thái. Tết tháng 7 hay còn gọi là Tết Xíp Xí được diễn ra vào ngày 14. Đây là lễ Tết có qui mô lớn thứ 2 trong năm sau Tết Nguyên đán trong tháng giêng. Dịp này đồng bào sắm lễ vật để cúng bái tổ tiên, đồng thời cũng cúng vog hồn những người không không được thờ cúng để không bị quấy rầy và làm hại mùa màng, đặc biệt đây là lễ tết để con cái báo hiếu cha mẹ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/06/2024
    Ở tỉnh Lào Cai, người Mông Hoa hay còn gọi là Mông Lềnh có dân số đông nhất trong cộng đồng dân tộc Mông. Họ sống chủ yếu ở các huyện Bắc Hà, Simacai và Mường Khương. Đây cũng là nhóm Mông có truyền thống văn hóa đậm bản sắc dân tộc, nhất là bộ trang phục của người phụ nữ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/06/2024
    Dân ca luôn giữ vai trò và vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Với người Dao ở Yên Bái, dân ca mà cụ thể là điệu hát “páo dung” được thể hiện một cách đậm nét ngay trong đời sống sinh hoạt thường ngày như lúc lên nương, lên rãy hay khi trồng bông, dệt vải. Ngoài ra “páo dung” còn được diễn xướng trong các lễ nghi tín ngưỡng như: cấp sắc, cưới hỏi hay hội làng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/06/2024
    Trong các hoạt động và sinh hoạt văn hóa của người Tày, “quan làng” là người có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là ở lễ cưới. Sự có mặt của ông quan làng diễn ra ngay từ bước đầu tiên của cuộc hôn nhân, đó là người đại diện chính thức cho nhà trai. Đặc biệt khi đoàn nhà trai đi đón dâu, những câu hát của ông quan làng là điều bắt buộc để đoàn vượt qua những cửa ải do nhà gái thực hiện để rước cô dâu về nhà chồng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/05/2024
    Trong những nghi lễ vòng đời của người Pu béo ở xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, lễ “tang ma” có nhiều nét độc đáo. Theo nếp sống hiện đại những nghi thức rườm rà đã bị lược bỏ, bà con vẫn giữ cho mình những nét đẹp truyền thống của cha ông.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/05/2024
    Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum sinh sống dựa vào núi rừng và canh tác nương rẫy. Từ đó họ có một nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng với các sản phẩm từ nông lâm nghiệp với món ăn truyền thống như cơm gạo, rượu ghè luôn xuất hiện trong đời sống thường ngày. Đồng bào các dân tộc nơi đây không ngừng tìm tòi và sáng tạo nên nhiều đồ ăn thức uống độc đáo. Qua đó phụ vụ nhiều hơn nữa những dịp ngày vui, lễ Tết đặc biệt là trong các lễ hội của cộng đồng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/05/2024
    Khi đến với đồng bào Bố Y ở Lào Cai các bạn sẽ ngạc nhiên bởi các ca từ mà các chàng trai, cô gái ở đây cất lên trong những buổi sinh hoạt cộng đồng hay vào các ngày lễ Tết. Đây là một loại hình hát dân ca đã có từ lâu đời của người Bố Y ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/05/2024
    Dân tộc Pu péo ở Hà Giang tập trung đông nhất ở thôn Chúng Chải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với 39 hộ và hơn 200 nhân khẩu. Là dân tộc rất ít người sinh sống ở xã vùng cao biên giới, đến nay người Pu péo nơi cao nguyên đá vẫn giữ cho mình những phong tục đẹp làm nên bản sắc văn hóa tộc người, trong đó có phong tục về hôn nhân.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/05/2024
    Từ lâu đời người Mông ở huyện Simacai, tỉnh Lào Cai vốn sinh sống trong những ngôi nhà trình tường bằng đất. Trong xu thế phát triển hiện nay, nhiều gia đình có điều kiện không còn ở trong những ngôi nhà trình tường nữa, nhưng vẫn còn một số hộ sống trong những ngôi nhà này. Đến với vùng đất Simacai mỗi chúng ta không chỉ bởi lôi cuốn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ, quyễn rũ mà còn ấn tượng với những kiến trúc độc đáo của ngôi nhà trình tường bằng đất. Những ngôi nhà này không chỉ góp phần làm đẹp cho bản làng mà còn thể hiện rõ kỹ thuật làm nhà của đồng bào để thích nghi với địa hình và khí hậu vùng cao.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/05/2024
    Người Dao ở Thanh Hóa hiện có 2 nhóm đó là người Dao Quần Chẹt và người Dao đỏ. Trong đó người Dao Quần Chẹt sống tập trung ở các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc còn người Dao đỏ sống chủ yếu ở vùng biên giới Mường Lát. Người Dao Quần Chẹt ở huyện Cẩm Thủy còn bảo lưu nhiều nét văn hóa độc đáo, một trong số đó phải kể đến “Lễ cấp sắc”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/05/2024
    Lễ hội cầu mùa của người Dao được diễn ra thường niên một năm hai lần vào tháng Giêng và tháng 7 âm lịch. Đặc biệt cứ theo thông lệ 3 năm thì lễ cầu mùa sẽ được tổ chức với qui mô lớn hơn cả. Trong lễ này sẽ có thêm các hoạt động ca múa hát, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao…
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/05/2024
    Trong những nghi lễ vòng đời của người Ê đê ở tỉnh Đắk Lắk, đám cưới là một nghi lễ quan trọng, nó đánh dấu sự trưởng thành của một con người. Để tiến tới đám cưới đôi trẻ cùng họ hàng hai bên phải trải qua nhiều bước. Cũng giống như nhiều dân tộc khác, hôn nhân của con trai con gái Ê đê xưa do cha mẹ quyết định. Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng, sự phù hợp quí mến của bố mẹ đôi bên sẽ quyết định họ là con. Tuy nhiên có một điều khác biệt, người Ê đê theo chế độ mẫu hệ nên nhà gái sẽ đi hỏi chồng cho con.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/05/2024
    Sau khi lập bàn thờ hương hỏa tổ tiên hay còn gọi là nhà tổ, nhà cái, người Dao trước đây phải trải qua hàng chục nghi lễ theo từng họ tộc như: lễ cấp sắc, lễ đám chay rồi mới được tổ chức lễ tết nhảy. Tết Nhảy của người Dao là một hoạt động văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao. Theo tục lệ, Tết nhảy chỉ tổ chức tại không gian "nhà cái" (nhà có ban thờ tổ) và cũng được coi như Tết chung của cả vùng thể hiện lòng thành kính, biết ơn, tri ân công đức của tổ tiên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/05/2024
    Người Mông chủ yếu sinh sống ở vùng đồi núi cao, địa hình đồi núi dốc hiểm trở. Để thích ứng với môi trường sống và đinh cư lâu dài họ đã cải tạo biến những sườn núi dốc thành những thửa ruộng bậc thang màu mỡ. Từ lâu người Mông ở huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái được coi là những kiến trúc sư nổi tiếng trong việc khai phá canh tác trên những thửa ruộng có độ dốc lớn. Những thửa ruộng tầng tầng lớp lớp vắt ngang giữa lưng chừng núi, dưới chân đồi được tạo ra từ bàn tay khối óc của biết bao thế hệ thực sự là một công trình lao động sáng tạo.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/05/2024
    Trong lễ cấp sắc của người Dao các bài múa là một phần nội dung không thể thiếu do thầy cúng thực hiện. Ỏ đó điệu múa luôn là sự đan xen hòa quyện giữa các yếu tố lao động và tôn giáo với nhau, thể hiện sự giao hòa ở 2 thế giới âm – dương trong văn hóa người Dao. Múa trong nghi thức cấp sắc là phương tiện để con người giao tiếp với thần linh, thể hiện ước mơ khát vọng của mình với thánh thần. Qua đó cầu mong thần linh luôn che chở phù hộ cho cả gia đình và cộng đồng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/05/2024
    Khác với nhiều dân tộc thiểu số ở Tây Bắc thì người Dao ở Yên Bái, đàn ông chỉ được coi là trưởng thành khi họ đã trải qua nghi thức cấp sắc và chính thức trở thành con cháu của bản vương, là vị thủy tổ của dân tộc Dao.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/04/2024
    Người Thu Lao là một nhóm của dân tộc Tày và thường được gọi theo tên khác là Tày đen. Với dân số khoảng 1.400 người, họ cư trú chủ yếu ở 2 huyện Mường Khương và Simacai của tỉnh Lào Cai. Dù có dân số ít nhưng người Thu Lao vẫn có phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hóa, ngành nghề truyền thống mang đậm bản sắc tộc người. Từ bao đời nay nghề trồng bông dệt vải luôn gắn bó với phụ nữ Thu Lao ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn. Những bộ quần áo được dệt từ sợi bông cộng cách may, công thức nhuộm màu đã tạo nên một sắc màu rất riêng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/04/2024
    Trong lễ cưới người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang, khi đoàn nhà trai đến đón dâu thay vì đi về trong ngày họ lại ở tại nhà gái 1 đêm và đây cũng là thời điểm nam thanh nữ tú và hai bên gia đình giao lưu hát đối cùng nhau.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/04/2024
    Đầu năm 2023 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ghi danh tập quán xã hội và tín ngưỡng. Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở thị xã Tân Châu và huyện An Phú, tỉnh An Giang là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang có thể chia làm 3 giai đoạn. Nghi lễ trong giai đoạn sinh, giai đoạn trưởng thành và trong giai đoạn tử.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/04/2024
    Trung tuần tháng 4 hàng năm khắp các phum, sóc vùng đồng bào Khmer Nam Bộ lại rộn rã đón chào Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay. Đây là lễ hội mừng đón năm mới của người Khmer với ước vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/04/2024
    Sau khi trẻ sơ sinh được đặt tên, trong vòng 1 đến 3 tháng tuổi, gia đình các tộc người vùng Tây Nguyên sẽ tổ chức nghi lễ thổi tai cho trẻ. Đây là nghi thức nhằm gửi gắm những mong muốn ước nguyện đến thần linh, tổ tiên để họ tiếp tục che chở và dạy bảo con trẻ khôn lớn và phát triển.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/04/2024
    Người Cống ở Lai Châu tập trung nhiều nhất ở hai xã Nậm Khao, Can Hồ huyện Mường Tè và xã Nậm Chà huyện Nậm Nhùn. Tại Nậm Khao người Cống chiếm hơn 60% dân số với gần 270 hộ gần 1000 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu ở 2 bản Lăng Phiếu và Xám Láng. Cuộc sống của người Cống khi xưa dựa vào kinh tế nương rẫy, phát đốt rừng, chọc lỗ, tra hạt giống. Từ khi lên bản tái định cư, ở nơi mới bà con được học chăn nuôi, trồng trọt sử dụng trâu bò làm sức kéo, cuộc sống có nhiều đổi thay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/04/2024
    Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm đa số. Từ xưa đến nay trải qua bao thăng trầm dựng bản, lập mường, họ đã xây dựng và gìn giữ cho dân tộc mình một nền văn hóa phong phú độc đáo mang đậm bản sắc riêng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/04/2024
    Dân vũ là loại hình diễn xướng dân gian được hình thành trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc thiểu số. Tại tỉnh Điện Biên, người Cống vẫn giữ trong mình những nét văn hóa đặc sắc trong đó nổi bật là những điệu múa gắn liền với đời sống sinh hoạt thường ngày.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/04/2024
    Nếu ai có dịp đến “Làng văn hóa du lịch cộng đồng” ở thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang sẽ đượ tận mắt ngắm nhìn các cô gái trong bộ trang phục truyền thống lung linh, rực rỡ sắc màu, ở đó sắc đỏ là chủ đạo. Nhìn từ xa những bộ trang phục của phụ nữ Pà Thẻn trông tựa như những chú chim lửa giữa đất trời.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/03/2024
    Khua luống (hay còn gọi là quánh lóng) là một loại hình diễn xướng dân gian của đồng bào người Thái ở tỉnh Thanh Hóa. Khua luống xuất phát từ cuộc sống lao động của người dân nơi đây, với người phụ nữ dân tộc Thái, giã gạo là việc làm thường xuyên, quen thuộc hàng ngày, trong khi giã gạo, họ thường khua thêm vài nhịp chày vào thành luống hay gõ các chày với nhau, tạo nên những âm thanh vui tai, xua tan mọi phiền muộn, lo âu ....
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/03/2024
    Từ khi sinh ra cho đến lúc mất đi chúng ta đều trải qua những nghi lễ vòng đời. Tùy vào phong tục tập quán các nghi thức vòng đời của mỗi tộc người được thể hiện theo cách thức khác nhau. Với đồng bào Ba Na ở Tây Nguyên, những đứa trẻ khi sinh ra được cha mẹ tiến hành nghi thức “đặt tên” theo truyền thống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/03/2024
    Đối với dân tộc Giáy ở Lào Cai, truyện trăm năm của con cái được gia đình hết sức quan tâm. Trước đây khi các chàng trai cô gái đến độ tuổi cập kê thì chủ động tìm hiểu nhau bằng những câu hát giao duyên. Qua những lần hát như thế, họ gửi gắm ước vọng cho nhau và sau đó nếu tâm đầu ý hợp sẽ nên duyên vợ chồng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/03/2024
    Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích hơn 2.350 km2 và độ cao trung bình từ 1.400 – 1.600m trải rộng trên 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Hiện khu vực cao nguyên đá Đồng Văn là nơi sinh sống của hơn 250.000 người thuộc 17 dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, La Chí, Pu Péo, Lô Lô, Kinh, Hoa. Do địa hình bị cắt xẻ mạnh, nhiều núi đá nhọn xô đẩy nhau tạo ra những khe đá, hốc đá, thiếu đất để canh tác trồng trọt. Khí hậu lạnh, ít mưa, ít sông suối nên thiếu nước sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt cho sản xuất nông nghiệp. Không chịu khuất phục với thiên nhiên, với ý chí sống quật cường từ lâu đồng bào các dân tộc thiểu số nơi vùng cao nguyên đá đã thích nghi với điều kiện sống và sáng tạo ra một phương thức canh tác nông nghiệp là thổ canh hốc đá.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/03/2024
    Người Giáy sinh sống chủ yếu ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta. Ở tỉnh Lào Cai đồng bào sống tập trung tại các huyện Bát Xát, Mường Khương, thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai. Họ thường sống thành từng bản làng nơi có địa hình tương đối bằng phẳng dọc dòng sông, con suối để thuận tiện cho việc canh tác lúa nước cũng như chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao, thả cá. Là dân tộc có truyền thống văn hóa giàu bản sắc, nếp nhà của họ luôn mang nét đặc trưng, kiến trúc riêng biệt độc đáo và phù hợp với phong tục tập quán.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/03/2024
    Lễ cầu mưa của người S’tiêng được tổ chức vào thời điểm bắt đầu một vụ mùa mới, thường diễn ra vào tháng 3 hàng năm với mong muốn về một năm mưa thuận gió hòa, cây trái nở hoa, mùa màng tốt tươi, con người khỏe mạnh, vật nuôi phát triển…
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/03/2024
    Theo phong tục, lễ trả của của người S’Tiêng được thực hiện tại nhà trai. Tùy theo điều kiện của gia đình, họ sẽ tiến hành trả của một lần, sau đó rước cô dâu về hoặc trả làm nhiều lần khác nhau với những gia đình neo người, chỉ có một người con trai duy nhất. Của phải trả gồm: tố, ché, xà lung, tấm đắp, các loại thực phẩm như trâu, bò, heo, gà. Ngoài ra, nhà trai cũng phải chuẩn bị một thực phẩm nhất định như thịt, rượu cần để tiếp đãi họ hàng nhà gái và khách khứa đến nhận hoặc tham gia chứng kiến lễ này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/03/2024
    Lễ cưới của người S’tiêng ở khu vực Đông Nam Bộ có nhiều nét tương đồng với các dân tộc trong vùng. Tuy nhiên, điểm khác biệt dễ nhận biết nhất chính là sính lễ. Cùng với các loại vật như là tố, ché thì cây “phong lao” biểu tượng sức mạnh của họ là lễ vật không thể thiếu trong nghi lễ cưới hỏi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/03/2024
    Giống như người Mông ở nhiều nơi khác, người Mông ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có nhiều loại nhạc cụ trong đó phải kể đến “khèn, sáo, nhị”. Đây là những loại nhạc cụ được sử dụng rộng rãi trong đời sống văn hóa tâm linh và tinh thần, cũng như để cho các chàng trai đi tỏ tình cùng các cô gái. Từ bao đời nay cây khèn gắn liền với đời sống của đồng bào Mông ở Suối Giàng. Dù đi đâu, ở đâu đồng bào cũng đem theo chiếc khèn bên mình. Trong ngôi nhà, đồng bào luôn treo chiếc khèn ở chỗ trang trọng nhất. Nghề chế tác khèn vì thế cũng trở thành nghề truyền thống quan trọng được người Mông nơi đây gìn giữ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/03/2024
    Theo quan niệm của các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, ché không đơn thuần chỉ là hiện vật, sản vật hay lễ vật trong các nghi thức cúng tế của đồng bào mà còn mang tính linh thiêng đại diện cho gia đình dòng tộc và buôn làng, nhất là trong dịp đại sự như: “Mừng lúa mới, lên nhà rông hay lập làng ăn trâu”. Vì vậy ngay từ ban đầu khi có ché mới hoặc có sự thay đổi liên quan đến ché đồng bào Tây Nguyên luôn làm lễ cúng báo thần linh, tổ tiên nơi họ sinh sống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/03/2024
    Cộng đồng dân tộc Thái ở nước ta có nhiều nhóm khác nhau và sinh sống tại nhiều tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và một số tỉnh khu vực Tây Nguyên. Dù sinh sống ở đâu hay nhóm Thái nào thì họ đều có nét khá tương đồng về trang phục tập quán và tín ngưỡng thờ cúng. Trước kia đa số nam nữ thanh niên dân tộc Thái ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa tầm 15 -16 tuổi đã lấy nhau. Ngày nay, ngoài việc thực hiện kết hôn theo độ tuổi qui định của luật pháp thì chủ yếu họ kết hôn từ 20 đến 24 tuổi. Nam nữ thanh niên đã không còn bị ép buộc phải lấy chồng hay lấy vợ theo ý muốn của cha mẹ và để cho con cái tự do tìm hiểu…
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/03/2024
    Với các tộc người vùng Tây Nguyên, chiêng, ché được coi là tài sản quí giá nhất. Vì thế đồng bào luôn cất giữ trong nhà để làm của cải, càng nhiều càng tốt. Gia đình, dòng tộc nào có nhiều chiêng, ché thì càng chứng tỏ được sự giàu có và quyền uy của mình. Thậm chí có gia đình có hàng trăm chiếc ché, trong đó có nhiều ché quí. Có thể nói chiêng, ché là những hiện vật tạo nên sự tôn trọng và giàu có cho mỗi gia đình ở Tây Nguyên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/02/2024
    Người Mông chủ yếu sinh sống ở vùng đồi núi cao, địa hình đồi núi dốc hiểm trở. Để thích ứng với môi trường sống và định cư lâu dài họ đã cải tạo biến những sườn núi dốc thành những thửa ruộng bậc thang màu mỡ. Từ lâu người Mông ở huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái được coi là những kiến trúc sư nổi tiếng trong việc khai phá canh tác trên những thửa ruộng có độ dốc lớn. Những thửa ruộng tầng tầng lớp lớp vắt ngang giữa lưng chừng núi, dưới chân đồi được tạo ra từ bàn tay khối óc của biết bao thế hệ thực sự là một công trình lao động sáng tạo.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/02/2024
    Cứ độ tháng riêng hàng năm với hi vọng không ốm đau bệnh tật mong được may mắn bình an và tài lộc về nhà. Nhiều gia đình ở nước ta làm lễ giải hạn cầu an đầu năm. Ý nghĩa và quan niệm giải hạn ngày đầu năm thường giống nhau. Tuy nhiên, tùy vào văn hóa từng tộc người cách thức tổ chức có những khác biệt nhất định, ví như người Tày trong lễ giải hạn đầu năm làn điệu hát then bao giờ cũng được ngân vang với mục đích răn dạy con cháu sống biết trước biết sau giúp đời, giúp người.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/02/2024
    Những ngày này không khí đón xuân vẫn còn vương vấn trên các bản làng miền núi, trong đó các hoạt động văn hóa giải trí nhất là các trò chơi dân gian vẫn thu hút đông đảo bà con tham gia. Với đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại các tỉnh miền núi phía Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với sở thích của nhiều lứa tuổi. Mỗi trò chơi có một quy luật riêng mang sắc thái khác nhau, vừa rèn luyện thể lực, sự nhanh nhẹn khéo léo, vừa phát huy tinh thần đoàn kết, là chất keo gắn kết cộng đồng. Ngoài ra, một số trò chơi còn được xem là minh chứng cho hạnh phúc tình yêu đôi lứa, gửi gắm bao ước vọng cho mùa xuân mới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/02/2024
    Nói đến âm nhạc Tây Nguyên không thể không nhắc tới kho tàng nhạc cụ phong phú với nhiều loại nhóm và chất liệu khác nhau. Hầu hết các nhạc cụ đều sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên. Với người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum, đồng bào có nhiều loại nhạc cụ độc đáo như: đàn Tơ rưng, K’rông Pút, đàn nước, sáo, trống hay ống gõ các loại. Tất cả đều được làm từ nhiều loại cây trong rừng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/02/2024
    Trong kho tàng văn hóa dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên nói chung cũng như ở tỉnh Kon Tum nói riêng. Tiếng chiêng, điệu múa xoang đã trở thành huyền thoại gắn liền với những sinh hoạt cộng đồng của bà con nơi đây. Mỗi khi tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên là ở đó có điệu múa xoang mượt mà uyển chuyển của các chàng trai, cô gái làm mê đắm lòng người.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/02/2024
    Trong nghi lễ vòng đời của người Hoa ở An Giang, lễ mừng thọ được bà con vô cùng coi trọng. Đây có thể coi là nghi lễ lớn trong gia đình, dòng họ mỗi người Hoa nơi này. An Giang là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Khơ Me, Chăm, Hoa. Sinh sống đan xen gần gũi nên văn hóa của các dân tộc có điều kiện giao thoa, hội nhập và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có ý thức tự tôn, bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa riêng có của dân tộc mình để tỏa sáng trong cộng đồng các dân tộc anh em. Với người Hoa ở An Giang, đến nay họ vẫn bảo lưu nhiều nét đẹp của mình như Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Trung Thu, Lễ thanh minh vào tháng 3 âm lịch, Lễ vu lan báo hiếu vào tháng 7 âm lịch... Ngoài những nghi lễ này họ còn có một lễ lớn là “Mừng thọ” trong các gia đình, dòng họ làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người Hoa ở An Giang.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/02/2024
    Tại An Giang, người Hoa tập trung chủ yếu tại thành phố Châu Đốc, thành phố Long Xuyên, thị xã Tân Châu, thuộc nhóm ngôn ngữ Hán Tạng. Đồng bào người Hoa nơi đây còn bảo lưu nhiều nét văn hóa độc đáo làm phong phú kho tàng văn hóa của cộng đồng dân tộc anh em cùng sinh sống trên vùng đất Tây Nam Bộ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/01/2024
    Trải qua quá trình lịch sử lâu dài xây dựng bản làng người Thái ở bản Bút đã tạo ra một nơi cư trú ổn định. Điều đặc biệt khi đến đây chúng ta sẽ thấy những ngôi nhà sàn lợp mái cọ có tuổi đời hàng chục năm hòa trong thiên nhiên núi đồi chứa đựng nhiều bản sắc văn hóa của họ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/01/2024
    Đối với người Thái ở các huyện Quan Hóa, Mường Lát của tỉnh Thanh Hóa, tết Nguyên Đán là Tết lớn nhất trong năm. Người Thái ở đây cũng có những phong tục tập quán đón Tết mang màu sắc độc đáo và rất riêng so với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Tây Bắc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/01/2024
    Hàng năm vào tháng 3 âm lịch đồng bào Lô Lô tại tỉnh Cao Bằng lại tất bật chuẩn bị các lễ vật rượu, thịt cùng bánh trái các loại để tiến hành “Lễ hội cầu mưa”. Địa điểm tổ chức ngày lễ được thực hiện ở khu rừng cấm hoặc là nơi đầu bản làng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/01/2024
    Vùng đất dưới chân núi Ngọc Linh trong lưu vực sông Tranh, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam là không gian sinh tồn của đồng bào dân tộc Ca Dong bao đời nay. Họ có một di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, độc đáo, trong đó phải kể đến Tết máng nước. Tết máng nước là lễ hội quan trọng bậc nhất của đồng bào dân tộc Ca Dong. Khi nguồn nước đưa về giữa làng, các hộ dân sẽ lấy về để sinh hoạt, ăn uống. Đây là nguồn nước chung của cả làng và sẽ được duy trì dòng chảy quanh năm...
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/01/2024
    Lễ cưới của người Pà Thẻn được chuẩn bị với các bước khá công phu từ khi hỏi cho đến dạm ngõ, ăn hỏi, rồi đến đám cưới chính thức. Trong ngày lễ khi đi đón dâu, đoàn nhà trai gồm ông quan làng đi đầu, tiếp sau quan làng là phó quan làng rồi đến trưởng đoàn nhà trai, chú rể, hai phù rể và các thành viên trong đoàn đi đón dâu…
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/01/2024
    Người Pà Thẻn là một trong 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người ở nước ta. Họ cư trú tập trung tại 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Trong văn hóa tộc người, đến nay đồng bào Pà Thẻn vẫn còn gìn giữ được nhiều phong tục tập quán cùng nhiều lễ hội đặc sắc như nghề dệt thổ cẩm, lễ hội nhảy lửa, lễ cấp sắc và đặc biệt là các nghi lễ trong ngày cưới. Lễ cưới truyền thống của người Pà Thẻn sẽ trải qua nhiều bước khác nhau từ xem mặt, dạm ngõ, ăn hỏi cho đến lễ cưới chính thức cũng như nghi thức lại mặt sau ngày cưới. Mỗi nghi lễ đều ẩn chứa trong đó những nét văn hóa độc đáo riêng biệt.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/01/2024
    Lễ hội Pồn Pôông có từ xa xưa của đồng bào Mường ở Thanh Hóa mỗi dịp tết đến xuân về. Lễ hội mang đậm tín ngưỡng dân gian và là sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người Mường xứ Thanh. Lễ hội Pồn Pôông được bà con người Mường ở Thanh Hóa gọi là lễ thưởng hoa, chơi hoa hay lễ hội cây bông. Dịp đầu xuân năm mới, tháng giêng hay rằm tháng 3, rằm tháng 7 bà con người Mường nơi đây sẽ tổ chức lễ hội thưởng hoa…
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/01/2024
    Theo phong tục của người Giẻ Triêng, đinh tút là loại nhạc khí chỉ dành cho nam giới. Đây được xem là nhạc cụ bộ hơi gồm sáu ống nứa có kích thước dài ngắn, lớn nhỏ khác nhau. Ống dài cho âm trầm, ống ngắn tạo âm bổng và được 6 người cùng thổi. Trong tiếng Rẻ Triêng: “đinh” có nghĩa là ống nứa; “tút” có nghĩa là âm thanh hoặc giai điệu. Đinh tút là nhạc khí gồm 6 ống nứa, ống dài nhất khoảng 90 cm và ống ngắn nhấn khoảng 60 cm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/01/2024
    Tục dựng nêu ngày tết mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc gắn với đời sống sinh hoạt đời thường của người Mường xứ Thanh. Theo truyền thuyết, cây nêu là “chỉ dấu” giữ đất của người Mường trước các loài quỷ ác. Ngày nay, khi dựng cây nêu, người Mường cũng gửi gắm trong đó niềm tin xua đuổi tà ma, khí độc. Nhưng cũng chính cây nêu là chỉ dấu để “ma” nhà mình - tổ tiên, ông bà biết đường để về ăn tết, vui xuân cùng con cháu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/01/2024
    Khác với nhiều tộc người, vào hôm sau ngày cưới, cô dâu - chú rể người Xơ đăng sẽ không lên nương rẫy mà cùng nhau ra suối để bắt cá, tôm trong sự chứng kiến của họ hàng, xóm làng. Ngoài ra, thay vì ra ở riêng, hai vợ chồng sẽ cùng nhau cư trú luân phiên bên nhà bố mẹ hai bên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/01/2024
    Người Lự là một trong số những dân tộc ít người ở nước ta với số dân hơn 6.700 người theo Tổng điều tra dân số năm 2019. Người Lự sinh sống tập trung tại các huyện Sìn Hồ, Tam Đường và Tân Uyên thuộc tỉnh Lai Châu. Sống xen kẽ cùng các dân tộc khác nhưng bản sắc văn hóa của người Lự vẫn được lưu giữ bảo tồn với những nét rất riêng. Từ bao đời nay, người Lự rất coi trọng nghề dệt và lấy đó làm thước đo tiêu chuẩn đánh giá sự khéo léo của người phụ nữ. Được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, sản phẩm thổ cẩm hay những bộ trang phục đều trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì, khéo léo như; trồng bông, bật bông, tách hạt, xe sợi, dệt vải, nhuộm chàm…
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/01/2024
    Bước sang những ngày đầu năm mới, năm 2024 đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên lại tất bật chuẩn bị đón chào năm mới thông qua các lễ nghi, hội làng. Dịp này nhà cửa gia đình nào cũng được sửa soạn, nhạc cụ được lau dọn để mừng đón những điều tốt đẹp. Những ngày đầu năm cũng là khoảng thời gian mà mọi việc của các gia đình tạm gác lại, trai gái cùng hò hẹn bên bờ suối hay dưới mái nhà rông. Để thực hiện được điều đó, một trong những phương tiện không thể thiếu mà người Gia Rai vẫn luôn sử dụng chính là cây đàn Goong hay Ting Ning theo cách gọi của người Ba Na.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/12/2023
    Trong các lễ nghi nông nghiệp trước khi tổ chức bất kỳ lễ hội nào của cộng đồng người Cơ Ho bao giờ cũng làm nghi thức cúng chiêng, xin phép Giàng cho hạ chiêng để vui hội. Lễ vật thường có cá khô, muối, gạo, xôi nếp, thịt gà và trái cây. Vào giờ tốt đã chọn, mở đầu nghi lễ trước mâm lễ vật già làng thành kính khấn Giàng để xin thần linh cho buôn làng tổ chức lễ hội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/12/2023
    Người Cơ Ho có lịch sử cư trú lâu đời tại vùng đất Tây Nguyên, họ sống tập trung tại khu vực cao nguyên Di Ninh, tỉnh Lâm Đồng với dân số hơn 200 nghìn người . Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ Me, ngữ hệ Nam Á . Trong văn hóa tộc người, đồng bào Cơ Ho sở hữu một kho tàng nhạc khí vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều loại, nhiều nhóm và được chế tác bằng các chất liệu khác nhau. Tuy nhiên đặc biệt nhất vẫn là cồng chiêng, với người Cơ Ho chiêng là nhạc khí tự thân vang, mỗi một chiếc là một cao độ, chất liệu tạo nên loại nhạc cụ này chủ yếu là đồng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/12/2023
    Với tín ngưỡng vạn vật hữu linh, người Mường ở Thanh Hóa quan niệm đất, núi, sông, rừng đều có thần linh cai quản. Từ đó, hình thành những nghi lễ thờ cúng, những phong tục tập quán hết sức sống động. Người Mường ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa cũng có quan niệm: đất có thổ công, sông có hà bá. Với họ thổ công hay còn gọi là thần đất là vị thần có trách nhiệm cai quản đất đai, bảo vệ sự bình an cho con người nơi họ cư trú.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/12/2023
    Dân tộc Cờ Lao ở Việt Nam chủ yếu tập trung sinh sống ở các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Bắc Quang của tỉnh Hà Giang. Người Cờ Lao còn được gọi bằng các tên khác như Tứ Đư, Ho Ki, Voa Đề và chia thành các nhóm địa phương là Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Đỏ với dân số hơn 4000 người – theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019. Sinh sống rải rác ở huyện vùng Cao, tỉnh Hà Giang, cộng đồng Cờ Lao vốn có giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Những nét văn hóa đó được thể hiện qua hôn nhân, cưới hỏi, trang phục truyền thống, dân ca được các thế hệ gìn giữ và lưu truyền đã tạo nên điểm nhấn riêng biệt trong sắc màu văn hóa của đồng bào.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/12/2023
    Dân tộc Nùng có nhiều nhóm với tên gọi khác nhau như: Nùng An, Nùng Phàn Slình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Dín. Ở tỉnh Hà Giang họ sống tập trung tại 2 huyện Sín Mần, Hoàng Su Phì. Trong đó, dân tộc Nùng Dín có phong tục tập quán, tín ngưỡng và nhiều nét văn hóa riêng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/12/2023
    Hàng năm cứ vào cuối tháng 11 âm lịch, người Cống ở tỉnh Điện Biên lại tổ chức tết Hoa. Theo quan niệm của đồng bào vụ mùa thu hoạch xong là kết thúc một năm cũ, cho nên phải đón Tết năm mới. Tết Hoa của dân tộc Cống là một nét văn hóa độc đáo, khẳng định quá trình hình thành, tồn tại và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có tục thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng đa thần. Tết Hoa cũng gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng mang đậm triết lý nhân sinh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/12/2023
    Cứ độ tháng 11, tháng 12 dương lịch hàng năm đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên lại tiến hành các nghi lễ để tạ ơn thần linh mong cầu sự may mắn bình yên cho buôn làng, cho các gia đình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/12/2023
    Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam người Cống là một dân tộc có dân số dưới 10.000 người. Đồng bào sinh sống ở hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên với dân số hơn 2.700 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 đồng bào dân tộc Cống có nền văn hóa khá phong phú và nhiều phong tục tập quán lễ tết vẫn còn hiện hữu trong đời sống hàng ngày, trong đó phải kể đến: tết Ngô, tết Hoa mào gà và dân ca dân vũ. Với người Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, tết Ngô là ngày tết cổ truyền được tổ chức vào ngày 01/6 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để bà con trình báo với tổ tiên về những việc đã làm được trong năm, cảm ơn với mọi người đã phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, chăn nuôi sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tươi tốt, thóc, ngô đầy nhà.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/11/2023
    Trong đời sống tinh thần, người Pà Thẻn luôn quan niệm xung quanh họ có các vị thần che chở, đùm bọc, giúp đỡ họ vượt qua nguy hiểm, hoạn nạn để tồn tại và mưu sinh. Đối với người Pà Thẻn, vị thần tối cao là thần lửa và ngọn lửa mang lại biểu tượng may mắn cho họ. Do vậy, hàng năm, ngay sau khi thu hoạch, đồng bào thường tổ chức “Lễ hội nhảy lửa”…
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/11/2023
    Ở nước ta người Cống sinh sống tập chung chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên. Họ thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng Miến, là một trong 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người. Nhưng đồng bào Cống nơi đây có đời sống văn hóa phong phú với nhiều nét đẹp truyền thống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/11/2023
    Sau khi các lễ vật cùng một số vật phẩm, vật dụng quan trọng cho ngày lễ đã hoàn tất. Già làng cắt cử một người lên rẫy mang về những hạt lúa chín vàng, săn chắc để tổ chức lễ mở kho lúa của buôn làng vào ngày hôm sau. Theo phong tục trước ngày chính lễ mở kho lúa, đại diện của buôn làng thường là người phụ nữ có uy tín trong cộng đồng sẽ có nhiệm vụ lên rẫy mang một chút lúa chín để trong kho lúa. Hình ảnh này tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển với những điều tươi mới trong năm tiếp theo của gia đình và buôn làng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/11/2023
    Đối với người B’râu mở kho lúa là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm. Đây không chỉ là dịp mừng vui cho mùa vụ tốt tươi, chuẩn bị thu hoạch để cất lúa vào kho mà còn cầu xin thần linh ban cho đồng bào một cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, chim sóc không phá hoại lúa ngô của buôn làng. Đồng thời cũng thể hiện khát vọng vươn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên của người B’râu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/11/2023
    Pà Thẻn là một trong 14 dân tộc có dân số dưới 10.000 người ở nước ta, cư trú tập trung ở một số xã của 2 huyện Bắc Quang, Quang Bình của tỉnh Hà Giang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Pà Thẻn có gần 8.250 người. Tuy là một dân tộc có dân số ít nhưng người Pà Thẻn lại có kho tàng văn hóa phong phú, thể hiện qua những câu chuyện cổ tích, các làn điệu dân ca, hát ru, các điệu nhảy múa, các loại nhạc cụ và nhất là bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/11/2023
    Người Mông Trắng ở bản Phà Xắc, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho đến nay vẫn còn giữ nhiều phong tục đẹp trong hôn nhân và may thêu trang phục…
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/11/2023
    Để mong cầu sự bình yên, no đủ, tránh những tai ương, hỏa hoạn trong một năm, người Bố Y tại tỉnh Lào Cai tổ chức lễ quét ma hỏa hay đồng bào còn gọi là “Nhé khố sinh”. Lễ quét ma hỏa mang sắc màu của tín ngưỡng dân gian cổ xưa diễn ra ở hầu hết các bản làng nơi người Bố Y sinh sống. Lễ mang yếu tố tâm linh huyền bí, được chuyển tải thông qua hoạt động trình diễn hàng loạt các mảng trò hấp dẫn, hàm chứa những yếu tố nghệ thuật dân gian tổng hợp.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/11/2023
    Người Mường cũng như cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục phong phú, phong tục tập quán cho một chu kỳ đời người. Từ khi sinh đẻ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay về với thế giới bên kia và mo chính là loại hình văn hóa dân tộc độc đáo, có sức sống bền bỉ được truyền dạy qua nhiều thế hệ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/11/2023
    Cư trú ở vùng miền núi biên giới, cộng đồng các dân tộc người Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều hay Pa Cô luôn phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, hiểm họa khó lường. Để sinh tồn và phát triển, đồng bào đã liên kết với nhau, nương tựa và gắn bó cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Từ sự gắn kết giữa các làng bản, các khu vực cư trú, người Pa Cô ở A Lưới đã tổ chức một lễ hội thể hiện cho sự đoàn kết này - lễ hội Ariêu Car – đại lễ đoàn kết. Điểm nhấn của lễ hội này chính là nghi thức hòa giải mâu thuẫn giữa các làng, các dân tộc anh em với nhau.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/11/2023
    Trong văn hóa tộc người quan niệm về sự trưởng thành luôn có những khác biệt nhất định, ở đó trưởng thành có nhiều cách hiểu khác nhau và sự lớn lên về mặt thể chất của mỗi con người hoặc là sự chín chắn cả trong suy nghĩ lẫn hành động. Tuy nhiên, với đồng bào Dao sự trưởng thành con người chỉ được thừa nhận khi họ đã trải qua nghi thức cấp sắc…
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/10/2023
    Một lần đến với bàn làng của người Pa Cô hẳn bạn không khỏi ngạc nhiên bởi vẻ đẹp lung linh của bộ trang phục với các họa tiết hoa văn mang đậm sắc màu của núi rừng. Còn tuyệt vời khi bạn tận mắt thưởng thức những bước đi uyển chuyển, những ngón tay uốn lượn của các điệu múa do cả nam và nữ thể hiện trong những bộ trang phục ấy vào các dịp hội hè hay lễ Tết của bản làng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/10/2023
    Cưới hỏi là chuyện trọng đại trong cuộc đời mỗi người Nùng Dín ở Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Để tiến tới hôn nhân hai bên gia đình có nhiều nghi thức. Trong mỗi nghi thức đó lại có những lễ vật kèm theo như: đường, bánh dày, bộ quần áo truyền thống…
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/10/2023
    Người Mơ Nông là một trong ba dân tộc bản địa sinh sống lâu đời tại hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Họ thường sống tập trung thành từng bon làng, mỗi bon gồm nhiều hộ gia đình có quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống gần gũi, có nơi sống xen kẽ với một số dân tộc khác. Do đó, đồng bào vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng thể hiện qua các phong tục tập quán, các lễ hội gắn với đời sống tâm linh như sinh hoạt cồng chiêng, sử thi, văn hóa ẩm thực, các điệu múa dân gian truyền thống. Trong mỗi bon làng của người Mơ Nông hiện nay vẫn giữ được nét truyền thống xưa là có cổng ra vào, có sự kết nối cộng đồng dòng tộc, là những nét chung phong tục tập quán, truyền thống văn hóa. Chính vì vậy, người Mơ Nông có một cách ứng xử rất hay với “cổng bon” thông qua nghi lễ cúng cổng bon làng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/10/2023
    Theo phong tục sau khi chọn vị trí chôn cất phù hợp cho người mất, đồng bào Bru – Vân Kiều sẽ tổ chức các nghi lễ liên quan đến an tang. Công việc này được tiến hành một cách trang trọng, chu đáo, mỗi người một việc từ anh em dòng họ cho đến hàng xóm láng giềng, bởi trong không khí thương tiếc ấy vẫn là sự tất bật của mọi người để hoàn tất các thủ tục lễ nghi đưa người mất về nơi an nghỉ cuối cùng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/10/2023
    Cùng với cưới hỏi, việc tang lễ là sự kiện đặc biệt quan trọng trong đời người mỗi con người. Với đồng bào Bru – Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị ma chay của họ mang nhiều sự khác biệt, ở đó người mất được phân định cụ thể hoặc là chết lành hoặc là chết dữ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/10/2023
    Đồng bào dân tộc Mạ chủ yếu sinh sống ở Lâm Đồng và Đắk Nông. Giống như các tộc người vùng Tây Nguyên và một số nơi khác, trong tất cả các sự kiện của buôn làng như mừng lúa mới, nhà rông mới, tạ ơn thần rừng đều xuất hiện cây nêu. Ngoài ra trong phạm vi gia đình, giòng họ cây nêu cũng hiện hữu trong các lễ mừng tuổi người già, đặt tên cho em bé, đám tang, đám cưới,…
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2023
    Múa sư tử mèo là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của người Tày ở tỉnh Lạng Sơn. Theo quan niệm của đồng bào, sư tử mèo còn mang biểu tượng của sự may mắn, uy phong, tinh thần thượng võ mang sự thịnh vượng hạnh phúc no đủ và niềm vui đến mỗi gia đình cộng đồng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/10/2023
    Gắn bó với núi rừng sông suối, những làn điệu dân ca như oát-sa-nớt, tả oải, aru hay roai là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Bru - Vân Kiều ở huyện miền núi biên giới Đăk rông, tỉnh Quảng Trị. Dù là trong rừng hay trên nương, là ngày hay đêm, dù là việc vui hay chuyện buồn, lễ hội hay ngày thường những câu hat dân ca đều được cất vang. Mỗi làn điệu đều được người Vân Kiều thể hiện trong những dịp hay từng sự kiện khác nhau.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/10/2023
    Trong đời sống của người Pa Cô, dân ca có vai trò đặc biệt quan trọng, là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân. Đối với đồng bào dân ca không chỉ là hình thức giải trí mà hơn hết là bản sắc gắn với tín ngưỡng và truyền thống của người Pa Cô. Những lời ca tiếng hát thể hiện rõ ước vọng tâm tư tình cảm của con người với con người.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/10/2023
    Cũng giống như nhiều dân tộc cư trú ở Tây Nguyên, từ lâu người H’rê vốn ưa thích trang sức mã lão. Với họ mã lão không chỉ là trang sức làm đẹp mà còn thể hiện quyền uy, sự giàu có của gia chủ. Khác với một số dân tộc anh em cùng cư trú ở tỉnh Quảng Ngãi như Ca Dong, Co. Người H’rê có một nền nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển nên trong xã hội xưa có sự phân tầng rõ rệt người giàu và kẻ nghèo. Trong đó, của cải vật chất, đồ trang sức là thước đo tiềm lực kinh tế của người giàu có. Mã lão chính là vật thể hiện vị thế của chủ nhân.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/09/2023
    Trong niềm tin tín ngưỡng của người Mông trắng ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, thần lửa giữ một vai trò hết sức quan trọng và linh thiêng. Họ có hẳn một nghi lễ long trọng dành cho vị thần này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/09/2023
    Với người Mường một đứa trẻ chào đời chính là niềm vui của gia đình và của cả cộng đồng. Vì thế, khi gia đình có vợ hoặc con vừa sinh em bé xong phải có lễ vào bếp. Lễ này phải có hoa quả, bánh, quần áo, giày dép bằng vàng mã, 7 quả trứng gà nếu là bé trai, 9 quả trứng gà nếu là bé gái. Trong lễ vào bếp không có thầy mo mà chỉ có ông thầy mỡi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/09/2023
    Khi nam nữ đến tuổi dựng vợ gả chồng, thay vì hình thức bố mẹ đặt đâu con ngồi đó, người Pa Cô ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có một phong tục khá thú vị liên quan đến việc lựa chọn người bạn đời sau này - đó chính là tục đi sim.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/09/2023
    Đến với mảnh đất nơi miền núi biên giới ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị hẳn bạn không khỏi ngạc nhiên bởi vẻ đẹp của núi rừng nơi đây. Chính bởi cuộc sống gắn bó với rừng núi, đồng bào dân tộc thiểu số tại đây đã chế tác ra nhiều loại nhạc cụ phục vụ cho đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như trong các lễ hội truyền thống như “lúa mới, bỏ mả, đám khơi, cúng làng hay đi sim, làm nương, bắt cá ở tất cả các sự kiện”. Xong nghi lễ cúng tế là hình ảnh tưng bừng rộn rã ở phần hội với các nhạc cụ trống, chiêng, sáo, khèn…
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/09/2023
    Người Mường cũng như cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục phong phú, phong tục tập quán cho một chu kỳ đời người. Từ khi sinh đẻ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay về với thế giới bên kia và mo chính là loại hình văn hoá dân tộc độc đáo có sức sống bền bỉ được truyền dạy qua nhiều thế hệ. Trong các nghi lễ của người Mường không thể thiếu được thầy mo, ông mo, vai trò của họ gắn liền với vòng đời của con người. Chính vì vậy những thầy mo có uy tín là những người có đức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/09/2023
    Cứ độ thu sang cộng đồng dân tộc thiểu số ở khắp nơi lại tất bật mọi việc từ dọn dẹp, phát quang đường đi lối lại cho đến đóng góp tiền của sắm soạn lễ vật để chuẩn bị cho sự kiện lớn của năm, đó chính là lễ cúng lúa mới. Với người Bru-Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị điều này cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, khác với nhiều tộc người đồng bào Vân Kiều trước đây tổ chức lễ mừng cơm mới theo phạm vi dòng họ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/09/2023
    Là cư dân nông nghiệp canh tác nương rẫy, xưa kia người Khơ Mú có tập quán du canh du cư. Họ chủ yếu trồng lúa nương theo cách chọc lỗ, tra hạt và dựa vào sản vật tự nhiên người Khơ Mú có nhiều nghi lễ nông nghiệp trong năm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/09/2023
    Lễ cưới của người Pa Cô được tiến hành khi đôi trai gái đã hoàn tất việc đi sim sau những tháng ngày tìm hiểu. Không giống như nhiều tộc người khác, lễ cưới của họ sẽ trải qua nhiều bước, nhiều lần qua lại giữa hai bên gia đình. Với người Pa Cô việc cưới xin được thực hiện ít nhất là ba lần. Trong đó, cưới lần thứ ba được xem như nghi lễ để hai bên thông gia có thể qua lại dễ dàng giúp đỡ, phụ giúp mọi công to việc lớn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/09/2023
    Sông Mã là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam, tỉnh Sơn La. Tại đây, dân tộc Khơ Mú chiếm khoảng 2,92% dân số của huyện. Cư trú ở Mường Hung, Huổi Một, Chiềng Eng, Đứa Mòn, Chiềng Khoong. Đồng bào Khơ Mú sống dựa vào kinh tế nương rẫy là chủ yếu, với cây trồng chính là lúa, ngô, khoai, sắn. Các họ của người Khơ Mú thường mang tên của một con thú hoặc một loài chim nào đó trong rừng…
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/08/2023
    Cưới hỏi là việc hệ trọng của đời người, nhất là trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này càng mang nhiều ý nghĩa hơn cả bởi những lễ nghi liên quan đến phong tục tập quán. Với người Bru – Vân Kiều sự khác lạ độc đáo trong cưới hỏi được thể hiện rõ nét thông qua sính lễ, cũng như số lần tổ chức lễ cưới mà nhà trai phải thực hiện.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/08/2023
    Ở nước ta người Dao là một trong những dân tộc chia ra thành nhiều nhóm khác nhau và có những nét riêng về phong tục tập quán, biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/08/2023
    Giống như một số dân tộc khác sinh sống trên đất nước ta, người Hà Nhì thường đón Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc sớm hơn từ 1 đến 2 tháng. Tết cổ truyền dân tộc Hà Nhì hay còn gọi là Tết “Khù Sự Chà” thường diễn ra 3 ngày, bắt đầu vào ngày Thìn của tháng 12 dương lịch. Đây là dịp để dân bản sum vầy, đoàn tụ gia đình và vui chơi sau một năm mùa màng vất vả.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/08/2023
    Giống như tông màu trên trang phục của người Tà Ôi hay Cơ Tu, sắc màu chủ đạo trên phục trang của người Bru – Vân Kiều thiên về đen. Tuy nhiên, khi nhắc đến áo váy của người Vân Kiều không thể không nhắc đến chiếc khăn độc đáo của nữ giới, đó chính là khăn đam…
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/08/2023
    Lễ hội A Riêu Ping hay còn gọi là lễ cải tang, lễ bốc mả. Đây là lễ hội truyền thống mang nét văn hóa tâm linh lớn nhất của đồng bào Pa Cô nhằm tỏ lòng tôn kính đến những người đã khuất. Bên cạnh đó, lễ hội này còn khơi dậy những nét văn hóa truyền thống, là dịp con cháu tụ họp để thắt chặt thêm tình cảm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/08/2023
    Trong đời sống tín ngưỡng của người Mông ở Lào Cai, Quan Âm có vai trò quan trọng bảo trợ cho cuộc sống gia đình làng bản. Cho đến nay, tín ngưỡng thờ phụng Quan Âm vẫn sống động trong đời sống của người Mông nơi đây.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/08/2023
    Hát trong đám cưới là một phong tục tốt đẹp từ bao đời nay của nhiều tộc người ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta. Với người Sán Dìu ở Thái Nguyên sự xuất hiện của lời ca tiếng hát trong hôn lễ là điều bắt buộc, làn điệu được sử dụng chủ yếu chính là hát Soọng Cô, một hình thức hát ví, hát đối đáp độc đáo của người Sán Dìu. Vậy làn điệu Soọng Cô là gì? Nó được người Sán Dìu hát vào thời điểm nào trong lễ cưới?
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/08/2023
    Dân ca Mông là những giai điệu mượt mà sâu lắng nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người từ khi chào đời. Từ cuộc sống thường ngày giản dị những nghệ nhân dân gian Mông khi xưa đã sáng tạo ra những làn điệu dân ca làm giàu thêm đời sống tinh thần.
    Xem thêm Thu gọn
  • 02/08/2023
    Tỉnh Điện Biên có 19 dân tộc nhưng duy nhất huyện Mường Nhé có người Hà Nhì sinh sống tại hơn 20 bản của 4 xã vùng biên Chung Chải, Sen Thượng và Sín Thầu với dân số khoảng 6000 người. Là cư dân sinh sống lâu đời trên vùng đất cực Tây tổ quốc. Người Hà Nhì nơi đây vẫn gìn giữ và bảo tồn được những nét văn hóa tuyền thống độc đáo cho riêng mình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/07/2023
    Cưới hỏi là việc hệ trọng nghi lễ vòng đời của mỗi người. Lễ cưới thường trải qua các bước từ xem tuổi cho đến dạm ngõ, ăn hỏi cho đến đám cưới chính thức và cuối cùng là lễ lại mặt. Tuy nhiên, tùy từng dân tộc sẽ có những nghi thức cưới xin khác nhau thể hiện rõ nét sắc thái văn hóa của từng tộc người.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/07/2023
    Cưới hỏi là nghi thức quan trọng trong vòng đời của người Mơ Nông, đó chính là cột mốc mới trên bước đường trưởng thành của con trai, con gái Mơ Nông. Để chính thức trở thành vợ chồng, làm dâu rể trong nhà họ phải trải qua khá nhiều bước như dạm ngõ, ăn hỏi, làm đám cưới, mỗi tiến trình ấy không thể thiếu người mối mai…
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/07/2023
    Theo tài liệu của các nhà dân tộc học và nhân học, người Sán Dìu di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm nay. Họ có tên gọi khác là Trại, Trại Đất, Mán Quần cộc hay Mán váy xẻ. Cư trú chủ yếu ở các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh và Tuyên Quang với dân số hơn 183.000 người. Tiếng nói của người Sán Dìu là một trong ba tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hán gồm: Sán Dìu, Ngái và Hoa thuộc ngữ hệ Hán – Tạng. Trong đời sống thường ngày người Sán Dìu sống thành những chòm xóm riêng hoặc xen kẽ với người Hoa, người Tày Nùng và người Kinh tại địa phương. Người Sán Dìu có tâm lý và sở thích chọn nơi đất ở là vùng bán sơn địa có núi, có đồi, có đất bằng ở ven sông, ven suối để khai khẩn thành ruộng lúa nước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/07/2023
    Người Mạ quan niệm cồng chiêng cùng thổ cẩm truyền thống được coi là tài sản quí giá biểu đạt cho sự giàu có danh giá của mỗi gia đình, dòng họ cũng như cho cả buôn làng. Thủa ban đầu cồng chiêng là nhạc cụ nghi lễ dùng trong các nghi thức cộng đồng, ít dùng trong các hoạt động thường ngày.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/07/2023
    Sinh sống trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ như một số đồng bào trong khu vực, người Mạ ở tỉnh Lâm Đồng có nhiều nét văn hóa riêng biệt. Điều này được thể hiện đậm nét thông qua trang phục và nhạc cụ. Theo các nhà dân tộc học và nhân học người Mạ còn có tên gọi khác là Châu Mạ, Chô Mạ hay Chê Mạ với dân số trên 50.000 người. Cũng như các tộc người Ba Na, Giơ Rai, Ê Đê hay Mơ Nông người Mạ là cư dân sinh tụ lâu đời ở vùng đất Tây Nguyên. Tiếng nói của người Mạ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me, ngữ hệ Nam Á. Hiện nay người Mạ sống tập trung tại các tỉnh như Lâm Đồng, Đắk Nông, Đồng Nai và Bình Phước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/07/2023
    Người Sán Chí, một nhóm của dân tộc Sán Chay có văn hóa đậm đà bản sắc, mang giá trị nhân văn cao đẹp. Những nét văn hóa đó thể hiện qua các phong tục, tập quán, nghi lễ, trong đó có phong tục lễ tết và dán giấy đỏ. Vào mùa xuân, khi bắt đầu vụ mùa lúa mới, đồng bào Sán Chí tổ chức ăn tết Nguyên Đán với rất nhiều nghi thức. Từ trước tết khoảng 1 tuần, mọi người đã thấy không khí tết đến gần, các gia đình chuẩn bị lá dong gói bánh chưng, lá chít để gói bánh nẳng, lá chuối để gói bánh dày, mua sắm, sửa sang các vật dụng cần thiết trong gia đình và chuẩn bị đầy đủ về lương thực, thực phẩm cho ngày tết...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/07/2023
    Người Hơ rê sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta như Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai. Ở Quảng Ngãi người Hơ rê tụ cư ở vùng núi thấp, đông nhất là ở 3 huyện miền núi Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, một số ít sinh sống ở huyện Sơn Tây, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Thành. Sinh kế chính của bà con Hơ rê nơi này là làm ruộng nước, một bộ phận sống nhờ rẫy nên bà con có truyền thống nuôi trâu. Con trâu vì thế có vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống hàng ngày mà cả trong tâm linh tín ngưỡng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/07/2023
    Người Sán Chí là một nhóm của dân tộc Sán Chay, sinh sống ở nhiều tỉnh miền núi và trung du phía Bắc nước ta. Trong đó có ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Như nhiều nhóm tộc người khác, người Sán Chí có nguồn gốc phong tục tập quán và những bản sắc văn hóa tộc người riêng biệt. Một trong những bản sắc văn hóa độc đáo được họ lưu giữ là phong tục cưới hỏi và bộ trang phục truyền thống.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/07/2023
    A Lưới - huyện miền núi biên giới, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc như Tà Ôi, Pa Cô, Bru - Vân Kiều và Cơ Tu. Giá trị văn hóa được thể hiện rõ nét thông qua các lễ nghi phong tục và đặc biệt trong chính bộ trang phục mà đồng bào sử dụng hàng ngày, cũng như trong mỗi dịp lễ Tết hay hội hè. Khác với tông màu thiên về sắc đỏ trên thổ cẩm Cơ Tu và Pa Cô, trang phục của người Tà Ôi lấy màu đen làm chủ đạo, đặc biệt những hạt cườm trắng chính là điểm nhấn tạo sự tươi mới, đặc sắc cho trang phục người phụ nữ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/07/2023
    Trong một năm, người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có nhiều nghi lễ quan trọng, trong đó có lễ cúng bản đầu năm. Cúng bản hay còn được gọi là Gạ Ma Thú. Đây là nghi lễ có sự tham gia của cả cộng đồng người Hà Nhì cùng hướng về cội nguồn, tổ tiên, ông bà, thể hiện sự tri ân với những người có công đã khai phá bảo vệ bản Mường. Đặc biệt, họ thể hiện tấm lòng thành kính đối với đấng siêu nhiên, cụ thể là thần rừng đã phù hộ cho người dân khỏe mạnh, làng bản bình an.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/06/2023
    Một lần đến với đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên hẳn bạn không khỏi ngạc nhiên bởi những âm thanh của các nhạc cụ tự thân vang như cồng chiêng, tơ rưng hay đàn đá. Những thanh âm này được thể hiện nhiều hơn cả trong các ngày vui, dịp lễ hội của buôn làng, cúng lúa mới cũng là một dịp như vậy. Tuy nhiên, trong ngày mừng lúa mới hình ảnh cây nêu dựng trước nhà rông của đồng bào Gia Rai, Ba Na là điều vô cùng độc đáo.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/06/2023
    Sinh sống tại vùng đồi núi phía Tây, tỉnh Quảng Ngãi người Hơ Rê là một trong những tộc người có nền văn hóa phong phú và độc đáo, nhất là những điệu múa, lời ca cùng những bộ trang phục truyền thống tô điểm thêm vẻ đẹp lộng lẫy cho người phụ nữ Hơ Rê.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/06/2023
    Tết mùa mưa Dế Khừ Chà là Tết quan trọng trong năm của người Hà Nhì. Khi vụ mùa đã gieo trồng xong, họ ăn Tết và thực hiện những nghi thức cầu mùa, cầu mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi, con người phát triển. Và chỉ có Tết mùa mưa, người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu mới dựng đu vui chơi.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/06/2023
    Cứ độ tháng 5 âm lịch, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu bước vào mùa mưa. Dịp này lúa đã lên đòng, ngô gieo đã mướt xanh, bà con người Hà Nhì nơi đây sẽ ăn Tết Dế Khừ Chà - một cái Tết quan trọng trong năm của đồng bào nơi đây.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/06/2023
    Người Dao là một dân tộc có nhiều nhóm khác nhau như Dao Đỏ, Quần Chẹt, Dao Tiền,... Các bản làng của họ trải dài từ khắp các tỉnh miền núi phía Bắc đến một số tỉnh trung du và miền biển. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, người Dao đã tích lũy kho tri thức bản địa phong phú về sử dụng các loại cỏ cây, hoa lá để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/06/2023
    Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, dân tộc Dao có dân số khoảng 10.000 người, cư trú tập trung tại 4 huyện Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế. Trong đó, tập trung đông nhất là ở huyện Sơn Động. Trước đây người Dao Thanh Phán ở thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động sống du canh, du cư nay đã định cư ổn định. Dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi xong những phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống vẫn được các thế hệ gìn giữ và phát huy.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/06/2023
    Cùng sinh sống tại vùng đất Tây Nguyên, những phong tục tập quán của một số tộc người nơi đây ít nhiều có sự tương đồng. Một trong số đó chính là nghi thức cúng bến nước. Đây được xem là nơi duy trì sự sống cho các tộc người Ba Na, Ê Đê, Gia Rai hay Xơ Đăng...
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/06/2023
    Là cư dân nông nghiệp nương rẫy, người Mơ Nông rất coi trọng cây lúa, các loại hoa màu. Họ tin chúng luôn được các vị thần linh, nhất là thần lúa che chở, bảo hộ mới có sự phát triển, sinh sôi được mùa. Hàng năm cùng với việc canh tác, người Mơ Nông thực hiện những nghi thức nhằm giữ gìn thần lúa, cầu mong một mùa màng bội thu.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/06/2023
    Trong số các dân tộc thiểu số bản địa ở Tây Nguyên, người Mơ Nông thường cư trú ở những vùng rừng núi nằm sâu phía Nam Tây Nguyên. Sống nhờ rừng, dựa vào rừng, người Mơ Nông hình thành nên nhiều kinh nghiệm quý giá trong quá trình ăn ở, sinh hoạt đời thường. Người Mơ Nông sinh sống trong những ngôi nhà dài, ngôi nhà ấy chở che bao thế hệ của một tộc họ theo thiết chế mẫu hệ, cùng ăn, cùng ở, cùng sẻ chia những buồn vui. Xưa kia sống trong những khu rừng âm u, thú dữ nhiều, ngôi nhà dài giúp cho các thành viên xích lại bên nhau, cùng nhau xua đuổi thú hoang về làng phá hoại. Những hàng rào dựng quanh khuôn viên nhà dài một phần để đánh dấu chủ quyền, một phần cản trở sự xâm nhập của thú, của kẻ thù.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/06/2023
    Mo Mường một loại hình tín ngưỡng dân gian đặc biệt, là di sản văn hóa có tính nguyên hợp được thực hiện trong tang ma và một số nghi lễ vòng đời của người Mường. Mo Mường được tạo lên từ ba thành tố chính gồm lời mo, môi trường diễn xướng và nghệ nhân mo. Theo đó, lời mo được hiểu là các bài văn khấn, văn vần dân gian. Môi trường diễn xướng bao gồm tang lễ và các nghi lễ tín ngưỡng lễ hội liên quan. Cuối cùng nghệ nhân mo là người nắm giữ các bài mo, các đồ nghề như túi khót, gươm, dáo, các phục trang như là quần áo, mũ và giày.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/06/2023
    Theo các nhà nghiên cứu, người Mơ Nông là cộng đồng nói ngôn ngữ môn Khơ Me. Tại Việt Nam, người Mơ Nông sinh sống chủ yếu ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước... Riêng ở Đắk Nông dân tộc Mơ Nông có hơn 40.000 người, chiếm khoảng 50% tổng số người Mơ Nông ở nước ta. Là cư dân bản địa, người Mơ Nông nơi đây bảo lưu nhiều nét văn hóa đặc sắc...
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/06/2023
    Với người Ê Đê và các dân tộc bản địa tại Tây Nguyên, cồng chiêng được coi là linh hồn của họ bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần. Tiếng cồng chiêng như sợi dây tâm linh kết nối con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người bày tỏ niềm mong ước của bản thân, của cộng đồng với thần linh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/05/2023
    Giống như các dân tộc thiểu số khác ở nước ta, vật dụng sinh hoạt truyền thống đóng vai trò quan trọng và gắn bó mật thiết trong đời sống của người Mạ. Vật dụng truyền thống có mặt khắp trong nhà, quanh làng, trên rẫy. Nó là sản phẩm kết tinh trong quá trình lao động, sáng tạo của họ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/05/2023
    Trong số các nhánh địa phương của dân tộc Mơ Nông chỉ có người M'nông R'lâm có nghề làm gốm. Từ xa xưa gốm của người M'nông R'lâm đã nổi tiếng khắp vùng Tây Nguyên, cho đến nay những thế hệ cháu con vẫn giữ gìn nét độc đáo của nghề truyền thống này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/05/2023
    Đến với bản làng của người Mường ở tỉnh Hòa Bình vào thời điểm này bạn sẽ bắt gặp những thầy Mo trong trang phục truyền thống đang rảo bước đến từng gia đình để làm lễ “mát nhà”. Lễ Mát nhà là một nghi lễ truyền thống quan trọng của người Mường. Trải qua bao thế hệ, đến nay lễ Mát nhà vẫn được các thế hệ lưu truyền, trở thành nét đẹp văn hóa của người Mường, mang tính nhân văn cao cả với một niềm tin ngôi nhà mãi bình yên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/05/2023
    Hàng năm người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận luôn tổ chức nhiều nghi thức cúng tế để dâng cúng thần linh, tổ tiên. Trước là để cảm tạ các vị thần linh, gia tiên đã phù trợ cho gia chủ, cho đồng bào trong suốt một năm qua. Sau là để mọi người có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, một trong số đó chính là lễ ăn mừng đầu lúa mới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/05/2023
    Trong quan niệm của nhiều tộc người sinh sống ở vùng đất Tây Nguyên, việc cầu mong mùa màng tốt tươi, lúa ngô đầy bồ là điều đặc biệt quan trọng được người dân thực hiện thường xuyên mỗi năm. Vào dịp tháng 4 và tháng 5, đồng bào nơi đây tổ chức lễ đón mưa để bắt đầu một vụ mùa mới với bao ước nguyện mong cầu về những điều tốt lành, no đủ đến với buôn làng, đến với mọi người.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/05/2023
    Cưới hỏi là chuyện trọng đại trong cuộc đời của người Nùng Dín ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Để tiến tới hôn nhân, hai bên gia đình có nhiều nghi thức, trong mỗi nghi thức đó lại có những lễ vật kèm theo như đường, bánh dày, bộ quần áo truyền thống…
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/05/2023
    Tết mừng chiến thắng hay còn gọi Tết độc lập là Tết lớn nhất trong năm của người Nùng Dín ở Lào Cai. Đó là cái Tết người Nùng Dín nhớ về quá khứ gian khổ của tổ tiên, vượt qua sự truy đuổi của kẻ thù, sống bình yên trên vùng đất mới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/05/2023
    Ở nước ta người Nùng Dín là một nhánh địa phương của dân tộc Nùng, họ sinh sống chủ yếu ở Lào Cai, Hà Giang. Tại Lào Cai, nhóm Nùng Dín có khoảng hơn 27.000 người, tập trung tại các huyện Mường Khương, Simacai, Bắc Hà, Bảo Thắng. Trong đó huyện Mường Khương có số lượng đông nhất, cho đến nay đồng bào còn bảo lưu nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó phải kể đến hệ thống tín ngưỡng đa dạng phong phú.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/05/2023
    Là cư dân bản địa sinh sống lâu đời trên dải Trường Sơn, người Tà Ôi đã hình thành và bảo lưu nhiều nét văn hóa đặc sắc thể hiện trong tín ngưỡng, trong những phong tục truyền đời và trong cả nét sinh hoạt thường ngày dung dị.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/05/2023
    Xã Mường Tranh, huyện Mai Sơn từng được coi là trung tâm gốm cổ của dân tộc Thái đen ở tỉnh Sơn La. Những năm 1979 – 1985 gốm Mường Tranh bước vào thời điểm hưng thịnh nhất, nó có mặt ở khắp các huyện thị trong tỉnh và cả một số địa phương của tỉnh Lai Châu, thậm chí nổi tiếng khắp cả vùng Tây Bắc. Nghề làm gốm len lỏi đến từng hộ gia đình, biến nơi này thành một làng nghề truyền thống có qui mô đủ để nuôi sống đồng bào cả xã.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/05/2023
    Thổ cẩm là những sản phẩm dệt thủ công của cộng đồng các dân tộc nói chung và người Thái nói riêng. Trong mỗi sản phẩm đều ẩn chứa các họa tiết, đường nét hoa văn tinh tế với nhiều màu sắc sinh động, mang tính nghệ thuật do bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ Thái tạo nên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/05/2023
    Nếu có dịp đến với buôn làng của người Ê Đê hẳn bạn sẽ bắt gặp nhiều phong tục lễ nghi độc đáo của đồng bào nơi đây. Một trong số đó chính là “lễ cúng Ché” . Với người Ê Đê Ché là vật quí thể hiện cho sức mạnh thể hiện sự sung túc của cộng đồng, dòng tộc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/05/2023
    Tỉnh Lâm Đồng có tới 47 tỉnh dân tộc cùng sinh sống, với dân số gần 1 triệu 300 nghìn người, trong đó dân tộc Mạ có gần 39.000 người. Từ bao đời nay, người Mạ sống chủ yếu làm nương rẫy và luôn giữ được nhiều phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hóa mang đậm dấu ấn của dân tộc mình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/04/2023
    Đến với bản làng của người Thái vùng Bắc Trung Bộ hẳn bạn không khỏi ngạc nhiên bởi vẻ đẹp của những phụ nữ trong trang phục dân tộc rực rỡ sắc màu. Nhưng có lẽ độc đáo hơn cả chính là hình ảnh của cây bông hay còn gọi là cây hoa hay cây vạn vật trong lễ hội của người Thái nơi đây.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/04/2023
    Với người M’nông R'lâm ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, lễ mừng thọ là nghi lễ linh thiêng nhất trong đời người. Khi cha mẹ đã trên 70 tuổi, con cái trong gia đình sẽ tổ chức nghi lễ này nhằm tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ...
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/04/2023
    Người Thái ở tỉnh Thanh Hóa có những phong tục, lễ nghi khác biệt so với chính đồng bào Thái ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Một trong những lễ hội mang đặc trưng riêng của người Thái xứ Thanh đã được đồng bào gìn giữ và phát huy trong cộng đồng chính là lễ hội “Chá Mùn”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/04/2023
    Đến với bản làng vùng cao của tỉnh Lai Châu, nhất là vào những dịp hội hè hẳn bạn không khỏi ngạc nhiên với những sắc màu sặc sỡ trong trang phục của đồng bào Lào, Lự hay La Hủ ở nơi đây. Nguyên liệu chính để dệt lên những bộ trang phục dân tộc là từ cây bông với tông màu chàm là chủ đạo. Tuy nhiên, tùy từng tộc người họa tiết hoa văn, những đường thêu dệt sẽ có những điểm khác biệt làm nên bản sắc riêng của từng dân tộc nơi vùng cao.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/04/2023
    Người Khơ Me hiện sinh sống tại hầu hết các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, tập trung đông nhất là tại ba tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Kiên Giang với dân số hơn 1.3 triệu người. Chôl Chnăm Thmây là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Khơ Me.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/04/2023
    Lùng Phình là một xã vùng cao của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó đông nhất là người Mông và người Phù Lá. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhiều năm qua những phong tục bản sắc văn hóa tốt đẹp luôn được bà con nơi đây giữ gìn và phát huy.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/04/2023
    Những ngày tháng 3 âm lịch hàng năm, cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng cao tỉnh Lào Cai lại cùng nhau đón Tết Thanh Minh trong không khí vui tươi rộn ràng. Đây là phong tục tốt đẹp từ bao đời nay luôn được đồng bào gìn giữ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/04/2023
    Trong lễ tang của người Giáy, nghi thức đốt tang được xem là bước cuối cùng để trọn hiếu nghĩa ân tình với người đã khuất. Nghi thức đốt tang thường được tiến hành sau thời điểm an táng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/04/2023
    Tang lễ là việc hệ trọng cuối cùng trong chu kì đời người của đồng bào Giáy, nó mở ra một cuộc sống mới cho người đã khuất ở thế giới bên kia. Chính vì thế tang lễ của họ có nhiều lễ nghi phong tục và thường kéo dài trong nhiều ngày.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/04/2023
    Dân tộc Khơ Mú ở nước ta chủ yếu sinh sống tại các tỉnh Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Thanh Hóa với số dân hơn 90.000 người và đời sống văn hóa khá phong phú đặc sắc. Các loại nhạc cụ truyền thống của người Khơ Mú có sáo, đàn, ống gõ làm từ cây tre, nứa ở trên rừng và bộ trống chiêng. Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể mà họ có các hình thức sử dụng các loại nhạc cụ sao cho phù hợp.
    Xem thêm Thu gọn