• image

    Tiếng thơ

    Tập hợp tất cả các chương trình "Tiếng thơ" đã phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Chương mới nhất
  • 21/03/2024
    - Chùm thơ của các nhà thơ gắn bó máu thịt với vùng cao như quê hương thứ hai. - Nhà thơ Lê Va (Hội VHNT Hòa Bình) chia sẻ cùng thính giả về những sáng tác ra đời từ mạch nguồn gắn bó với văn hóa, vùng đất và con người xứ Mường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/03/2024
    - Chùm thơ viết về lễ hội mùa xuân. - Một số sáng tác rút từ tập thơ có nhan đề Duyên của nhà thơ Nguyễn Thế Kiên cùng cảm nhận của nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Hòa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/01/2024
    - Những xao động qua chùm thơ Không đề của các tác giả trong nước và nước ngoài. - Nhà thơ Thy Nguyên chia sẻ một số sáng tác trong tập thơ mới nhan đề "Phố vợ cũ".
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/01/2024
    - Thưởng thức những câu thơ ngân lên trong tĩnh lặng. Cảm xúc lắng đọng ấy cũng dàn trải trong tập thơ mới của họa sĩ Trần Thắng. - Nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành đọc và chia sẻ về tập thơ mới đạt giải thưởng thơ năm qua của Hội Nhà văn Việt Nam.
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/12/2023
    - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng vẫn còn đó những vọng âm một thời, điều đó in dấu trong thơ của các thế hệ người sáng tác, đặc biệt là những nhà thơ mặc áo lính hôm nay. - Nhà thơ Hồ Minh Tâm trình bày chùm sáng tác được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức trong hai năm 2021 – 2022. - Những sáng tác viết về cảnh tuyết trắng mùa đông.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/11/2023
    Những ngày này, dường như thơ Văn Cao đang trở lại một cách liền mạch hơn. Những sáng tạo “vượt ngưỡng” trong thơ ông đang được giới thiệu một cách rộng rãi hơn qua sự kết nối của một số đơn vị như Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT TW, báo Nhân dân, Ban Văn học – Nghệ thuật (Đài Tiếng nói Việt Nam).
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/11/2023
    Giới thiệu những sáng tác nổi tiếng của các nhà thơ sinh trưởng ở quê hương Vĩnh Phúc. Đó là các nhà thơ Phùng Cung, Ngô Văn Phú, Hữu Thỉnh, Quang Chuyền, Bùi Văn Dung...
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/10/2023
    - Chùm thơ mới thu thanh - Tưởng nhớ nhà thơ, họa sĩ Nguyễn Anh Vũ qua chùm sáng tác đầy cảm xúc. - Ôn lại nỗi niềm trong thơ của nữ thi sĩ người Mỹ đạt giải Nobel văn học 2020 Louise Gluck.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/10/2023
    - Chùm sáng tác gợi lại đôi điều để nhớ của Hà Nội vào thu. - Nữ thi sĩ Nguyễn Bảo Chân gửi gắm nỗi lòng qua bài thơ "Đạp xe một mình ở Hà Nội". - Những ấn tượng về hai tập thơ mới ra mắt “Mẹ” và “Đồng Sen Tàn” của nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/09/2023
    - Chùm sáng tác viết về trăng. - Thế giới trăng trong thơ Trần Quang Quý. - Cảm nhận của nhà phê bình văn học Vũ Nho điểm lại những ấn tượng về ba tập thơ mới ra mắt của nhà thơ Trần Quang Quý.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/09/2023
    - Chùm thơ viết về cảm xúc xôn xao khoảnh khắc giao mùa. - Một sáng tác đầy rung động của tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung cùng lời bình của nhà thơ Hồ Minh Tâm.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/08/2023
    - Tưởng nhớ NSND, nhà thơ, họa sĩ Lê Huy Quang qua một số sáng tác đặc sắc của ông. - Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại tâm sự về cảm hứng dân tộc, mùa thu cách mạng trong sáng tác. - Chùm thơ mang âm hưởng đất nước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2023
    - Cùng sống lại cảm xúc những ngày tháng Tám lịch sử của dân tộc qua chùm sáng tác của các nhà thơ Tố Hữu, Vũ Hoàng Chương, Giang Nam. - Cảm nhận về những sáng tác lục bát trong tập thơ Dốc im lặng của họa sĩ Trần Thắng. - Chùm thơ dịch suy tưởng về màu xanh cây lá.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/07/2023
    - Nhà thơ Bế Thành Long sinh năm 1938 tại Cao Bằng, trong đời thơ của mình, ông đã xuất bản tập thơ Cỏ may và Ở nguồn, tạo nhiều dấu ấn với chất thơ đậm vị nhân sinh, vẻ đẹp thiên nhiên, con người tràn ngập với lối hành thơ độc đáo, câu từ mới lạ. Vừa qua, ông đã qua đời ở tuổi 86, để lại nhiều tiếc thương cho gia đình, bè bạn. - Chia sẻ của nhà thơ Lữ Mai về trường ca Ngang qua bình minh. - Chùm thơ kỷ niệm 76 năm ngày thương binh liệt sĩ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/07/2023
    - Mỗi khi nói về Tổ quốc, ta đều dâng lên cảm xúc tự hào, thiêng liêng và trân trọng. Trải qua bao biến thiên lịch sử, đánh đổi biết bao máu và nước mắt, đất nước đã đứng lên phi thường. Tháng 7 là tháng của nhắc nhớ và tri ân đến các anh hùng liệt sĩ, các thương, bệnh binh, thế hệ cha ông đã quên mình vì Tổ quốc... - Chia sẻ của nhà thơ Lữ Mai về trường ca "Ngang qua bình minh". - Chùm thơ dịch về lòng yêu chuộng hòa bình.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/07/2023
    Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18/9/1949 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trong sự nghiệp của mình, bà không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng được công chúng yêu mến với các thi phẩm như “Khoảng trời - hố bom”, “Chuyện cổ nước mình”, “Tin ở bàn tay”, “Bài thơ không năm tháng”… mà còn là một phóng viên, biên tập viên giàu nhiệt huyết của tạp chí Sông Hương, tỉnh Thừa - Thiên Huế. Bà vừa rời cõi tạm vào ngày 06/07 vừa qua, để lại nhiều tiếc thương với gia đình, bè bạn và công chúng yêu thơ...
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/07/2023
    - Khi nghĩ về những chiếc lá, điều đầu tiên ta thấy hiện ra trước mắt là màu xanh của sức sống, khi chiêm nghiệm sâu hơn, ta cũng thấy chiếc lá có thân phận như cuộc đời của một con người. - Nhà thơ Lê Văn Lộc chia sẻ về thể loại thơ 5 câu. - Nhà thơ Vũ Thế Đường – Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc đọc và chia sẻ về hai sáng tác "Những lời mẹ răn" và "Nghe câu duyên phận".
    Xem thêm Thu gọn
  • 19/06/2023
    Nhà thơ Lò Cao Nhung sinh năm 1955 tại Hòa Bình, ông là nhà thơ dân tộc Thái với những vần thơ mang đậm văn hóa, bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong sự nghiệp sáng tác thi ca, ông đã xuất bản gần 10 tập thơ được độc giả yêu mến như: Giọt sao trở về, Rượu núi, Soi gương núi... Vừa qua do lâm bệnh trọng, ông đã qua đời khi vẫn dồi dào tâm huyết với các sáng tác.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/06/2023
    - Trong các khoảng thời gian của một ngày, buổi đêm thường gọi về nhiều cảm xúc nhất. Đăc biệt, đối với thi nhân, khi màn đêm buông cũng là lúc họ trải lòng cùng nhiều nỗi niềm. Đó có thể là nỗi niềm của cá nhân, nhưng cũng có thể là nỗi niềm lớn lao cùng vận mệnh dân tộc. - Cảm nhận về tiếng thơ lục bát của nhà thơ Trần Ly Khánh - Nhà thơ Trần Dũng – Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc giới thiệu về hai sáng tác: Tam Đảo và Thợ cấy ngày nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/05/2023
    Nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2022 đã được tổ chức long trọng. Tại buổi lễ, nhiều văn nghệ sĩ, các tác phẩm, các nghiên cứu trong lĩnh vực văn học nghệ thuật đã được vinh danh. Trong lĩnh vực thơ ca, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Các nhà thơ Phạm Xuân Thiêm, Nguyễn Xuân Thâm, Trần Anh Thái và Trần Hùng được trao Giải thưởng Nhà nước...
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/05/2023
    Đã 69 năm kể từ đại thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Tháng 5, cả đất nước tự hào kỷ niệm chiến thắng chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau gần 100 năm bị áp bức, đô hộ. Có lẽ, không bút mực nào tả xiết niềm vui và vinh quang chiến thắng. Rất nhiều bài thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ đã được ra đời kể về 56 ngày đêm chấn động địa cầu, ca ngợi chiến công và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh vì sự độc lập tự do của Tổ quốc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/04/2023
    - Tháng 4, cả đất nước hướng về mốc son lịch sử: ngày non sông thống nhất. Đã 48 năm kể từ đại thắng mùa Xuân 1975, trải qua bao gian khổ, mất mát, hy sinh... Nhìn lại ngày đất nước trọn niềm vui, cảm xúc tự hào, xúc động vẫn trào dâng mãnh liệt.. - Trò chuyện với nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn về một số kỷ niệm trong đời thơ của bà. - Điểm thư cộng tác viên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/04/2023
    - Những cơn gió man mác buổi giao mùa cuối xuân, đầu hè luôn mang đến cho chúng ta cảm xúc trong lành, khoan khoái . Còn gì tuyệt với hơn khi thời gian này, ta được ở giữa không gian làng quê, đứng giữa cánh đồng xanh hút mắt, tận hưởng hương gió lẫn hương lúa đương thì con gái. Phía xa xa, những đợt sóng lúa xanh non dập dềnh cùng gió lướt thật thích mắt. - Giới thiệu tuyển tập thơ của nhà thơ Nguyễn Thị Hồng. - Hình ảnh hoa trong thơ thế giới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/03/2023
    - Chùm thơ về những xúc cảm tháng Ba - Tuyển tập Thơ và trường ca của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến - Tác giả Lệ Hằng đọc và chia sẻ về bài thơ Tôi tập viết.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/03/2023
    - Chùm thơ về hình tượng người phụ nữ - Cùng cảm nhận tập thơ Chín nhánh da vàng của nhà thơ Trần Đức Tín - Chia sẻ của dịch giả Nguyễn Quốc Hùng về chùm thơ dịch Mùa xuân của các nhà thơ nước Anh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/02/2023
    - Chùm thơ về đất và người vùng cao - Cùng cảm nhận về tập thơ "Ngàn bài thơ khác" của nhà thơ Trần Lê Khánh - một trong hai tập thơ xuất sắc vừa được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn... - Gặp gỡ nhà thơ Trịnh Công Lộc và nghe tiếng thơ xuân của ông.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/02/2023
    Đêm thơ Nguyên tiêu được dàn dựng công phu, khắc họa rõ nét tiến trình và hồn thơ Việt đã kết thúc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 đầy ấn tượng. Tiếng thơ của các giai đoạn ngân rung, tỏa sáng trên cùng một sân khấu. Một đàn thơ rộng lớn được bài trí công phu. 21 giọng thơ biểu trưng cho lễ hội thơ lần thứ 21 đã làm sống lại những chặng tiêu biểu, điển hình của thi ca Việt.
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/02/2023
    - Sau gần 2 tháng phát động, cuộc thi thơ Nhịp điệu mới do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên phối hợp cùng Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 và diễn đàn Quán Chiêu Văn tổ chức đã thành công tốt đẹp. Từ hơn 300 bài thơ của hơn 100 tác giả tham dự, BTC đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích cho các tác giả xuất sắc. - Chùm thơ về lễ hội ngày xuân - Điểm thư cộng tác viên
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/01/2023
    - Tưởng nhớ nhà thơ Giang Nam. - Hành trình trở về với thương yêu. - Một số thông tin sau vòng sơ khảo của cuộc thi thơ Nhịp điệu mới do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên phối hợp cùng Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 và diễn đàn Quán Chiêu Văn tổ chức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/01/2023
    Muôn sắc hoa luôn làm xao xuyến hồn người, những khoảnh khắc đón mùa xuân sắp về cũng là lúc những cánh hoa tươi tắn, căng mọng nhất. Nếu ta lạc bước vào làng hoa dịp này, sẽ không chỉ đắm chìm trong vẻ đẹp của hoa, của hương, mà còn cảm nhận sự hối hả của những người làm đẹp cho đời.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/12/2022
    Nhà thơ Thạch Qùy là một nhà thơ luôn sống hết lòng với cuộc đời và với sự nghiệp sáng tác văn chương. Ông được tôn trọng bởi tầm hiểu biết về các vấn đề nhân sinh, xã hội và tư tưởng tiến bộ đầy táo bạo của mình. Mới đây, ông đã rời cõi tạm ở tuổi 81, để lại nhiều niềm tiếc thương với gia đình, bạn bè văn nghệ và những người yêu thơ ông.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/12/2022
    Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, người vẫn được xem như sở hữu nhiều sách nhất miền Tây Nam Bộ mới đây đã qua đời ở tuổi 71. Sự ra đi của ông để lại nỗi luyến thương cho nhiều bạn thơ, người yêu thơ bởi Trịnh Bửu Hoài ngoài sáng tác, lâu nay còn được quý mến bởi bản tính tài tử chân thành. Có thể nói tình yêu và tình quê là hai nguồn cảm hứng thường trực trong sáng tác của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài. Trong cuộc đời cầm bút, tuy viết nhiều thể loại nhưng thơ luôn là một góc đặc biệt trong tâm hồn ông. “Tài tử Nam Bộ chân thành” Trịnh Bửu Hoài đã rời bỏ cõi đời, nhưng tấm lòng gắn bó với quê hương, bản quán thể hiện qua những sáng tác ông để lại mãi còn lưu nhớ trong lòng độc giả, công chúng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 28/11/2022
    - Chùm thơ viết về thời khắc đầu đông - Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên tâm sự về một sáng tác thơ đã được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc cách đây 34 năm - Giới thiệu chùm thơ dịch của các tác giả Romania.
    Xem thêm Thu gọn
  • 14/11/2022
    - Thời nào cũng vậy, nghề giáo cùng những người truyền thụ kiến thức về nhân cách con người luôn được xã hội trọng vọng. Khi chế độ khoa cử phong kiến còn thịnh, nhiều nhà nho đỗ đạt nhưng không ra làm quan mà ở lại quê, chọn nghề “gõ đầu trẻ”, đem sở học uyên thâm thấm nhuần tới các thế hệ sau. - Chia sẻ về cảm hứng sáng tác của nhà thơ, nhà giáo Bùi Kim Anh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/10/2022
    Nhà thơ Ngô Văn Phú sinh năm (1937 – 2022) tại xã Nam Viên, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài tên thật ông còn có bút danh Ngô Bàng Vũ, Đào Bích Nguyên. Ngô Văn Phú tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1970). Ông có văn thơ in báo từ thủa ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Ngoài sáng tác ông còn dịch sách. Ông từng trải qua công tác tại báo Văn học, báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội, NXB Tác phẩm mới, NXB Hội Nhà văn. Ngoài 15 tập sách văn xuôi viết về lịch sử và danh nhân, các tập thơ tiêu biểu của Ngô Văn Phú có thể kể đến: “Tháng năm mùa gặt”, “Đi ngang đồi cọ”, “Cỏ bùa mê”, “Âm thầm”, “Mắt mùa thu”, “Hoa trắng tình yêu”… Ông được trao giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2012.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/10/2022
    - Tuổi trẻ của đời người tính ra thật ngắn ngủi, chớp mắt đã trôi qua, chẳng mấy chốc đã đến dốc bên kia của cuộc đời, khi bao dự định, hoài bão còn dang dở. Ngoái lại, chỉ còn nỗi tiếc nuối, không biết phải làm sao, khi đó là quy luật của cuộc sống. Mấy ai trọn vẹn được tất thảy mọi ước ao, mong mỏi… - Ghi nhận những ấn tượng về tập thơ Mẹ và sen của tác giả Nguyễn Văn Song.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/10/2022
    Không bỗng dưng mà thiên nhiên bốn mùa được ví như phương thuốc nhiệm màu, xoa dịu lòng người. Một ngày nào đó, nếu cảm thấy cõi lòng trống trải, lạnh băng, hãy thử hòa mình vào không gian trời thu Hà Nội. Dẫu đến từ nơi đâu, ai dám chắc lòng mình không xao động, để rồi mai đây có thể lãng quên đi những sự kiện của thời khắc ngày hôm ấy. Nhưng những cảm giác dưới một khoảng trời, thảm cỏ, thảm lá, một góc kỷ niệm mãi còn ngưng đọng…
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/09/2022
    Bài thơ “Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư xưa nay vẫn được xem là một trong những thi phẩm viết về mùa thu nổi tiếng nhất trên thi đàn nước ta. Qua thời gian, “Tiếng thu” đã khẳng định được những vang động và cùng với những thi phẩm khác của nhà thơ Lưu Trọng Lư, đưa ông trở thành tên tuổi tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, một tiếng thơ tài hoa, độc đáo. Thế nhưng, mấy chục năm về trước, đã có những điều tiếng xung quanh bài “Tiếng thu” cho rằng tác giả đã mượn ý tưởng, nội dung sáng tác của một tác giả người Nhật Bản. Gần đây, sự việc này đã lại “xôn xao” trở lại. Nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu cùng với một số nhà thơ đã có những nhận định riêng về vấn đề này.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/09/2022
    Mới đây, nhà thơ Trần Quang Quý đã rời bỏ cõi đời, sau một thời gian lâm bệnh nặng. Sự ra đi của ông gây bàng hoàng, xúc động với nhiều bạn thơ, người yêu thơ bởi với Trần Quang Quý, năng lượng sáng tạo hãy còn đong đầy. Sinh năm 1955 tại Thanh Thủy - Phú Thọ, gần 40 năm cầm bút, được công chúng biết đến kể từ sau khi đoạt Giải Nhì thơ tạp chí Văn Nghệ Quân đội năm 1984, tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, ông đã dành cả cuộc đời cho sáng tác, trong đó nổi bật là sáng tác thơ ca. Trần Quang Quý được đánh giá là một trong những gương mặt tiêu biểu của thi đàn nước ta hai thập niên đầu thế kỷ XXI.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/09/2022
    Trong nền thơ ca dân tộc, lãnh tụ và lãnh đạo Đảng nhà nước luôn là một đề tài thiêng liêng, là cảm hứng của nhiều thế hệ sáng tác. Trong tâm tưởng của Đại tá Lê Hãn - con trai trưởng của Tổng bí thư Lê Duẩn, cuộc đời Cách mạng của cha ông, những hình ảnh ký ức tuổi thơ còn lưu lại là hành trang trong suốt quãng đời chiến đấu khắp các chiến trường Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ… Xúc động trước tâm tình người lính cụ Hồ, người chiến binh quả cảm năm nay đã 93 tuổi, từ trại viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”, nhà thơ Châu La Việt đã viết tặng ông bài thơ “Tuổi ấu thơ của người chiến binh quả cảm”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/08/2022
    - Tổ quốc – một hình tượng lớn lao, cao đẹp đã đi vào sáng tác của nhiều thế hệ nhà thơ trên khắp địa cầu. Càng thiêng liêng hơn khi những suy tưởng về Tổ quốc được viết trong tâm thế của người tha hương, những kiều bào sống xa quê cha, đất tổ. - Ghi nhận về ý tưởng cảm xúc xoay quanh đêm thơ nhạc kịch mang tên “hoa cúc xanh” – Tôn vinh di sản thơ ca của nhà thơ Xuân Quỳnh dự kiến diễn ra vào đầu tháng 10/2022.
    Xem thêm Thu gọn
  • 08/08/2022
    Chương trình dành toàn bộ thời lượng để nhắc nhớ về hình ảnh và tâm tình của người chiến sĩ công an nhân dân. Bên cạnh chùm thơ của những tác giả đã và đang công tác trong ngành công an, cùng lắng nghe cảm xúc thơ về sự hy sinh cao cả của người lính can trường giữa nhịp đời hối hả.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/07/2022
    Có những điều thời gian, tuổi tác không thể xóa nhòa. Với người lính, ký ức về chiến trường và đồng đội dường như mãi còn vẹn nguyên. Đã hơn 50 trôi qua từ ngày tỉnh Quảng Trị được giải phóng, thế nhưng hoài niệm về vùng đất gió Lào cát trắng vẫn còn ở đó trong tâm trí nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha. Với người chiến sĩ thông tin năm nào, Quảng Trị mãi là miền ký ức không thể nào quên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/07/2022
    - Tốc ký, viết trên điện thoại đang là xu thế của nhiều người sáng tác hiện nay. Vốn là người đi nhiều, ưa quan sát, thích ghi lại các thước ảnh và ngẫm nghĩ, nhà thơ Cao Xuân Sơn đã có trong tay nhiều bài thơ bất chợt. Và những tứ thơ tình cờ bắt gặp ấy đôi khi lại gây ấn tượng rất nhẹ nhõm, thú vị với người đọc, người nghe. - Chùm thơ viết về xứ sở của thi hào Pháp Louis Aragon.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/06/2022
    - Những trang thơ nghĩ về cha, viết về cha luôn ấm áp, lắng đọng. Những tình cảm đẹp, sâu lắng ấy được thể hiện trong thế giới thơ giàu chiều sâu và cảm xúc của các nhà thơ Đỗ Trọng Khơi, Trương Hữu Lợi, Nguyễn Thị Đặng Tĩnh, Tô Đông Hải. - Ghi nhận về hội thảo thơ trong khuôn khổ Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc vừa diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/06/2022
    Dù chưa nhiều, nhưng một số tác giả trẻ hiện nay đã có những tứ thơ thể hiện những suy tưởng thẳm sâu về văn hóa, thân phận con người và cuộc đời.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/05/2022
    Trong cuộc đời mỗi con người, bao nhiêu thăng trầm, ngã rẽ là bấy nhiêu những biến chuyển, đổi thay trong cảm xúc, lối sống, cách nhìn đời, nhìn người. Khi trong chúng ta đong đầy sự trong trẻo, hi vọng, sẽ còn những tin yêu đọng lại. Đó cũng là những dư âm đẹp của tập thơ “Diệu kỳ” mà tác giả, Luật sư Đào Ngọc Lý mới ra mắt độc giả, công chúng. Tác giả Đào Ngọc Lý làm nghề Luật nhưng có một trái tim đa cảm, những trang thơ của Đào Ngọc Lý cho thấy một tấm lòng với thơ ca và thơ cũng chính là điểm tựa của cuộc đời.
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/05/2022
    Nếu tính từ tập thơ đầu tiên “Viết cho mình” cách đây đã gần 30 năm, đến bây giờ, vắt qua hai thế kỷ, nhà thơ Bùi Kim Anh đã có 12 tập thơ được xuất bản, tập nào cũng đầy đặn cả về chữ và tình. Con số 120 bài trong tập thơ “Thức bước thời gian” đã cho thấy nội lực của một nữ nhà thơ, người đàn bà làm thơ quên thời gian.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/05/2022
    - Trong nền thơ ca dân tộc, lãnh tụ và lãnh đạo Đảng, nhà nước luôn là một đề tài thiêng liêng, là cảm hứng cho ngòi bút của nhiều thế hệ sáng tác. Các nhà thơ lớn như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông qua những trang thơ giàu cảm xúc đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật từ nguyên mẫu cuộc đời của lãnh tụ Hồ Chí Minh và bao thế hệ lãnh đạo cách mạng Việt Nam trên những bước đường xây dựng và đi lên của đất nước. - Điểm lại hành trình sáng tác của nhà thơ Vân Long.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/04/2022
    - Đã có một thời sách là người bạn quý, người bạn lớn, người bạn tâm tình suốt quãng đời của bao người. Hơn 40 năm trước, trong chuyến đi tới Đà Lạt, từ phòng đọc của một di dân, nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi đã viết bài thơ “ở thư viện những người đi mở đất”. Những câu thơ cảm xúc ngỡ ngàng và xúc động khi bắt gặp một góc bình yên của những con chữ trước khung cảnh lao động trên cao nguyên. - Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã đi xa, nhưng vẫn còn đó những câu thơ rung động cõi lòng. Gần 70 năm cuộc đời, Hoàng Nhuận Cầm đã góp nhặt niềm vui và cả nỗi buồn để sống và viết. Ông vừa là nhà thơ, vừa tự nhận là bạn đọc của chính mình. Bài thơ “Nỗi buồn để sống” là một sáng tác giàu chất tự sự như thế của ông. - Những phác họa về tập thơ “ Những ngày không quên” của nhà thơ Trần Ngọc Mỹ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/04/2022
    Thi hào người Đức Hen - rich Hai – nơ có bài thơ “Về đôi mắt đẹp của em” được nhà thơ Tế Hanh khi phỏng dịch ý tứ sang tiếng Việt như sau: “Về đôi mắt đẹp em/ Anh làm thơ lục bát/ Về cái miệng cười duyên/ Anh làm thơ song thất/ Nếu em có trái tim/ Anh viết bài tứ tuyệt”. Dẫn ra như vậy để thấy rằng làm thơ tứ tuyệt hay không phải là việc dễ dàng bởi thơ ngắn gọn đồng nghĩa với sự cô đọng, tinh tế về câu từ và ý nghĩa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/03/2022
    - Chùm thơ gợi lại kí ức đẹp về loài hoa đỏ rực nao lòng trong tiết trời xuân. - Nhà thơ Lữ Mai bồi hồi khi kết nối cảm xúc với “Tiếng thơ” - Điểm thư cộng tác viên đã phản hồi cùng với các thính giả, bạn nghe Đài những nội dung chương trình đã tiếp nhận trong thời gian gần đây.
    Xem thêm Thu gọn
  • 10/03/2022
    - Bên cạnh lòng biết ơn, khát vọng được trở về, nương náu thì trang thơ của tác giả nữ viết về mẹ thường dịu dàng những cảm xúc gắn với bản thể giới tính. Nghe những vẫn thơ trong bài “Mẹ và lời ru” của Trương Thị Bách Mỵ, “Đi lễ chùa” của nhà thơ Dư Thị Hoàn, chúng ta sẽ cảm nhận được những câu chữ như tiếng hát, tiếng nói từ sâu thẳm trái tim, luôn hướng về cội nguồn, về mẹ, về gia đình quê hương… - Trò chuyện với nhà thơ Hoàng Việt Hằng về những sáng tác những năm gần đây. - Góc thơ dịch: Chuyển tải tiếng nói về khát vọng hòa bình trong thơ ca của các thi hào trên thế giới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/02/2022
    Sau hơn một tháng phát động cuộc thi sáng tác thơ Việt Nam với chủ đề "Sống và hy vọng" do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Ban Văn học Nghệ thuật - Đài TNVN và Diễn đàn văn chương Quán Chiêu Văn tổ chức, đã có hơn 500 tác giả và 1300 bài thơ gửi tới tham dự. Ban tổ chức cuộc thi đã lựa chọn và trao hai giải Nhì cho các tác giả Lương Mỹ Hạnh (Sơn La) và Lữ Mai (Hà Nội). Giải Ba được trao cho các tác giả Nguyễn Văn Song (Hưng Yên), Trần Vạn Giã (Nha Trang), Ngô Bá Hòa (Lạng Sơn). 7 giải Tư trao cho các tác giả Quyên Gavoye, Nguyễn Chí Diễn, Trương Thị Bách Mỵ, Nguyễn Văn Biên, Nông Ngọc Mạnh, Ngọc Tuấn, Nguyễn Đức Hậu. Ban tổ chức cuộc thi cũng ghi nhận những nỗ lực sáng tác của các tác giả Nguyễn Thị Hương Giang, Hoàng Thị Hiền, Đinh Hạ, Trần Thanh Dũng, Nguyễn Thanh Hải, Bùi Việt Phương.
    Xem thêm Thu gọn
  • 15/02/2022
    - Trên hành trình sáng tác thơ của nhiều người, có những ám ảnh nghệ thuật trở đi trở lại, có những nguồn cảm hứng tưởng đã vơi cạn vẫn lại đong đầy. Nhà phê bình, nhà thơ Đỗ Ngọc Yên đã viết rất nhiều bài thơ về tháng Giêng và trong mỗi tứ thơ, ông đi tìm một hình ảnh, câu chuyện mới – Gần gũi, đời thường. - Thông tin về cuộc thi thơ "Sống và hy vọng" do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Ban Văn học Nghệ thuật - Đài TNVN và Diễn đàn văn chương Quán Chiêu Văn cùng tổ chức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/01/2022
    - Trải qua một năm với nhiều thử thách chung của đất nước và mỗi cá nhân con người. Những tiếng thơ vẫn cất lên thiết tha, mãnh liệt, lòng biết ơn với cuộc sống. Chúng ta cùng lắng lại cảm xúc để nghe các tác giả đoạt giải tự thể hiện những sáng tác gửi tới cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức. - Thông tin về cuộc thi thơ "Sống và hy vọng" do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Ban Văn học Nghệ thuật - Đài TNVN và Diễn đàn văn chương Quán Chiêu Văn cùng tổ chức. - Chùm thơ viết về sự khởi đầu của các nữ nhà thơ nổi tiếng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/01/2022
    Nhà thơ Trúc Thông, tên thật là Đào Mạnh Thông. Ông sinh năm 1940 tại Bình Lục, Hà Nam, từ năm 15, 16 tuổi đã bắt đầu làm thơ, rồi từ đó gắn cả cuộc đời với văn chương và thơ ca. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhà thơ Trúc Thông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam và sau đó trở thành Biên tập viên của Ban Văn nghệ. Các tập thơ Trúc Thông đã xuất bản có “Chầm chậm tới mình”, “Ma-ra-tông”, “Một ngọn đèn xanh”, “Vừa đi vừa ở”, “Trúc Thông thơ”, Tác phẩm Lý luận phê bình có “Văn chương ngẫu luận”, “Mẹ và em”, “Trúc Thông tiểu luận bình thơ”. Ông được trao Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội 1990 - 1995, Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2000, Giải B Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000; Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2016.
    Xem thêm Thu gọn
  • 20/12/2021
    Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên sinh năm 1971 tại Yên Phong – Ý Yên – Nam Định, hiện sống và làm việc ở Hà Nội. Nhiều năm gắn bó với sáng tác thơ lục bát, ông đã ra mắt hơn chục tập thơ, gắn bó với thể thơ truyền thống của dân tộc. Mới đây, nhà thơ Nguyễn Thế Kiên ra mắt tập Trường ca “68 nhánh cỏ thi”. Mượn hình ảnh cỏ thi (tức thi thảo) loài cỏ họ cúc, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi, tác giả tự viết lời giới thiệu cho tập sách. Ngoài 7 chương gồm 48 khúc với 772 câu thơ lục bát liền vần, liền mạch, tác phẩm còn có hai phụ bản gồm 20 bài thơ, nhà thơ Nguyễn Thế Kiên cũng dành 1/3 số trang in của “68 nhánh cỏ thi” ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận của bạn hữu văn chương về tập trường ca của anh.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/12/2021
    Nhạc sĩ Phú Quang ra đi trong khi chùm 5 tác phẩm viết về Hà Nội của ông vẫn đang trong quá trình xét tặng giải thưởng Nhà nước. Trước đó, vào năm 2014, ông được vinh danh là “Công dân ưu tú Thủ đô” và cuối năm 2020, được trao Giải thưởng Lớn của Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Trong gia tài âm nhạc của Phú Quang, nổi tiếng nhất phải kể đến loạt ca khúc trữ tình, đặc biệt là về Hà Nội và mùa thu. Song hành với mỹ cảm âm nhạc, nhịp điệu và ngôn từ thơ ca có một sức hút đặc biệt với Phú Quang. Bên cạnh những bản nhạc phim, các bản khí nhạc, nhạc không lời và ca khúc tự viết lời, các ca khúc phổ thơ của nhạc sĩ Phú Quang có ảnh hưởng sâu rộng trong công chúng yêu âm nhạc. Tên tuổi của các nhà thơ Phan Vũ, Dương Tường, Hoàng Hưng, Phạm Thị Ngọc Liên, Hồng Thanh Quang, Giáng Vân, Thảo Phương, Thanh Tùng, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh thêm sâu đậm trong làng thơ qua sự chắp cánh của âm nhạc Phú Quang...
    Xem thêm Thu gọn
  • 06/12/2021
    - Những ngày này, hoa dã quỳ nở rộ trên những cung đường rừng núi. Chùm sáng tác của các nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã, Thai Sắc, Nguyễn Thị Đạo Tĩnh miên man cảm xúc về sắc hoa bình dị mà lay động. - Ngô Thị Thanh Vân: "Như dã quỳ khát gió lộng rừng xanh" - Góc thơ dịch.
    Xem thêm Thu gọn
  • 22/11/2021
    - Nghề giáo với những tâm niệm nhân văn, đẹp đẽ dường như có sự đồng điệu với cội nguồn rung động thành thơ. Chùm thơ của các nhà giáo, nhà thơ Đặng Hiển, Nguyễn Trọng Hoàn, Đoàn Vi, Văn Trần Hữu Lục đã để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc cho người nghe. - Trò chuyện về cảm hứng trong sáng tác của tác giả thơ Nguyễn Văn Song - Điểm thư từ bài cộng tác gửi về hộp thư của chương trình “Tiếng thơ”
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/11/2021
    - “Thu rất thật thu… là cái lúc chớm đông sang” là câu mở đầu ấn tượng của bài thơ chỉ vẻn vẹn bốn dòng của nhà thơ, họa sĩ Chu Hoạch. Bốn dòng thơ gói gọn một cốt cách tài hoa, lời thơ ấy càng thấm thía trong thời khắc giao mùa. Những câu từ nhẹ bẫng, chưng cất từ những rung động tinh tế, sâu xa. Đó là chất thơ nhuốm những mảng màu hội họa của nhà thơ Chu Hoạch. Ông viết không nhiều, chỉ để lại cho đời hai tập thơ, nhưng có những bài in đậm trong tâm khảm người đọc. Còn nhà thơ Từ Hồng Sơn làm thơ gần như với một lý tưởng duy nhất là viết về quê hương tuổi thơ. Bài thơ “Lối về trên bích họa” là những mảng màu của Hà Nội những năm 80, 90 của thế kỷ trước. - Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Hiếu về tập thơ mới xuất bản của ông - Góc thơ dịch.
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/10/2021
    Đối với nhiều thế hệ người Việt, chiếc đài giống như một người bạn tâm tình, đồng hành qua nhiều giai đoạn cuộc đời. Nghe đài không chỉ là một thói quen khó bỏ mà đã thành sở thích, đam mê, một liệu pháp tinh thần hữu hiệu. Chẳng thế mà đầu những năm 60 của thế kỷ trước, nhà thơ Giang Nam đã viết: "Đây tiếng nói Việt Nam! Đây Hà Nội" Xa muôn trùng vẫn thầm thĩ bên tai! Rút lại cách ngăn, đẩy lùi bóng tối Thắp niềm tin cháy sáng giữa tim người
    Xem thêm Thu gọn
  • 11/10/2021
    - Không cần đến một thống kê thực sự bài bản, mắt thấy, tai nghe đã đủ ấn tượng về số lượng người miền Trung neo lại mảnh đất Thủ đô sinh sống và làm việc. Từ xưa đến nay, hai tiếng “Hà Nội” luôn có một lực hút, là niềm ngưỡng vọng với những con người từ miền đất “Gió Lào cát trắng”. - Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Hưng về tập thơ lục bát mới ấn hành - Giới thiệu chùm thơ của các nhà thơ nước ngoài về ấn tượng Hà Nội.
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/10/2021
    - Nhà thơ Trần Chương sinh năm 1941 tại Thanh Miện, Hải Dương, được đào tạo rồi công tác trong ngành lâm nghiệp. Sau đó, nhà thơ đi theo con đường báo chí, sáng tác. Tập thơ “Nhặt lại tháng ngày rơi” của ông được đánh giá là đằm thắm, giàu chất thế sự, từng được trao giải thưởng của liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. - Chùm thơ viết về những “hải trình” của các nhà thơ Anh Ngọc, Nguyễn Tùng Linh, Nguyễn Đức Mậu . - Ghi nhận về thảo luận trực tuyến “Thơ Việt thế hệ mới” do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 27/09/2021
    - Giải thưởng văn học ASEAN trong hai năm qua mới đây công bố các tác giả, tác phẩm được vinh danh. Cùng với nhà văn Võ Khắc Nghiêm cùng với tiểu thuyết “Thị lộ chính danh”, nhà thơ Trần Quang Đạo với tập thơ “Bay trong mơ” được chọn trao giải thưởng tầm cỡ khu vực này. Có thể nói, tập thơ “Bay trong mơ” mang lại cho nhà thơ Trần Quang Đạo giải thưởng văn học ASEAN là kết quả đằng đẵng mười năm viết và chiêm nghiệm. Với số lượng lên tới 80 bài, tập thơ cho thấy Trần Quang Đạo vẫn đắm đuối sáng tác và luôn tìm tòi vượt lên chính mình. - Chùm thơ viết về những “hải trình” của các nhà thơ Anh Ngọc, Nguyễn Tùng Linh, Lâm Thị Mỹ Dạ. - Ghi nhận về thảo luận trực tuyến “Thơ Việt thế hệ mới” do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 13/09/2021
    - Năm 1978 khi những tranh chấp biên giới Tây Nam đã đến độ căng thẳng, bài thơ “Hát ru em bé Campuchia” của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đăng trên báo Văn Nghệ gây xúc động mạnh với độc giả, công chúng. Những vần điệu của bài thơ chạm sâu sắc vào nỗi đau chiến tranh mà người dân xứ sở Chùa Tháp từng gánh chịu. Đằng sau nỗi đau mồ côi, mất mát, chia ly, tứ thơ đẹp của Nguyễn Trọng Tạo gửi gắm thông điệp về tình người, về khát vọng hòa bình. Từng chứng kiến những thương đau, mất mát của chiến tranh trên quê hương mình, nhà thơ Võ Thanh An đã viết lên những câu thơ hiện thực dữ dội mà vẫn chân thành và nóng bỏng yêu thương. Triết lý về nhân quả, tiếng nói quả quyết về hòa bình thấm đẫm trong những câu thơ hướng tới khát vọng trong bài thơ “Hòa bình cho trái đất mãi mùa xuân”. Bài thơ “Con chim câu bay xa” của nhà thơ Trần Nhật Lam nhắc nhở về những năm tháng gian lao, vất vả khó nhọc sau bão giông cuộc đời chiến trận, và bừng lên thật dịu dàng hình ảnh cuộc sống mới với nghị lực, niềm tin. - Những cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Thành Phong khi gặp lại “Tiếng thơ” một thuở. - Nhà thơ Vũ Quần Phương dẫn chúng ta đi vào thế giới thơ của thi hào Đức Bertolt Brecht.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/08/2021
    - Mỗi độ thu về, làm sống lại trong mỗi chúng ta những cảm xúc đẹp, gắn với những sự kiện trọng đại của đất nước. Cách đây 76 năm, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Từ Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thời khắc đó mãi không thể nào quên với người đương thời và dư vang vẫn còn tiếp nối đến các thế hệ sau. Gần như cả cuộc đời sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải trăn trở với những vần thơ viết về Bác, về những dấu ấn đáng nhớ của dân tộc. - Chùm thơ viết về ngày tựu trường, về năm tháng đáng nhớ của thời đi học. - Điểm thư cộng tác của thính giả gửi về hộp thư điện tử của “Tiếng thơ”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/08/2021
    - Là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự ở Cao Bằng, thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tham gia thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và là người đầu tiên được phong Đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong số 9 chiến dịch mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham gia với tư cách là Tư lệnh, tham mưu trưởng, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 mở đường cho hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, đánh dấu tài chỉ huy, thao lược, đưa tên tuổi của ông lên tầm huyền thoại. Tháng 5/1954, ngay sau tin đại thắng Điện Biên nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” với những câu “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên/ Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp/ Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp/ Vinh quang tổ quốc chúng ta/ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. - Những sáng tác viết lên những ngày khó quên của đất nước trong thời khắc diễn ra dịch Covid-19.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/07/2021
    Còn đó một miền cảm xúc mãi dưng dưng trong tim những gia đình có người thân đi chiến trường và hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Nỗi mong đợi ngậm ngùi thành trí nhớ, những kí ức thương yêu vọng về nhắc nhủ, hơi ấm tình thân ấp ủ trong trái tim người con, người ở lại trong bài thơ “Hơi ấm nghĩa trang liệt sĩ” của nhà thơ Lê Đình Cánh. "Nhận hoa” của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm là tiếng lòng của thế hệ hôm nay, cảm xúc của người còn lại tri ân, tưởng niệm những thương binh, liệt sĩ trong trận Hàm Rồng thời chống Mỹ. “Trong ba lô liệt sĩ có gì” nhà thơ Phạm Đức liệt kê gia tài người lính bằng giọng thơ trìu mến, nỗi niềm. Thơ Phạm Đức phập phồng nhịp đập thánh thiện trong trái tim người lính, dẫu ngã xuống nhưng những kỷ vật như còn kể chuyện đời người…
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/07/2021
    - Hoa sen, loại hoa mọc lên giữa đầm lầy, đến mùa hạ lại rộ sắc đua hương. Cùng tĩnh lại những khoảnh khắc êm đềm cùng những vần thơ đẹp viết về sen. - Lấy ý từ một câu thơ của nữ nhà thơ Tạ Anh Thư, bài viết về “Tập thanh âm” cùng với giọng thơ tác giả tự thể hiện sẽ nối dài thêm những cảm xúc dịu dàng và tĩnh lặng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/06/2021
    - Cuộc đời mỗi con người còn lại cuối cùng là điều gì? Chúng ta mải miết kiếm tìm, để rồi nhận ra thật đơn giản, đó là tình thân, một mái ấm, là gia đình. Chương trình hôm nay nhắc nhớ về giá trị ấy qua chùm thơ về ngôi nhà, tổ ấm của các nhà thơ Huy Cận, Lưu Quang Vũ, Lâm Thị Vỹ Dạ, Lương Ngọc An. - Tự thể hiện các sáng tác “Viết cho con” của nhà thơ Tạ Văn Sĩ và chùm thơ nước ngoài viết về hình ảnh chốn trú ngụ bình yên
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/06/2021
    - Cách đây 110 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bấy giờ là người thanh niên xứ Nghệ - Nguyễn Tất Thành bước chân lên con tàu Viễn Dương bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. Đến tháng 4/1960 trong hồi ký viết dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lê-nin, Bác Hồ đã hồi tưởng về cột mốc đáng nhớ này. Chớp được cảm xúc trong những dòng hồi ức xa xăm vọng về ấy, nhà thơ Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ “Người đi tìm hình của nước” với những câu mở đầu “Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi. Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác”. - 30 năm, sau ngày từ Bến nhà Rồng đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ trở về lãnh đạo nhân dân ta đứng lên đấu tranh dành tự do độc lập. Cách mạng tháng 8 thành công, rồi đến 9 năm trường kỳ kháng chiến. Chiến khu Việt Bắc – căn cứ địa cách mạng đã trở thành một địa chỉ thiêng liêng với mỗi người dân Việt Nam. Ở đó, Bác Hồ kính yêu cùng với lãnh đạo TƯ đảng và chính phủ chung sức, đồng lòng cùng với nhân dân Việt Bắc gây dựng nên Thủ đô kháng chiến. Buổi đường về Việt Bắc, lên thăm Bác Hồ đã tạo cảm hứng để nhà thơ Tố Hữu viết lên những câu thơ phơi phới tự hào, xúc động trong “Sáng tháng năm” sáng tác tháng 5/1951. - Cùng thời với Tố Hữu, nhà thơ Hoàng Trung Thông tìm về trí tuệ, tâm hồn Bác qua những vần thơ của Người, với câu từ vừa hào sảng, vừa dung dị trong bài thơ “Đọc thơ Bác”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/05/2021
    - Nhà thơ Vũ Duy Thông, sinh ngày 26/2/1944, quê gốc thôn Yên Bái, xã Tự Lập, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, tốt nghiệp khóa 8 khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông từng là Vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản, Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ. Ông từng xuất bản 10 tập thơ, 10 tập truyện cho thiếu nhi và 1 tập kịch. Nhà thơ Vũ Duy Thông từng được trao giải Ba Cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ năm 1969 với hai bài thơ “Bè xuôi sông La” và “Ngọn đèn lò”, các tập truyện "Ai là bạn tốt" (1978) và "Về thăm bà nội" (1988) được NXB Kim Đồng và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM trao Giải thưởng sáng tác dành cho thiếu nhi. Nhà thơ đã đi xa do những biến chứng của bệnh tim và tai biến. Những vần thơ của ông sẽ vẫn còn được đọc, được cảm nhận, tiếp tục rung lên những nhịp đập nồng nàn của sự sống. - Lột tả vẻ đẹp trong câu chuyện nghệ thuật - tác phẩm “Thần khúc” của đại thi hào nước Ý Dante qua bản dịch sang tiếng Việt của Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/05/2021
    - Nếu nhà thơ không có tình yêu con người, tình yêu Tổ quốc thì những vần thơ của họ chắc chắn sẽ trở nên trống rỗng, vô hồn. Tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ sự yêu thương, gắn bó với những điều thân thuộc, giản dị trong hành trình lớn lên của con người. Và cũng trên bước đường ấy, lắng nghe tiếng nói từ tâm để biết mang ơn những ân tình, biết chối bỏ điều xấu xa, biết đấu tranh cho lẽ phải, cũng là biểu hiện của cội nguồn yêu người, yêu đời. - Phác họa hình tượng đất nước vừa hào hùng, vừa thân thuộc trong thơ của Phan Hoàng - Tổng hợp thơ từ bài cộng tác gửi qua hòm thư điện tử.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/05/2021
    - Một mùa hè nữa lại chấp chới gần kề, cùng lắng nghe nhịp thở mùa nắng qua những sáng tác thơ viết về quãng thời gian “Một năm đến hẹn” của các nhà thơ Chu Hoạch, Nguyễn Hoa, Lê Mỹ Ý. - Nhà thơ Đỗ Thị Hồng Nhung, hội viên hội văn học nghệ thuật Thái Bình tâm sự về những bài thơ bất chợt ra đời khi cảm xúc chín tới. - Điểm lại một số sáng tác đặc sắc của các nhà thơ nước ngoài viết về Bác.
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/04/2021
    - Những sáng tác viết về ngày 30/4/1975. Vào mặt trận những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ác liệt, cảm xúc ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước với thế hệ nhà thơ Ngô Minh chân thật, thiêng liêng và xúc động… - Sau hòa bình, là nỗi lòng ngổn ngang của những người lính khi trở về cuộc sống đời thường – ngọn nguồn của bài thơ ”Gặp bạn ở chợ Bến Thành” của tác giả Hoàng Đình Quang - Tưởng nhớ nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm – một đời thơ nhiệt thành, vừa khép cuộc trần gian nhưng tinh thần và tiếng vọng thơ ca mãi còn thổn thức trái tim người ở lại.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/04/2021
    Một mùa hoa loa kèn mới đang về. Và, nhiều người trong chúng ta lại rung động vì: "Bàn tay trắng muốt em cầm/ Một cành hoa nối mùa xuân-mùa hè". Một thoáng ngỡ ngàng nhận ra, thật nhẹ nhàng, êm dịu, mùa hoa loa kèn mà nhà thơ Ngô Quân Miện bắt gặp mấy chục năm về trước đang trở lại. Lần trở lại nào cũng như lần đầu tiên, sắc hoa trắng muốt, tinh khôi vẫn gây xao động tâm hồn. Trong mùa hoa mới, chúng ta sẽ cùng lắng lại những cảm xúc đẹp đẽ ấy qua những bài thơ hay nhất về hoa loa kèn.
    Xem thêm Thu gọn
  • 29/03/2021
    Buôn Mê Thuật hoặc Ban Mê Thuật hay Buôn Ma Thuột là những tên gọi khác nhau của thành phố lớn nhất Tây Nguyên. Với nhà thơ Hoàng Thiên Nga – một người sinh ra và lớn lên ở đây, trong thơ chị cất lên tiếng gọi thành phố quê hương mình bằng cái tên đậm chất thổ ngữ “Buôn Ma Thuột”. Và những câu thơ da diết mến yêu, nuối nhớ ký ức một thời nơi mình đang sống...
    Xem thêm Thu gọn
  • 16/03/2021
    Hình ảnh những cánh rừng ngã xuống tan hoang luôn để lại vọng âm dữ dội, mất mát. Sự rên riết của sơn lâm muôn đời vẫn gây cho lòng người bao bàng hoàng, nối tiếc. Biết thế nhưng vẫn tiếc thay nhiều đời nay con người vẫn chưa dừng lại việc tàn hại rừng.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/03/2021
    Trong khó khăn, thiếu thốn của những năm tháng chiến tranh, vẫn ngời lên những tấm gương bình dị mà cao quý. Hình ảnh người hộ sinh với nghĩa cử cao đẹp trong hoàn cảnh éo le đã đi vào những vần thơ của Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Đào Ngọc Phong – người thầy đáng kính của nhiều thế hệ bác sĩ, y học dự phòng và y tế công cộng khắp mọi miền đất nước.
    Xem thêm Thu gọn
  • 03/02/2021
    Chùm thơ ôn lại những cảm xúc về núi rừng Pác Bó – điểm dừng chân của Bác Hồ sau 30 năm bôn ba trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng, giải phóng dân tộc. Cuộc đời cao đẹp của Người là nguồn cảm hứng trong sáng tác của nhiều tác giả, nhà thơ trong nước. Tầm vóc và tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh – người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đi vào sáng tác của nhiều nhà thơ trên thế giới.
    Xem thêm Thu gọn
  • 18/01/2021
    Như một lẽ thường tình, có những điều đơn sơ, thân thuộc khi thật cách xa ta mới thấy da diết nhớ thương. Gần 60 năm trước bài thơ “Bếp lửa” ra đời khi tác giả, nhà thơ Bằng Việt đang học tập ở Liên Bang Nga. Chừng ấy thời gian đã trôi qua, nhưng hình ảnh “một bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “một bếp lửa ấp iu nồng đượm” đến hôm nay vẫn còn gieo vào mỗi người yêu thơ những cảm xúc đong đầy ấm áp...
    Xem thêm Thu gọn
  • 04/01/2021
    - Áp lực từ những kỳ thi và bài vở có lẽ là một phần ký ức khó quên của thời đi học. Đáng nhớ hơn nữa, là những giờ giảng của những người thầy, người cô tài hoa. Tác giả Nguyễn Liên Châu trong bài thơ “Nắng ấm sân trường” đã ví giọng thầy giảng, bình thơ như nguồn suối mật trong lành, khiến thời gian như ngừng trôi. Hay hình ảnh những học trò mặt lấm lem, áo xoạc nách, chân trần, tóc xém mang nhiều cảm xúc trong “Chuyện học trò tôi” của tác giả Đàm Hải Yến. - Góc nhìn về chuyển động thơ ca năm qua, niềm tin về sự hồi sinh, sự sống gửi gắm ở những biểu tượng trong chùm sáng tác của các tác giả nước ngoài.
    Xem thêm Thu gọn
  • 21/12/2020
    Trần Đăng Khoa là một trong không nhiều nhà thơ có cả chùm sáng tác hay về đề tài người lính đảo. Đây là mạch nguồn đã được nhà thơ Trần Đăng Khoa tập trung dãi bày, khắc họa. Nếu bài “Thơ tình người lính biển” với hơi thơ trữ tình, tha thiết đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc và được công chúng yêu mến, thì một bài thơ khác cùng đề tài của nhà thơ Trần Đăng Khoa là “Lính đảo hát tình ca trên đảo” có giọng thơ tươi vui, tếu táo, đậm chất lính trẻ...
    Xem thêm Thu gọn
  • 07/12/2020
    NSND Trần Thị Tuyết là giọng ngâm thơ gắn bó với làn sóng văn học nghệ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam. Bà qua đời ngày 28/11/2020 tại nhà riêng, thọ 90 tuổi. Nghệ sĩ Trần Thị Tuyết là người duy nhất trong lĩnh vực ngâm thơ nước ta được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (năm 2016). Trong chương trình Tiếng thơ hôm nay, chúng ta cùng ôn lại những dư âm của một giọng ngâm thơ được nhiều thế hệ công chúng mến mộ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 01/12/2020
    Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ X đã bế mạc, song vẫn còn để lại những dư âm trong lòng người sáng tác cũng như công chúng bạn đọc. Chúng ta cùng ôn lại những tâm tư của các nhà thơ - đại biểu tham dự đại hội qua sáng tác và góc nhìn về thơ hôm nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 30/11/2020
    Nghệ sĩ Trần Thị Tuyết là người duy nhất trong lĩnh vực ngâm thơ nước ta được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (năm 2016). Bà sinh năm 1931 trong gia đình có truyền thống nghệ thuật ở Hà Nội. Bà đến với nghề ngâm thơ từ năm 1957 và được công chúng biết tới qua chương trình "Tiếng thơ "của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngoài chất giọng trong trẻo, truyền cảm, bà rất ý thức trong sự chuẩn bị, cảm nhận thơ trước khi ngâm, để chuyển tải nội dung bài thơ một cách trọn vẹn nhất, thăng hoa nhất. Sau đây, xin mời quý vị cùng thưởng thức lại giọng ngâm thơ của NSND Trần Thị Tuyết với các tác phẩm: 1. Người đi tìm hình của Nước – Sáng tác: Chế Lan Viên/ 2. Ao cá Bác Hồ ở Châu Ro - Sáng tác: Hoàng Trung Thủy / 3. Núi đôi – Sáng tác: Vũ Cao/ 4. Bầm ơi – Sáng tác: Tố Hữu/ 5. Vui thế hôm nay - Sáng tác: Tố Hữu/ 6. Ta đi tới - Sáng tác: Tố Hữu/ 7. Việt Bắc - Sáng tác: Tố Hữu / 8. Đoàn thuyền đánh cá - Sáng tác: Huy Cận/ 9. Nhớ con sông quê hương – Sáng tác: Tế Hanh/
    Xem thêm Thu gọn
  • 23/11/2020
    Từ hình ảnh quen thân như nén cà, muối dưa, tác giả bài thơ “Muối dưa” đã liên tưởng đến dư vị cuộc đời, những dư vị khởi sinh từ bao cuộc hóa thân khó nhọc. Hay, những tiếng thở dài của tác giả Vương Trọng trước vết hằn của thời gian và tuổi tác trong tác phẩm “Sợi tóc hai màu”.
    Xem thêm Thu gọn
  • 09/11/2020
    Dấu vết in hằn trên từng hình hài, cảnh vật là phản chiếu của những gì đã nhuốm vào tâm tư, đời sống. Những ai từng một lần đến vùng mỏ, có lẽ sẽ khó quên một đặc trưng của những ngôi nhà đã thấm đẫm bụi than. Thế nhưng ở nơi đó những lộc chồi cuộc sống vẫn âm thầm sinh sôi từng ngày…
    Xem thêm Thu gọn
  • 26/10/2020
    "Nghe nói quê nhà bão lụt/Con chưa về được mẹ ơi/Đêm ngủ bơi trong giấc ngủ/ Mây trắng ngỡ mưa trắng trời". Đó là những câu thơ mở đầu trong bài thơ "Miền trung bão lụt" nhà thơ Dương Kỳ Anh từng viết khi nghe tin quê nhà đón bão. Những ngày qua, cả dải đất miền Trung đã trải qua trận lụt lịch sử, vẫn là những cơn mưa trắng trời dội buốt trái tim những người con ở phương xa.
    Xem thêm Thu gọn
  • 12/10/2020
    Dù là một nhà thơ tài năng, từng in 12 tuyển tập thơ, 1 tiểu luận về thi ca, cũng từng nhận nhiều giải thưởng về văn chương uy tín của nước Mỹ, việc nữ thi sĩ Louise Gluck được xướng tên tại giải Nobel Văn học vẫn được xem như một bất ngờ lớn trong giới. Những bài thơ của Louise Gluck đưa độc giả vào một cuộc hành trình nội tâm, bằng cách khám phá những cảm xúc sâu kín nhất, gần gũi nhất. Khả năng sáng tạo thơ khiến nhiều người có thể thấu hiểu những trải nghiệm của Louise Gluck một cách mãnh liệt, hoàn toàn bắt nguồn từ ngôn ngữ và giọng thơ thẳng thắn đến khó tin của bà.
    Xem thêm Thu gọn
  • 05/10/2020
    Nếu đong đếm gia tài của một cuộc đời sáng tác bằng những câu thơ sống trong lòng người đọc, thì nhà thơ Tố Hữu phải được đánh giá là một đại thụ của làng thơ với khối lượng thơ đồ sộ. Ông sáng tác rất nhiều và đã có không ít những bài thơ, những câu thơ hay, xúc động để nhớ. Bên cạnh những vần thơ sôi nổi, hào khí Cách mạng viết cho lý tưởng, có những khoảnh khắc, thơ Tố Hữu sống trọn vẹn với tính cách, những nỗi niềm cá nhân rất gần gũi, đời thường.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/09/2020
    Nhà thơ, nhà văn Thu Bồn tên thật là Hà Đức Trọng. Ông sinh ngày 1/12/1935 tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông đi theo cách mạng từ năm 12 tuổi và là thiếu sinh quân ở đơn vị biệt động chiến đấu. Trong thời gian chiến tranh, ông làm phóng viên chiến trường Liên khu V, sau đó về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhà thơ Thu Bồn từng là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV. Thu Bồn để lại một sự nghiệp văn học khá đồ sộ, với khoảng 25 đầu sách bao gồm hơn một chục tập tiểu thuyết và truyện ngắn, 5 tập thơ và nhiều tập trường ca. Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001 và được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2017.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/09/2020
    Từ những vần thơ về Xô Viết Nghệ Tĩnh của nhà thơ, nhà Cách mạng - Đặng Chính Kỷ: “Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước/ Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên/ Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên/ Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi”, đến "Gửi bạn người Nghệ Tĩnh" của nhà thơ Huy Cận dung dị lời nhắn gửi: "Ai ơi, cà xứ Nghệ/ Càng mặn lại càng giòn/ Nước chè xanh xứ Nghệ/ Càng chát lại càng ngon/ Khoai lang vàng xứ Nghệ/ Càng nhai kĩ càng bùi/ Cam Xã Đoài xứ Nghệ/ Càng chín lại càng tươi” đều thắm đượm khí chất, tâm hồn người thơ xứ Nghệ...
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/09/2020
    Trong số những thời khắc ngưng đọng trong tâm thức hàng triệu đồng bào ta, quên sao được Ngày độc lập. Thành lập không lâu sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đồng hành cùng đất nước, dân tộc trong suốt chặng đường gian khó đi lên. Những ký ức đẹp đẽ và đáng nhớ ấy đã lặn vào thơ ngân vang tới hôm nay...
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2020
    “Nhớ mẹ mùa Vu Lan” là chủ đề mà Tiếng thơ muốn chia sẻ cùng các bạn trong tiết Ngâu tháng bảy, qua sáng tác của các tác giả: Công Phương Diệp, Hoàng Trọng Muôn, Nguyễn Duy, Trương Nam Hương, Đồng Đức Bốn...
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2020
    Mẹ ơi/ Con đang bay trên cao thẳm bầu trời/ Như hoàng tử trong chuyện xưa mẹ kể/ Trước mặt con là vòm xanh êm ru/ Vẫn từng xanh trên mái nhà mình...Bài thơ được viết năm 1979, khi lần đầu tiên nhà thơ Trần Đăng Khoa ngồi trên máy bay, bay trên cao thẳm bầu trời, qua nhiều làng mạc đồng quê, ông nghĩ đến mẹ và làm thơ gửi mẹ. Mẹ chính là ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa, thuở nhỏ cũng như sau này. Khi đã qua thời niên thiếu, trở thành người lính, người chồng, người cha, thì mẹ vẫn là miền cảm xúc mát lành, níu ông về với góc sân và khoảng trời tuổi nhỏ. Mẹ làm nên hồn cốt của đất đai, của quê hương xứ sở, là điều đẹp đẽ nhất có thật ở trên đời…
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Trong thế hệ thi nhân thời kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan có lẽ là một trong những người đặc biệt nhất, đặc biệt từ cuộc đời cho tới thơ ca. Cả đời ông chỉ in một tập thơ, nhưng chỉ với tập thơ ấy, và cũng chỉ cần hai bài “Màu tím hoa sim” và “Đèo cả” đã thể hiện một tài năng một tầm vóc thơ…
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Mùa thu vốn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao tác phẩm thi ca của người Việt từ cổ điển đến hiện đại. Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng bàn về những bài thơ mùa thu được phổ nhạc thành những ca khúc nổi tiếng, cả thơ và nhạc đều tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng thưởng thức.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Nhà thơ - liệt sỹ Vũ Đình Văn đang học năm thứ ba khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội thì lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc và đã anh dũng hy sinh tại trận địa tên lửa xã Đồng Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (cũ). Vũ Đình Văn là tác giả của những bài thơ nổi tiếng như: Nửa sau khoảng đời, Đêm hành quân qua phà Long Đại, Lạy mẹ con đi, Mười ba bậc cầu thang. Nhiều câu thơ của anh đã trở thành tuyên ngôn cho cả một thế hệ thanh niên lúc ấy, sẵn sàng băng mình lên tuyến đầu trong cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Thơ trú ngụ nơi đâu khi người làm thơ im bặt một quãng dài, tưởng chừng như đã dứt bỏ trang viết? Một ngày nào đó, nếu còn duyên mà trở lại, còn chăng những tha thiết thuở ban đầu? Nhà thơ Cao Xuân Sơn, một người tưởng đã “nghỉ chơi” với thơ từ vài chục năm nay, gần đây bỗng nhiên trở lại với tập “Bấm chân qua tuổi dại khờ” với con số 101 bài thơ.
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Sau câu thơ hồi hộp những tâm tình/ Những vui buồn đời ký thác cho anh”, Thơ đâu phải điều gì quá cao siêu, ngoài “Những vui buồn ký thác”. Để có đôi ba câu lấp lánh, ở lại, lắm lúc người sáng tác đã phải lao đao trong dòng đời khắc nghiệt, đẩy đưa. Thơ tuy chẳng mang lại bạc tiền, ấy vậy mà cứ như bùa mê thuốc lú dẫn dụ ta đến những bờ bến không cùng. Nhìn trên bề mặt, thơ là những lát cắt của cảm xúc trước va đập của đời thường. Có đủ ngọt ngào, phẫn nộ, ăn năn, chán ghét, dấn thân. Dừng lại hay gắng chắt lọc lấy những tâm thế đằng sau những cảm xúc tức thời ấy là khoảnh khắc đứng trước mốc giới đọc để rồi trôi đi hay đọc để ngẫm, để nghĩ và hiểu về một tâm sự, một nỗi niềm…
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    hà thơ-nhà báo Duy Thảo sinh năm 1938, quê quán tại làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Lấy sự rung động chân thành là điểm xuất phát của sáng tạo, các tập thơ của ông thường có tựa đề thật gần gũi: “Lối xanh”, “Sau mùa lá rụng”, “Bến mặn”, “Góc chiều”, “Nỗi xưa”… Tập thơ gần đây nhất mang tên “Lối về” dành riêng tặng mẹ và vợ - hai người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời ông, cũng là lời khẳng định sự trở về với nguồn cội quê hương, với tình nghĩa trước sau như một. Nhà thơ Duy Thảo sinh ra bên dòng sông La, và con người ông, lẽ sống mà ông theo đuổi cũng trong xanh hiền hòa như dòng sông ấy. Xin giới thiệu chân dung nhà thơ Duy Thảo – một dòng La xanh…
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Sinh năm 1952, từng đi bộ đội, tham gia thanh niên xung phong, dạy học, học viên khóa đầu trường viết văn Nguyễn Du, rồi chuyển sang làm báo, làm biên tập viên văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu. Đó là đôi nét về nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, tác giả của hai tập thơ “Bùa lá” và “Miền hoa dại”. Trong đời sống và trong thơ, bà luôn lặng lẽ, sự lặng lẽ ấy đem tới những bài thơ, những câu thơ “trong và buốt như nước mắt” như nhận xét của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tiếng thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh trước hết là tiếng lòng của người phụ nữ đi đến tận cùng tình yêu, khao khát sự chân thành, tử tế, không dối lừa…
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    Công chúng thường nhắc đến Chế Lan Viên với dòng thơ thế sự, suy tưởng mà ít để ý đến những bài thơ tình của ông. Đặc biệt, qua những vần điệu trìu mến, người đọc có thể hiểu được phần nào những ngày hạnh phúc của Chế Lan Viên với hai người vợ: bà Nguyễn Thị Giáo sinh năm 1925 và bà Vũ Thị Thường sinh năm 1930…
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2020
    Vào dịp 19 tháng 5 năm 1968, nhà thơ Trần Đăng Khoa khi ấy là cậu bé hơn mười tuổi đã chép 20 bài thơ của mình và gửi ra Hà Nội để tặng sinh nhật Bác. Hiện nay kỉ vật này đang được được lưu giữ tại bảo tàng Hồ Chí Minh. Với nhà thơ Trần Đăng Khoa, dù chưa một lần được gặp Người, nhưng từng trang thơ trang văn về Người luôn được ông cất giữ trong sâu thẳm trái tim…
    Xem thêm Thu gọn
  • 17/08/2020
    “Cái gì cũng có một thời/ Bao nhiêu máu chảy trong lời vua ban/ Cái gì rồi cũng tiêu tan/ Bao nhiêu xương trắng nằm oan dưới mồ”... Đó là những câu thơ mở đầu bài “Hư vô” của nhà thơ Nguyễn Quang Huy. Biết là thế, nhưng vì mỗi sáng thức dậy, thời gian mở ra phía trước, ta có muốn cũng không thể quay lại phía sau, nên cái mà ta có thể định vị được chính là hiện tại. Thế nên, nắm bắt và trân quý từng phút giây đang thở đang sống là thái độ tích cực nhất…
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2020
    Giữa thời buổi các ấn phẩm in gặp nhiều khó khăn trong nội dung cũng như phát hành, CLB Văn học Trẻ của Hội Nhà văn Hà Nội mới đây ra mắt số đầu tiên của chuyên đề văn chương mang tên Văn +. Bám vào chủ đề “Trên đôi cánh tưởng tượng”, trang thơ tuyển chọn hơn 30 sáng tác đi vào chủ đề siêu thực, kỳ ảo...
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2020
    Trong nền thơ hiện đại nước ta, nhà thơ Huy Cận có một vị trí riêng, với những đóng góp nổi bật, đặc biệt ở thời kỳ thơ mới và giai đoạn thơ kháng chiến chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với những bài thơ nổi tiếng như "Tràng giang", "Các vị La hán chùa Tây Phương", "Đoàn thuyền đánh cá"… Thơ ông mang chiều sâu triết lý nhân sinh, suy ngẫm về sự tồn tại của cá nhân trong vũ trụ vốn thẳm sâu và chứa nhiều bí mật. Song ở mảng thơ tình, luôn là sự ấm áp, trìu mến với nhiều sắc thái thể hiện…
    Xem thêm Thu gọn
  • 24/08/2020
    “Puskin là một hiện tượng phi thường, và có lẽ là hiện tượng duy nhất của tinh thần Nga: đó là một người Nga trong quá trình phát triển của mình, có thể hiện diện hai trăm năm ở tương lai phía trước” – Đó là nhận định mang tính tiên đoán của Gogol, nhà văn nổi tiếng ít hơn Puskin 10 tuổi. Và thực tế hơn hai trăm năm đã qua, Puskin vẫn là một tượng đài văn chương mang tinh thần của cái đẹp hướng về cuộc sống…
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2020
    Trong số 27 hội viên chuyên ngành thơ mới được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, có người đã nhiều năm gắn bó cùng thơ, có người thành công đến sớm, có người thành danh muộn, có người còn trẻ nhưng luôn ý thức về con đường sáng tác chuyên nghiệp. Nhà thơ Khúc Hồng Thiện thuộc những gương mặt thơ trẻ ấy. Anh sinh năm 1983 tại Hưng Yên, hiện công tác tại báo Nhân Dân, đã xuất bản hai tập thơ “Chênh chao tích chèo” và “Cùng nhau nhân từ”. Không quá vội vàng mà chắc chắn với từng bước đi trong đời cũng như trong thơ – đó là phong thái của Khúc Hồng Thiện, người vốn say mê lục bát và những điệu chèo thôn dã...
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2020
    Bài thơ “Thời hoa đỏ” của nhà thơ Thanh Tùng mang nhiều yếu tố tự bạch. Dường như tác giả cởi hết lòng mình, trút hết những dồn nén qua bao ngày tháng, để giãi bày cùng em, giãi bày và thanh minh với chính mình. Từng câu thơ như từng cánh hoa đỏ, và tụ lại cả một vùng hoa đỏ, một miền hoa đỏ. Màu đỏ của thời gian, của tâm thức, của quá khứ, và quá khứ ấy vẫn bùng lên trong hiện tại cũng như còn khắc khoải mãi trong tương lai…
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2020
    Những ngày Hà Nội ô nhiễm khói bụi, nhiều người dồn hỏi lý do về phía những ngọn khói đốt đồng từ ngoại thành tràn vào. Có thể, khói đốt đồng quá đậm đặc theo chiều gió bay vào nội thành, quẩn quanh những vòng xe, những tòa cao ốc, hút mất một phần ô-xy nơi đô thị vốn đã nóng giãy vì bê tông, vì khí thải nhà kính. Nhưng đổ hết nguyên nhân cho khói đốt đồng, e rằng oan uổng. Những làn khói đó có quyền chất vấn chúng ta, rằng chúng ta đang ứng xử với thiên nhiên như thế nào, chúng ta đã bỏ quên quá khứ thế nào, với mái tranh rơm rạ và bếp lửa nồng thơm…
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2020
    Từ “Ngọn lửa đầu tiên” (1999), trải qua “Lá thay mùa” (2008), đến năm nay, nhà thơ Thiên Sơn cho ra mắt tập thơ thứ ba “Một tiếng gọi”. Khoảng cách từ tập thơ đầu tay đến tập thơ này là 20 năm. “Một tiếng gọi” giống như sự giải phóng một phần năng lượng nghệ thuật mà khi viết truyện ngắn, tiểu thuyết hay phê bình… tác giả không thể chuyển tải hết. Nói cách khác, những rung động thơ tựa làn hơi mỏng manh quyến rũ đòi hỏi người viết phải thu lọc lại và chưng cất riêng, đợi ngày tỏa hương…
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2020
    Gắn bó với nghề báo, say mê thơ ca hội họa, nhà thơ Trần Nhương có cơ hội được đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều vùng đất. Song những gì thuộc về ký ức bên đồng đội những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước luôn là khoảng thời gian – không gian vô cùng thiêng liêng máu thịt, đưa ông trở lại với thời thanh niên mộng mơ, sôi nổi, dẫu đầy gian khó mà cũng đầy khát vọng. BTV Tiếng thơ có cuộc trò chuyện cùng ông nhân dịp ông cũng đồng đội thăm lại chiến trường Lào...
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2020
    Trong suốt thế kỷ 20 đầy bão táp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở vị trí một người đứng đầu Đảng, đứng đầu nhà nước, luôn sát cánh cùng quân và dân trên mọi đầu sóng ngọn gió, là nguồn động viên tinh thần vô cùng thiêng liêng ấm áp đối với tiền tuyến và hậu phương. Người đã trải qua bao đêm trắng, đau nỗi đau của nhân dân, hạnh phúc với hạnh phúc của nhân dân. Tâm nguyện đi thăm Miền Nam, Người chưa thực hiện được. Nhân dân miền Nam, nhân dân mọi miền đất nước đã thay Người thực hiện tâm nguyện đó, thực hiện Di chúc Người để lại...
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2020
    Có một suối thơ chảy từ gần gũi/Ra xa xôi, và lại đến gần quanh/Một suối thơ lá ngọt với hoa lành/Nói trong xóm, và dỡn cười dưới phố”...Khi viết những câu thơ này vào tháng 8 năm 1946, nhà thơ Xuân Diệu cũng như nhiều văn nghệ sỹ khác đều hồ hởi, nồng nhiệt, mong muốn đem hết sức khỏe vật chất và tinh thần phục vụ cách mạng, phục vụ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ. Suối thơ mà ông nói thực sự là một nguồn thơ mới nguồn cảm hứng mới, đưa bao người “từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui” như chia sẻ của nhà thơ Chế Lan Viên.
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2020
    Lịch sử Việt Nam là lịch sử nhọc nhằn và vinh quang qua bao thế kỷ dựng nước và giữ nước. Trong những di sản mà cha ông để lại có Tiếng Việt – một ngôn ngữ tuyệt đẹp, đầy thanh sắc, đầy từng trải mà luôn tươi mới, có khả năng diễn đạt đầy đủ những cung bậc cuộc đời song vẫn không ngừng vươn lên để thu nhận những điều mới mẻ. Tiếng Việt cũng là nguồn cảm hứng, chất liệu của người làm thơ, đưa tiếng thơ vang khắp mọi miền Tổ quốc…
    Xem thêm Thu gọn
  • 31/08/2020
    Chương trình Tiếng thơ được thực hiện nhân dịp các cựu chiến binh, các văn nghệ sỹ từng có thời gian chiến đấu tại nước bạn Lào trở lại thăm chiến trường xưa vào cuối tháng 5 vừa qua. Chương trình thực hiện tại Xiêng Khoảng, với sự tham gia của các nhà thơ: Vương Trọng, Trần Nhương, Châu La Việt, Lê Hoài Nguyên…
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/09/2020
    Nhà thơ Trương Hữu Lợi sinh năm 1948, quê Bắc Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Ông thường lấy hai câu thơ: “Người thơ chân thành sám hối/ trước những thánh thần lầm lũi ngày đêm” để nhắc nhở bản thân trong suốt cuộc đời làm báo làm thơ. “Thánh thần” trong quan niệm của ông không phải đấng siêu nhiên mà chính là nhân dân bình dị bao đời. Ông sinh vào tháng năm, ra đi cũng vào tháng năm. Tháng năm này, tròn năm năm nhà thơ Trương Hữu Lợi đi xa…
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/09/2020
    Nhà thơ Vân Long sinh năm 1934, nguyên quán ở Khoái Châu, Hưng Yên nhưng lại sinh ra lớn lên ở Hà Nội. Ông có thơ đăng báo từ năm 18 tuổi và có một hành trình thơ kéo dài nửa thế kỷ với nhiều tập thơ. Năm 2002, 154 bài thơ tiêu biểu được chính tác giả tự chọn để in thành tuyển tập Hành trình thơ Vân Long, NXB Hội nhà văn, cùng với lời giới thiệu của nhà thơ Ngô Quân Miện và phần bình luận của 12 tác giả như Nguyễn Viết Lãm, Trần Lê Văn, Tô Hà, Trịnh Thanh Sơn, Nguyễn Hoàng Sơn, Hồ Anh Thái. Và một trong 12 tác giả ấy có cả nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, cũng là khách mời bình luận trong chương trình Đôi bạn văn chương số đầu tiên hôm nay.
    Xem thêm Thu gọn
  • 25/09/2020
    Tháng tư, thời khắc giao mùa cuối xuân đầu hạ luôn là điểm hẹn lý tưởng để hiện tại và quá khứ gặp gỡ nhau, trong không gian mát màu xanh kỷ niệm. Tháng tư năm 1975 với những bước chân thần tốc, những diễn biến bất ngờ, những khát vọng hội tụ thành sức mạnh, để mở ra một tầm vóc non sông, một vị thế thời đại. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại tháng ngày lịch sử ấy, cảm giác nhẹ nhõm an lành biết bao…
    Xem thêm Thu gọn