-
Làn sóng nghệ thuật
Giữa một thế giới rất nhiều thông tin giả, thông tin rác… bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn cách nào để tiếp nhận thông tin? Hãy cùng VOVLive cập nhật những tin tức, diễn biến, xu hướng nghệ thuật trong và ngoài nước qua chương trình “Làn sóng nghệ thuật” của Đài TNVN. Chương trình sẽ giúp thính giả tiếp cận gần hơn với trào lưu nghệ thuật từ cổ điển đến đương đại; gặp gỡ với các nhân vật tiên phong trong các loại hình..... để có được toàn cảnh về Nghệ thuật Việt trong bối cảnh hội nhập.
Chương mới nhất
-
- Trao giải cuộc thi “Đan Mạch trong mắt em” với chủ đề “Tương lai xanh”. - Các tác phẩm của các tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2022 dự kiến được giới thiệu tới công chúng vào quý 3 năm 2024. - Triển lãm Câu chuyện đầu năm của nhóm họa sĩ Urban Sketchers. - Doanh nghiệp sáng tạo TiredCity - nhịp cầu kết nối nghệ sĩ và cộng đồng. - Triển lãm Ngũ hình. - Nhà thiết kế Thoa Trần ra mắt bộ sưu tập áo dài Về với cội nguồn. - Triển lãm “Giang” của họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh. - Trong thời đại công nghệ số, nhiếp ảnh trở thành công cụ quan trọng góp phần bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của đất nước. Tuy nhiên, làm thế nào để phát huy hơn nữa vai trò của nhiếp ảnh trong quảng bá di sản? Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích đã có những chia sẻ...Thu gọn
-
- Buổi gặp mặt các nghệ sĩ của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10. - Triển lãm tranh “Phố và đời” của cố họa sĩ Lục Quốc Nhượng. - Triển lãm tranh lần thứ 4 của họa sĩ Mai Đại Lưu mang tên “Vườn mộng ảo”. - Một đô thị có ký ức là một đô thị hấp dẫn. Ký ức ấy được đóng góp bởi lớp lớp các công trình kiến trúc xen lẫn, tiếp nối trong quá trình hình thành và phát triển của nơi chốn. Với chủ đề Phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu - Phó Tổng thư ký hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã có những chia sẻ...Thu gọn
-
- Triển lãm “Nghệ thuật thì dài, thời gian thì chóng qua” của 6 họa sĩ. - Chương trình hòa nhạc với chủ đề “Giai điệu mùa xuân”. - Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long ra mắt dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát xoan trên kênh Youtube Dân ca và nhạc cổ truyền. - Triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2024 trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. - Chung kết và trao giải cuộc thi Piano mở rộng toàn quốc lần thứ nhất năm 2024. - Muốn bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống trước hết cần có người kế cận bởi theo như cha ông ta vẫn nói “thầy già con hát trẻ như quy luật muôn đời”. Nếu đặt hai câu chuyện bảo tồn và sinh tồn song hành cùng nhau thì phải chăng một mặt là bởi sự gắn bó giám sống với nghề, giám thay đổi trong tư duy biểu diễn của các diễn viên mặt khác cũng cần sự nhìn nhận của xã hội một cách tiếp cận hợp lý với những giá trị tinh thần mà cha ông đã để lại. Như vậy mới có thể gợi mở những giải pháp để hài hòa giữa mong muốn gìn giữ bảo tồn vốn quý của cha ông trong lòng công chúng hôm nay. Kết thúc loạt phóng sự với chủ đề “Nghệ thuật truyền thống – bảo tồn và sinh tồn” là bài “Sân khấu truyền thống, đổi mới là tồn tại”...Thu gọn
-
Khi đầu vào khó tuyển được những người như kỳ vọng thì đầu ra cũng không thể có chất lượng. Một trong những bài toán khó cùa nghệ thuật sân khấu truyền thống chính là thu hút các bạn trẻ đến với nghệ thuật, duy trì lớp kế cận, giữ chân các nghệ sĩ có tiềm năng ở lại nhà hát với những cơ chế chính sách đãi ngộ hợp lý. Mong muốn là vậy nhưng thực tế với các ngành nghệ thuật truyền thống vốn dĩ đặc thù về năng khiếu đào tạo từ rất sớm, thời gian đào tạo dài nhưng lại chưa có cơ chế đãi ngộ đặc thù trong công tác tuyển dụng, sử dụng viên chức, chế độ nghỉ hưu. Đây cũng là nội dung kỳ 4 loạt phóng sự “Nghệ thuật truyền thống - Bảo tồn và sinh tồn với nhan đề “Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý”…Thu gọn
-
- Người nghệ sĩ dù tâm huyết, yêu nghề đến mấy sau khi bước ra khỏi ánh đèn sân khấu họ phải trở lại đời thực với những bộn bề lo toan cơm áo gạo tiền. Trong tình hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn, các nghệ sĩ luôn phải tùy cơ ứng biến, chân trong chân ngoài mà giới trong nghề thường nói “chạy show”. Trên sân khấu, họ diễn vai “ông hoàng bà chúa” nhưng đằng sau ánh đèn sân khấu họ lại tiếp tục diễn những vai khác của cuộc đời. Chương trình hôm nay tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề “Nghệ thuật truyền thống -Bảo tồn và sinh tồn” là bài đề cập câu chuyện để diễn viên sống được với nghề với nhan đề “Một cuộc đời nhiều vai diễn” … - Bộ phim “Muôn vị nhân gian” (đạo diễn Trần Anh Hùng) chính thức ra mắt trong tháng 3/2024. - Triển lãm các tác phẩm hội họa và điêu khắc với chủ đề “Gặp gỡ tháng 3”. - Khai mạc triển lãm các tác phẩm thắng giải cuộc thi "UOB Painting of the Year" năm 2023.Thu gọn
-
- Nghệ thuật hát bội Việt Nam được quảng bá trên nền tảng Google Arts & Culture. - Lễ hội âm nhạc cổ điển Việt Nam tại Đà Lạt. - Liên đoàn Xiếc Việt Nam công bố 20 chương trình nghệ thuật chào đón khán giả đến với Xiếc trong năm 2024. Học cho chết và dùng cho sống đó là quan niệm của những người gắn bó với bộ môn nghệ thuật Tuồng từ xưa đến nay. Điều đó có nghĩa là học cho ngấm vào máu nhưng khi diễn phải sử dụng vốn sống, kỹ năng của mình để sống động cùng nhân vật, điều ấy cũng đúng với nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống khác như: Cải lương, chèo. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề “Nghệ thuật truyền thống bào tồn và sinh tồn” đề cập những khó khăn vất vả của những người nặng lòng với nghệ thuật sân khấu với nhan đề “Học cho chết và dùng cho sống”…Thu gọn
-
- Triển lãm tranh màu nước quốc tế “Sắc màu văn hóa”. - Lên sóng bộ phim “Má ơi tỉnh mộng”. - Liên đoàn Xiếc Việt Nam giới thiệu những chương trình biểu diễn đặc biệt chào mừng những ngày lễ lớn. - NSND Đức Long hát chính trong vở kịch Trăng khuyết (đạo diễn Phạm Lê Nam). - Nghệ thuật truyền thống là quốc hồn, quốc túy của một dân tộc, là ký ức chung của một cộng đồng được nuôi dưỡng bằng tình cảm của từng cá thể trong nhiều thế hệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một mặt, nghệ thuật truyền thống có thể trở thành một ngôn ngữ để giao lưu với thế giới cần sự tâm huyết của các nghệ sĩ, mặt khác, cũng đang đối diện với nguy cơ bị mai một, bị lấn át bởi các làn sóng thông tin giải trí công nghệ, vừa nhanh chóng bắt mắt vừa được coi là thời thượng của không ít công chúng khán giả. Theo đó, các loại hình nghệ thuật truyền thống đứng trước nhiều khó khăn vừa bảo tồn, phát huy vốn cổ của cha ông, đưa nghệ thuật gần hơn với khán giả, vừa phải sinh tồn trong vòng quay của thực tế. Lắng nghe kỳ 1 với nhan đề “Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó” trong loạt Phóng sự “Nghệ thuật truyền thống bảo tồn và sinh tốn” …Thu gọn
-
- Triển lãm “Sắc màu dâng mẹ cha”. - Nhạc sĩ Đức Huy lần thứ hai tổ chức liveshow riêng “Những gì đến tự nhiên”, đánh dấu cột mốc sự nghiệp âm nhạc đồ sộ của nhạc sĩ ở tuổi 76 vào ngày 11/5/2024. - Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Xuân”. - Nghệ thuật dân gian chèo tầu. - Chương trình Kể chuyện di sản. - Họa sĩ Trần Tiến Dũng tổ chức triển lãm “Khoảng lặng 2”. - Tuần lễ “Thành phố Hồ Chí Minh: Di sản - Kết nối”. - Chất liệu truyền thống văn hóa dân tộc làm mạch nguồn phong phú, cảm hứng cho mọi thế hệ sáng tác những tác phẩm nghệ thuật mang hơi thở đương đại. Làm thế nào khai thác và lan tỏa hơn nữa nét đẹp giá trị truyền thống? Nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế chia sẻ về nội dung này…Thu gọn
-
- Liên đoàn Xiếc Việt Nam tổ chức chương trình biểu diễn Xiếc đặc biệt “Những cánh hồng bay”. - Nhà nghiên cứu âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long ra mắt khán giả ca khúc “Trúc mọc bên đình” nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ. - Triển lãm ảnh Phụ nữ với Điện Biên. - Phóng sự “NSƯT Dương Thùy Anh - Người làm mới tiếng đàn Nhị”. - Phát động giải thưởng sáng tác truyện thiếu nhi “Đóa hoa đồng thoại” lần thứ 7. - Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật chiếm nhiều ưu thế. Công nghệ số, không gian mạng phát triển thuận lợi cho việc sáng tác nhiếp ảnh, tuy nhiên việc vi phạm bản quyền trong lĩnh vực này vì thế cũng tinh vi, phức tạp hơn. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Trọng Đức chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động “Tuần lễ áo dài Việt Nam”. - Triển lãm gốm “Dáng xuân”. - Sở Du lịch Hà Nội ban hành Kế hoạch xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố. - Phát động Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024. - Cuốn tự truyện Đi qua trăm năm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư ra mắt độc giả. - Phóng sự: “Nghệ sĩ, hạnh phúc là được phục vụ nhân dân”. - Cùng với sự phát triển của thủ đô, các không gian công cộng xuất hiện ngày càng nhiều. Những không gian này có vai trò quan trọng trong sự tương tác giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, có thể tạo thành những nơi chốn, những biểu tượng độc đáo làm nên bản sắc của thủ đô Hà Nội. Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm Mẹ yêu con của nhiếp ảnh gia Lê Bích. - Chương trình nghệ thuật Hương sắc áo dài Việt. - Họa sĩ Mai San tham gia triển lãm tranh cùng “Xóm giếng vào xuân”. - Họa sĩ Phạm Luận tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ 24 với tên gọi “Phạm Luận-chân dung”. - Triển lãm gốm “Dáng xuân”. - Ra mắt bản dịch Tiếng Việt sách “Tiểu luận về nghệ thuật An Nam”. - Tài liệu lưu trữ là một phần của di sản trong đó có những di sản tư liệu đã được Unesco công nhận. Di sản tư liệu là những bằng chứng lịch sử có giá trị chứa đựng những thông tin về quá khứ với nội dung đa dạng. Thế nhưng, làm thế nào để giá trị di sản tư liệu vượt ra khỏi phạm vi hẹp của giới học thuật nghiên cứu đến gần hơn nữa với công chúng nhất là giới trẻ? Bà Nguyễn Thu Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm trực tuyến “Văn chương muôn màu”. - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”. - Từ ngày 01/3 đến 15/3/2024, Nhà hát Kịch Việt Nam biểu diễn hai vở hài kịch: Quan thanh tra và Nghêu Sò Ốc Hến. - Phóng sự: Từ hiện tượng phim “Mai”; “Đào, phở và Piano” - Tín hiệu đáng mừng cho thị trường phim Việt trong nước. - Hiện nay trong các chương trình ca nhạc nghệ thuật, trẻ em hát các ca khúc người lớn diễn ra phổ biến nguyên nhân do các nhạc sĩ ít quan tâm sáng tác dẫn đến thiếu các ca khúc thiếu nhi hay các bài hát thiếu hấp dẫn? Nhạc sĩ Vũ Mạnh Cường đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Chương trình khai xuân “Vui xuân Giáp Thìn, sắc thái văn hóa Hội An”. - Phim “Đào, phở và Piano” bất ngờ trở thành hiện tượng khi liên tục cháy vé rạp. - Triển lãm: Tết reo vui. - Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”. - Phóng sự: “Làm sao để bảo vệ và khai thác những không gian nghệ thuật công cộng một cách bền vững, tạo nên những điểm đến giàu bản sắc?” - Trang trí đường phố hay trang trí tại những không gian công cộng nói chung không chỉ để làm đẹp mà còn đảm nhận nhiều chức năng và ý nghĩa khác. Việc thiết kế trang trí cần có sự tham dự của các chuyên gia chứ không chỉ là trách nhiệm riêng của các công ty như: Công viên cây xanh, Môi trường đô thị...Thu gọn
-
- Khai mạc triển lãm trực tuyến “Văn chương muôn màu”. - Một số chương trình khai xuân của Sân khấu miền Bắc. - Dự Án Đa Văn Hóa Toucher Arts. - Triển khai Cuộc thi ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô. - Phóng sự “Thành phố Hà Nội - Vẫn cần những đòn bẩy về mặt chính sách để định vị và nâng tầm thương hiệu thành phố sáng tạo”. - Không gian sáng tạo văn hóa nghệ thuật có thể xem là một thiết chế văn hóa đặc biệt có vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật, nơi khởi nguồn của những ý tưởng, niềm đam mê khát khao sáng tạo cống hiến của người nghệ sĩ. Tuy nhiên, việc tạo dựng không gian đủ lớn cho sáng tạo vẫn còn không ít hạn chế, vướng mắc. Vì vậy, tìm ra giải pháp xây dựng và kết nối các không gian sáng tạo văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa khơi thông nguồn lực văn hóa, tạo sức hấp dẫn, nâng cao giá trị văn hóa cho bối cảnh hiện nay. Bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng ban Văn hóa của tổ chức Unesco tại Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Hội chữ Xuân Giáp Thìn và triển lãm thư pháp với chủ đề “Hiếu học”. - Thực trạng mua bán các tác phẩm tranh Đông Dương. - Những chia sẻ của nữ diễn viên Phương Anh Đào về vai diễn Mai (phim Mai của đạo diễn Chấn Thành). - Đạo diễn trẻ với mong muốn tạo nên những câu chuyện của người Việt Nam với chất liệu văn hóa Việt Nam. - Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng vừa đón nhận danh hiệu thành phố sáng tạo âm nhạc của Unesco. Sự kiện đã đánh dấu một cột mốc quan trọng của thành phố sau 130 năm hình thành. Đà Lạt sẽ làm gì để phát huy vai trò tiềm năng của mình đồng thời xứng đáng với danh hiệu này? Bà Trần Thị Vũ Loan, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Lạt đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Trưng bày Phong vị Tết xưa Hà Nội. - Đài TNVN phát động cuộc thi viết về phát thanh với chủ đề “Phát thanh một thế kỷ phục vụ thông tin giải trí và giáo dục.” - Triển lãm “Năm Thìn kể chuyện Rồng”. - Cuộc thi ảnh Vẻ đẹp Việt Nam mùa thứ 9 với chủ đề “Sắc xuân”. - Nhà hát Tuổi trẻ chính thức công diễn Chương trình hài kịch ca nhạc Tiếng gọi mùa hè vào ngày 17/2/2024. - Chương trình Tết Việt, Tết phố đang diễn ra tại các điểm di tích lịch sử văn hóa của khu phố cổ Hà Nội. Sau 5 lần tổ chức, các hoạt động luôn được đổi mới theo từng năm với nhiều hoạt động phong phú, góp phần bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của thủ đô và dân tộc. Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó trưởng ban Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Nhóm Xẩm Hà Thành ra mắt MV “Tết Việt”. - Hội chữ Xuân Giáp Thìn. - Bài viết “Khai thác nguồn vốn văn hóa phát huy tối ưu giá trị di sản cha ông để lại”. - Lễ trao giải thưởng Âm nhạc Việt Nam năm 2023. - Trong năm qua bảo tàng Mỹ thuật Huế sưu tập nhiều tác phẩm quý của các danh họa xứ Huế và lần đầu tiên được giới thiệu tới công chúng, thu hút sự quan tâm của những người yêu mỹ thuật. Thực tế phần lớn những tác phẩm nói trên được bảo tàng mỹ thuật Huế sưu tập rồi đem về cất kho trong suốt 5 năm qua. Việc sưu tập và lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật có giá trị tại Huế gặp không ít khó khăn thách thức, đòi hỏi cần sớm có giải pháp khắc phục. Bà Đinh Thị Hoài Trai, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Triển lãm Xuân Hà Nội. - Triển lãm Vũ điệu Bách Long. - Triển lãm Đấu xảo – Nơi tinh hoa hội tụ. - Bài viết: Nối dài sức sống di sản bằng hội họa. - Trưng bày Tinh hoa từ đất. - Chương trình “Tết làng Việt” chào xuân Giáp Thìn. - Tình cảm tha thiết và sâu lặng với Đảng, với Bác Hồ đã được nhiều họa sĩ gửi gắm trong các tác phẩm của mình trong suốt nhiều năm qua. Hình tượng Đảng, lãnh tụ cũng được chuyển hóa vào những đề tài của cuộc sống đương đại. Vậy làm thế nào để khuyến khích các thế hệ họa sĩ quan tâm hơn nữa đến mảng đề tài này? Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Trải nghiệm không gian Tết truyền thống cùng chương trình “Happy Tết” tại Hoàng thành Thăng Long. - Chương trình Tết Việt - Tết Phố 2024. - Nhạc sĩ Đinh Khánh Ly ra mắt album “Tinh hoa đạo học”. - Lễ trao giải và triển lãm Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa. - Triển lãm Nhiệm màu. - Triển lãm Rồng mừng năm mới Giáp Thìn. - Câu chuyện lạm dụng kỹ thuật chỉnh sửa, dựng hiện trường giả, áp dụng không chọn lọc phương tiện kỹ thuật trong nhiếp ảnh nghệ thuật đã được nói đến từ lâu. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn xảy ra nhiều, nhất là ở các cuộc thi Liên hoan nhiếp ảnh. Có nhiều bức ảnh đẹp nhưng lại na ná nhau, đề tài quen thuộc, cách thể hiện không mới. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồ Sỹ Trung, nguyên chủ nhiệm CLB nhiếp ảnh Thăng Long Hà Nội đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Triển lãm “Thôn quê” của họa sĩ Mị Trang. - Triển lãm “Hà Nội trong nghệ thuật”. - Đợt phim kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng xuân Giáp Thìn. - Hiện đại hóa kiến trúc bản địa đang là hướng đi mà nhiều kiến trúc sư trẻ trong nước đang theo đuổi với mong muốn tạo dựng những không gian sống bền vững phù hợp với điều kiện khí hậu, văn hóa của địa phương. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng, đang xóa tan những ranh giới bản sắc vùng miền. Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Triển lãm “Thìn”. - Triển lãm “Hoa và thép”. - Ra mắt sách vật lý số đầu tiên về “Nghê Văn Miếu”. - Triển lãm tranh “Hà Nội, phố và hoa”. - Bài viết “Những giải pháp bền vững để khai thác ứng dụng nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, sáng tạo”. - Trong năm qua, bảo tàng Mỹ thuật Huế đã đón gần 60 nghìn lượt khách đến thăm quan. Con số này tăng tới 40% so với năm trước đó. Điều gì đã khiến cho bảo tàng thu hút khách thăm quan nhiều đến như vậy? Và trong năm nay bảo tàng Mỹ thuật Huế sẽ có những đổi mới ra sao để có thể tiếp tục thu hút, hấp dẫn du khách? Bà Đinh Thị Hoài Trai, Giám đốc bảo tàng Mỹ thuật Huế đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Lễ trao giải và triển lãm cuộc thi vẽ tranh Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa. - Chương trình Giới thiệu chùm ca khúc mới với chủ đề mùa xuân, tình yêu. - Triển lãm tranh Nghệ du của họa sĩ Lê Thư. - Những ghi nhận từ các hoạt động của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước. - Ra mắt cuốn sách Câu lạc bộ nghệ sĩ trẻ Hội Mỹ thuật Việt Nam qua các thời kỳ. - Triển lãm Chào xuân của họa sĩ Mai San và nhà điêu khắc Lê Công Thành. - Công tác lý luận phê bình mỹ thuật là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền mỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay các cây bút viết lý luận phê bình còn thiếu và chưa song hành cùng đời sống nghệ thuật. Vậy làm thế nào để có nhiều hơn nữa đội ngũ làm công tác lý luận phê bình mỹ thuật? Nhà lý luận phê bình mỹ thuật Trang Thanh Hiền, giảng viên khoa Lý luận và lịch sử mỹ thuật trường đại học Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Ra mắt sách "Nghệ thuật hiện đại Đông Dương". - Cuộc thi Sáng tác ca khúc ca ngợi người phụ nữ, người mẹ Việt Nam. - Triển lãm tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Văn Trinh. - Phóng sự: “Những khó khăn, thách thức trong công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật tác phẩm mỹ thuật tại các bảo tàng mỹ thuật ở nước ta”. - Nhiếp ảnh đường phố là phong cách chụp ảnh tự nhiên lưu lại những khoảnh khắc một cách chân thực nhất. Nghe thì tưởng chừng đơn giản là chụp những thứ diễn ra trên đường phố, nhưng ở thể loại nhiếp ảnh này cũng có nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi tư duy, sự kết nối của người nghệ sĩ với con người, sự vật xung quanh. Nhà nhiếp ảnh trẻ Thái Sơn Tùng chia sẻ...Thu gọn
-
- Chương trình hòa nhạc cổ điển A Tape of Life. - Triển lãm “Mạch nguồn” gồm 19 tác phẩm sắp đặt và tranh của bốn tác giả: Nguyễn Mạnh Tiến, Trần Văn Giáp, Vũ Xuân Đông, Nguyễn Vi Thủy. - Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long đưa lên nền tảng số sản phẩm âm nhạc “Mong ngày tương phùng”. - Phóng sự “Thành phố Hà Nội - Để định vị và nâng tầm thương hiệu thành phố sáng tạo vẫn cần những đòn bẩy về chính sách”. - Triển lãm và trao giải cuộc thi vẽ tranh “Hà Nội trong mắt em”. - Triển lãm mỹ thuật Sinh viên. - Được thành lập từ năm 2020, Hiếu Văn Ngư - Cultura Fish là dự án khơi gợi nét đẹp của nghệ thuật truyền thống trong lòng khán giả trẻ. Những bài viết, hình ảnh và video về mô hình các nhân vật trong nghệ thuật hát Bội Việt Nam do Hiếu Văn Ngư thực hiện từng được lựa chọn trưng bày tại triển lãm "Những danh tính khác: Mặt nạ ở Đông Nam Á và Hàn Quốc" ở thành phố Busan thu hút sự quan tâm của công chúng. Sự kiện này cũng cho thấy những cơ hội để giới thiệu nghệ thuật truyền thống của nước ta đến với bạn bè quốc tế. Lục Phạm Quỳnh Nhi, một trong số những thành viên sáng lập và điều phối dự án Hiếu Văn Ngư chia sẻ...Thu gọn
-
- Phóng sự “Để các tác phẩm điêu khắc có được những không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật”? - Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. - Chương trình nghệ thuật trình diễn thời trang Nơi tôi sinh ra - Triển lãm Mừng xuân Giáp Thìn 2024. - Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2023. - Từ ngày 12 - 14/1/2024, tại Nhà hát Kịch Hà Nội, vở diễn "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của cố kịch tác gia Lưu Quang Vũ được đạo diễn người Nhật Tsuyoshi Sugiyama dàn dựng bằng ngôn ngữ sân khấu kinh điển của Tây phương hòa trộn cùng tinh thần Á Đông đặc sắc sẽ ra mắt khán giả. - Phim tài liệu là một trong những loại hình phản ánh sinh động hiện thực cuộc sống từ những điều bình dị nhỏ bé nhưng lại có tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với đời sống xã hội. Vậy làm thế nào để đảm bảo tính chân thực cảm xúc song vẫn đầy ắp sự sáng tạo là yêu cầu không hề đơn giản đối với những người làm phim tài liệu. Đạo diễn, NSƯT Trịnh Quang Tùng, Phó TGĐ phụ trách Hãng phim Tài liệu và khoa học trung ương chia sẻ về vấn đề này....Thu gọn
-
- Triển lãm bộ sưu tập tranh họa sĩ Nguyễn Ngọc Thọ. - Chương trình hòa nhạc viết tiếp ước mơ, chủ đề “Đông ấm”. - Triển lãm Sắc màu. - Triển lãm 'Gốm Hương Canh - đối thoại giữa truyền thống và hiện đại'. - Trước sự phát triển của đời sống xã hội hiện đại, các loại hình văn nghệ dân gian đang đứng trước nguy cơ bị mai một, thậm chí biến mất nếu hoạt động sưu tầm không được chú ý lưu tâm. Tuy nhiên, công tác sưu tầm nghiên cứu văn nghệ dân gian hiện nay lại đang gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế. Giáo sư, tiến sỹ Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Triển lãm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. - Cuộc bình chọn mười sự kiện văn học nghệ thuật tiêu biểu năm 2023. - Triển lãm tranh Hành trình sống và yêu. - Phóng sự: Những khó khăn trong lĩnh vực đào tạo nhân lực cho ngành lý luận lịch sử và phê bình mỹ thuật. - Tọa đàm Di sản với giới trẻ. - Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ số đã có những hỗ trợ rất lớn giúp ngành điện ảnh nói chung và phim hoạt hình nói riêng phát triển. Phim hoạt hình Việt Nam cũng đã có những đổi mới từ dung lượng, thể loại cách chọn đề tài đến hình thức thể hiện. Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công chúng, phim hoạt hình dường như chưa khẳng định được vị thế xứng đáng với tiềm năng để phát triển. NSND Phạm Ngọc Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần hãng Phim Hoạt hình Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Trên thế giới việc chuyển đối tái thiết các di sản công nghiệp diễn ra từ năm 1980 để giữ lại di sản công nghiệp, họ đã chuyển đổi các công trình cũ thích ứng với sự phát triển của đô thị. Nhiều mô hình thành công khi phát triển sáng tạo, nghệ thuật ngay ở nơi tưởng chừng không liên quan đến lĩnh vực này. Nước ta có thể học tập điều gì từ những mô hình thành công này và để áp dụng thì cần có những giải pháp nào? Đây là những vấn đề đặt ra trong kỳ cuối của loạt bài “Đánh thức di sản công nghiệp”..... - Những ý kiến xung quanh việc phục diện điện Kính Thiên thời Lê sơ. - Đạo diễn Trần Hữu Tuấn và ê kip triển khai hai dự án phim mới.Thu gọn
-
- Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. - Để phát triển công nghiệp văn hóa trong thời kỳ hội nhập cần rất nhiều giải pháp đồng bộ trong đó việc tạo dựng được cơ sở hạ tầng thuận lợi cũng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy cộng đồng sáng tạo. Tại Hà Nội vẫn còn nhiều nhà máy cũ đang trong diện chuyển đổi, di dời trong số đó nhiều nhà máy có giá trị về kiến trúc lịch sử văn hóa nhưng chưa được nhận diện, gọi tên nên nhanh chóng bị phá dỡ theo tốc độ đô thị hóa. Việc tái thiết di sản công nghiệp có giá trị thành không gian sáng tạo nghệ thuật đã được đặt ra nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Đây là những vấn đề đặt ra trong kỳ tiếp của loạt bài “Đánh thức di sản công nghiệp”...Thu gọn
-
- Chương trình Vàng son VOV năm 2023. - Trưng bày chuyên đề Những hạt giống đỏ. - Bộ sưu tập áo chần bông “Chín tầng mây” của nhà thiết kế Trịnh Bích Thủy. - Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Viện Văn học. - Triển lãm Trong ngọc trắng ngà. - Giao lưu thực hành nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ. - Ngày nay, khán giả trẻ có nhiều lựa chọn trong thưởng thức các loại hình nghệ thuật giải trí. Nhưng đó có phải là nguyên nhân chính khiến sân khấu truyền thống như: Tuồng, chèo, cải lương đang dần trở nên xa lạ đối với họ và làm thế nào để khán giả trẻ hết quay lưng với nghệ thuật truyền thống? NSND Đào Lê, nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Trên thế giới, khái niệm về di sản công nghiệp đã được đặt ra từ lâu và nhiều nước đã thành công trong việc biến di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo nghệ thuật mang lại lợi ích to lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch. Ở nước ta, trong số các nhà máy cũ thuộc diện di rời trong năm tới, nhà máy Xe lửa Gia Lâm được chọn để thí điểm thực hiện chuỗi sự kiện về văn hóa sáng tạo và đã thực sự thành công khi thu hút hàng trăm kiến trúc sư, nhà sáng tạo, nghệ sĩ cùng tham gia biến nơi đây thành không gian nghệ thuật độc đáo. Tuy nhiên, vì là thử nghiệm nên các hoạt động chỉ diễn ra hơn 10 ngày để lại nhiều dư âm tiếc nuối cũng như những kỳ vọng về một mô hình, một trung tâm sáng tạo sẽ được hình thành trong tương lai ngay trên một di sản công nghiệp có giá trị. Đây cũng là nội dung kỳ một loạt phóng sự “Đánh thức di sản công nghiệp” với nhan đề “Sẽ lãng phí nếu chỉ đánh thức ngắn ngày”… - Tuần phim kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. - Triển lãm mỹ thuật Chung bước hành quân. - Triển lãm nhóm “Những trường thị giác” của 3 họa sĩ trẻ tại Đà Lạt.Thu gọn
-
- Triển lãm nghệ thuật “Dòng chảy kết nối”. - Triển lãm gốm cá nhân của tác giả Hồ Nam. - Phóng sự “Đồng hành hội tụ của những niềm đam mê”. - Ngày 23/12/2023, tại Nhà hát Đài TNVN sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật Vàng son VOV 2023 nhằm tôn vinh và tri ân tới những thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ của Đài TNVN đã cống hiến hết mình cho nền âm nhạc cách mạng của đất nước trong suốt chặng đường qua. Câu chuyện của những thế hệ vàng son của Đài TNVN sẽ được kể như thế nào? NSND Văn Chương, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Âm nhạc VOV3, Đài TNVN đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Ra mắt cuốn sách “Hồi ký phóng viên chiến trường” của nhà báo Trần Mai Hưởng. - Trưng bày chuyên đề “Thăng âm cuộc chiến” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò. - Đêm nhạc Hà Nội concert “Nỗi nhớ Mùa thu”. - Trao giải Cuộc thi và Triển lãm mỹ thuật Việt Nam năm 2023. - Theo đánh giá của hội đồng nghệ thuật, thể loại điêu khắc ở Cuộc thi và Triển lãm mỹ thuật Việt Nam năm nay tuy quy mô không lớn nhưng có sự nổi trội về chất lượng tác phẩm, khẳng định nỗ lực, tinh thần sáng tạo không ngừng của các nhà điêu khắc trong sự bắt nhịp hòa nhập với đời sống mỹ thuật đương đại. Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường, nguyên Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, thành viên hội đồng nghệ thuật đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- 42 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND đợt 2. - Triển lãm Duyên khởi trưng bày 60 tác phẩm hội họa của 6 họa sĩ đương đại: Phạm Tuyết, Nguyễn Thị Hằng Nga, Tào Tuấn Linh, Huỳnh Mai Trâm, Nguyễn Xuân Đam, Lily Lai. - Bộ phim tài liệu "Sân bóng trên mây"(đạo diễn Đào Thanh Hưng) được góp mặt trong chương trình Colors of Asia (Sắc màu châu Á). - Nhà thơ, nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường giới thiệu 83 bức chân dung gò đồng về các văn nghệ sĩ và bạn bè văn chương. - Múa dân gian dân tộc được sinh tồn, gìn giữ và phát triển, góp phần tạo nên đời sống đa dạng bản sắc văn hóa ở nước ta. Tuy nhiên, dòng múa này có thể đã và đang mai một nếu như chúng ta không biết cách khai thác và phát triển đúng bản sắc. Làm thế nào để múa dân gian dân tộc có sức sống lâu bền là câu hỏi không dễ có lời giải. NSND Ứng Duy Thịnh, nguyên Phó Chủ tịch thường trực hội nghệ sĩ múa Việt Nam đã có những chia sẻ về nội dung này….Thu gọn
-
- Trưng bày Âm vang Đông Sơn. - Liên hoan phim Italia. - Ra mắt sách ảnh “Thủ Thỉ Vietnam” của tác giả Kiều Minh Phạm. - Hòa nhạc cổ điển Cello Fundamento 7 với chủ đề: “APRÈS UN RÊVE” - "Sau một giấc mơ”. - Nước ta có 54 dân tộc anh em với bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú. Múa dân gian dân tộc được coi là tài sản quý báu của văn hóa dân tộc, mạch nguồn khơi dậy cảm hứng sáng tạo trong nghệ thuật múa. Tuy nhiên, trong đời sống nghệ thuật sôi động hiện nay, việc sưu tầm truyền dạy thể loại múa này đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Phương, nguyên trưởng khoa Múa dân gian dận tộc học viện Múa Việt Nam có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Trưng bày các tác phẩm của nghệ thuật tuồng trên chất liệu nhựa. - Nhạc sĩ Xuân Phương qua đời. - Triển lãm gốm thủ công truyền thống giới thiệu các tác phẩm gốm nghệ thuật “be chạch” Bát Tràng và gốm mỹ nghệ Trường Thịnh, tỉnh Phú Yên. - Dòng chảy dân gian trong đồ họa. - Phim hoạt hình đã có những bước phát triển với nhiều bộ phim chất lượng và nỗ lực đưa phim đến với công chúng. Tuy nhiên, để phim hoạt hình tiếp tục phát triển hơn nữa còn nhiều khó khăn, thách thức nhất là vấn đề thiếu những kịch bản phim hoạt hình hay và hấp dẫn. NSND Phạm Ngọc Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hãng phim hoạt hình Việt Nam có những chia sẻ về nội dung này.Thu gọn
-
- Hội thảo “Đề án xây dựng công viên văn hóa cảnh quan bãi giữa sông Hồng tầm nhìn và giải pháp”. - Tọa đàm quốc tế “Thành phố sáng tạo Hà Nội, xây dựng thương hiệu và phát triển nguồn lực”. - Cuộc thi âm nhạc Mùa thu và cuộc thi Hát thính phòng nhạc nhạc kịch hợp xướng toàn quốc. - Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Giao lưu tranh Việt Nam - Hàn Quốc với chủ đề “Song hành”. - Triển lãm “Hiện thực Plus”. - Sau 5 ngày tổ chức tại thành phố Đà Lạt, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 đã diễn ra sôi động, hoành tráng và ấn tượng, đem tới cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho các nghệ sĩ điện ảnh và khán giả. NSND Đào Bá Sơn, Trưởng ban Giám khảo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 đã có những chia sẻ về chất lượng các bộ phim tham gia liên hoan phim năm nay…Thu gọn
-
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội: Những hy vọng mới cho việc khai thác không gian dành cho nghệ thuật
- Bài viết “Liên hoan phim Việt Nam - những bước đi chầm chậm”. - Chương trình nghệ thuật Di sản hội tụ - Triển lãm Sắp đặt hội họa của họa sĩ Thu Trần. - Những câu chuyện văn hóa nghệ thuật diễn ra tại tháp nước Hàng Đậu, Nhà máy xe lửa Gia Lâm, ga Gia Lâm, ga Long Biên trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Điều này cũng mở ra những hy vọng mới cho việc khai thác không gian dành cho nghệ thuật. Giám tuyển Vân Đỗ, Không gian nghệ thuật Á Space, một đơn vị tham gia Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay chia sẻ…Thu gọn -
- Hòa nhạc Cổ điển Quốc tế - Cello Fundamento. - Trao giải cho các thí sinh thi Âm nhạc quốc tế Trung Quốc – Singapore 2024. - Chương trình giới thiệu chùm ca khúc mới với chủ đề hát về thầy cô và mái trường thân yêu. - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023: Không gian cộng đồng lý tưởng tại Hà Nội để trải nghiệm văn hóa nghệ thuật. - Chương trình Huế by Light – The Live Show. - Những năm gần đây nhiều nghệ sĩ đương đại ở nước ta hướng đến tham dự các hội chợ nghệ thuật, triển lãm quốc tế tiếp cận thị trường ở nước ngoài. Trên con đường vươn ra thế giới, nghệ sĩ nước ta đang đứng trước thách thức gì? Cần chuẩn bị hành trang như thế nào? Bà Lê Thiên Bảo đồng sáng lập, Giám đốc Gallery Bắc đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm “Hàn Quốc, phóng khoáng và tự do”. - Tuần đại đoàn kết các dân tộc di sản văn hóa Việt Nam. - Triển lãm “Quyện” của họa sĩ Nguyễn Đình Tuyên. - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023. - Triển lãm “Đồng hành”. - Cùng với các tác phẩm ký họa kháng chiến đang lưu giữ tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tại bảo tàng Mỹ thuật Tp Hồ Chí Minh cũng đang lưu giữ số lượng lớn bức tranh ký họa kháng chiến miền Nam - những tác phẩm mỹ thuật mang giá trị nghệ thuật, lịch sử quý giá của dân tộc. Tuy nhiên, vì là những bức tranh được sáng tác tại chiến trường nên công tác bảo quản lưu giữ gặp không ít khó khăn. Ông Trần Thanh Bình, Giám đốc bảo tàng Mỹ thuật Tp Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ về nội dung này.Thu gọn
-
- Triển lãm tranh Ngày xuân của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn. - Live Concert Một mình bao la của nhạc sĩ Đỗ Bảo. - Triển lãm "Open art: Dương" của họa sĩ Nguyễn Dương. - Tuồng là một bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc từng có thời kỳ hoàng kim với những vở diễn được đông đảo khán giả đón xem. Tuy nhiên, cùng chung số phận với những loại hình nghệ thuật truyền thống, Tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một nếu không có sự nỗ lực của các nghệ sĩ cũng như sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước. NSƯT Lộc Huyền, trưởng đoàn Thể nghiệm Nhà hát Tuồng Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXIII: Xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn. - Công chiếu bộ phim "Người vợ cuối cùng" (đạo diễn Victor Vũ). - MV có phải là con át chủ bài của ca sĩ? - Đồ họa mở là lĩnh vực sáng tạo còn khá mới mẻ với các nghệ sĩ thực hành nghệ thuật, mở ra không gian đa chiều để thưởng thức tác phẩm. Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nghĩa Phương, phó hiệu trưởng trường đại học Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch hội đồng đồ họa, hội Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ về nghệ thuật đồ họa mở, những cơ hội để tiếp cận môn nghệ thuật này ở nước ta…Thu gọn
-
- Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023. - Triển lãm Hanoi Miniprint 2023. - Triển lãm Cha và con. - Liên hoan Tiếng hát người cao tuổi toàn quốc lần thứ nhất. - Ngày hội Văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ nhất. - Việc sử dụng kỹ thuật số trong chỉnh sửa ảnh nghệ thuật là được phép. Tuy nhiên, để sử dụng như thế nào cho hiệu quả mà không rơi vào tình trạng lạm dụng là điều hết sức quan trọng trong sáng tác nhiếp ảnh hiện nay. Nhiếp ảnh gia Lại Diễm Đàm đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm “17 gương mặt hành động vì sự phát triển bền vững”. - Triển lãm “Cội nguồn”. - Dự án sản xuất phim tài liệu về phát triển bền vững. - Phóng sự “Người kể chuyện văn hóa dân tộc với gốm”. - Toạ Đàm “Hoạ Sắc Việt: Tranh Hàng Trống Và Thiết Kế Hôm Nay” - Hòa nhạc “Mozart and Now”. - Sơn mài là nghệ thuật truyền thống của mỹ thuật nước ta với nét đẹp sâu thẳm nhưng cũng rất rực rỡ và sang trọng trong đời sống mỹ thuật đương đại nước ta hiện nay. Làm thế nào để phát huy hơn nữa thế mạnh của chất liệu truyền thống này? Nhà phê bình mỹ thuật, họa sĩ Trần Thị Quỳnh Như đã có những chia sẻ về nội dung này…Thu gọn
-
- Lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió mùa 2023. - Triển lãm về tác giả và tác phẩm của họa sĩ minh họa Jean - Charles SarraZin. - Triển lãm tranh "Chút tình gửi phố" của họa sĩ Hoàng Phong. - Công diễn vở cải lương "Yêu em từ đó". - Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong là một sự kiện âm nhạc quy mô lớn gồm nhiều thể loại âm nhạc: Nhạc cổ điển, nhạc Pop, nhạc hiện đại và nhiều loại hình hoạt động âm nhạc giao lưu văn hóa quốc tế. Nghệ sĩ Piano Thuyên Hà, hiện là nghệ sĩ đại diện độc quyền Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hong Kong tại Việt Nam, đồng thời cũng là giám khảo Việt Nam đầu tiên có mặt tại liên hoan này đã có những chia sẻ về những nỗ lực phát triển tài năng kết nối với sân chơi âm nhạc quốc tế…Thu gọn
-
- Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu vở diễn “Huyền thoại tuổi thanh xuân”. - Triển lãm “Thành xưa phố cũ”. - Triển lãm “Hội ngộ sắc màu 2”. - Triển lãm “Phụ nữ Việt Nam” - Phim tài liệu nước ta hiện nay, ngoài dòng phim chính của các hãng phim nhà nước và các Đài Truyền hình thực hiện còn có các nhà làm phim tài liệu độc lập. Họ chính là lực lượng làm nên đột phá mới cho phim tài liệu trong việc tiếp cận khán giả nhưng trên thực tế những người làm phim tài liệu độc lập vẫn gặp không ít khó khăn. Vậy làm thế nào để phát huy hơn nữa sự đóng góp của lực lượng này? Anh Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh chia sẻ về nội dung này...Thu gọn
-
- Ra mắt bộ phim "Đào, phở và piano" của đạo diễn Phi Tiến Sơn. - Triển lãm “Thu phong” của họa sĩ Đào Hải Phong. - Lễ trao giải Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội lần thứ 16. - Triển lãm “Sắc 64” của họa sĩ Vũ Thái Bình. - Xu hướng sản xuất MV âm nhạc đang khá sôi động trong thị trường âm nhạc nước nhà. Tuy vậy, số lượng MV mới ra mắt mỗi ngày có phản ánh được chất lượng cũng như chạm đến trái tim khán giả? Đạo diễn MV Vũ Hồng Thắng đã có những chia sẻ của người trong cuộc…Thu gọn
-
- Tổ chức hội thảo khoa học “Thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 - Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn”. - Triển lãm mỹ thuật khu vực III Tây Bắc - Việt Bắc lần thứ 28. - Triển lãm “Nắng về ngang phố” của họa sĩ Văn Quân. - Chương trình nghệ thuật “Thiên thần lên núi”. - Hoa hậu Ngọc Hân đồng hành cùng các họa sĩ trẻ thông qua dự án xưởng sáng tác "Art Trail - Du hành & Mở xưởng". - Những công trình kiến trúc xưa cũ giữ vai trò quan trọng trong việc lưu giữ ký ức đô thị, tạo nên bản sắc riêng cho Thủ đô Hà Nội. Do đó, việc ứng xử sao cho vừa giữ gìn, vừa phát huy được di sản quy hoạch kiến trúc nhưng vẫn có hướng mở cho phát triển hài hòa về mặt kinh tế và xây dựng công trình hiện đại là điều cần được quan tâm. Kiến trúc sư Trương Ngọc Lân, Phó trưởng khoa Kiến trúc và quy hoạch trường Đại học Xây Dựng đã có những chia sẻ về nội dung này…Thu gọn
-
- Một số hoạt động văn hóa giải trí dịp trung thu cho thiếu nhi Thủ đô. - Lễ hội Thành Tuyên 2023. - Phóng sự: Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội và nhiệm vụ cần thiết hiện nay. - Triển lãm Chân dung cuộc sống của họa sĩ Bùi Văn Kiên. - Đàn bầu là nhạc cụ truyền thống độc đáo của nước ta. Tuy nhiên, trong đời sống âm nhạc sôi động như hiện nay, một bộ phận các bạn trẻ chưa quan tâm nhiều đến âm nhạc truyền thống nói chung và đàn bầu nói riêng. Vậy làm thế nào để gìn giữ và lan tỏa nét đẹp của nhạc cụ truyền thống này? NSƯT Lệ Giang, giảng viên đàn bầu tại học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Họa sĩ Lê Sa Long vẽ tranh tưởng nhớ 56 nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini. - Liên hoan phim tài liệu Châu Âu Việt Nam lần thứ 13. - Triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc. - Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, đầu tháng 10/2023 nhiều nghệ sỹ giao hưởng Việt Nam sẽ tới Nhật Bản để kết hợp với các nghệ sĩ nước này tạo thành Dàn nhạc giao hưởng lễ hội Việt - Nhật. Sự kiện cũng đánh dấu lần đầu tiên một nhạc trưởng người Việt sẽ chỉ huy dàn nhạc quốc tế Việt - Nhật. Hòa nhạc sẽ giới thiệu đến khán giả Nhật Bản những điều gì về âm nhạc truyền thống nước ta đồng thời mở ra những cơ hội nào cho các nghệ sĩ và giao lưu văn hóa giữa hai nước? Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Bức tranh Panorama "Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ" được trao giải đặc biệt Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2023. - Lễ trao giải ảnh báo chí “Khoảnh khắc vàng lần thứ 6”. - Trao giải thưởng Cuộc thi và triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc. - Tuần lễ thiết kế Việt Nam lần thứ 4. - Những công trình kiến trúc xưa cũ giữ vai trò quan trọng trong việc lưu giữ ký ức đô thị, tạo nên bản sắc riêng cho thủ đô Hà Nội. Do đó, việc ứng xử sao cho vừa giữ gìn phát huy được di sản quy hoạch kiến trúc nhưng vẫn có hướng mở cho phát triển hài hòa về mặt kinh tế và xây dựng công trình hiện đại là điều cần được quan tâm. Kiến trúc sư Trương Ngọc Lân, Phó Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường đại học Xây Dựng đã có những chia sẻ về nội dung này…Thu gọn
-
- Triển lãm “Hữu nghị: Singapore và Việt Nam 50-10”. - NXB Kim Đồng ra mắt bộ truyện tranh "Nhóc Maruko" phiên bản tiếng Việt. - Cuộc thi giọng hát trẻ “Thanh âm Hà Nội”. - Lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ nhất. - Múa là một trong những ngành nghệ thuật có quá trình học tập, rèn luyện vất vả tuy nhiên tuổi nghề lại ngắn. Trong cơ chế thị trường, đầu ra, việc làm cho sinh viên trường múa lại gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là để được đầu quân hoạt động nghệ thuật trong những đơn vị nghệ thuật lớn chuyên nghiệp. Biên đạo múa Hải Trường, giảng viên Học viện Múa Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Sự kiện “Ngày Việt Nam ở nước ngoài”. - Bộ phim điện ảnh “Tro tàn rực rỡ” (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) được trao giải Phim truyện điện ảnh xuất sắc nhất của Giải thưởng Cánh diều vàng 2023. - Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về sự nghiệp phát triển Văn hóa thể thao và du lịch lần thứ nhất. - Phóng sự: Để phát triển nguồn nhân lực nghệ thuật truyền thống. - Sáng tạo nghệ thuật phải song hành với việc bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường. Thái độ của con người với môi trường sống có thể được thức tỉnh bằng nghệ thuật đó là điều mà các nghệ sĩ Việt Nam luôn trăn trở khi tiếp cận với nghệ thuật tái chế, một xu hướng đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Nhà điêu khắc Lê Ngọc Thuận, người theo đuổi ước mơ biến những thanh củi trôi dạt sau những trận lũ thành tác phẩm nghệ thuật tái chế trong nhiều năm qua. Anh cũng là tác giả của 24 tác phẩm sắp đặt tại Vườn Hội An vừa được khánh thành tại Đức đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam biểu diễn vở ballet Giselle. - Trưng bày chuyên đề “Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép”. - Triển lãm tranh sơn mài “Trăng” của nghệ sĩ Ando Saeko. - Lễ trao giải Cánh diều chủ đề “Ngân hà rực rỡ”. - Hội nghị và triển lãm Kiến trúc quốc tế. - Triển lãm trưng bày 70 tác phẩm của nhóm họa sĩ G39. - Lưu trữ khai thác tư liệu ảnh không chỉ gìn giữ, phát huy những giá trị lịch sử của ngày hôm qua mà còn khẳng định bản sắc văn hóa riêng của dân tộc. Đằng sau những bức ảnh nhuốm màu ký ức là câu chuyện của lịch sử văn hóa và nghệ thuật. Trong kỷ nguyên số, quản lý, lưu trữ và khai thác tư liệu ảnh đòi hỏi sự linh hoạt bắt kịp nhịp sống hiện đại. Bà Trần Việt Hoa – Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia 3 thuộc Cục Văn thư lưu trữ, Bộ Nội vụ đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm mỹ thuật “Dòng thời gian” về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh Cách mạng. - Triển lãm Mỹ thuật khu vực 1 lần thứ 28. - Trao giải và khai mạc triển lãm ảnh Cuộc thi ảnh Xúc tiến, quảng bá du lịch năm 2022 “Tỏa sáng Việt Nam - Amazing Vietnam”. - Phóng sự “Phát thanh văn nghệ, đổi mới để bắt kịp xu thế của phát thanh hiện đại”. - Sau gần một thế kỷ đồng hành cùng nghệ thuật sơn mài, các họa sĩ nước ta vẫn đang tiếp tục kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, làm thế nào để có những tìm tòi mới vừa thể hiện bản sắc dân tộc vừa mang đậm dấu ấn cá nhân trong hội họa đương đại là điều không dễ dàng. Họa sĩ Nguyễn Trường Linh, chủ nhiệm nhóm họa sĩ sơn ta Việt Nam đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Triển lãm Đồ họa - Điêu khắc-Mỹ thuật ứng dụng khu vực 1 Hà Nội. - Triển lãm sơn dầu “Chuyện mình” của họa sĩ Đoàn Đức Hùng. - Triển lãm “Đất nước tôi” kỷ niệm 78 nặm Quốc Khánh. - Được thành lập từ năm 2020, Hiếu Văn Ngư là dự án khơi gợi nét đẹp của nghệ thuật truyền thống trong lòng khán giả trẻ thông qua chuyện kể, workshop và các sản phẩm ứng dụng. Mới đây, những bài viết, hình ảnh và video về mô hình các nhân vật trong nghệ thuật hát Bội Việt Nam do Hiếu Văn Ngư thực hiện được lựa chọn trưng bày tại triển lãm “Những danh tính khác: Mặt nạ ở Đông Nam Á và Hàn Quốc” ở thành phố Busan thu hút sự quan tâm của công chúng. Sự kiện này cũng cho thấy những cơ hội để giới thiệu nghệ thuật truyền thống của nước ta đến bạn bè quốc tế. Lục Phạm Quỳnh Nhi, một trong những thành viên sáng lập và điều phối dự án Hiếu Văn Ngư đã có những chia sẻ về vấn đế này…Thu gọn
-
- Chương trình nghệ thuật “Đàn chim Việt” kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sỹ Văn Cao. - Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ 3. - KTS Đào Văn Quân và Ngô Thế Quang đoạt giải thưởng đồ án xuất sắc cuộc thi ý tưởng thiết kế sinh viên trong khuôn khổ đại hội KTS thế giới năm 2023. - Gần 10 năm đồng hành với các bạn trẻ, Chèo 48h là dự án cộng đồng tạo sân chơi và môi trường để nhen nhóm tình yêu ban đầu với nghệ thuật truyền thống. Chị Đinh Thị Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Quảng bá di sản văn hóa phi vật thể, đồng sáng lập dự án Chèo 48h chia sẻ về cách thức thu hút các bạn trẻ tự trải nghiệm và kết nối với nghệ thuật dân gian …Thu gọn
-
- Chương trình nghệ thuật “Đàn chim Việt” kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao. - Đợt phim kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 từ ngày 19/8-5/9/2023. - Chương trình Vui Tết độc lập tại làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhân dịp Quốc khánh 2/9. - Phóng sự về đêm thơ nhạc kịch “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”. - Việt Nam với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, nhiều giai đoạn lịch sử bi hùng đã trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật trong đó có điện ảnh. Thế nhưng so với nhiều nền điện ảnh phát triển trong khu vực và thế giới, phim lịch sử Việt vẫn thua ở một khoảng cách khá xa, số lượng phim lịch sử có khả năng hấp dẫn khán giả Việt còn quá ít. Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Triển lãm các bức ảnh về tử tù, cựu tù Côn Đảo của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á. - Triển lãm gốm nghệ thuật “Linh thú thời nay”. - Phóng sự “Cầu nối với những người yêu văn hóa truyền thống”. - Khoảng mười năm trở lại đây, nghệ thuật đồ họa đã có bước chuyển mạnh mẽ từ ngôn ngữ nghệ thuật đến hình thức thể hiện. Tuy nhiên, trong sự phát triển ấy, mạch nguồn dân gian vẫn là yếu tố được các nghệ sĩ khai thác và kết nối trong tác phẩm của mình để kể những câu chuyện về cuộc sống đương đại. Họa sĩ Phạm Khắc Quang, người có nhiều sáng tạo với nghệ thuật đồ họa đã có những chia sẻ ….Thu gọn
-
- Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam ra mắt vở Ballet “GISELLE”. - Các hoạt động “Về Làng trải nghiệm nét văn hoá truyền thống” tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam. - Triển lãm “Thành tựu phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2008-2023”. - Triển lãm “Dạo bước qua vùng đất của sơn mài”. - Tối 12/8, tại quân cảng Nha Trang, Khánh Hòa, Đài TNVN phối hợp cùng Ban Tuyên giáo TW, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức chương trình Chính luận nghệ thuật có chủ đề “Mạnh giàu từ biển quê hương”. Bên cạnh yếu tố chính luận, yếu tố nghệ thuật được đan xen trong chương trình hứa hẹn đem đến cho khán giả một chương trình đặc sắc. Anh Hoàng Anh Minh, đạo diễn nghệ thuật của chương trình đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”. - Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ 10 với chủ đề “Hà Nội hội nhập và phát triển”. - Phóng sự “Hành trình sáng tạo với hội họa”. - Tọa đàm “Sen trong đời sống văn hóa Việt”. - Cuộc thi “Tài năng nhảy múa”. - Khoa Thiết kế mỹ thuật - trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội là một nơi hiếm hoi đào tạo chuyên ngành nghệ thuật hóa trang bậc đại học nhưng chuyên ngành này cũng chỉ mới được mở từ năm học 2017 – 2018 và trên thực tế để phát triển bộ môn nghệ thuật này cũng còn nhiều khó khăn. Nghệ sĩ Đào Thùy, giảng viên ngành Hóa trang, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Tọa đàm khoa học "Công tác Kiểm kê, bảo quản hiện vật tại các bảo tàng Mỹ thuật ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp". - Nhạc sĩ Tôn Thất Lập qua đời ở tuổi 81. - Triển lãm “Cái đầu” của họa sĩ Nguyễn Ngọc Phương. - Phóng sự Nguyên nhân nào khiến thị trường tranh đồ họa trầm lắng? - Nghề múa là một trong những nghề được đánh giá khá vất vả gian nan khi phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện dài nhưng thời gian làm nghề thì tương đối ngắn trong khi đó chỉ số ít sinh viên ra trường được nhận vào công tác biểu diễn tại các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp. Vậy, số sinh viên ngành múa khi ra trường sẽ đi đâu? NSND Nguyễn Văn Quang, nguyên Giám đốc học viện Múa Việt Nam có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Trưng bày "Mầm xanh trên đá" tại di tích Nhà tù Hỏa Lò. - Chương trình nghệ thuật “Đi cùng năm tháng”. - Nhà hát Tuổi trẻ triển khai và dàn dựng vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi “Đứa con của yêu tinh”. - Sự phát triển của công nghệ AI trong lĩnh vực xử lý các hình ảnh không quá xa lạ từ đơn giản như chọn Filter trên Instagram cho đến phức tạp như tranh minh họa. Hiện nay mã nguồn mở, lượng data lớn và công nghệ xử lý đồ họa mạnh giúp nhiều người dễ dàng tạo ra các minh họa theo mọi cách có thể mà không cần đến đôi tay, sức sáng tạo của họa sĩ. Đây đang được xem là thách thức cho dòng tranh minh họa truyền thống. Họa sĩ Nguyễn Hữu Tiếp, báo Hà Nội Mới có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Giáo sư, NSND Trần Bảng qua đời ở tuổi 97. - Triển lãm “Sắc màu miền Tây”. - Triển lãm " Nghệ thuật đồ họa -Từ dân gian đến đương đại”. - Giải thưởng “Cánh diều vàng năm 2023”. - Hợp xướng Gió Xanh được thành lập vào năm 2019 với mục đích đưa âm nhạc hợp xướng đến với nhiều người, dùng âm nhạc hợp xướng để kết nối con người và đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Năm nay, Gió Xanh sẽ tổ chức hòa nhạc Vòng tròn màu xanh tại Đà Nẵng vào ngày 12/8, tại Hà Nội và Hạ Long vào đầu tháng 11 tới. Làm thế nào để có thể duy trì chương trình hòa nhạc quy mô lớn và luôn mang đến những điều mới mẻ, lan tỏa giá trị tốt đẹp? Nhạc trưởng Nguyễn Hải Yến, sáng lập hợp xướng Gió Xanh đã có những chia sẻ về hành trình đưa hợp xướng đến với cộng đồng…Thu gọn
-
- Chương trình nghệ thuật Vết chân tròn trên cát. - Triển lãm "Những danh tính khác: Mặt nạ ở Đông Nam Á và Hàn Quốc". - Triển lãm “Nét đẹp A Lưới qua nghệ thuật ký họa”. - Hòa nhạc “Âm thanh vĩnh cửu”. - Điểm gặp Liên văn hóa do tiến sĩ triết học Thái Kim Lan mở tại TP Huế với mong muốn xây dựng một địa điểm gặp gỡ giao lưu nghệ thuật đa vùng miền hướng đến những giá trị cốt lõi của văn hóa nghệ thuật cổ truyền của nước nhà. Đối với bà, mong ước xây dựng một câu chuyện văn hóa giấc mơ quảng bá nghệ thuật truyền thống đang ngày càng rõ nét. Lắng nghe những chia sẻ của Tiến sĩ Thái Kim Lan để hiểu hơn những tâm huyết của bà…Thu gọn
-
- Nhắn tới các tỉnh thành miền núi phía bắc là nhắc tới vùng núi non trùng điệp, nơi của ngút ngàn rừng xanh, của những đám mây bồng bềnh, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn mềm mại quanh chân núi. Nơi đây còn là cái nôi lưu giữ và nuôi dưỡng nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Thái, Tày, Mông. Nét đẹp về văn hóa và con người của các dân tộc nơi đây đã đi vào tác phẩm văn chương, nghệ thuật như để lan tỏa những giá trị truyền thống của người vùng cao. Một trong những nơi thể hiện rõ nét văn hóa của người vùng cao đó chính là Chợ tình Khau vai được tổ chức hàng năm vào cuối tháng 3 âm lịch ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ góc quan sát cùng sự trải nghiệm của bản thân nhà thơ Nguyễn Hồng Minh có bài thơ "Chợ tình". Đồng cảm với lời thơ của tác giả Nguyễn Hồng Minh, nhạc sĩ Quốc Lâm đã chắp thêm đôi cánh để câu thơ thêm bay xa giữa núi rừng Tây Bắc. Ca khúc không chỉ có tiếng khèn mà còn cả tiếng sáo hòa lẫn trong không gian nhộn nhịp của chợ phiên. Ca khúc giúp chúng ta hiểu hơn về nét văn hóa, văn minh của người đồng bào trong cảm xúc lứa đôi… - Nhà văn Đỗ Bích Thúy chia sẻ về bút pháp xây dựng trong những sáng tác về đề tài dân tộc thiểu số miền núi. - Nhà báo, nhà thơ Lý Hữu Lương chia sẻ một số nét mới trong sáng tác về đề tài miền núi hiện nay.Thu gọn
-
- Nhà hát Cải lương Việt Nam công chiếu vở diễn Vì nghĩa nước non. - Triển lãm “Tôi đang tìm tôi” của họa sĩ trẻ Nguyễn Phạm Khánh An. - Đông A Books và NXB Văn học liên kết xuất bản lần đầu ra mắt độc giả Việt Nam tiểu thuyết “Thống khổ và phiêu linh”- tiểu thuyết kinh điển về cuộc đời bậc thầy điêu khắc Michelangelo di Lodovico Buonarroti, bản dịch của dịch giả Nguyễn Minh. - Chương trình trình diễn âm nhạc Hoàng tử bé. - "Nếu như không nhận diện giá trị và có những cảnh báo sớm sẽ mất đi tính toàn vẹn của một khu phố Pháp". Đó là nhận định của Tiến sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân, Chủ nhiệm khoa Kiến trúc Công trình trường Đại học Phương Đông, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu “Phát huy giá trị đô thị di sản thời Pháp thuộc gắn với phát triển du lịch văn hóa, trường hợp nghiên cứu khu phố Pháp tại thành phố Hải Phòng”...Thu gọn
-
- Triển lãm “Vùng nào thức nấy”. - Triển lãm “Tam giác mạch”. - Mùa kịch Lưu Quang Vũ 2023. - Hợp xướng “Gió xanh”. - Triển lãm “Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống”. - Nhiếp ảnh nghệ thuật đang có lực lượng sáng tác dồi dào, giàu tài năng, đa dạng các thể loại ảnh. Các cuộc thi, các triển lãm ảnh cũng được mở ra ngày càng nhiều xong thị trường vẫn chưa phát triển, số lượng tác giả, tác phẩm nhiều nhưng chưa có nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Xuân Chính, Ủy viên BCH Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội nhiếp ảnh Hà Nội có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Mai Ha Books phối hợp cùng Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức buổi giới thiệu sách và tọa đàm khoa học với chủ đề “Xuân thu sử thi Bắc Kỳ - Nhìn từ tiếp xúc Pháp - Việt đầu thế kỷ XX”. - Đêm nhạc kỷ niệm “60 năm Tình ca Ngô Thụy Miên”. - Hòa nhạc “Âm thanh vĩnh cửu”. - Sáng kiến văn hoá nghệ thuật Thanh Cảnh 2023 được khởi xướng và tổ chức bởi Lên Ngàn, đồng tổ chức cùng Counterflows (UK) dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Anh mang đến cho các nghệ sĩ tiềm năng của nước ta cơ hội để học hỏi, sáng tạo và phát triển. Diễn ra vào tháng 6 và tháng 9, chuỗi sự kiện bao gồm các hoạt động theo chủ đề đem đến những góc nhìn mới về nghệ thuật đương đại, xây dựng nền tảng kết nối dài hạn về thực hành nghệ thuật qua đó tìm kiếm những tác phẩm nghệ thuật đột phá và có tính chất liên ngành. Ông Nguyễn Quốc Hoàng Anh, Giám đốc Lên Ngàn đã có những chia sẻ về sáng kiến văn hóa nghệ thuật này…Thu gọn
-
- NSND Bùi Đình Hạc qua đời ở tuổi 90. - Bảo tàng đại tướng Nguyễn Chí Thanh chính thức mở cửa đón khách tham quan, tưởng niệm. - Triển lãm tranh "Những mảnh vụn". - Phát huy những tinh hoa của làng gốm Bát Tràng truyền thống, hiện nay những nghệ sĩ trẻ bằng khả năng và nhiệt huyết của mình đã tìm tòi và sáng tạo ra những tác phẩm gốm giàu tính nghệ thuật trên nền hồn cốt quê hương. Làm mới nghệ thuật gốm trên nền giá trị truyền thống và lan tỏa vẻ đẹp gốm trong cuộc sống đương đại như thế nào? Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ, chủ nhân không gian nghệ thuật Bát Tràng Ceramic Art Space chia sẻ…Thu gọn
-
- Lễ trao giải và tổng kết chương trình “Tìm hiểu mỹ thuật Việt Nam” - 5 dự án xuất sắc nhất Dự án phim ngắn CJ 2023 được tài trợ 1,5 tỷ đồng. - Triển lãm “Lên rừng xuống biển”. - Bài toán giữa Bảo tồn và phát triển cho thấy trước nhu cầu phát triển của một đô thị hiện đại, những giá trị về lịch sử văn hóa kiến trúc của phố cổ Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Làm thế nào để giữ gìn nét đẹp riêng có của kiến trúc phố cổ Hà Nội? Làm thế nào để bảo tồn và phát triển bền vững? cùng lắng nghe phần 3 phóng sự …Thu gọn
-
- Cuộc thi Sáng tác kịch bản phim truyện, phim tài liệu năm 2023-2024. - Giải thưởng ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng. - Vòng chung kết và trao giải Cuộc thi “Tài năng nhảy múa thiếu niên nhi đồng Hà Nội 2023”. - Khu phố cổ Hà Nội đã được xếp hạng Di tích quốc gia là điểm đến hấp dẫn của bất kỳ ai khi đặt chân đến Hà Nội. Cảnh quan của các tuyến phố và các hoạt động tại không gian đường phố chính là nét hấp dẫn đặc biệt của không gian đô thị này. Tuy nhiên, hiện nay theo sự phát triển của thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, trước nhu cầu cuộc sống của người dân, không gian và kiến trúc phố cổ Hà Nội đã có nhiều thay đổi. Làm thế nào để bảo tồn các mẫu kiến trúc đặc trưng của Hà Nội trong dòng chảy của sự phát triển? Chúng ta cùng theo dõi phần hai phóng sự “Di sản phố cổ Hà Nội – Bài toán giữa bảo tồn và phát triển”…Thu gọn
-
- Chương trình “Tết Đoan ngọ Thăng Long xưa”. - Liveshow “Hà Nội phố”. - Phố cổ Hà Nội là một di sản đô thị với quần thể kiến trúc cảnh quan độc đáo, là nét đẹp vốn có của người dân thủ đô. Thời gian qua, quận Hoàn Kiếm đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác trùng tu, tôn tạo các di tích, công trình kiến trúc đồng thời nghiên cứu, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa. Bên cạnh những kết quả đạt được là một di sản sống, phố cổ Hà Nội cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức nhất là những mâu thuẫn trong bảo tồn và phát triển…Trong chương trình, cùng theo dõi phần một trong phóng sự “Di sản phố cổ Hà Nội – Bài toán giữa bảo tồn và phát triển”…Thu gọn
-
- Triển lãm Nghệ thuật minh họa báo chí xuất bản Việt Nam 2023. - Ca sĩ Đông Hùng ra mắt dự án “The 30? Project” kỷ niệm 10 năm ca hát. - Bảo tàng Báo chí Việt Nam. - Thời gian gần đây, Facebook chứng kiến sự trỗi dậy của nhiều thể loại âm nhạc tạo nên sự đa dạng cho thị trường âm nhạc, nhiều ca khúc lan tỏa ra nhiều nước, bên cạnh đó là sự bùng nổ trên các nền tảng mạng xã hội khiến đời sống nhạc Việt chưa bao giờ sôi động như thế. Nhưng dưới con mắt của những người theo dõi âm nhạc Việt đó chỉ là bề nổi của một thị trường âm nhạc vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đặc biệt là chưa đủ chuyên nghiệp để vươn tầm ra quốc tế. Nhà báo Nguyễn Mạnh Hà đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm tranh: “Ở dưới nước” (nghệ sĩ Lê Thư Hương). - Triển lãm: “Những linh hồn ẩn giấu” (Hoàng Nhật Quang). - Triển lãm: “Tình yêu là tất cả” (Quang Đại). - Sáng kiến Văn hóa nghệ thuật thanh cảnh 2023. - Lần đầu tiên, một triển lãm về hội họa Hà Lan thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo công chúng. Đây là một cơ hội hiếm hoi giúp công chúng nước ta được thưởng lãm gần 70 kiệt tác của 66 họa sĩ bậc thầy lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng quốc gia Hà Lan. Dù chỉ là trình chiếu dưới dạng điện tử và bản in, triển lãm cũng mang đến môt bữa tiệc thị giác đủ đầy cho người xem. Liệu đây có phải là một hướng đi mới, và hiệu quả trong việc giới thiệu các kiệt tác hội họa đến với công chúng? Bà Nguyễn Thu Hương, Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ…Thu gọn
-
- Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà với Giải thưởng Vassilis Sgoutas về Kiến trúc vì cộng đồng. - Tác phẩm “Hành trình thám hiểm Đông Dương” của nhà thám hiểm Pháp Francis Garnier. - Triển lãm tư liệu “Vang mãi Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. - Trải nghiệm nghệ thuật dịp hè cho thiếu nhi tại Hà Nội. - Trung tâm Hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang định hướng trở thành không gian sáng tạo với việc tổ chức những hoạt động vừa khoa học vừa sáng tạo thu hút các nghệ sĩ đối tác trong và ngoài nước tham gia. Cần có những chuyển đổi như thế nào trong cách tổ chức, quản lý để biến nơi đây vừa giữ được giá trị cốt lõi gắn liền với đạo học nước nhà, vừa bắt kịp với nhu cầu tham quan, thưởng thức nghệ thuật của công chúng? Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Tuần lễ múa Việt Nam tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. - Nhà báo Nguyễn Mạnh Hà ra mắt MV ca nhạc “Mẹ Trái đất”. - Triển lãm tranh sơn mài “Amber”. - Thời gian qua, trong lĩnh vực lý luận phê bình nghệ thuật đang xuất hiện một thế hệ trẻ có nhiều cố gắng. Sự xuất hiện của lực lượng trẻ với những khả năng sáng tạo, đa dạng về phong cách thể hiện, khuynh hướng phê bình hiện đại của thế giới để vận dụng vào nghiên cứu phê bình nghệ thuật trong nước là dấu hiệu mới rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của những người viết trẻ còn nhiều bất cập, cả từ góc độ khoa học, tầm hiểu biết thực tế cuộc sống và đời sống văn nghệ nước nhà Cần có những giải pháp thực tế khắc phục tình trạng này. PGS, Tiến sĩ Phạm Duy Khuê chia sẻ…Thu gọn
-
- Sự kiện “Tết Thiếu nhi cùng con khám phá di sản văn hóa”. - Liên đoàn Xiếc Việt Nam ra mắt vở kịch xiếc “Tấm Cám”, “Bống Bống bang bang”. - Trao giải thưởng “Khát vọng Dế Mèn” năm 2023. - Tọa đàm “Nhiếp ảnh: Các festival quốc tế và cơ hội thị trường”. - Triển lãm và lễ trao giải Cuộc thi ảnh “Các loài chim nước ở Việt Nam”. - Triển lãm “100 đề xuất nhận diện thương hiệu truyền thống Hà Nội”. - Lễ trao Giải thưởng Đào Tấn tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống lần thứ 15 - Cùng với sự phát triển của thủ đô, các không gian công cộng xuất hiện ngày càng nhiều. Những không gian này có vai trò quan trọng cho sự tương tác giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, có thể tạo thành những nơi chốn, những biểu tượng độc đáo làm nên bản sắc của đô thị Hà Nội. Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn đã có những chia sẻ về vấn đề này….Thu gọn
-
- Một số chương trình nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc cho thiếu nhi mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi và chào đón ngày hè. - Ngày hội thế giới tuổi thơ dành cho thiếu nhi dịp 01/6/2023. - Buổi hòa nhạc từ thiện nhằm hỗ trợ khuyến học cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn của Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh. - Lễ khai mạc triển lãm “Ánh sáng rực rỡ: Những kiệt tác hội họa đến từ Hà Lan”. - Phát động cuộc thi và triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc. - Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam ra mắt vở nhạc kịch “Huyền diệu biển”. - Nghệ thuật điêu khắc là một giá trị di sản văn hóa vật thể ghi dấu văn minh của người Việt qua các thời kỳ phát triển. Điêu khắc không thể tách rời kiến trúc tiêu biểu như kiến trúc điêu khắc đình làng. Tuy vậy, ngày nay dường như kiến trúc đang bỏ rơi điêu khắc còn điêu khắc lại tự đi tìm không gian cho mình. Cần có sự kết nối trở lại giữa điêu khắc và kiến trúc bằng những phương hướng như thế nào? Nhà điêu khắc Trần Trọng Chi, Giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm “Đường tới Olympic 2024”. - Liên đoàn Xiếc Việt Nam ra mắt chương trình xiếc mới phục vụ Tết Thiếu nhi. - Triển lãm ảnh “10 năm phơi sáng” của nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn. - Triển lãm trưng bày thiết kế, nhà ở và nội thất nổi bật năm 2022. - Trong cơ chế phát triển của xã hội, nghệ thuật nhiếp ảnh nước ta cũng chịu nhiều tác động từ thị trường. Có thể nói, thị trường không làm thay đổi bản chất của sự sáng tạo trong nghệ thuật nhiếp ảnh nhưng lại làm thay đổi quan điểm, cách làm việc, tạo ra sự năng động đưa ra những đòi hỏi với người chụp ảnh. Khi không đáp ứng được yêu cầu ấy, nhiếp ảnh gia sẽ gặp nhiều khó khăn. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ về vấn đề này....Thu gọn
-
- Chương trình Huyền thoại bước chân. - Trưng bày chuyên đề Gốm cổ Bát Tràng. - Lên sóng truyền hình phim “Nơi giấc mơ tìm về” (đạo diễn Trịnh Lê Phong). - Trung tâm Mỹ thuật Thanh Uy lan tỏa vẻ đẹp của tranh đồ họa. - Vở diễn “Giấc mơ của Bờm”. - Triển lãm ảnh “Những mẩu chuyện nhỏ ở Nhật Bản” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Hải Thanh. - Làm mới tác phẩm âm nhạc trên chất liệu dân gian là xu hướng được các ca sĩ, nhạc sĩ trẻ quan tâm. Tuy nhiên, làm mới như thế nào để không làm méo mó, mất đi giá trị truyền thống mà tác phẩm vẫn có sức sống trong cuộc sống đương đại là điều không hề dễ dàng. Nhạc sĩ Phạm Việt Long đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Triển lãm “Sưu tập chữ ký và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945 – 1969” nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý “. - Trưng bày chuyên đề “Bác Hồ với thủ đô Hà Nội”. - Phóng sự “Mong mỏi làm phim về Bác”. - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ trẻ khai thác chất liệu dân gian để sáng tạo trong tác phẩm của mình. Đây là hướng đi đáng khuyến khích, góp phần làm phong phú thêm đời sống âm nhạc của nước nhà. Tuy nhiên, khai thác thế nào để vừa nối dài thêm sức sống cho âm nhạc dân gian vừa phù hợp với nền âm nhạc hiện đại là điều không đơn giản. NSND, nhạc sĩ Doãn Tiến đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Triển lãm “Xứ Mường – Cộng hưởng những dư âm từ cái nôi văn hóa của hòa bình”. - Chương trình âm nhạc “Mạch nguồn ví, giặm” tôn vinh 5 nhạc sĩ tài hoa của Xứ Nghệ. - Những sáng tác nghệ thuật điêu khắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Cùng với các công trình kiến trúc tại miền Bắc được xây dựng từ năm 1954 - 1986, kiến trúc hiện đại miền Nam đã đóng góp nhiều thành tựu cho nền kiến trúc nước nhà để lại nhiều bài học về sự kết hợp hài hòa giữa những tiến bộ của kiến trúc thế giới đương thời với các giá trị bản địa dân tộc. Tiến sỹ, kiến trúc sư Phạm Phú Cường, trưởng khoa Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Các hoạt động với chủ đề Tháng 5 nhớ Bác hướng tới kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam. - Lễ hội Làng Sen (12-19/5/2023) tại Nghệ An. - Khởi động cuộc thi vẽ tranh nghệ thuật "UOB Painting of the Year", giải thưởng nghệ thuật danh tiếng Đông Nam Á tại Việt Nam. - Lễ hội âm nhạc quốc tế “Gió Mùa”. - Triển lãm “Đi tìm thời gian đã mất thời gian đi tìm”. - Những ngày Văn học Châu Âu. - Nhà hát Tuổi trẻ ra mắt vở nhạc kịch “Giấc mơ của Bờm”. - Ngày 26.4, tại nhà số 98 Bạch Đằng, thành phố Huế, TS Thái Kim Lan vừa mở điểm gặp gỡ Liên Văn hóa với mong muốn xây dựng một địa điểm gặp gỡ, giao lưu nghệ thuật đa vùng miền hướng đến những giá trị cốt lõi của văn hóa, nghệ thuật cổ truyền của nước nhà. Đối với bà, mong ước xây dựng một câu chuyện văn hóa, giấc mơ quảng bá nghệ thuật truyền thống đang ngày càng rõ nét. Lắng nghe những chia sẻ của TS Thái Kim Lan để hiểu hơn những tâm huyết của bà…Thu gọn
-
- Lễ hội tôn vinh ông Tổ bách nghệ tại Phố cổ Hà Nội. - Triển lãm “Bản thể” của nghệ sĩ Phạm Hà Phương. - Triển lãm “Ý niệm và biểu hiện”. - Phóng sự: Làm thế nào để các nhạc sĩ quan tâm, sáng tác các bài hát cho thiếu nhi và các bài hát cho lứa tuổi các em nhỏ được đón nhận, yêu thích? - Concert “Trần Tiến nửa thế kỷ siêu bạt” - Ukiyo - Dự án âm nhạc anime đầu tiên tại Việt Nam. - Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng ( 9/5/2023 - 13/5/2023) tại Tp biển Đà Nẵng là liên hoan phim mới và lần đầu tiên được tổ chức sau khi luật Điện Ảnh mới ra đời. Liên hoan phim có điểm gì nổi bật? Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh đồng Trưởng ban tổ chức Liên hoan phim Châu Á đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Triển lãm “Bước qua một khúc đường ca”. - Trưng bày ảnh “Nghệ thuật xiếc qua góc nhìn của nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà báo Thanh Hà”. - Triển lãm May. - Chân dung chiến sĩ Điện Biên qua bức tranh tròn panorama. - Nhà hát Quân đội ra mắt vở kịch “Khát vọng đoàn tụ”. - Triển lãm “Hà Nội 1985-2015”. - Trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng có nhiều họa sĩ mong muốn đưa những tác phẩm nghệ thuật của mình nói riêng và mỹ thuật nước ta đến với bạn bè thế giới. Tuy nhiên, đây không phải điều đơn giản bởi ngoài rào cản ngôn ngữ còn tồn tại sự khác biêt trong văn hóa, cách cảm thụ nghệ thuật. Họa sĩ Tào Hương, nữ họa sĩ từng tham gia nhiều triển lãm ở các nước trên thế giới đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Lễ Giỗ tổ Hùng Vương. - Chương trình chính luận nghệ thuật “Khát vọng thống nhất”. - Festival biển Nha Trang năm 2023. - Triển lãm “Thiên địa nhân sinh” của họa sĩ Vũ Tuyên. - Phóng sự “Làm sao để bảo vệ, khai thác những không gian nghệ thuật công cộng một cách bền vững, tạo nên những điểm đến giàu bản sắc”. - Ngày nay khán giả trẻ có rất nhiều lựa chọn trong thưởng thức các loại hình nghệ thuật giải trí nhưng đó có phải là nguyên nhân chính khiến sân khấu truyền thống như tuồng, chèo, cải lương đang dần trở nên xa lạ với họ và làm thế nào để khán giả trẻ hết quay lưng với nghệ thuật truyền thống? NSND Đào Lê, nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Sự kiện Photo Hanoi’23 - Biennale nhiếp ảnh quốc tế diễn ra tại Hà Nội với nhiều hoạt động phong phú. - Nhà hát Âu Cơ Hà Nội công diễn 2 đêm Vở nhạc kịch Đồng cỏ hòa ca. - Khánh thành và đưa vào hoạt động dự án “Tái tạo Thư viện công cộng” tại Thư viện Hà Nội. - Dự án Thư viện công cộng tại Thư viện Hà Nội đi vào hoạt động sẽ góp phần xây dựng không gian thưởng thức văn hóa và đọc sách, hỗ trợ, trao đổi giao lưu văn hóa, truyền tải thông tin nhằm giúp nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân thủ đô Hà Nội. Về các hoạt động sẽ được triển khai như thế nào tại Thư viện công cộng ý nghĩa này? Bà Vương Thị Lý – Phó Giám đốc Thư viện Hà Nội có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Đài TNVN tổ chức gian trưng bày sách giới thiệu các tác phẩm đã lưu trữ trong thư viện của Đài. - Công bố kết quả giải thưởng Kiến trúc quốc gia lần thứ 15. - Triển lãm “Nghệ thuật Công Quốc Hà - Nửa thế kỷ”. - Tọa đàm Sáng tác phê bình văn học nghệ thuật trên báo chí. - Việc bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc Pháp luôn cần có sự dung hòa và trả lời được các câu hỏi “Công trình ấy tiếp tục thực hiện sứ mệnh của nó là gì? Có đảm bảo chất lượng nghệ thuật hay không? Và các giải pháp bảo tồn có đi theo những hướng dẫn khoa học hay không? Tiến sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân, Giảng viên trường Đại học Phương Đông, người có nhiều năm nghiên cứu việc bảo tồn các công trình kiến trúc Pháp có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Chương trình “Hội sách tháng 4”. - Triển lãm “Dòng tranh dân gian Hàng Trống”. - Triển lãm “Dòng chảy của sơn mài Việt trong không gian nghệ thuật thiết kế đương đại”. - Phóng sự “Duy trì và phát triển các nghề truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội”. - Nhà Hát Lớn công diễn vở opera kinh điển của Italia “Cavalleria Rusticana”. - Triển lãm “Duyên lụa”. - Trong dòng chảy mỹ thuật đương đại, không ít họa sĩ tìm về yếu tố truyền thống để cùng thổi vào đó hơi thở thời đại trong những tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, viết tiếp câu chuyện truyền thống như thế nào đòi hỏi sự sáng tạo của người sáng tạo nghệ thuật. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm “Nơi tôi đến”. - Triển lãm tranh “Hội họa, tâm linh, tôn giáo và phong thủy”. - Triển lãm “Niêm hoa”. - Trong đời sống âm nhạc đương đại hiện nay, với sự sôi động của nhiều thể loại âm nhạc hiện nay như Kpop, Hip hop, Rap, hoạt động âm nhạc truyền thống đang bị trầm lắng, không thu hút được sự quan tâm của công chúng. Vậy, làm thế nào để âm nhạc truyền thống sống được trong cuộc sống đương đại hiện nay? NSƯT Nguyễn Trường Giang, Trưởng đoàn nghệ thuật Âu Cơ, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam đã có những chia sẻ …Thu gọn
-
- Triển lãm “Sắc màu Việt Bắc – Mạch nguồn ví dặm”. - Nghệ nhân Nguyễn Văn Dũng với khát vọng đưa gốm cổ Kim Lan vươn tầm. - Concert “Tình ca Jazzis: Yêu đời, yêu người”. - Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải vừa xác lập kỷ lục quốc gia “Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất” do Tổ chức Kỷ lục quốc gia Việt Nam trao tặng. - Thực tế điện ảnh nước nhà cho thấy nhiều năm qua thể loại phim lịch sử nước ta luôn thiếu và yếu so với các đề tài khác. Để làm một bộ phim lịch sử hấp dẫn không chỉ cần một câu chuyện hay thu hút khán giả mà còn liên quan đến vấn đề dựng bối cảnh - điều rất quan trọng làm nên chất lịch sử của bộ phim. Tuy là thành tố quan trọng để làm nên thành công của một bộ phim nhưng bối cảnh phim lịch sử hiện nay đều chật chội và nghèo nàn. Để khắc phục điều đó, không ít nhà làm phim phải vay mượn bối cảnh nước ngoài dẫn đến nhiều luồng dư luận khác nhau. Tiến sĩ Hoàng Cẩm Giang, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Khai mạc triển lãm gốm Nhật "Yakishime – Dáng hình của đất”. - Tọa đàm "Phê bình không gian trong nghiên cứu văn học và điện ảnh - Nhìn từ lý thuyết cảnh quan". - Làng gốm cổ Kim Lan. - Bộ phim 578 phát đạn của kẻ điên tham gia Liên hoan phim quốc tế Moscow lần thứ 45. - Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, tranh sơn mài – đặc sản của mỹ thuật nước ta càng được ưa chuộng tại thị trường trong nước cũng như quốc tế. Đã xuất hiện rất nhiều thử nghiệm được khai thác gắn với tên tuổi một thế hệ họa sĩ sơn mài mới cùng với đó là những tồn tại, những lệch lạc trong sáng tác do chạy theo yếu tố thị trường. Giới hội họa đang xảy ra những cuộc tranh cãi gay gắt về xu hướng mỹ nghệ hóa sơn mài. Họa sĩ Cấn Mạnh Tưởng, người theo đuổi dòng tranh sơn mài truyền thống nhiều năm qua đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam công diễn vở kịch “Sống mãi tuổi 17”. - Triển lãm tranh “Hội họa, tâm linh, tôn giáo và phong thủy” của họa sĩ Lê Quang. - Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu Dù Kê Khmer Nam bộ trở lại sau 10 năm. - Triển lãm “Những người làm vườn”. - Triển lãm “Sắc màu quê hương”. - Phóng sự: Khơi mạch truyền thống trong mỹ thuật đương đại góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, di sản của dân tộc trong đời sống đương đại. - Câu chuyện lạm dụng kỹ thuật chỉnh sửa, dựng hiện trường giả, áp dụng không chọn lọc phương tiện kỹ thuật trong nhiếp ảnh nghệ thuật đã được nói đến từ lâu. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn xảy ra nhiều nhất là ở các cuộc thi liên hoan nhiếp ảnh. Có rất nhiều bức ảnh đẹp nhưng lại na ná nhau, đề tài quen thuộc, cách thể hiện không mới. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồ Sĩ Trung, nguyên Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Thăng Long, Hà Nội đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 – Vẻ đẹp thuần khiết". - Trưng bày tranh và gốm chủ đề “Miêu”. - Phóng sự: Sự gặp gỡ của những người yêu chất liệu truyền thống. - Chương trình Lễ hội vũ đạo và âm nhạc Dalat Best Dance Crew 2023 - Hoa Sen Home International Cup và Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Hoa Sen SoundFest 2023. - Triển lãm “Nhã 23”. - Điện ảnh nước ta có bước phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật thị trường, hội nhập sâu rộng quốc tế nhưng dường như vẫn thiếu vắng tác phẩm điện ảnh đỉnh cao. Vậy làm thế nào để phát triển sức mạnh nội sinh của điện ảnh Việt để có những tác phẩm xứng tầm với sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước? Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng lần thứ 3”. - Chương trình “Kết nối di sản phát triển du lịch” . - Chương trình du lịch thường niên “Bác Cổ - Mùa hoa gạo” chủ đề “Hồn quê làng Việt”. - Khai trương tour đêm “Thanh âm đồng cổ”. - Làm gì để tranh đồ họa phát triển sôi động hơn, các họa sĩ Việt quan tâm hơn đến các sáng tác tranh đồ họa? Thời gian qua đã có nhiều hoạt động khuyến khích thúc đẩy sáng tác tranh đồ họa được tổ chức. Nhiều ý kiến của những người làm nghề, lãnh đạo hội nghề nghiệp được đưa ra. Tuy nhiên, làm thế nào để các hoạt động đạt hiệu quả, tranh đồ họa phát triển bền vững?Thu gọn
-
- Vở nhạc kịch “Trại hoa vàng” mở màn chuỗi hoạt động chào mừng 45 năm thành lập Nhà hát Tuổi trẻ. - Những hoạt động mỹ thuật diễn ra sôi nổi trong cả nước. - Bất kỳ loại hình nào khi có thị trường hoạt động sáng tác sẽ trở nên sôi động. Đối với một dòng tranh đang có phần trầm lắng như tranh đồ họa, điều này là vô cùng cần thiết. Vậy nguyên nhân nào khiến thị trường tranh đồ họa trầm lắng?Thu gọn
-
- Triển lãm Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. - Ra mắt cuốn sách “Chân trời gọi nắng” lưu giữ kỷ niệm về cố nhạc sĩ Hồng Đăng. - Triển lãm TOAN 4 của các họa sĩ : Tào Linh – Doãn Hoàng Lâm – Nguyễn Vân Chung. - Triển lãm Mạch ngầm của họa sĩ Công Quốc Thắng. - Khoảng mười, mười lăm năm trở lại đây, tranh đồ họa đã trở lại và ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, trong đời sống mỹ thuật nước ta hiện nay so với các thời đại khác, chỗ đứng của tranh đồ họa vẫn chông chênh, đáng chú ý lực lượng sáng tác còn mỏng, đặc biệt các họa sĩ ít mặn mà sáng tác tranh đồ họa. Lối đi nào cho đồ họa tranh in nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đời sống mỹ thuật đương đại và thị trường đầu ra đang còn hạn hẹp?Thu gọn
-
- Hội báo toàn quốc 2013. - Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 13. - Trưng bày chuyên đề “Phút hồi sinh” kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng trở về của các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày, 48 năm Ngày Giải phóng miền thống nhất đất nước. - Lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam. - Nghề gốm ở nước ta có truyền thông phát triển lâu đời và hiện nay đang ngày càng được mở rộng và có tính thẩm mỹ. Nghệ thuật gốm cũng mang lại nguồn cảm hứng lớn cho rất nhiều nghệ sĩ. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể khai thác phương tiện nghệ thuật này tốt hơn nữa? Họa sĩ Hồ Nam, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật ngành Mỹ thuật ứng dụng, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Lễ kỷ niệm 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. - Lễ tổng kết và khai mạc triển lãm Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. - Ca sỹ Hà Myo lọt Top 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022. - Lễ trao giải và khai mạc triển lãm cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 12. - Triển lãm ảnh “Lily, đi trong những giấc mộng của nàng”. - Triển lãm “Lặng yên xôn xao”. - Triển lãm “Phụ nữ yêu và vẽ”. - Đào tạo nhân lực trong lĩnh vực điện ảnh cần được ưu tiên. Tuy vậy, trong những năm qua, khâu tuyển chọn đầu vào và đào tạo nhân lực chất lượng cao của ngành điện ảnh còn khó khăn và chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. PGS, Tiến sĩ Đỗ Lệnh Hồng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Trưng bày chuyên đề “Xuân xưa trên báo tết 1865 - 2000”. - Triển lãm sơn dầu “Đi biển có đôi”. - Triển lãm “Sắc xuân Hà thành”. - Đêm nhạc “Giấc mơ Trịnh” kỷ niệm 22 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn. - Phóng sự: Thiếu hụt nguồn lực ảnh hưởng đến định hướng bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống trong dòng chảy đương đại. - Việc cải biên, phục dựng tuồng truyền thống sao cho phù hợp với khán giả đương đại là công việc không đơn giản. Điều đó luôn đòi hỏi người thực hiện phải có một trình độ học vấn cao để hiểu về mặt văn học cổ điển, đồng thời phải biết nghề, giỏi nghề nếu không sẽ dẫn tới hệ quả làm giảm sút giá trị của những tác phẩm kinh điển, những viên ngọc quý trong kho tàng nghệ thuật tuồng truyền thống của cha ông. NSND Hương Thơm chia sẻ…Thu gọn
-
- Chương trình nghệ thuật “Những cánh hồng bay 2” chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ. - Khai mạc triển lãm tranh “Hào khí Thăng Long”. - Khởi động dự án “Happy Smile – Nụ cười hạnh phúc”. - Các hoạt động văn hóa với chủ đề “Mùa xuân và tuổi trẻ” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. - Ngày Thiết kế Italia 2022 tại Hà Nội (từ ngày 8 - 15/3). - Nhận thấy nét đẹp bền vững của những bức tranh sơn mài. Thời gian, những chất xúc tác để tranh càng long lanh, nhiều họa sĩ nước ta đã lựa chọn sơn mài làm chất liệu biểu hiện. Về sử dụng sơn mài truyền thống tôn vinh nét đẹp phụ nữ, họa sĩ Phùng Huy - một trong số ít họa sĩ thành công với dòng tranh sơn mài truyền thống hiện nay có những chia sẻ …Thu gọn
-
- Ra mắt sách “Sự kiến tạo các nên nghệ thuật” của kiến trúc sư Vũ Hiệp. - Tọa đàm “Chia kẻ ký ức - Phát huy di sản”. - Nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Minh Long giới thiệu 35 bức ảnh đời thường của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhân kỷ niệm 84 năm ngày sinh của nhạc sĩ. - Triển lãm “Phố xưa hè cũ” của họa sĩ trẻ Trần Nam Long. - Đầu tư cho văn hóa, tối ưu hóa các nguồn lực để văn hóa thực sự trở thành một mặt trận ngang hàng về kinh tế, chính trị, xã hội. Bên cạnh đó, văn hóa cần được coi là ngành kinh tế mũi nhọn hướng tới sự phát triển bền vững. Đây là một trong những quan điểm được quan tâm tại hội thảo khoa học “80 năm đề cương về Văn hóa Việt Nam”. PGS, TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia đã có những lý giải vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm nghệ sĩ là chiến sĩ. - Chương trình nghệ thuật đặc biệt Đề cương về văn hoá Việt Nam – Những dấu ấn lịch sử. - Triển lãm ảnh kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam. - Sưu tầm mỹ thuật là công việc quan trọng và hết sức ý nghĩa để sở hữu, lưu giữ và bảo quản các tác phẩm có giá trị, đánh dấu sự phát triển của nền mỹ thuật nước nhà. Tuy nhiên, hoạt động sưu tầm cũng gặp phải không ít khó khăn và giải pháp nào để tháo gỡ những vấn đề này? Nhà phê bình nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Hải Yến có những chia sẻ về vấn đề này. - Nhà hát kịch Việt Nam sẽ ra mắt vở diễn “Người đi dép cao su”.Thu gọn
-
- Tuần phim chào mừng kỷ niệm 80 năm đề cương về văn hóa Việt Nam diễn ra từ ngày 25/2 - 3/3/2023. - Nhà báo Phạm Hồng Tuyến viết cuốn sách “Bài hát lớn lên cùng con” kỷ niệm sinh nhật lần thứ 94 của nhạc sĩ Phạm Tuyên. - Triển lãm thời trang “Thủy Nguyễn – Mộng bình thường” của nhà thiết kế Thủy Nguyễn. - 80 năm đã trôi qua nhưng đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn luôn là ngọn đuốc “soi đường cho quốc dân đi”, góp phần quan trọng tập hợp lực lượng cũng như định hình xây dựng nền văn hóa nước nhà trong thời đại mới. Đáng lưu ý trong đó có vai trò quan trọng của những người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật và phát huy quảng bá các giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc. NSƯT Trần Ly Ly, Cục trưởng cục Nghệ thuật biểu diễn chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Ra mắt trang web kho tư liệu ảnh chung của Pháp và Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. - Ra mắt MV “Lá thư trong ba lô” của nhạc sĩ Kiên Ninh. - Triển lãm “Dám sống một cuộc đời rực rỡ”. - Bộ phim “578 phát đạn của kẻ điên” (đạo diễn Lương Đình Dũng) chính thức phát hành tại thị trường Châu Âu. - Triển lãm gốm “Dáng xuân”. - Công bố 20 đề cử tiêu biểu vào vòng bình chọn trực tuyến của giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022”. - Âm nhạc truyền thống bao gồm nhiều thể loại khác nhau. Câu chuyện giữ gìn bản sắc, khai thác chất liệu âm nhạc truyền thống trong dòng chảy âm nhạc hiện đại nay không còn là câu chuyện mới nhưng vẫn chưa bao giờ cũ. Làm thế nào để giữ gìn nét đẹp của âm nhạc truyền thống và đưa đến gần hơn với công chúng. Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long có những chia sẻ về nội dung này.Thu gọn
-
- Triển lãm tranh chủ đề “Mùa yêu thương”. - Chương trình truyền hình thực tế “Khoảnh khắc tình yêu” hợp tác sản xuất giữa Việt Nam và Hàn Quốc. - Festival "Về miền quan họ" - Phát động Tuần lễ áo dài kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ. - Nhà hát Tuồng Việt Nam xây dựng các chương trình, tác phẩm hướng tới giới trẻ. - Chiến tranh đã lùi xa, những người cầm máy ảnh ra chiến trường người còn người mất. Trong khi đó, việc lưu trữ những tư liệu ảnh quý vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân khiến cho nhiều bức ảnh bị hư hỏng, bị thất lạc hoặc bị mất. Đã đến lúc cần có một bảo tàng riêng cho loại hình nghệ thuật này. Nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Đức Tân chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954”. - Liên đoàn xiếc Việt Nam công diễn tác phẩm “Lửa tình cao nguyên”. - Câu lạc bộ Gốm, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm về chủ đề mùa xuân ngày 16/2. - Mục tiêu hướng tới xây dựng hệ sinh thái hoạt hình của các nhà sản xuất, những người sáng tạo trong lĩnh vực nội dung số. - Workshop của Chèo 48h: Sẩm Xe duyên. - Triển lãm “Mùa yêu thương”. - Xiếc Việt đã có những bước tiến ngoạn mục trong thời gian gần đây khi liên tiếp gặt hái những giải thưởng lớn tại các Liên hoan Xiếc quốc tế danh giá trên thế giới. Tuy nhiên, để có sự phát triển liên tục và dài hơi, xiếc Việt đang đứng trước những khó khăn lớn nhất là việc tìm kiếm đội ngũ diễn viên kế cận. NSND Tâm Chính, chủ tích Liên chi hội Xiếc Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Bộ sưu tập bát, đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ góp phần minh chứng sinh động lịch sử tồn tại lâu đời của kinh đô Thăng Long. - Ra mắt Tập 3 phim hoạt hình Thỏ bảy màu. - Festival Về miền quan họ - Xây dựng cổng thông tin tài liệu lữu trữ Pháp Việt - Phim gia đình “Nhà bà Nữ” của đạo diễn Trấn Thành đoạt doanh thu trên 300 tỷ. - NSND Thái Thị Liên là người tự tay biên soạn bộ giáo trình để dạy Piano ngay từ khi khoa Piano nói riêng, trường âm nhạc Việt Nam nói chung vừa mới được thành lập. Sinh thời, mong muốn của bà là có thể tạo ra một thế hệ nghệ sĩ Piano chuyên nghiệp của nước nhà, chú trọng đào tạo với giáo trình âm nhạc cổ điển nước ngoài song song với việc phát huy những tiềm năng, sáng tạo những tác phẩm âm nhạc trong nước. Đến nay, xuất phát của bà vẫn được các thế hệ học trò tiếp nối bằng những sáng tác của chính các nhạc sĩ trong nước dành cho cây đàn Piano trong đó có nhiều bản nhạc lấy chất liệu dân ca. NSND Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã có những chia sẻ …Thu gọn
-
- Phóng sự kết hợp văn hóa truyền thống trong dòng chảy của nghệ thuật đương đại. - Triển lãm Dấu ấn thành Nam. - Ngày thơ Việt Nam năm 2023. - Lễ hội Cổ Loa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. - Lưu trữ, khai thác tư liệu ảnh không chỉ gìn giữ, phát huy những giá trị lịch sử của ngày hôm qua mà còn khẳng định bản sắc văn hóa riêng của dân tộc đằng sau những bức ảnh nhuốm màu ký ức là câu chuyện của lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Trong kỷ nguyên số, quản lý, lưu trữ và khai thác tư liệu ảnh đòi hỏi sự linh hoạt, bắt kịp nhịp sống hiện đại. Bà Trần Việt Hoa, giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc cục Văn thư Lưu trữ, Bộ Nội vụ đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật thực hiện Nhiệm vụ số hóa sách lý luận chính trị. - Tour du lịch “Chữ Tâm, chữ Tài”. - Workshop vẽ hình tượng con mèo trên chất liệu lụa truyền thống. - Những khó khăn và thách thức chuyển đổi số trong lĩnh vực điện ảnh. - Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ nhất. - Trên thế giới, thể loại tranh màu nước được nhiều người quan tâm và các cuộc triển lãm về thể loại tranh này cũng được tổ chức thường xuyên. Ở nước ta, các cuộc triển lãm chuyên đề có quy mô về tranh màu nước còn khá hiếm hoi và chất lượng màu nước cũng được ít họa sĩ quan tâm, sáng tác. Họa sĩ Đỗ Thị Thu Hiền đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Liên đoàn Xiếc Việt Nam ra mắt chương trình “Chào xuân Quý Mão”. - Lễ kỷ niệm 139 năm khởi nghĩa Yên Thế. - Những tạo hình thú vị về chú mèo Quý Mão. - Chương trình ca nhạc, hài kịch và giao lưu nghệ thuật “Giấc mơ hạnh phúc”. - Triển lãm “Vẽ con mèo”. - Mỗi dịp Tết đến xuân về người Dao lại rất hứng khởi cùng nhau đón một năm mới với hy vọng thuận lợi, bình an, sức khỏe và may mắn. Cũng từ đó mà Tết nhảy ra đời với các điệu nhảy đi cùng năm tháng. Mỗi điệu nhảy thể hiện những tâm tư, tình cảm, những gửi gắm của người Dao. Những điệu nhảy này đều hướng một mục đích mở ra năm mới tốt lành, đồng thời thể hiện sự mạnh mẽ, hùng dũng của thanh niên trai tráng, sự mềm mại, điệu đà của các cô gái Dao xinh đẹp. Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng đã có những chia sẻ về phong tục thú vị này…Thu gọn
-
- Hội chữ Xuân năm 2023. - Chương trình giao lưu “Tết sách - lì xì sách” (Công ty cổ phần Sách Thái Hà). - Dự án “Đại Cát” của họa sĩ Lê Huy. - Show trình diễn nghệ thuật “Kế vãn khai lai” của nhóm Vạn Thiên Y. - Triển lãm “Hiệp định Paris – Cánh cửa hòa bình”. - Triển lãm “Mèo không nằm”. - Thú chơi tranh Tết có từ bao thế kỷ nay, qua bao nhiêu thế hệ người Việt. Hiện nay, xu hướng chơi tranh đã có nhiều thay đổi, ngoài tranh dân gian đã có một số loại tranh bằng nhiều chất liệu khác cũng được ưa chuộng nhất là ở thành thị: tranh khắc gỗ, tranh sơn mài, tranh gốm,…Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến đã có những chia sẻ về vấn đề này….Thu gọn
-
- Chương trình “Hội xuân 2023” chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023), mừng xuân Quý Mão. - Giải thưởng Cống hiến năm 2023. - Giải Mai vàng lần thứ 28. - Cuốn sách Tranh dân gian Kim Hoàng của nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Thị Thu Hòa đoạt giải Giải tác phẩm - Vì tình yêu Hà Nội. - Triển lãm gốm: GỐM TẾT 2023 - “PHỒN”. - Ra mắt bộ phim Lộc xuân 2. - Trong dòng chảy mỹ thuật hiện nay, tranh đồ họa ít được các họa sĩ theo đuổi một mặt vì yếu tố kỹ thuật phức tạp, thị trường đầu ra cho dòng tranh này cũng gặp nhiều khó khăn. Họa sĩ Nguyễn Khắc Hân, một người chuyên tâm sáng tác dòng tranh này chia sẻ…Thu gọn
-
- Triển lãm “Sắc màu xuân đất nước” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. - Sách Tết Quý Mão năm 2023. - Nhóm chèo 48h tổ chức Workshop quan họ. - Sau 2 năm tạm dừng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hội chữ xuân Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ chính thức trở lại vào ngày 15/12/2023 tới, nhằm tiếp nối, lan tỏa phong tục “xin, cho chữ” - một nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Hội chữ xuân năm nay nhấn mạnh vào khía cạnh hiếu nghĩa, hiếu học, trọng chữ, trọng thầy, với chủ đề “sư đạo tôn nghiêm”; đồng thời tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật thư pháp, nâng cao trình độ thẩm mỹ, hiểu biết về thư pháp trong cộng đồng. Tiến sĩ Lê Trung Kiên, Phó ban chỉ đạo Hội chữ xuân Văn Miếu, Đốc học Nhân mỹ học đường đã có những chia sẻ về hội chữ xuân 2023… - Báo Nhân dân tổ chức triển lãm nghệ thuật “Nhân dân - Quý Mão 365”.Thu gọn
-
- Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Dao trong mối quan hệ với phát triển du lịch bền vững". - Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng nghệ thuật năm 2022. - Khởi quay phần 3 bộ phim “Chạm vào hạnh phúc” . - Giao lưu âm nhạc tại miền tại “Tết Việt - Tết phố 2023”. - Khai mạc triển lãm tranh Tết Quý Mão của họa sĩ Tào Linh. - Mùa xuân, thời điểm bắt đầu của năm mới cũng là lúc diễn ra nhiều lễ hội lớn trải dài từ Bắc đến Nam. Phần lớn các lễ hội đều có ý nghĩa sâu sắc tôn vinh lịch sử, văn hóa, dân tộc. Tuy nhiên, những kịch bản được làm theo mô típ giống nhau khiến nhiều lễ hội trở nên sáo mò, không hấp dẫn công chúng. Tác giả Lê Thế Song, một trong số ít tác giả viết kịch bản lễ hội thành công hiện nay có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Lễ trao giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022. - Chương trình Tết Việt “Cung đình ngày xuân”. - Triển lãm “Hồn quê sắc cũ”. - Tài năng trẻ piano Lưu Hồng Quang trình diễn tác phẩm của Beethoven vào ngày 8/1/2023. - Triển lãm “Tết Art 2023”. - Chính thức bấm máy bộ phim “Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm”. - Việt Nam với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, nhiều giai đoạn lịch sử bi hùng đã trở thành cảm hứng cho các tác phẩm nghệ thuật trong đó có điện ảnh. Thế nhưng, so với nhiều nền điện ảnh phát triển trong khu vực và trên thế giới, nền điện ảnh Việt vẫn thua ở một khoảng cách khá xa, số lượng phim lịch sử có khả năng hấp dẫn khán giả trong nước còn quá ít. Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã có những chía sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm “Mèo du xuân”. - Chương trình "Hanoi concert - Hòa nhạc năm mới 2023". - Khai mạc triển lãm “Ngày yếm thế” - Triển lãm “Chung bước quân hành”. - Triển lãm “Dấu ấn một thời”. - Hà Nội là thành phố có nhiều di sản văn hóa được Unesco ghi danh, đây được xem là nguồn lực và là cơ sở cho sự phát triển thành phố sáng tạo. Vậy làm thế nào để bảo tồn, phát huy giá trị di sản? PGS, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền, Chủ nhiệm bộ môn Di sản học, khoa Các khoa học liên ngành, đại học Quốc Gia Hà Nội có những chia sẻ.Thu gọn
-
- Chiến tranh đã lùi xa, những người cầm máy ảnh ra chiến trường thuở ấy người còn, người mất trong khi đó việc lưu giữ những tư liệu ảnh quý vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân và không phải ai cũng đủ tin tưởng để gửi gắm tài sản của mình vào các trung tâm lưu trữ. Tư liệu ảnh nằm rải rác ở nhiều nơi, không có một đầu mối thống nhất quản lý đang khiến cho việc bảo quản, lưu trữ và phát huy giá trị của tư liệu ảnh gặp những khó khăn như thế nào? - "Hanoi concert - Hòa nhạc năm mới 2023". - Cuộc thi Ảnh xúc tiến, quảng bá du lịch năm 2022 với chủ đề "Tỏa sáng Việt Nam - Amazing Vietnam." - Bộ phim tài liệu "Những đứa trẻ trong sương" góp mặt trong danh sách rút gọn của Oscar lần thứ 95.Thu gọn
-
- Tối 21/12, vở nhạc kịch “Bài ca tình yêu” – tác phẩm lớn cuối cùng của Đại tá, nhạc sĩ Doãn Nho đã chính thức công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Nội dung vở nhạc kịch được xây dựng từ nguyên mẫu những cuộc đời có thật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Tác phẩm là bức tranh đa sắc màu về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước với hình ảnh chủ đạo là sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương; tình yêu đôi lứa, tình đồng đội với tình yêu đất nước. - Khai mạc triển lãm Tả Van về phố. - Nhà hát Tuổi trẻ ra mắt vở kịch Mãi mãi tuổi 17. - Chương trình nghệ thuật “Đỗ Nhuận âm thanh cuộc đời” kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ diễn ra ngày 25/12. - Lễ trao giải Giải thưởng Âm nhạc 2022. - Triển lãm Spring Sun của họa sĩ Văn Dương Thành.Thu gọn
-
- Những hoạt động nghệ thuật kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. - Trải qua chưa đầy một thế kỷ phát triển, làng nhiếp ảnh nước ta đã khẳng định mình với những tác phẩm mang tầm di sản. Cho đến hôm nay, để các thế hệ hiểu hơn về những chiến tích, sự hào hùng và cả những mất mát hy sinh của dân tộc qua kháng chiến cũng như trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc phải nói đến công lao, sự đóng góp của nhiếp ảnh. Đằng sau những bức ảnh nhuốm màu ký ức là câu chuyện của lịch sử, văn hóa nghệ thuật. Có những bức ảnh ẩn chứa sức mạnh hơn ngàn lời nói. Tuy nhiên chúng ta đang lưu giữ bảo quản những tư liệu ảnh quý giá này như thế nào và thực sự coi đó là di sản văn hóa để giữ gìn phát huy? Nội dung này được đề cập trong loạt phóng sự “Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số”...Thu gọn
-
- Nghệ thuật múa đương đại Việt Nam và quá trình khai thác hiệu quả kho tàng văn hóa dân tộc. - Lễ trao giải ảnh, khoảnh khắc báo chí năm 2021. - Ra mắt Cuốn du khảo "Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc" của nhà văn, họa sĩ Nguyễn Trương Quý. - Triển lãm “Thiên di” của nhà văn, họa sĩ Lê Minh Phong. - Triển lãm “Chạy trốn chỗ an toàn”. - Báo Thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2022. - Xiếc Việt đã có những bước tiến vượt bậc trong thời gian gần đây khi liên tiếp gặt hái các giải thưởng lớn tại các Liên hoan Xiếc quốc tế danh giá trên thế giới. Tuy nhiên, để có sự phát triển liên tục và dài hơi, xiếc Việt đang đứng trước những khó khăn lớn, nhất là việc tìm kiếm đội ngũ diễn viên kế cận. NSND Tâm Chính, Chủ tịch Liên chi hội Xiếc Việt Nam có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm “Ngô Minh Cầu - Cách nhìn phong cách đặc biệt”. - Trình diễn nghệ thuật dệt truyền thống của 3 dân tộc Mông, Thái, Mạ. - Nghệ sĩ saxophone Lê Duy Mạnh phát hành đĩa than và CD 'Cô đơn'. - Phóng sự về những hoạt động của Liên hoan xiếc quốc tế 2022. - Chương trình thanh âm “Sao và sao”. - Triển lãm “Cổng xưa”. - Sau một thời gian dài đứng trước nguy cơ bị thất truyền, hát xẩm – một loại hình nghệ thuật truyền thống của nước ta đang dần được trở lại với đời sống âm nhạc bởi những nghệ sĩ tâm huyết. Tuy nhiên, để loại hình nghệ thuật này sống được trong cuộc sống đương đại hiện nay thì đây là một điều nan giải. NSND Xuân Hoạch, một trong những người tâm huyết với nghệ thuật hát xẩm đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Liên hoan xiếc quốc tế 2022 diễn ra sôi nổi tại Hà Nội. - Đêm nghệ thuật “Tình yêu Hà Nội”. - Triển lãm “Mộc” của nhóm họa sĩ Đinh Minh Đông, Đỗ Quốc Bình, Trương Văn Ngọc, Nguyễn Thanh Sơn. - Bộ phim “Tro tàn rực rỡ” hâm nóng rạp chiếu. - Câu chuyện xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. - Sơn mài là một chất liệu độc đáo trong mỹ thuật nước ta với chiều sâu thăm thẳm mà không chất liệu nào thể hiện được. Sơn mài quý ở chỗ phải vẽ nhiều lớp, quy trình mài làm cho màu sắc ẩn hiện, riêng khâu ủ ẩm và mài nhẵn cũng chiếm rất nhiều thời gian. Đặc biệt, để tạo cho những gam màu sáng cho tranh, họa sĩ phải sử dụng nhiều chất liệu đắt đỏ như vàng, bạc, các loại son, do đó nhiều họa sĩ trẻ hiện nay ngần ngại khi lựa chọn theo đuổi dòng tranh này. Họa sĩ Lưu Bảo Trung, người gần 30 năm gắn bó với sơn mài truyền thống đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Liveshow kỷ niệm 20 năm ca hát của Tùng Dương. - Nhà hát Kịch Hà Nội công diễn vở “Trái tim người Hà Nội”. - Bộ phim “578: Phát đạn của kẻ điên” sẽ được công chiếu tại 23 quốc gia. - Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. - Ngày 25/12 tại trường quay F1 kênh Truyền hình Quốc phòng, Hội Nhạc sĩ Việt Nam sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật “Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời” nhân kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam (31/12/1957 - 31/12/2022) và 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận (10/12/1922 - 10/12/2022). Đạo diễn, NSƯT Lê Thụy đã chia sẻ về dụng ý nghệ thuật của ông và ê kip khi xây dựng chương trình này…Thu gọn
-
- Triển lãm “Quỹ Bảo tồn văn hoá của Đại sứ Hoa Kỳ - hai thập kỷ hợp tác với Việt Nam”. - Chương trình nghệ thuật “Âm thanh cuộc đời” kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Đỗ Nhuận. - Triển lãm của Tô Ngọc Thành. - Triển lãm ảnh “Việt Nam và Hoa Kỳ: Nỗ lực chung bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam”. - Triển lãm tranh Phù Thế của nghệ sỹ Nguyễn Mạnh Đức. - Triển lãm điêu khắc “Mơ xuân”. - Phát huy âm nhạc truyền thống trong thời kỳ bùng nổ các loại hình giải trí hiện nay là vấn đề nan giải. Thế nhưng, thời gian gần đây đã xuất hiện tín hiệu đáng mừng khi nhiều nhạc sĩ đã tìm tòi những chất liệu mới cũng như cách trình diễn mới thử nghiệm cho âm nhạc truyền thống. Tiến sĩ, NSƯT Hải Phượng, Trưởng khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Tp Hồ Chí Minh có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Chương trình nghệ thuật “Xưa và mới”. - Hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò Khu vực chính điện Kính Thiên năm 2022”. - Kêu gọi chung tay sản xuất phim hoạt hình Thỏ bảy màu. - Nhóm thực hiện series phim hoạt hình “Thỏ bảy màu” gọi vốn trên nền tảng Comicola. - Ban nhạc Ngọt sẽ ra mắt Album 4 kỷ niệm 10 năm thành lập. - Triển lãm “Ego - Người”. - Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A xuất bản cuốn sách “Nghệ thuật dessin”. - Triển lãm “Tái thiết di sản công nghiệp” đang mở cửa tại chính không gian sáng tạo 282 Workshop, 156 Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội được tổ chức nhằm mang lại cho cộng đồng những góc nhìn về khả năng chuyển đổi, các cơ sở công nghiệp thông qua các ví dụ về bảo tồn và phát huy di sản công nghiệp tại các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này như: Pháp, Đức, Hà Lan, và Anh. Ông Thierry Vergon, Viện trưởng viện Pháp tại Hà Nội có chia sẻ về những kinh nghiệm trong lưu giữ ký ức đô thị, đặc biệt với các di sản công nghiệp nội đô…Thu gọn
-
- Lễ giới thiệu sách “Dấu ấn Võ Văn Kiệt thời kỳ đổi mới” kỷ niệm 100 năm ngày sinh thủ tướng Võ Văn Kiệt. - Yêu cầu đổi mới với các nhà làm phim hoạt hình nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của khán giả. - Triển lãm “Ngày mới” của nhóm 5 họa sĩ Trần Ngọc Anh, Đinh Khắc Công, Phạm Quang Việt, Ngô Hồng Trường, Đinh Thiên Tâm. - Chương trình nghệ thuật “Xưa và mới” của nhóm Đông kinh cổ nhạc. - Triển lãm “Biến định”. - Ngày 23/11 hàng năm là ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Nhắc đến Hà Nội, nhiều người nhớ đến khu phố cổ quận Hoàn Kiếm sở hữu khối di sản lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật đồ sộ và phong phú. Việc gìn giữ, phát huy hiệu quả di sản phố cổ góp phần nâng cao đời sống tinh thần trong cộng đồng, thúc đẩy du lịch phát triển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Song trong quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó Trưởng ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội có những chia sẻ về nội dung này.Thu gọn
-
- Chuỗi hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn tôn vinh các giá trị văn hóa di sản của dân tộc mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11. - Festival Tràng An kết nối di sản. - Triển lãm “Hòa sắc”. - Phóng sự: Sự thay đổi trong diện mạo của điêu khắc nước ta hiện nay - Buổi hòa nhạc Âm nhạc từ Vienna - “Mozart và Strauss”. - Bảo tàng Hà Nội ra mắt không gian nghệ thuật sáng tạo. - Ca sĩ Vũ Thắng Lợi ra mắt đĩa than “Hà Nội trong tôi”. - Ít người học và theo đuổi nghiệp múa là thực tế của ngành múa hiện nay khi môn nghệ thuật này được đánh giá là học và rèn luyện vất vả nhưng thu nhập từ nghề thì không đủ nuôi sống bản thân. Do vậy, khó khăn trong đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề người múa đang gặp phải. Cần phải làm gì để ngành múa thu hút được người theo học và làm nghề cũng như các tiết mục múa phải thay đổi như thế nào để bắt kịp với nhịp sống hiện đại? Nhà lý luận phê bình múa Thái Phiên đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Phóng sự “Nỗ lực tạo dựng thương hiệu của Điện ảnh Việt góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa”. - Triển lãm “Bến mây” của họa sĩ Nguyễn Minh Chính. - Xuất bản cuốn sách “Chơi jazz ở Việt Nam: Quyền Văn Minh và nhạc jazz Hà Nội”. - Triển lãm “Thời đại của chúng ta đang sống”. - Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022. - Triển lãm mỹ thuật 2022. - Liveshow “Dòng sông đa tình” kỷ niệm 30 năm ca hát của NSƯT Tố Nga. - Cùng với sự phát triển của thủ đô, các không gian công cộng xuất hiện ngày càng nhiều. Những không gian này có vai trò quan trọng cho sự tương tác giữa con người với con người, con người với thiên nhiên có thể tạo thành những nơi chốn, những biểu tượng độc đáo làm nên bản sắc của đô thị Hà Nội. Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Hội thảo “Tiêu điểm Điện ảnh Hàn quốc” lần thứ 6. - Dự án “Tái tạo thư viện công cộng 2021-2022” - Tác giả Võ Thành Đông giành giải Nhất cuộc thi "Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả”. - Triển lãm “Nắng Sơn Tây”. - Công chiếu bộ phim “Hoa Nhài” của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 6. - Vở Truyền tích Nàng thơm (tác giả Lê Thế Song) tham dự Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ 5. - Hội Di sản Văn hóa kinh kỳ Hưng Yên. - Điện ảnh Hàn Quốc khẳng định vị thế không chỉ thị trường trong nước mà còn vươn ra quốc tế, và nước ta đang là một trong các quốc gia mua lại phim truyền hình Hàn Quốc nhiều nhất. Không chỉ dừng ở đó, nhiều nhà làm phim trong nước còn bắt tay vào việc làm lại những bộ phim đình đám của nước bạn, không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của điện ảnh nước bạn đối với thị trường điện ảnh trong nước. Diễn viên, đạo diễn Công Hậu, thành viên Ban chấp hành hội Điện ảnh Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Phóng sự: Hướng phát triển của điện ảnh nước Nhà. - Kết thúc hành trình cuộc tìm kiếm tài năng xuất sắc chương trình LiveSpace Vietnam mùa đầu tiên. - Ca sĩ Hồ Trâm Anh biểu diễn 11 ca khúc trong album đầu tiên. - Khai mạc triển lãm “Sành”. - Bộ sưu tập thu đông 2022 với chủ đề “An” của nhà thiết kế Lê Thanh Hòa. - Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà và các cộng sự vừa đưa vào ứng dụng thực tế công trình nhà nổi dành cho người dân đồng bằng Sông Cửu Long. Theo đuổi con đường kiến trúc vị nhân sinh, Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà luôn gây bất ngờ với những tác phẩm sáng tạo, giàu cá tính nhưng rất thiết thực với người dân được ghi nhận ở nhiều giải thưởng kiến trúc trong khu vực cũng như trên thế giới. Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà có những chia sẻ về công trình dân sinh độc đáo anh đã theo đuổi trong 7 năm nay…Thu gọn
-
- Phóng sự “Để xây dựng nền điện ảnh hội nhập, phát triển thị trường trong nước, Điện ảnh Việt những việc cần phải làm”. - Thỏa thuận tạm hoãn đấu giá ấn vàng Hoàng đế chi bảo. - Triển lãm “Lững lờ” của họa sĩ Trần Lâm Bình. - Triển lãm “Sắc màu cuộc sống” của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn. - Triển lãm “Vẽ phái đẹp” của họa sĩ Ngô Thành Nhân và Lê Hường. - Nhiều năm trở lại đây công nghệ số giúp cho các hãng phim hoạt hình thuận lợi hơn cả trong sản xuất và phổ biến phim. Nhiều bộ phim hoạt hình Việt đã được ghi nhận bằng các giải thưởng tại một số Liên hoan phim uy tín. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt hình Việt Nam hiện nay còn có những hạn chế, nhất là chúng ta chưa thực sự coi đây là một phần của ngành công nghiệp điện ảnh. NSND Phạm Ngọc Tuấn, Tổng Giám đốc Hãng phim Hoạt hình Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Cuộc thi viết “Danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thư pháp Hàn Quốc”. - Hội thảo Củng cố việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa và sáng tạo ở Việt Nam. - Triển lãm “Câu chuyện Tháng Mười”. - Phóng sự: Những khó khăn, bất cập cần tháo gỡ để có một nền công nghiệp điện ảnh bền vững. - Chương trình “Phố sách tháng Mười” với chủ đề “Ngôn ngữ và nguồn cội”. - Triển lãm “Cắt lớp thời gian” của họa sĩ NguyễnThế Hùng. - Một trong những hoạt động quan trọng để thu hút khách đến với các bảo tàng đó là hệ thống trưng bày. Tuy nhiên trên thực tế, công tác trưng bày còn gặp nhiều bất cập. Vậy làm thế nào để các bảo tàng trở thành điểm đến quen thuộc với công chúng? Anh Nguyễn Vũ Bình, trưởng phòng Trưng bày, Bảo tàng lịch sử quốc gia có những chia sẻ…Thu gọn
-
- “VC Fashion Show - Bước chân di sản” mùa đầu tiên. - Liveshow “Tự tình quê hương”. - Triển lãm “Mắc lỗi”. - Những ghi nhận về vấn đề chuyển đổi số trong lĩnh vực điện ảnh. - Vở kịch “Bến không chồng” ra mắt tại Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc. - Chương trình “Đại hợp xướng vì hòa bình”. - Triển lãm “Sắc thu”. - Trên thế giới, thể loại tranh màu nước được nhiều người quan tâm và các cuộc triển lãm về thể loại tranh này cũng được tổ chức thường xuyên. Còn ở nước ta, các cuộc triển lãm chuyên đề có quy mô về tranh màu nước còn khá hiếm hoi và chất lượng màu nước cũng được ít họa sĩ quan tâm, sáng tác. Họa sĩ Đỗ Thị Thu Hiền - một họa sĩ nhiều năm qua chuyên tâm vẽ thể loại tranh này đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Chương trình âm nhạc LiveSpace Mini Fest 2022. - Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 6. - Triển lãm tranh “Làng” của họa sĩ Nguyễn Bảo Toàn. - Cuốn sách tổng tập về cuộc đời và sáng tác của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ. - Chuẩn bị ra mắt cuốn sách Sự kiến tạo của các nền nghệ thuật của Nhà nghiên cứu Vũ Hiệp (NXB Mỹ Thuật ấn hành). - Đề tài lịch sử luôn là mảnh đất màu mỡ mà bất cứ đạo diễn sân khấu nào cũng say mê thử nghiệm, sáng tạo. Nhưng mỗi một tác phẩm người đạo diễn phải tìm được một chìa khóa để mở. Đạo diễn, NSƯT Hoa Hạ, người có hơn 40 năm kinh nghiệm trên sân khấu với những tác phẩm gây được tiếng vang (Lôi vũ, Đèn lồng để cao cao, Cô đào hát …) đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Phụ nữ và niềm đam mê với cây cọ, bảng màu - Triển lãm ảnh “Phụ nữ trong cuộc sống”. - Triển lãm “Người đàn bà đi tới mặt trời” của họa sĩ Đỗ Trung. - Triển lãm “Con đường”. - Hội nghị quốc tế “Vai trò của nền kinh tế xanh trong bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên”. - Hòa nhạc Cello Fundamento 6. - Phong trào sáng tác ảnh nghệ thuật tại nước ta đang ngày một phát triển với số lượng các tay máy tăng lên đáng kể và lượng phương tiện máy móc được đầu tư thuộc diện khủng. Thế nhưng chất lượng tác phẩm đã tương xứng với đầu tư? Nhiếp ảnh Việt Nam cần đổi mới như thế nào để thu hẹp khoảng cách với nhiếp ảnh thế giới? Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lại Diễn Đàm đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Trưng bày 21 bức tranh chưa từng công bố của nghệ sĩ Giacinto Cerone. - Chương trình nghệ thuật “Tinh hoa Việt Nam”. - Liveshow Tuấn Hưng, Thanh Lam “Chị tôi”. - Triển lãm “Vị nhiệt đới”. - Triển làm “Đời là thế” của họa sĩ Mai Huy Dũng. - Nhà hát Chèo Nam Định dàn dựng vở chèo “Trọn đời vì non nước” tham gia Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc 2022. - Mỗi vùng miền trên đất nước ta đều có nét đẹp về phong cảnh, thiên nhiên, những đặc sắc về văn hóa, con người, vùng đất, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho sáng tạo nghệ thuật. Đây là thế mạnh giúp tạo nét riêng của mỹ thuật các khu vực nhưng nếu lạm dụng khai thác chất liệu địa phương quá nhiều lại trở thành hạn chế trong quá trình sáng tác. Họa sĩ Đặng Xuân Hòa, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội họa, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Phóng sự “Sắc màu Tây Bắc, Việt Bắc trong kỹ thuật”. - Họa sĩ Tạ Thị Thanh Tâm giới thiệu triển lãm “Gió và lụa”. - Hội sách Hà Nội lần thứ 7 với chủ đề “Truyền thống và hội nhập”. - Trình chiếu 16 bộ phim khoa học trong khuôn khổ Liên hoan phim Khoa học. - Triển lãm mỹ thuật khu vực 3 lần thứ 27. - Không gian công cộng và những tác phẩm nghệ thuật công cộng không chỉ góp phần làm đẹp không gian sống mà còn giúp kết nối mọi người. Với thủ đô Hà Nội, liệu đã có một không gian công cộng theo tiêu chí của một đô thị hiện đại, một thành phố sáng tạo? Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn – người có nhiều năm gắn bó và có nhiều ý tưởng trong việc xây dựng tác phẩm nghệ thuật cộng đồng tạo dấu ấn với công chúng có những nhìn nhận về các không gian nghệ thuật công cộng tại thủ đô Hà Nội… - Ra mắt ấn bản điện tử Nguoihanoi.com.vn - Chuyển đổi số trong lĩnh vực in và phát hành.Thu gọn
-
- Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội tổ chức trưng bày “Khúc ca khải hoàn” kỷ niệm 68 năm ngày Giải phóng Thủ đô. - Chung kết cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2022. - Khởi chiếu bộ phim “MEMENTO MORI: ĐẤT" (đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ) tại các rạp trên toàn quốc. - Yêu cầu gỡ bỏ phim truyền hình Hàn Quốc “Ba chị em” khỏi kho ứng dụng tại Việt Nam. - Lễ trao giải thưởng Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội lần thứ 15. - Triển lãm hội hoạ “Ngựa. Ngựa - Người. Người - Ngựa”. - Liveshow “Tạ Tình”. - Hà Nội là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ, và đối với các nghệ sĩ nhiếp ảnh cũng không phải ngoại lệ. Với một đề tài hấp dẫn người chụp, đã có nhiều nhiếp ảnh gia thành công. Làm thế nào để có những bức ảnh về Hà Nội có nét riêng và mang dấu ấn cá nhân, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Xuân Chính, Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Hà Nội đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ 2 - Ra mắt nhiều ca khúc mới phổ thơ Xuân Quỳnh trong chương trình Đêm thơ nhạc kịch “Hoa cúc xanh” kỷ niệm ngày sinh lần thứ 80 của nhà thơ Xuân Quỳnh. - Triển lãm tranh“Lăng kính của Thủy”. - Chương trình nghệ thuật “Nhật ký trên khóa son”. - Phim kinh dị "Mười: Lời Nguyền Trở Lại" (đạo diễn Hằng Trịnh) ra mắt khán giả. - Khi dịch Covid - 19 ập đến, các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã góp phần hữu hiệu giúp nhiều bảo tàng, di tích cũng như các hoạt động văn hóa nghệ thuật thoát khỏi tình trạng đìu hiu và cũng khiến những nhà hát online liên tục sáng đèn. Những thành công bước đầu cũng đang mang đến niềm tin về việc mở rộng cánh cửa, nối dài con đường chuyển đổi số trong đời sống văn hóa nghệ thuật sau khi đại dịch chỉ còn là quá khứ. Các nền tảng số, ứng dụng trực tuyến đang là một gợi ý cho những người làm văn hóa nghệ thuật nhưng để có thể lôi cuốn khán giả theo dõi trên nền tảng số là một chuyện không đơn giản. Về vấn đề này Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội có những chia sẻ…Thu gọn
-
Tác phẩm điện ảnh cũng là một loại hàng hóa đặc biệt, doanh thu từ đây cũng đóng góp cho nền kinh tế, đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật nước nhà. Muốn đạt được doanh thu như kỳ vọng thì điện ảnh cần phải xây dựng được một thương hiệu xứng tầm. Vậy chúng ta đã có những điều kiện cần và đủ cho điều này. Tiếp tục loạt bài về chủ đề “Điện ảnh thị trường và nỗ lực cất cánh”… - Buổi biểu diễn miễn phí của Dàn nhạc Giao hưởng trẻ Việt Nam. - Hội thảo “Công nghiệp điện ảnh thời 4.0”. - Triển lãm “Hành tinh mới”. - Triển lãm “Hồn nhiên như cô Tiên” sẽ diễn ra tháng 11 tới.Thu gọn
-
- Công bố danh sách đề cử giải thưởng Bùi Xuân Phái năm 2022. - Ra mắt 2 bộ phim tài liệu “Bình Yên, về nào!” và “Hành trình tới Xuân Liên”. - Triển lãm “Đa diện 8”. - Không thể phủ nhận sự kỳ công, chịu chơi của các nhà sản xuất cho nội dung kịch bản và kỹ thuật dàn dựng dành cho phim chiếu rạp trong những năm gần đây. Vì thế, đã có khá nhiều lời khen dành cho những sản phẩm điện ảnh thị trường khi chất lượng ngày càng tốt hơn. Nắm bắt được nhu cầu của khán giả cũng như bước đầu tiệm cận xu hướng làm phim của thế giới. Điện ảnh thị trường đang có những bước chuyển mình không chỉ mang về doanh thu chủ đạo cho nền điện ảnh nước nhà mà còn bước đầu đến với những thị trường rộng lớn hơn trong khu vực và trên thế giới. Tiếp nối loạt phóng sự “Điện ảnh thị trường và nỗ lực cất cánh”… - Đêm thơ nhạc kịch “Hoa cúc xanh” nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. - Triển lãm “Tỏa IV”.Thu gọn
-
- 20h00 ngày 24/9, UBND tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật xòe Thái" vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai mạc “Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022". - Liên hoan Sân khấu thủ đô từ ngày 25/9-2/10. - Nhà hát Chèo Hà Nội hoàn thiện vở diễn “Linh từ Quốc Mẫu”, và “Tình mẹ” chuẩn bị Liên hoan Chèo toàn quốc. - Ngày 28/12/2021, bộ phim “Rừng thế mạng” (đạo diễn Trần Hữu Tấn”) ra rạp mở đầu cho sự trở lại những bộ phim thương mại tại các rạp chiếu sau hơn nửa năm đình trệ vì dịch bệnh Covid 19. Trong hơn nửa đầu năm nay, đã có gần 40 bộ phim điện ảnh Việt ra rạp, chứng tỏ những nỗ lực không nhỏ của các nhà làm phim và ê kíp vẫn cố gắng duy trì các dự án sản xuất trong những điều kiện khó khăn, phức tạp của dịch bệnh. Tuy vậy, trước những thay đổi của thị hiếu khán giả, với những nhu cầu thưởng thức phim đa dạng các nhà làm phim cũng phải có những điều chỉnh phù hợp. Sóng Covid chưa qua, sóng thị trường đã ập tới, các nhà làm phim cần phải làm gì để vượt qua những khó khăn đó? Đây cũng là nội dung kỳ đầu trong loạt phóng sự “Điện ảnh thị trường và nỗ lực cất cánh”…Thu gọn
-
- Triển lãm “Lặng nhìn”. - Hội Âm nhạc Hà Nội giới thiệu chùm 12 tác phẩm đặc sắc về mùa thu Cách mạng. - Vở diễn “Traviata” lấy cảm hứng từ vở opera của nhà soạn nhạc vĩ đại người Italia Giuseppe. - Ngôn ngữ tranh của họa sĩ Tùng Nguyễn. - Trao giải và triển lãm cuộc thi “Huế, những góc nhìn mới”. - Triển lãm “Thật khó để mơ về”. - Sở hữu cả ba loại hình: Ca, múa, nhạc, Nhà hát Tuổi trẻ đang nắm trong tay nhiều lợi thế trong việc xây dựng những tác phẩm nhạc kịch có nội dung thuần Việt đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng. Những tác phẩm như “Trại hoa vàng”, “Bầy chim thiên nga”, “Sóng” và gần đây là “Rồi tôi sẽ lớn”, ở đó kịch bản âm nhạc, đội ngũ thực hiện đều là các nghệ sĩ trong nước và câu chuyện được kể trong tác phẩm cũng là về văn hóa, con người, đất nước ta. Việc đầu tư các tác phẩm nhạc kịch mang bản sắc văn hóa của đất nước không chỉ là cuộc chơi đầy mạo hiểm về tài chính mà còn hướng đến số đông khán giả trẻ ngày hôm nay. NSƯT Cao Ngọc Ánh, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Những thông tin về Lễ đón nhận bằng của Unesco ghi danh nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ diễn ra vào ngày 24/9. - Vở nhạc kịch “Rồi tôi sẽ lớn” . - Hòa nhạc Cello Fundamento concert 6 diễn ra vào ngày 15/11/2022 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. - Lễ trao giải Cánh diều lần thứ 19 Hội Điện ảnh Việt Nam. - Phim hành động “578 phát đạn của kẻ điên” (đạo diễn Lương Đình Dũng) được lựa chọn vào vòng cạnh tranh cho giải thưởng Phim xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim quốc tế Tallinn Black Nights. - Triển lãm “Chloris” của nhiếp ảnh gia Phạm Tuấn Ngọc. - Dự án “Đến hẹn lại lên”. - Gala “Giai điệu Sơn Ca” sẽ được tổ chức vào tối 18/9/2022 tại Nhà hát Đài TNVN nhằm vinh danh những cá nhân, đơn vị có những đóng góp cũng như thành tích nổi bật trong 5 kỳ liên hoan với sự tham gia của 10 đơn vị với 14 tiết mục. Gala hứa hẹn một đêm nghệ thuật đầy hấp dẫn và sắc màu dành cho tất cả các em thiếu nhi cũng như khán, thính giả yêu Đài. Qua 5 kỳ tổ chức, liên hoan Giai điệu Sơn ca trở thành một sân chơi âm nhạc quen thuộc dành cho thiếu nhi của Đài TNVN. Điều gì làm nên sự hấp dẫn và thành công của liên hoan? Nhạc sĩ, NSƯT Doãn Nguyên, Trưởng Ban Âm nhạc VOV3 Đài TNVN đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm “Sắt son nghĩa tình Việt Nam - Lào” - Hội thảo khoa học quốc tế ''20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội''. - Triển lãm “Sợi kết nối”. - Chuỗi âm nhạc sống ngay trong lòng thành phố "City G" của nhạc sĩ Dương Trường Giang và các học trò. - Những năm gần đây điêu khắc đương đại nước ta đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, đánh dấu thành công của nhiều nhà điêu khắc trẻ hoạt động độc lập với những tác phẩm có giá trị nghệ thuật và ứng dụng trong đời sống. Cùng với sự nỗ lực vươn lên trong sáng tạo nghệ thuật thì các nhà điêu khắc nghệ thuật hiện nay cũng đang gặp không ít khó khăn khi tìm đầu ra cho tác phẩm. Nhà điêu khắc Trần Văn An có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
Đạo diễn sân khấu Hà Nguyên Long với nỗ lực kết hợp nghệ thuật đương đại với nghệ thuật truyền thống
- Chương trình nghệ thuật của Nhà hát Múa rối Thăng Long “Cuộc chu du của chú Cuội và chị Hằng”. - Vở xiếc “Biệt đội anh hùng” của Rạp Xiếc TW. - Liên hoan Chèo toàn quốc 2022. - Chung kết toàn quốc Giải Sao Mai 2022. - Chương trình hòa nhạc “VYO Grand Concert”. - Triển lãm tranh “Dĩ vãng 2” của họa sĩ Ngô Thành Nhân và Nguyễn Phú Lâm. - Triển lãm tranh phong cảnh trực họa “Đi chơi”. - Ra mắt phim tài liệu “Những bức tường”. - Triển lãm “Sắc màu quê hương 6”. - Với mong muốn đưa nghệ thuật truyền thống trở nên gần gũi và dễ tiếp cận với khán giả trẻ, đạo diễn Hà Nguyên Long đã có những thử nghiệm mới mẻ đối với các dự án sân khấu của mình. Anh cùng các cộng sự mong muốn tạo những điểm kết nối, những giá trị mới cho khán giả. Đạo diễn sân khấu, nhà thiết kế không gian Hà Nguyên Long đã có những chia sẻ về hành trình làm mới nghệ thuật truyền thống qua cách nhìn của người trẻ…Thu gọn -
- Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tết độc lập bừng sáng khát vọng dân tộc”. - Hội diễn văn nghệ chào mừng 77 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam. - Phim Điện ảnh Việt được phát hành trực tuyến mở ra cơ hội mới để tiếp cận khán giả. - Ca sĩ Hồ Trâm Anh ra mắt Album “Bài thơ của ánh đèn đường”. - Nhạc trưởng Lê Phi Phi và khát vọng trở về. - Chuyển đổi số là một nhu cầu bức thiết của ngành lưu trữ nước ta để đưa những di sản tư liệu đến gần hơn với công chúng. Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã có những chia sẻ nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập …Thu gọn
-
- Một số hoạt động văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. - Các loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần tìm lại chỗ đứng của mình. - Hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi” 2022 tôn vinh ngành Y. - Liên hoan Xiếc quốc tế năm 2022. - Triển lãm “Đối thoại Thư pháp và Graffiti”. - Đêm âm nhạc Phú Quang “Miền ký ức”. - Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2022. - Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với tổ hợp 16 tác phẩm nghệ thuật của 16 nghệ sĩ được trưng bày trên bức tường dài 200m ven bãi sông Hồng từng hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn cho người dân thủ đô. Mặc dù chỉ mới hoàn thiện được 2 năm, nhiều tác phẩm không còn nguyên vẹn, xuống cấp trầm trọng. Vì sao lại có tình trạng này? Và hướng khắc phục ra sao? Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn - Giảng viên trường đại học Mỹ Thuật Việt Nam, Giám tuyển của dự án có những chia sẻ về vấn đề này.Thu gọn
-
- Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống và làm việc tại gia định cụ Nguyễn Thị An, phường Phú Thượng. - Đưa các tài liệu lưu trữ đến gần hơn với công chúng bằng con đường du lịch. - Bốn nhà thiết kế Việt Nam tham gia dự án Thủ công và thiết kế “Đây đó”. - Phát hành trực tuyến bộ phim “Em và Trịnh”. - Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội: Chất lượng tốt hơn nhưng chưa có sự đột phá. - Trong thời đại chuộng nghe nhìn như hiện nay, nhu cầu sách tranh ở thị trường Việt Nam đang rất cao, lượng sách tranh thuần Việt hiện nay trên thị trường chưa phong phú. Nếu so sánh với sách tranh của nước ngoài, số lượng tác giả sách tranh thuần Việt đang rất it so với nhu cầu của thị trường bởi thông tin về công việc này chưa nhiều và có những cách hiểu chưa chính xác. Anh Phan Cao Hải Nam, biên tập viên sách tranh Nhà xuất bản Kim Đồng về dòng sách còn khá tiềm năng này chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Lễ trao giải cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII. - 13 bộ phim lọt vào chung kết cuộc thi phim ngắn Màn ảnh Xanh. - Triển lãm “Về nhà ăn cơm”. - Khai mạc và trao giải thưởng Festival mỹ thuật trẻ lần thứ 6 năm 2022. - Triển lãm “Kinh Bắc 2”. - Hòa nhạc “Vì một Hà Nội đáng sống”. - Những năm gần đây, nghệ thuật điêu khắc hiện đại đã thay đổi cả về diện mạo, nội dung và phương thức thể hiện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nghệ thuật điêu khắc còn gặp nhiều khó khăn. Làm thế nào để nghệ thuật điêu khắc có chỗ đứng xứng đáng trong nghệ thuật tạo hình và đời sống xã hội. Nhà điêu khắc Đào Châu Hải có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Đợt phim kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. - Liên hoan Sáng tạo và thiết kế Việt Nam 2022. - Triển lãm ảnh thời sự nghệ thuật “Khoảnh khắc ấn tượng -Phòng chống Covid 19”. - Triển lãm “Sợi kết nối”. - Tuần lễ nghệ thuật khai trương Nhà hát Ca Múa Nhạc dân gian Việt Bắc - Triển lãm “Nhà văn Hữu Ước và sắc màu”. - Từ lâu, phim hoạt hình đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới nhưng ở nước ta, dòng phim này vẫn đang dò dẫm tìm đường. Dù là một thị trường giàu tiềm năng nhưng đáng tiếc, suốt thời gian qua thể loại phim này vẫn chưa tạo được chỗ đứng trên sân nhà. Sản xuất phim hoạt hình chiếu rạp là một trong những mục tiêu lớn của những nhà làm phim nhưng để thực hiện mục tiêu này còn rất nhiều thách thức. Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Ra mắt bộ sách điện tử tổng hợp “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”. - Ca sĩ, nhạc sĩ Hàn Quốc Joseph Kwon ra mắt MV ca nhạc quảng bá du lịch Việt Nam qua 19 tỉnh, thành. - Buổi hòa nhạc “A Classical Summer”. - Triển lãm “Dịch chuyển”. - Triển lãm “Chuyện mùa trăng”. - Triển lãm giới thiệu 45 tác phẩm của 5 họa sĩ nhà điêu khắc Khúc Quốc Ân, Phạm Xuân Dung, Đỗ Ngọc Oanh, Lê Hải và Bùi Việt Dũng. - So với các thể loại tranh khác, tranh đồ họa được ít các họa sĩ quan tâm, sáng tác ngoài lý do thị trường hạn hẹp thì sáng tác tranh đồ họa cũng gặp không ít khó khăn, thách thức nghệ sĩ. Họa sĩ Phạm Khắc Quang, một nghệ sĩ chuyên tâm và dành nhiều tâm huyết cho dòng tranh này có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Đêm nhạc “Bài ca đi cùng năm tháng”. - Triển lãm “Sắc màu văn hóa Asean”. - Tác phẩm “Cầu nguyện” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Văn được chọn làm ảnh bìa cho cuốn sách nghệ thuật chủ đề “Peace” (Hòa Bình) của “No name Collective” (London, Anh). - Những trại sáng tác tư nhân ra đời đem đến luồng gió mới cho mỹ thuật nước nhà. - Do ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh Covid - 19, Lễ trao giải thưởng “Cánh diều năm 2022” sẽ diễn ra vào ngày 13/9 tại TP biển Nha Trang, Khánh Hòa. Giải thưởng năm nay quy tụ gần 150 tác phẩm tham dự ở nhiều thể loại. Với số lượng tác phẩm dự giải cho thấy điện ảnh nước nhà đã thực sự vượt qua ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid - 19. Đây cũng là năm đầu tiên giải thưởng “Cánh diều” được tổ chức theo hình thức mới với nhiều hoạt động ngoài trời sôi động nhằm gắn kết chặt chẽ điện ảnh với phát triển du lịch. Ông Nguyễn Văn Tân, Phó chủ tịch thường trực hội Điện ảnh Việt Nam có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm “Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam”. - Ra mắt tập một cuốn truyện tranh Sơn,Goal. - Triển lãm “Ghim” của họa sĩ Nguyễn Sơn. - Triển lãm tranh “Hội ngộ sắc màu”. - Trên thế giới thể loại tranh màu nước được nhiều người quan tâm và các cuộc triển lãm về đề tài tranh này cũng được tổ chức nhiều và thường xuyên. Tuy nhiên, ở nước ta các cuộc triển lãm chuyên đề có quy mô về tranh màu nước như triển lãm “Hội ngộ sắc màu” còn rất hiếm hoi và chất liệu màu nước cũng được ít họa sĩ quan tâm, sáng tác. Về vấn đề này họa sĩ Đỗ Thị Thu Hiền, “cây cọ” nhiều năm qua chuyên tâm vẽ thể loại tranh này đã có những chia sẻ… - Ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh ra mắt MV “Rồi em sẽ quên nhanh”. - Chuỗi thuyết trình về điện ảnh Hương vị châu Á 2022.Thu gọn
-
- Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV. - Triển lãm “75 năm trọn vẹn nghĩa tình”. - Vở kịch hát “Nợ nước non”. - Phim truyền hình “Gara hạnh phúc”. - Trình diễn cổ phục tại các danh lam thắng cảnh ở Ninh Bình. - Triển lãm “Khúc ca thiên nhiên”. - Sau bộ phim hoạt hình ngắn “Giấc mơ gỏi cuốn” của đạo diễn Mai Vũ, đại diện phim Việt tranh giải tại Liên hoan phim Cannes Pháp và giành giải Light on Women Award vào cuối tháng 5, bộ phim hoạt hình ngắn U Linh Tích Ký bột thần kỳ cũng vừa dự hai liên hoan phim hoạt hình ở Đức và Mỹ. Điều này cho thấy hoạt hình Việt hoàn toàn có khả năng vươn xa, bắt nhịp với xu hướng làm phim hoạt hình thế giới. Đạo diễn, NSND Hà Bắc đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV với chủ đề “Linh hoạt, chuyển đổi, thích ứng, vượt lên”. - Triển lãm ảnh “Tình hữu nghị Lào – Việt Nam đời đời bền vững”. - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đăng tải danh sách hố sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10. - Họa sĩ Đào Hải Phong thể hiện 17 bức tranh minh họa dựa trên tập truyện ngắn “Gió đầu mùa” và tùy bút “Hà Nội 36 phố phường” của nhà văn Thạch Lam. - Triển lãm “Kỷ vật thời thanh xuân”. - Chương trình giao lưu nghệ thuật “Ta tự hào đi lên Việt Nam”. - Sáng tác và làm mới tác phẩm âm nhạc trên chất liệu dân gian là xu hướng đang được các ca sĩ, nghệ sĩ trẻ quan tâm. Tuy nhiên, làm mới như thế nào để không làm méo mó, mất đi giá trị truyền thống mà tác phẩm vẫn có sức sống trong cuộc sống đương đại là điều không dễ dàng. Nhạc sĩ Phạm Nhật Long đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm “Tri ân đồng đội”. - Triển lãm "Tình yêu qua chiến tranh" giới thiệu 12 câu chuyện tình yêu thông qua những lá thư, hình ảnh và nhật ký thời chiến. - Trưng bày ''Cung trầm tháng 7'' tri ân các Anh hùng liệt sĩ. - Phóng sự: Đề tài về thương binh, liệt sỹ trong nền mỹ thuật nước nhà. - Vở tuồng “Không còn đường nào khác”. - Triển lãm “Kết nối” lần thứ 5. - Hiện nay kịch bản hay dành cho sân khấu không nhiều, kịch bản dành riêng cho nghệ thuật chèo lại càng ít. Đã từ lâu thiếu vắng hẳn lực lượng sáng tác cho nghệ thuật chèo. Đây là trăn trở của nhà quản lý cũng như các đơn vị nghệ thuật chèo trong quá trình đưa chèo đến với công chúng. NSƯT Lê Tuấn Cường – Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca bất diệt”. - Triển lãm mỹ thuật “Còn mãi với thời gian”. - Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức giới thiệu Chùm tác phẩm tri ân các anh hùng liệt sỹ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh, liệt sỹ. - Phóng sự: Nhà báo, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng với những bức hình về Mẹ. - Các ca khúc về những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho cuộc sống hòa bình hôm nay (Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Thời hoa đỏ, Cỏ non thành cổ…) luôn có một sức sống bền bỉ. Mỗi ca khúc như một trang lịch sử bằng âm thanh tái hiện một thời anh dũng của cả một dân tộc. Ngày hôm nay, trong sự tấp nập bộn bề của cuộc sống mới, những ca khúc ấy lại được những người trẻ thổi một luồng gió mới. Dường như mong muốn được hát những ca khúc về thương binh, liệt sỹ, về những người con trung hiếu chưa bao giờ nhạt phai. Về chủ đề này, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh, nguyên Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Liên hoan nghệ thuật Giai điệu mùa thu TP HCM lần thứ XIII. - Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng vở diễn “Bất tử với Thăng Long”. - Triển lãm “Hồn xưa bến lạ”. - Triển lãm gốm “Sắc hạ 2022”. - Triển lãm cá nhân “Vườn tâm tưởng” của họa sĩ Trần Văn Binh. - Những năm gần đây phim truyền hình Việt phát triển mạnh mẽ về số lượng nhưng liệu chất liệu phim đã được như kỳ vọng và trong bối cảnh công nghệ làm phim có nhiều thay đổi thì người xem ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng. Nhà làm phim sẽ phải làm thế nào để vừa bắt kịp xu hướng, vừa nâng cao chất lượng phim. Đạo diễn, NSND Khải Hưng, nguyên Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam chia sẻ về chủ đề này.Thu gọn
-
- Triển lãm “Hồn xưa bến lạ”. - Triển lãm “Di sản nghệ thuật Iran-cái nôi của nền văn minh”. - Triển lãm tranh khắc gỗ của họa sĩ Giang Nam. - Triển lãm “Tình biên viễn” của họa sĩ, nhà thiết kế Ðỗ Quyên Hoa. - Triển lãm ảnh ''Hành trình cùng Lực lượng gìn giữ hòa bình tại Nam Xu-Đăng''. - Những năm gần đây nghệ thuật đương đại với các hình thức sắp đặt, trình diễn, video art không còn xa lạ với nước ta và thu hút được khá nhiều nghệ sĩ quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay nghệ thuật đương đại vẫn chưa thực sự được chú ý cũng như gần gũi với số đông công chúng. Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Các hoạt động diễn ra với chủ đề “Làng với tuổi thơ” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. - Bộ phim “Đấu trí” lên sóng giờ vàng. - Triển lãm về nhà soạn nhạc người Áo Arnold Schönberg và trường phái Vienna mới. - Triển lãm tranh “Giai điệu màu” của họa sĩ Thế Hùng. - Vở cải lương kết hợp xiếc “Vua Phật”. - Cuộc thi ảnh và video clip “Những chiến sĩ mang sứ mệnh bảo vệ cuộc sống bình yên”. - Trước hiện trạng yêu thích nhiếp ảnh hiện nay của công chúng, nhiều cuộc thi, triển lãm ảnh được tổ chức với quy mô trong cả nước. Rất nhiều bức ảnh của các nghệ sĩ chuyên và không chuyên được gửi đến tham dự nhưng kết quả của các cuộc thi ảnh và triển lãm bao giờ cũng nhận được những ý kiến khác nhau. Bởi không phải chỉ các thành viên hội đồng nghệ thuật mà các nhà nhiếp ảnh đều trở thành Ban Giám khảo. Thế nào là ảnh đẹp và đâu là ảnh chưa đẹp vẫn sẽ là những cuộc tranh luận dài vì mỗi người có một góc nhìn khác nhau. Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Tuấn Anh, phó Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Phóng sự: Khai thác nghệ thuật truyền thống trong hoạt động du lịch làm thế nào để tạo ra sức bật mạnh mẽ? - Ca sĩ Huyền Trang ra mắt dự án âm nhạc “Về miền ký ức”. - Triển lãm tem bưu chính quốc gia. - Bộ phim “Trại hoa đỏ” (đạo diễn Victor Vũ) ra mắt tại TP Hồ Chí Minh. - Triển lãm “Nhớ họa sĩ Bùi Xuân Phái”. - Bế mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc đợt 2. - Những năm qua, nghệ thuật múa thế giới từ nhiều hướng đã đến Việt Nam. Với tốc độ, cường độ mạnh mẽ, với lượng thông tin đa chiều đòi hỏi ngành múa chuyên nghiệp cần có sự tiếp nhận ứng dụng linh hoạt tinh hoa múa thế giới trên tinh thần làm giàu, phong phú hơn nghệ thuật múa dân tộc. Biên đạo múa Tuyết Minh, Phó Chủ tịch thường trực hội nghệ sĩ múa Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Chương trình quảng diễn nghệ thuật Tuồng Huế “Ngàn xưa vang vọng”. - Triển lãm ảnh báo chí “Dấu ấn 3”. - Triển lãm “Đa diện 7”. - Đêm nhạc electro của Kid Francescoli đến từ Pháp. - Triển lãm tranh của 2 cha con họa sĩ Văn Chiến và Thành Long “Nối dài”. - Sau 2 năm khó khăn do dịch Covid 19, mới đây, Hà Nội Grapevine cùng Mạng lưới khán giả tích cực PAN – Hanoi Grapevine tổ chức lễ vinh danh HANOI GRAPEVINE's FINEST nhằm nhìn lại và tôn vinh các hoạt động nghệ thuật đương đại trong mùa dịch Covid 19. Chị Trương Nguyên Ly, Giám đốc Hà Nội Grapevine chia sẻ về những điểm mới trong lần vinh danh này…Thu gọn
-
- Một số hoạt động kỷ niệm Ngày hội gia đình Việt Nam. - Festival Huế 2022. - Triển lãm “Hành trình”. - Sự bất đồng trong quan điểm kiểm duyệt tranh nude của chính các họa sĩ, nhà quản lý, nhà phê bình mỹ thuật và cả thành viên hội đồng kiểm duyệt. Làm thế nào để có tiếng nói chung trong vấn đề này? Làm thế nào để một trường phái hấp dẫn với cả họa sĩ lẫn công chúng được cởi trói, được phát triển?... - Giải thưởng Cánh diều 2021. - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận 100 bức tranh chân dung các nhà báo nữ do nhà báo Huỳnh Dũng Nhân thực hiện. - Triển lãm “Tìm về những sợi chỉ muôn màu”.Thu gọn
-
- Công tác kiểm duyệt các tác phẩm mỹ thuật tại nước ta đang tồn tại nhiều rào cản làm hạn chế các nghệ sĩ trong cách thức tự do biểu đạt và sáng tạo nghệ thuật. Kiểm duyệt tranh nude- Rào cản sáng tạo hay ngăn ngừa phản cảm được phân tích với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau… - NXB Kim Đồng ra mắt truyện tranh "Sơn Goal". - Đêm nhạc electro của nhóm nhạc Kid Francescoli đến từ Pháp tại sân khấu Hanoi Rock City.Thu gọn
-
- Triển lãm “Hương lụa tháng 6”. - Vở ballet “Hàm lụa minh châu” tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc. - Tập thơ “Ký mộng” của đại thi hào Nguyễn Du lần đầu tiên được thể hiện bằng artbook qua nét vẽ của họa sĩ trẻ Niayu. - Tọa đàm “Nghệ thuật truyền thống với du lịch”. - Thời gian qua liên tiếp nhiều tác phẩm tranh Nude bị gắn mác chưa phù hợp, không được giới thiệu tới công chúng ở nơi này lại điềm nhiên được trưng bày và triển lãm công khai ở nơi khác. Vậy chuẩn nào cho việc kiểm duyệt tranh nude hay mỗi nơi một cách, một phách? Những điều này đã ảnh hưởng như thế nào đến đội ngũ những người sáng tạo nghệ thuật? Làm sao có thể phân định rạch ròi giữa dung tục với nghệ thuật trong những bức tranh nude? Kiểm duyệt mỹ thuật liệu đã thực hữu dụng trong việc này? ...Thu gọn
-
- Cuộc thi “Ảnh đẹp Sea games 31”. - Triển lãm tranh “Ký ức thời thơ ấu”. - Triển lãm tranh “Lụa 2022”. - Bộ phim điện ảnh “Em và Trịnh” ra rạp. - Ca sĩ Hà Myo ra mắt MV “Ký sự Trường Sa” - Đêm nhạc “Những khoảnh khắc truyện Kiều”. - Sau hàng loạt dự án về giáo dục âm nhạc cổ điển, nghệ sĩ Piano Trang Trịnh và các cộng sự đang thực hiện một chương trình tuyển chọn vị trí nghệ sĩ biểu diễn Piano dành cho tất cả các bạn trẻ tài năng cùng dàn nhạc giao hưởng Việt Nam biểu diễn Classical Wonderland vào ngày 2/7 tới tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Nghệ sĩ Piano Trang Trịnh đã có những chia sẻ về dự án này cũng như hành trình tạo sân chơi âm nhạc cổ điển dành cho giới trẻ.Thu gọn
-
- Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 13 trao giải thưởng 19 tác phẩm xuất sắc nhất. - Nhà quay phim, NSND Nguyễn Hữu Tuấn ra mắt cuốn sách ảnh “Tiếng gọi đò”. - Triển lãm cá nhân của họa sĩ Nguyễn Thị Bích An. - Phóng sự: Phải là gì để các tác phẩm điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật? - Triển lãm “Quay về với tự nhiên” của họa sĩ Nguyễn Thủy Vân. - Việc sử dụng kỹ thuật số trong chỉnh sửa bức ảnh nghệ thuật là được phép. Tuy nhiên, để sử dụng như thế nào cho hiệu quả mà không bị rơi vào tình trạng lạm dụng là điều hết sức quan trọng trong sáng tác nhiếp ảnh hiện nay. Nhiếp ảnh gia Lại Diễn Đàm đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp với thách thức tìm ra phong cách mới cho tác phẩm của mình. - Triển lãm “Mộng du” của họa sĩ Trần Quang Huy. - Hội thi múa không chuyên toàn quốc năm 2022. - Triển lãm tranh màu nước “Như một hoài niệm” của họa sĩ Đoàn Quốc. - Dự án Vở Opera “Cung nữ Anio”. - Triển lãm “Bottoms” của họa sĩ Vương Thạo. - Thời gian qua, nghệ thuật múa có nhiều đóng góp vào đời sống nghệ thuật và những thành tựu đạt được đã góp phần phát triển văn hóa nghệ thuật dân tộc. Tuy nhiên, sự phát triển của nhiều loại hình giải trí cùng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng cũng có những thay đổi đang đặt ra những thách thức cho ngành nghệ thuật múa. NSND Trần Bình, nguyên Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm Kokeshi-Búp bê gỗ Nhật Bản. - Chương trình Tết Đoan ngọ xưa và nay. - Triển lãm hội họa và điêu khắc “Vòng lặp”. - Bộ phim “Giấc mơ gỏi cuốn” đoạt giải tại LHP Cannes 2022. - Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ XII những góc nhìn thú vị về sự phát triển sinh động, mạnh mẽ của nền điện ảnh hiện thực những năm gần đây. - Những chia sẻ của họa sĩ Doãn Hoàng Lâm về câu chuyện kiểm duyệt trong mỹ thuật.Thu gọn
-
- Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ XII. - Nhà điêu khắc Đào Châu Hải tham gia triển lãm Berlin với tác phẩm điêu khắc bằng kim loại. - Hơn 40 tác phẩm hội họa bằng chất liệu sơn mài của họa sĩ Nguyễn Thông được giới thiệu tại không gian nghệ thuật Hoa V. Art. - Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn lần thứ ba năm 2022. - Tuần lễ Fastival Văn hóa nghệ thuật với chủ đề Di sản Văn hóa với Hội nhập và phát triển. - Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám hoạt động sáng tác và triển lãm những tác phẩm nghệ thuật thư pháp và Graffiti. - Trẻ em nghe nhạc người lớn và nhạc nước ngoài là tình trạng phổ biến xảy ra trong những năm gần đây khi có sự du nhập ồ ạt của nhiều thể loại âm nhạc hiện đại, mới lạ và hấp dẫn. Những bài hát thiếu nhi thuần Việt hiện không được các em quan tâm, yêu thích, lựa chọn để nghe và hát, chính vì thế những sáng tác dành cho thiếu nhi cũng đang dần bị bỏ quên. Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Quốc hội thảo luận một số nội dung dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi. - Netflix công bố 3 phim ngắn chiến thắng cuộc thi “Việt Nam của tôi”. - Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam ra mắt vở ballet Hàm lệ Minh Châu. - Phóng sự: Hiện thực hóa ước mơ phim hoạt hình Việt chiếu rạp. - Hòa nhạc kể chuyện với chủ đề “Bé tre biết chạy”. - Triển lãm “Phiêu tháng 6”. - Nghệ thuật đương đại không còn xa lạ trên thế giới nhưng ở nước ta vẫn còn khá mới mẻ và nhìn chung vẫn chưa chạm đến đại đa số khán giả. Việc đưa nghệ thuật đương đại nói chung và mỹ thuật đương đại nói riêng đến gần với công chúng vẫn là câu chuyện khó khăn. Nhà nghiên cứu, phê bình nghệ thuật Vũ Huy Thông, Viện Mỹ thuật, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Ra mắt giao diện mới Trang thông tin điện tử Hồ Chí Minh và Bảo tàng 3D Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận. - Thi viết “Bác Hồ niềm tin yêu qua từng trang sách”. - Triển lãm “Kỳ ẩn Việt Nam”. - Triển lãm: "Những tấm gương bình dị mà cao quý". - Trưng bày: “Đứng lên và cất tiếng” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò. - “Dân tộc - Hiện đại là cội nguồn nghệ thuật đảo ngược của họa sĩ Nguyễn Đại Giang”. - Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam 2022. - Tham gia và đoạt giải thưởng tại các cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế là mục tiêu mà các nghệ sĩ nhiếp ảnh luôn hướng tới, tuy nhiên không đơn giản để có thể đạt được điều này. Nhiếp ảnh gia Hoàng Ngọc Thạch chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm điêu khắc "Con Giống". - Nhà điêu khắc Đào Châu Hải trình làng những tác phẩm mới trên chất liệu đá. - Đạo diễn Lương Đình Dũng ra mắt phim hành động 578. - Bộ phim “Maika-cô bé đến từ hành tinh khác” ra mắt khán giả Hà Nội từ ngày 24/5/2022. - Trong những năm gần đây đã có không ít ý kiến cho rằng nên bỏ kiểm duyệt trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ bởi lẽ một quy luật của nghệ thuật chính là người nghệ sĩ bao giờ cũng lấy chủ nghĩa nhân văn để sáng tác, nếu đi ngược lại thì nghệ thuật ấy sẽ tự chết. Tạo ra một cơ chế đối thoại giữa nghệ sĩ và các nhà quản lý chính là con đường để tiếp nhận những góc nhìn mới, tư tưởng mới trong sáng tạo. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long – Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm những tấm gương bình dị mà cao quý. - Ra mắt tủ sách Hồ Chí Minh tại Khu du tích Phủ Chủ tịch. - Trưng bày chuyên đề Tuổi trẻ mùa xuân đất nước. - Triển lãm tranh “Gieo tổ ấm 2022”. - Triển lãm “Mây Đông Dương”. - Với mong muốn tôn vinh sự trường tồn của nghệ thuật biểu diễn truyền thống và kết nối chúng trong dòng chảy hiện đại, một nhóm bạn trẻ đã nỗ lực tạo một không gian gặp gỡ giữa nghệ sĩ và công chúng cùng chung niềm yêu thích với nghệ thuật truyền thống đó là nhóm Trường Ca Kịch Viện với thành công của chuỗi sự kiện "Bắt nhịp tang bồng". Mang hơi thở hiện đại vào trong các tác phẩm, nhóm nghệ sĩ trẻ đã thành công trong việc đem tới làn gió mới mẻ về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống như: chèo, tuồng, rối nước, chầu văn. Anh Nguyễn Hướng Dương-đồng sáng lập quản lý dự án Trường Ca Kịch Viện và hành trình khoác áo mới cho văn hóa dân gian đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Triển lãm ảnh, sách “Nâng cao đạo đức Cách Mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. - Triển lãm mỹ thuật “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. - Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc chụp được một bức ảnh đẹp thông qua các thiết bị như máy ảnh hay điện thoại thông minh trở nên rất dễ dàng. Tuy nhiên, những ứng dụng công nghệ này cũng đặt ra những thách thức với các nghệ sĩ nhiếp ảnh trong quá trình sáng tạo…Thu gọn
-
- Lễ khai mạc Seagames 31. - Chương trình hòa nhạc Hàn lâm “Đêm huyền ảo - Sparkling Night” . - Nghệ sĩ violin Trương Vũ biểu diễn 5 buổi âm nhạc cổ điển trong tháng 5/2022. - Nhà thiết kế Đỗ Quyên Hoa. - Bắt đầu từ tháng 4 sân khấu Lực Team đã trở lại với khán giả sau thời gian 2 năm bị gián đoạn bởi dịch bệnh Covid 19. Chọn một lối đi riêng với sân khấu Ước Lệ, NSƯT Trần Lực cùng các diễn viên trẻ của anh đang thuyết phục người xem với những sản phẩm văn hóa chất lượng mang đến những trải nghiệm thực sự mới mẻ trên sân khấu….Thu gọn
-
- Lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31. - Trao giải cuộc thi ảnh Khoảnh khắc ấn tượng. - Tuyến phố đi bộ thành cổ Sơn Tây đi vào hoạt động. - Làm thế nào để gắn bảo tồn với phát huy được giá trị của những công trình biệt thự cổ ở Hà Nội? - Chuỗi chương trình âm nhạc “Amo La Musica”. - Triển lãm “Gặp gỡ Hà Nội”. - Quảng bá, phát huy và đưa các tài liệu lưu trữ tiếp cận gần hơn với khán giả đang được Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước thực hiện với nhiều hình thức trong đó số hóa và áp dụng công nghệ là biện pháp ưu tiên hàng đầu. Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm “Dịch chuyển”. - Triển lãm Nhóm Lacameo. - Sân khấu kịch Hà Nội trở lại cùng các vở diễn nhân dịp Lễ 30/4, 1/5. - Triển lãm “Hạnh phúc xanh” kỷ niệm 200 năm thành cổ Sơn Tây. - Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy thiết kế cung đường nghệ thuật tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ, Hà Nội. - Triển lãm “Gặp gỡ Hà Nội”. - Chưa bao giờ hoạt động nhiếp ảnh lại rầm rộ như hiện nay. Với số lượng tay máy đông đảo, ranh giới giữa nghệ sĩ nhiếp ảnh đích thực và nhiếp ảnh không chuyên ngày càng được xóa nhòa. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Kỳ Nam đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Triển lãm chuyên đề “Ký họa kháng chiến miền Nam”. - Các bức tranh trong triển lãm “Ký họa kháng chiến miền Nam” được chọn lọc từ bộ sưu tập 4000 bức ký họa của Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đây là những tác phẩm mỹ thuật mang giá trị nghệ thuật lịch sử quý giá. Tuy nhiên vì là những bức tranh được sáng tác tại chiến trường nên công tác bảo quản lưu giữ gặp không ít khó khăn. Ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Bảo tàng đã có những chia sẻ… - Hãng phim hội Điện ảnh Việt Nam công chiếu bộ phim Bình minh đỏ của đạo diễn, NSND Thanh Vân. - Chuỗi hoạt động văn hóa nghệ thuật kỷ niêm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của BQL Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội. - Tp Hồ Chí Minh khép lại chuỗi hoạt động năm ngày chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. - NXB Kim Đồng tổ chức triển lãm tranh minh họa và ra mắt hai tác phẩm artbook "Truyền kỳ mạn lục" và "Nam Hải dị nhân liệt truyện".Thu gọn
-
- Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận hiện vật tiêu biểu của các nữ chiến sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Châu Phi. - Dịp 30/4, Nhà hát Tuồng Việt Nam cho ra mắt vở tuồng hiện đại “Không còn đường nào khác”. - Triển lãm tài liệu trực tuyến “Ký ức chợ xưa”. - Phóng sự “Khi người trẻ yêu nghệ thuật truyền thống”. - Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức Triển lãm tranh minh hoạ và ra mắt hai tác phẩm artbook "Truyền kỳ mạn lục" và "Nam Hải dị nhân liệt truyện". - Công ty CP sách Omega Việt Nam ra mắt bộ sách đầu tiên của dự án “Tủ sách Đời người - Tinh tuyển cho người Việt”. - Triển lãm “Toan 3” của nhóm 3 họa sĩ: Tào Linh, Doãn Hoàng Lâm, và Nguyễn Vân Trung. - Triển lãm mỹ thuật sinh viên 2022. - Những năm gần đây thị trường mỹ thuật nước ta đã có những bước tiến mới có cơ hội hướng tới thị trường thế giới. Tuy nhiên, trên con đường hướng tới thị trường thực thụ, lành mạnh và chuyên nghiệp cũng còn không ít khó khăn. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Vũ Huy Thông, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Những thông tin về hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ nhất. - Triển lãm mỹ thuật “Người đọc” của tiến sĩ, họa sĩ Nguyễn Thị Thanh Lưu. - Đêm nhạc thứ 4 trong khuôn khổ dự án âm nhạc LiveSpace Vietnam. - Trao giải cuộc thi ảnh "Ninh Thuận - Miền Di sản". - Triển lãm mỹ thuật “Hạnh phúc xanh”. - Ca sĩ Lương Hải Yến - quán quân Sao Mai 2019 phong cách Thính phòng ra mắt MV “Chắp cánh tương lai”. - Chỉ còn ít ngày nữa Đại hội thể thao Đông Nam Á (Seagame) lần thứ 31 sẽ chính thức khai mạc tại Hà Nội. Dù gặp không ít khó khăn do thời gian quá ngắn nhưng NSƯT Trần Ly Ly – Quyền Cục trưởng, Cục Nghệ thuật biểu diễn, tổng đạo diễn lễ khai mạc, bế mạc đã cùng ê kíp nỗ lực mang đến cho bạn bè quốc tế một chương trình nghệ thuật với sự kết hợp sáng tạo giữa nghệ thuật văn hóa truyền thống và công nghệ trình diễn hiện đại nhất…Thu gọn
-
- Trưng bày chuyên đề "100 năm báo Le Paria". - Triển lãm nghệ thuật quốc tế Ha Noi Art Connecting lần thứ 5. - Triển lãm Xuân – Vẻ đẹp Việt Nam trong tranh màu nước. - Nhóm họa sĩ Sơn ta đưa hội họa sơn mài đến với những biên độ biểu đạt mới mẻ và hấp dẫn. - Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc và Cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến năm 2022. - Thái Hà Books triển khai thực hiện Dự án khuyến đọc Việt Nam. - Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2022. - Thực tế hiện nay, sau khi được sáng tác, các tác phẩm điêu khắc đương đại đang rất thiếu không gian sống. Ngoài các cuộc triển lãm, không phải tác phẩm nào cũng có cơ hội để được trưng bày tại các không gian đô thị, không gian công cộng hay tại không gian công sở, tư gia. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Nhà điêu khắc Mai Thu Vân chia sẻ…Thu gọn
-
- Ra mắt cuốn sách Truyện Kiều - Nguyễn Du của họa sĩ Lê Thiết Cương. - Chương trình “Dạ hội Cựu Sinh viên Thủ đô”. - Triển lãm “Chiếc giày gốm Bát Tràng và cuộc dạo chơi cùng văn hóa Ý”. - Triển lãm tranh của họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam. - Chuỗi sự kiện “Bắc nhịp tang bồng”. - Trong thời đại phát triển công nghệ số hiện nay, sự xuất hiện của các sàn giao dịch trực tuyến góp phần không nhỏ vào việc phát triển thị trường nghệ thuật chuyên nghiệp và phù hợp với xu thế hiện đại. Vậy làm sao để có nhiều hơn nữa những sàn giao dịch là thị trường đúng nghĩa và không chỉ dành cho những người yêu nghệ thuật mà dành cho cả những nhà đầu tư? Nhà nghiên cứu mỹ thuật Vũ Huy Thông- Giám đốc nghệ thuật Indochine Art chia sẻ…Thu gọn
-
- Bảo vệ nguyên trạng bức phù điêu dân quân tự vệ bảo vệ Thủ đô. - Vở rối “Âm vang đồng quê”. - Công bố những phát hiện khảo cổ học mới về di tích Óc Eo. - Khuyến khích các đơn vị tư nhân xây dựng những không gian mỹ thuật đương đại cũng là một phần không thể thiếu góp phần đa dạng hoạt động nghệ thuật ở nước ta. Giám tuyển Đỗ Tường Linh, người có nhiều năm gắn bó với các không gian nghệ thuật đương đại về chủ đề này.Thu gọn
-
- Tọa đàm lấy ý kiến các nhà khoa học trong hình thức Tổ chức trò chơi Kéo co ngồi của Ban Quản lý đền Trấn Vũ, Long Biên, Hà Nội. - Công ty Sách Omega Việt Nam (Omega Plus) ra mắt Tủ sách “Đời người”. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh liệt sĩ. - Triển lãm “Ngẫu hứng sơn mài”. - Bộ phim “Em và Trịnh”. - Triển lãm “The Nude 1”. - Câu chuyện kiểm duyệt tranh nude lại một lần nữa khiến công chúng quan tâm khi nhiều bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng bị loại ra khỏi hàng loạt triển lãm, điển hình như bộ ba tác phẩm nude bị tuýt còi tại “Toan 2”, hay một tác phẩm cùng đề tài bị cấm trưng bày tại “The Nude 1”. Phải chăng công tác kiểm duyệt mỹ thuật vẫn còn tồn tại nhiều rào cản làm hạn chế các nghệ sĩ trong cách thức tự do biểu đạt và sáng tạo nghệ thuật. Họa sĩ Nguyễn Trường Linh đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Tuần lễ nghệ thuật đương đại “Đà Lạt mộng mơ”. - Triển lãm mỹ thuật “New Day”. - Triển lãm “Hổ dạo phố”. - Triển lãm tranh “Trạm chạm”. - Ca sĩ Hà Myo ra mắt MV “Đập nàng Khọt”. - Do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19, việc phục hồi sức sống của kịch nói đang là thách thức với người làm nghề, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh của nhiều loại hình nghệ thuật. Phương tiện giải trí hiện đại, sân khấu cũng buộc phải có những đổi mới bắt kịp xu hướng để hấp dẫn khán giả, nhất là khán giả trẻ. NSND Trung Hiếu - Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội chia sẻ…Thu gọn
-
- Hiện thực đời sống xã hội của đất nước ta là mảnh đất màu mỡ cho các nhà làm phim tài liệu khai thác. Vẫn cần nhiều hơn nữa những đạo diễn, nhà viết kịch bản dám dấn thân miệt mài với đề tài có cách tiếp cận và thể hiện phim mới mẻ, hấp dẫn hơn để thu hút khán giả nâng tầm phim tài liệu Việt… - Chương trình du lịch “Bác Cổ - mùa hoa gạo”. - Liveshow “Đức Long hát” diễn ra tối ngày 15/4/2022. - Triển lãm “Câu chuyện Phương Đông” của họa sĩ Triệu Khắc Tiến.Thu gọn
-
- Nhà viết kịch Hoàng Tích Chỉ qua đời. - Triển lãm “Những ngả đường sơn mài” - UBTVQH cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Điện ảnh sửa đổi liên quan đến Quỹ hỗ trợ Điện ảnh. - Thời gian qua, mặc dù có những bộ phim tài liệu chất lượng, các nhà làm phim đã chạm đến những đề tài nóng, những vấn đề mang tính thời đại và phần nào đã làm tốt vai trò là những người chép sử bằng hình ảnh nhưng để có những thước phim chạm đến tận cùng cảm xúc và đưa phim tài liệu đến gần hơn với khán giả vẫn còn những khoảng trống cần lấp đầy…Thu gọn
-
Những năm qua, Điện ảnh tài liệu nước ta như được thổi một làn gió mới với sự bứt phá của nhiều nhà làm phim, xuất hiện các nhà làm phim trẻ. Nếu theo dõi những bộ phim tài liệu gần đây hẳn nhiều người nhận ra đã có khác biệt lớn từ cách tiếp cận đề tài đến hình thức thể hiện. Tuy nhiên, với đặc trưng thể loại, phim tài liệu làm sao vừa đồng hành cuộc sống phản ánh đúng sự thật vừa chạm đến cảm xúc, trái tim của người xem, để tìm lại được vị trí xứng đáng trong nền điện ảnh nước nhà vẫn là câu hỏi khó giải đáp không chỉ với những nhà làm phim… - Triển lãm “An nhiên” của họa sĩ Vũ Tuyên. - Đêm nhạc Jazz “Hà Nội em ơi” công diễn ngày 27/3/2022. - Vở múa đương đại “Cà phê Sài Gòn”.Thu gọn
-
- Lễ trao giải thưởng “Nhiếp ảnh xuất sắc”. - “Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc 2022” được tổ chức tại Nghệ An vào tháng 5/2022. - Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Ninh Thuận miền di sản”. - Triển lãm “Hạc vàng sum vầy của họa sĩ Văn Dương Thành”. - Triển lãm mỹ thuật “Rừng xòe 2” . - Liveshow “Đức Long hát”. - Vở múa sắp đặt chủ đề “Căn phòng.” - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ trẻ mạnh dạn thể nghiệm kết hợp âm nhạc truyền thống với hiện đại tạo nên những sản phẩm nghệ thuật độc đáo. MV “Yếm đào chơi “ của nghệ sĩ Phùng Thanh Huyền-Nhà hát chèo Hà Nội là một điển hình. Dù vẫn còn nhiều khó khăn với hướng đi này nhưng cũng cho thấy những nỗ lực của người trẻ trong việc lan tỏa đưa nghệ thuật truyền thống tiếp cận đông đảo khán giả, nhất là các bạn trẻ...Thu gọn
-
- Phóng sự: Số hóa vở diễn sân khấu, chưa thực sự hấp dẫn công chúng. - Chương trình “Hòa nhạc Mùa xuân”. - Lễ hội Hoa ban. - Ca sĩ Phan Thu Lan ra mắt album “Đừng phá vỡ ân tình” . - Sân khấu Lệ Ngọc ra mắt vở kịch “Vang bóng một thời”. - Triển lãm “Dịch chuyển” của họa sĩ Vũ Tuấn Việt. - Nhà văn Mường Mán ra mắt triển làm “Mùa chim gọi cưới”. - Triển lãm “Chào” của học viên lớp cao học K22 trường đại học Mỹ thuật Việt Nam. - Sự kiện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mở cửa không gian trưng bày mỹ thuật đương đại không chỉ giúp công chúng dễ hình dung về mỹ thuật thời kỳ đổi mới, các khuynh hướng sáng tác, chất liệu, sự thay đổi của mỹ thuật mà còn ghi dấu một hành trình mới của mỹ thuật đương đại. Họa sĩ Lương Xuân Đoàn – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Phóng sự: “Nhạc sĩ Văn Dung – Dấu ấn âm nhạc còn vang mãi”. - Triển lãm sơn mài “Ẩn khuất”. - Trưng bày nghệ thuật “Điệp”. - Tuần lễ “Sóng đôi” 2022 và ngày hội Việt phục “Tóc xanh - Vạt áo” lần thứ 2. - Triển lãm ảnh cá nhân “Sáng và tối” của nhiếp ảnh Lê Hồng Lĩnh. - Nghệ thuật sơn mài nói chung và tranh sơn mài nói riêng là niềm tự hào mỹ thuật nước nhà. Với tính độc đáo trong phương pháp tạo hình, chất liệu này trở thành giá trị mỹ thuật đặc trưng và được thế giới trân trọng. Vậy làm sao để trong nền mỹ thuật đương đại ngày nay tiếp tục tạo sức sống cho dòng tranh này và thúc đầy tranh sơn mài hội nhập với mỹ thuật thế giới? Họa sĩ Diệp Quý Hải – Giảng viên khoa Hội họa, trường ĐH Mỹ Thuật Việt Nam chia sẻ...Thu gọn
-
- Phóng sự: Nhà văn Trần Thị Trường - Gương mặt họa sỹ đầy đam mê. - Triển lãm ảnh “Tinh thần Tô Hiệu” kỷ niệm 110 năm ngày sinh, 78 năm ngày mất của đồng chí Tô Hiệu. - Triển lãm “Nét đẹp vùng cao”. - Phan Thu Lan ra mắt album Vol3 “Đừng phá vỡ ân tình” . - Triển lãm “Nhà báo vẽ nhà báo” - Nhà thiết kế Cao Minh Tiến ra mắt bộ sựu tập áo dài mới “Hy vọng”. - Ca sĩ Hiền Anh ra mắt MV “Giữ mãi những nụ cười”. - Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam đang triển khai đưa vào hoạt động dàn nhạc giao hưởng dân tộc. Đây là dàn nhạc được thiết lập từ dàn nhạc cũ trước đây của Nhà hát với mong muốn đem đến cho khán giả những trải nghiệm nghệ thuật mới trên nền tảng của nhạc cụ âm nhạc truyền thống. Nghệ sĩ Nguyễn Hải Linh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam đã có những chia sẻ ...Thu gọn
-
- Trưng bày các phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo. - Họa sĩ Lê Anh Quân triển lãm tranh ”Những bé gái Ba Lê”. - Triển lãm ảnh Lịch sử áo dài Việt Nam qua các thời kỳ. - Câu chuyện Biến rác thành nghệ thuật để những thứ tưởng như bỏ đi trở nên hữu dụng và rất tinh tế. - Xây dựng không gian đọc sách là một yếu tố quan trọng góp phần đưa sách đến gần với bạn đọc. Mặc dù đã có nhiều không gian đọc ra đời như thư viện, cafe sách, hay nhà văn hóa gắn liền với sách nhưng hiệu quả chưa cao. Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Triển lãm: "Lênh đênh" - Không gian nghệ thuật Ánh Dương. - Triển lãm: "Mải" của họa sĩ Hiền Nguyễn. - Phóng sự về đồng chí Nguyễn Phong Sắc. - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mở cửa không gian trưng bày mỹ thuật Việt Nam đương đại - NSƯT Tạ Tuấn Minh và diễn viên Thùy Dương nhận giải xuất sắc của Hội Nghệ sĩ Sân khấu. - Câu chuyện phục trang phim lịch sử vẫn là một vấn đề tồn tại của phim Việt nhiều năm qua. Các dự án phim được đầu tư lớn đều vướng câu chuyện phục trang không thuần Việt, thậm chí vay mượn một cách cẩu thả và thiếu văn hóa. Điển hình gần đây là dự án phim "Quỳnh Hoa nhất dạ" về cuộc đời thái hậu Dương Vân Nga và Kiều dựa trên truyện Kiều của Đại Nguyễn Du đã nhận được những phản hồi gay gắt về trang phục. Phó giáo sư, Tiến sĩ, Họa sĩ Đào Thị Tình chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Triển lãm tranh “ Xuân vùng cao” của họa sĩ Đỗ Nam Cường. - Triển lãm thường niên “Nét đẹp vùng cao”. - Sự kiện “Nghệ thuật vì môi trường” tại Hội An. - Hoà nhạc khai mạc mùa diễn 2022 - 2023 với chủ đề “Đêm nhạc Ý”. - Phóng sự Không gian lưu giữ ký ức nhiếp ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Công Thắng. - Triển lãm tranh Phan Kế An – một kho tàng ẩn. - Trò chuyện Nghệ thuật qua những trang giấy. - Chương trình giới thiệu nghệ thuật tuồng với khán giả trẻ của Nhà hát Tuồng Việt Nam. - Triển lãm Đam mê. - Nhạc kịch vốn được coi là thể loại kén khán giả. Dù đã xuất hiện ở nước ta hơn nửa thế kỷ qua nhưng đến nay, nhạc kịch khá mới mẻ với đa số công chúng. Làm thế nào để nhạc kịch gần gũi với đời sống và khán giả . NSƯT Cao Ngọc Ánh - Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ đã có những chia sẻ...Thu gọn
-
- Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc". - Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam công bố 28 tác phẩm Ảnh Xuất sắc nhất năm 2021. - Dự án Vẽ con hổ - Chiến dịch gây quỹ vì trẻ em. - Dự án Classic and More. - Triển lãm tranh “Hành trình ký họa Hà Giang”. - Nhà hát Tuổi trẻ sắp ra mắt vở nhạc kịch Sóng. - Nhà hát Ca Múa nhạc Việt Nam chuẩn bị cho ra mắt nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc. - Trên thị trường mỹ thuật thế giới, sáng tác và chơi những bức tranh nhỏ từ lâu đã được những nhà sưu tập nước ngoài chú ý. Tuy nhiên, với những người chơi và sưu tập tranh nước ta, thậm chí cả những người sáng tác, tranh nhỏ vẫn chưa được nhiều người quan tâm. Làm thế nào để đẩy mạnh sáng tác và triển lãm tranh khổ nhỏ? Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có những chia sẻ...Thu gọn
-
- “Thượng thiên thánh mẫu”: sự kết hợp điêu luyện giữa cải lương và xiếc. - Hòa nhạc chào xuân “New year concert 2022”. - Ca khúc “Ngày Tết quê em” phiên bản Tiếng Anh phát hành nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần. - Phố cổ Hoa Lư: Tái hiện nét văn hóa kinh đô đầu tiên của Việt Nam. - Cuốn sách “Trần Văn Khê - trăm năm tâm và nghiệp” phát hành ra mắt độc giả dịp đầu năm. - Hai nhiếp ảnh gia Việt Nam đoạt giải trong cuộc thi Nhiếp ảnh gia du lịch của năm. - Thư quán cà phê sách Wiselands. - Giữa khó khăn, u ám bởi đại dịch Covid - 19, những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã trở thành phương tiện để các bảo tàng thoát khỏi tình trạng đìu hiu cũng như khiến cho các nhà hát online vẫn sáng đèn. Vậy các nhà hát, các đơn vị nghệ thuật cần làm gì để nắm bắt những thời cơ và đối diện với thách thức của chuyển đổi số trong nghệ thuật. NSND Tống Toàn Thắng, PGĐ Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
- Chương trình Chính luận nghệ thuật “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường”. - Rạp chiếu phim, các cơ sở, địa điểm biểu diễn hoạt động nghệ thuật tại Hà Nội được mở cửa trở lại từ ngày 10/2/2022 sau gần 10 tháng đóng cửa vì đại dịch Covid - 19. - Không gian hội họa Văn Dương Thành. - 2 ấn phẩm “Nhạc và đời”, “Cho muôn đời sau” được giới thiệu nhân ngày giỗ lần thứ 4 của nhạc sĩ Hoàng Vân. - Thời gian gần đây, không ít ca sĩ ra mắt các sản phẩm âm nhạc đĩa than cho thấy những nỗ lực trong việc xây dựng những tác phẩm thu âm có chất lượng phục vụ nhu cầu nghe đa dạng của công chúng. Những chia sẻ của Nhạc sĩ Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam về sự trở lại của đĩa than, một thú chơi vừa tốn công, vừa tốn của nhưng lại là xu hướng tất yếu và sẽ còn phát triển trong thời gian tới...Thu gọn
-
- Ca sĩ Tạ Quang Thắng ra mắt album Country Rock “Ở giữa cuộc đời”. - Phim Cảnh sát hình sự “Bão ngầm”. - Nhà hát Chèo Hà Nội dàn dựng và ghi hình lại vở “Tống Trân - Cúc hoa”. - Bộ sưu tập Vest dành cho mùa lễ hội của nhà thiết kế K Trần. - Bộ phim hành động “578: Phát đạn của kẻ điên” ấn định ngày ra mắt. - Gốm độc bản là loại gốm mà mỗi sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc, họa tiết cho tới màu men riêng biệt, được tạo ra một cách thủ công, tỉ mỉ, rất độc đáo và ẩn chứa bên trong nhiều ý nghĩa. Ngày nay, khi đời sống kinh tế ngày một phát triển, nhiều người tìm đến những sản phẩm gốm độc bản trang trí trong ngôi nhà của mình. Điều này cũng đưa đến cho những họa sĩ, nghệ sĩ ngành mỹ thuật tạo hình những cơ hội và thách thức mới. Về vấn đề này, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy chia sẻ...Thu gọn
-
- Triển lãm Mỹ thuật mừng Đảng mừng Xuân 2022. - Triển lãm hội họa Xuân Nhâm Dần của họa sĩ Lê Sa Long. - Hợp tác quảng bá điện ảnh và văn hóa Việt Nam trên Netflix. - Xu hướng tìm về chất liệu truyền thống trong sáng tác âm nhạc. - Phiên bản điện ảnh phim Đất Phương Nam, Người đẹp Tây Đô. - Dự án không gian sáng tạo quy mô lớn. - Từ xa xưa, nhân dân ta có tục chơi tranh nhất là vào mỗi dịpTết đến xuân về. Tranh tứ bình là bộ tranh gồm bốn bức được xem như một nghệ thuật tổng thế hoàn chỉnh hài hòa, qua đó hậu thế ngày nay có thể hiểu được phần nào quan niệm về thời gian và lối sống sinh hoạt của người xưa. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, nhu cầu thị hiếu của người dân thay đổi, các dòng tranh dân gian nói chung, tranh tứ bình nói riêng đứng trước nguy cơ mai một. Vậy làm thế nào để giữ gìn nét đẹp truyền thống qua tranh dân gian tứ bình? PGS, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã chia sẻ...Thu gọn
-
- Triển lãm ảnh “Đất nước vào xuân”. - Trưng bày tư liệu, sách báo ''Đảng và mùa xuân đất nước''. - Chuỗi hoạt động văn hóa “Tết phố xuân Nhâm Dần”. - Phóng sự: Giữ gìn văn hóa Việt theo cách của người trẻ. - Chương trình “Nhâm Dần tới khởi đầu mới”. - Vở diễn “Bức chân dung”. - Dự án nghệ thuật cộng đồng ICI. - Để lưu giữ các nét đẹp văn hóa dân gian trong nghệ thuật truyền thống, nhiều họa sĩ, nhà thiết kế đã khéo léo sử dụng các chất liệu ấy để sáng tạo trên các tác phẩm nghệ thuật của mình. Làm sao để chất liệu dân gian thực sự có giá trị khi được tiếp nối và hiện diện trong đời sống hôm nay? Họa sĩ Lê Huy - Giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội chia sẻ...Thu gọn
-
- Chương trình Tết Việt 2022 với chủ đề “Tiến lịch đón xuân sang”. - Trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam”. - Triển lãm “Vẫn Tết chứ”. - Triển lãm sưu tập tranh dân gian Tứ bình “Sắc xuân”. - Lễ trao giải Mai vàng lần thứ 27. - Chương trình “Con đường âm nhạc”. - Cuộc thi sáng tác “Con yêu Tết”. - Tiếp nối thành công của Xẩm Hà thành, Xẩm Xuân xanh, mới đây ca sĩ Hà Myo ra mắt MV Xẩm xuân chúc phúc tạo nên sự quan tâm thích thú của công chúng yêu nhạc nhất là giới trẻ. Trước đó, chưa ai từng nghĩ rằng nghệ thuật xẩm lại có thể kết hợp với Rap và nhạc điện tử tạo nên sự độc đáo và thú vị đến vậy. Những chia sẻ của ca sĩ Hà Myo về những nỗ lực đưa nghệ thuật Xẩm đến gần công chúng…Thu gọn
-
- Hội nghị giao ban 6 tháng cuối năm 2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương. - Triển lãm Tết xưa. - Hợp tác quảng bá điện ảnh và văn hoá Việt Nam trên Netflix. - Trao giải thưởng Văn học Nghệ thuật 2021. - Chương trình nghệ thuật “Đảng cho ta mùa xuân”. - Triển lãm điêu khắc sắp đặt “Hiểm họa lơ lửng”. - Hiện nay, các sáng tác ca khúc về chiến tranh cách mạng ít được các nhạc sĩ trẻ quan tâm. Vì vậy, so với các thể loại nhạc khác, ca khúc mới ở mảng đề tài này ít và thiếu. Thiếu tướng, Nhà giáo ưu tú, Nhạc sĩ Đức Trịnh, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã có những chia sẻ …Thu gọn
-
- Vở xiếc kết hợp cải lương “Thượng Thiên Thánh Mẫu” - Triển lãm mỹ thuật “Khí phách uy mãnh - Nhâm Dần 2022” - Vở kịch rối “Quê em chống dịch” của Nhà hát Múa rối Thăng Long được trao giải Nhất Bình chọn các sản phẩm bản ghi âm, ghi hình về nghệ thuật biểu diễn tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. - Phóng sự “Xem tranh là thấy Tết”. - Chiến dịch “Cộng đồng kể chuyện cải lương” - Triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Đặng Lưu San. - Triển lãm “Nhịp sống”. - Kịch bản cũ hay được khai thác theo kịch bản mới, luôn được nhiều đơn vị nghệ thuật thực hiện và khán giả ủng hộ bởi bên cạnh giá trị tư tưởng của tác phẩm vẫn được giữ nguyên thì hình thức dàn dựng cũng được cập nhật, hấp dẫn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cách dàn dựng và làm mới sao cho hợp lý mà vẫn giữ được tinh thần vở diễn. NSND Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa Rối Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Triển lãm gốm “Dáng Xuân 2022” - Vở múa đương đại A woman. - Cuộc thi phim ngắn Màn ảnh xanh. - Bộ sưu tập mô phỏng thủ công các hình tượng trong tín ngưỡng thờ Mẫu “Búp họa Tứ Phủ” của Nhà thiết kế Vân Anh Scarlet. - Triển lãm đồ họa “Mùa trong vườn” . - Kỹ thuật in khắc gỗ là kỹ thuật in lâu đời nhất được sử dụng trong mỹ thuật truyền thống, điển hình như tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật in khắc gỗ được các nghệ sĩ sáng tạo và nâng lên một tầm cao mới. Nhiều vật liệu tiên tiến đã được đưa vào dòng tranh này tạo ra những cảm xúc thăng hoa mãnh liệt, đặc biệt những tác phẩm tranh in khắc gỗ khổ lớn công phu đã mang lại cảm giác choáng ngợp cho người xem. Họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Trang Thanh Hiền có những chia sẻ về nghệ thuật tranh in khắc gỗ ngày nay…Thu gọn
-
- Phóng sự: Hành trình hội họa và tình bạn của họa sĩ Lê Thiết Cương và họa sĩ Hoàng Phượng Vĩ. - Triến lãm “Chào xuân” của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn. - Triển lãm “Các tác phẩm hội họa và điêu khắc”. - Dự án Điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. - Triển lãm trưng bày 16 phương án đạt giải cuộc thi “Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội”. - Sau hai năm gần như đóng băng, các hoạt động nghệ thuật biểu diễn đang không ngừng tìm hướng đi mới để tiếp cận công chúng và nhà hát trực tuyến, hòa nhạc trực tuyến, sân khấu online ra đời như một xu hướng tất yếu. Các nhà hát, các nghệ sĩ cần phải làm gì để nắm bắt xu thế này? Nghệ sĩ, Biên đạo múa Tuyết Minh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Dự án opera “Công nữ Anio”. - Triển lãm Màu nước quốc tế mùa thu 2021. - Ca sĩ Tân Nhàn phát hành album xẩm “Công cha ngãi mẹ sinh thành”. - Dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám”. - Chuỗi sự kiện Phạm Minh Hiếu: Như Thể Là. - Triển lãm Nền kinh tế nhân văn. - Cùng với sự phát triển và hội nhập hiện nay ở nước ta có khá nhiều họa sĩ theo đuổi đam mê tranh trừu tượng trong đó phần lớn là nhiều bạn trẻ muốn thông qua những gam màu, những nét vẽ đơn giản để gửi gắm nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống. Hiện nay, tranh trừu tượng kích thích người xem khi mang đến cho họ cái nhìn mới mẻ. Từ đây đặt ra vấn đề tranh trừu tượng ở đâu giữa dòng chảy mỹ thuật. Họa sĩ Bằng Lâm, nguyên Phó Chủ tịch Hội mỹ thuật VIệt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
- Chương trình nghệ thuật “Giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu ngành nghệ thuật biểu diễn”. - Bộ sưu tập phác thảo mẫu Quốc huy được công nhận bảo vật quốc gia. - 8 kịch bản đoạt giải thưởng cuộc thi "Sáng tác kịch bản phim truyện Điện ảnh năm 2020". - Triển lãm Nhóm họa sĩ hiện thực. - Trước thực trạng ở Tp Hà Nội đang thiếu trầm trọng các không gian công cộng, không gian sáng tạo thì việc chuyển đổi với các nhà máy cũ chứa đựng các di sản công nghiệp có thể cọi là một giải pháp hiệu quả để tháo gỡ khó khăn về mặt bằng cho phát triển không gian sáng tạo. Vậy, làm thế nào để các nhà máy cũ thành không gian sáng tạo và giải pháp nào để các không gian sáng tạo phát triển xứng tầm bền vững? …Thu gọn
-
- Thời gian qua, tại thủ đô Hà Nội đã có một số mô hình không gian sáng tạo mới đưa vào hoạt động trở thành điểm hẹn của các nghệ sĩ và thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ. Các nhà máy cũ được hồi sinh theo một cách đặc biệt đó là đưa nghệ thuật đương đại vào kể lại câu chuyện lịch sử tạo ra không gian sáng tạo hấp dẫn…. - Tọa đàm khoa học quốc tế “Đồ gốm ngự dụng Hoàng cung Thăng Long”. - Sách Tết Nhâm Dần “Hợp tuyển văn thơ nhạc họa chủ đề mùa xuân và ngày tết - Tân Sửu 2021”. - Triền lãm “Hà Nội là”. - Triển lãm “Mộc.”Thu gọn
-
- Triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng”. - Khai mạc triển lãm “Tranh lịch đón xuân”. - Bộ phim “Chiếc xe tải của bố” tham gia Liên hoan phim Berlin 2022. - Ca sĩ Đinh Thành Lê ra mắt album “Dear Người tình." - Trong khi người dân Hà Nội đang khát những không gian nghệ thuật sáng tạo để vui chơi, nâng cao đời sống tinh thần thì nhiều nhà máy cũ ở Thủ đô nằm trong diện di rời lại được xây dựng thành chung cư hoặc trung tâm thương mại. Phải chăng sự lãng phí tiềm năng di sản công nghiệp đang dần làm mất đi những cơ hội cuối cùng để lưu giữ lại những giá trị ký ức lịch sử một thời của mảnh đất Thăng Long xưa…Thu gọn
-
- Trưng bày chuyên đề “Việt Bắc - Thủ đô gió ngàn”. - Công chiếu trực tuyến bộ phim tài liệu “Mai Thứ: Hành trình trở lại Mâcon của một nghệ sĩ đa tài”. - Tuần lễ Khơi nguồn sáng tạo 2021. - Triển lãm mỹ thuật “Còn mãi với thời gian”. - Nghệ thuật Xòe Thái được Unesco vinh danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. - Triển lãm tranh “Dáng hình thủy tinh”. - Sân khấu không thể thiếu vắng khán giả. Làm thế nào để thu hút người xem trở lại với những giá trị nghệ thuật vô cùng quý giá? NSND Trung Hiếu-Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
- Mô hình sân khấu trực tuyến mùa Covid-19. - Sân khấu kịch Lệ Ngọc dàn dựng hai vở kịch “Vụ án người đốt đền” và “Vang bóng một thời”. - Triễn lãm “Mùa nước nổi”. - Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid -19, đời sống mỹ thuật nước ta trong năm qua đã gặp không ít những khó khăn và thách thức. Cùng với sự thích ứng và bắt kịp nhanh với đời sống xã hội, đời sống mỹ thuật cũng còn tồn tại những vấn đề cần quan tâm, tháo gỡ. Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đã chia sẻ…Thu gọn
-
- Triển lãm tình hữu nghị bền vững. - Trại sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh Cách Mạng”. - Lễ trao bằng khen Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. - Sự bùng phát mạnh và phức tạp của đại dịch Covid 19 thời gian qua đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội trong đó hoạt động nhiếp ảnh của nước ta cũng gặp không ít khó khăn thách thức. Bên cạnh những lợi thế của môn nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng là đồng hành kịp thời ghi lại những khoảnh khắc của cuộc sống, nghệ thuật nhiếp ảnh vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần đổi mới mạnh mẽ để vươn tầm nghệ thuật thế giới. - Trao giải cuộc thi “Sáng tác ca khúc về phòng chống lao động trẻ em”. - Phỏng vấn NSND Trung Hiếu-Giám đốc Nhà Hát Kịch Hà Nội về vấn đề: Làm thế nào để khán giả có thể tiếp cận các vở diễn trên sân khấu kịch nói online một cách chân thực nhất?Thu gọn
-
- Phóng sự: "Cuộc hội ngộ giữa bút văn và cọ vẽ" - Bế mạc Liên hoan Ca mua nhạc toàn quốc đợt 1. - Triển lãm “Ẩn hiện” - Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2021. - Hội thảo “Thiết kế sáng tạo từ nguồn lực văn hóa thủ đô” - Nhà hát Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội ra mắt vở kịch xiếc “Cô bé bán diêm” - Bế mạc Trại sáng tác mỹ thuật đề tài Lực lượng vũ trang-Chiến tranh cách mạng năm 2021. - Năm nay tiếp tục là một năm đầy khó khăn thách thức với các ngành nghệ thuật biểu diễn, trong đó có nghệ thuật múa. Song khó khăn đó cũng là cơ hội để các nghệ sĩ nỗ lực chuyển mình để tìm hướng đi mới thích ứng với thực tế đầy biến động của dịch bệnh. NSND Phạm Anh Phương - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
Hàng năm ở nước ta có rất nhiều cuộc thi, cuộc vận động sáng tác âm nhạc nhằm kiếm tìm những tác phẩm chất lượng, thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Đã xuất hiện rất nhiều sản phẩm âm nhạc mới nhưng công chúng vẫn đang thiếu những ca khúc có giá trị nghệ thuật cao mang ý nghĩa sâu sắc, dường như âm nhạc Việt đang vẽ ra một bức tranh đa sắc nhưng thiếu điểm nhấn. Nhạc sĩ, NSND Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này… - Nhà hát Cải lương Việt Nam công diễn vở cải lương “Nguyễn cầm ca - Kiều”. - Triển lãm tranh của họa sĩ Vũ Tuyên với chủ đề “Thiền hoa 0”. - Thí sinh Vũ Huyền Diệu được lựa chọn là gương mặt đại diện Việt Nam tham gia “Miss Eco Teen International”. - Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22: Tín hiệu tốt để điện ảnh nước nhà phát triển, bứt phá. - Hàng loạt bộ phim ấn hành ngày ra mắt công chúng sau thời gian nghỉ vì dịch Covid-19.Thu gọn
-
- Với chiến thắng của bộ phim Mắt biếc khi giành giải Bông Sen vàng, hàng loạt phim Việt với doanh thu lớn cũng được xướng tên. Những bộ phim thuần Việt vừa hướng tới giá trị nghệ thuật vừa tạo được doanh thu khổng lồ hấp dẫn khán giả là một tích cực đối với điện ảnh nước nhà. Tuy nhiên, để vươn ra thị trường quốc tế vẫn là một hành trình dài. NSND Lý Thái Dũng, Phó Trưởng khoa Nghệ thuật Điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã chia sẻ về vấn đề này… - Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021. - Một số sân khấu ở Tp Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động trở lại sau thời gian dừng vì đại dịch Covid 19. - Liên hoan Ca, Múa, Nhạc toàn quốc năm 2021. - Triển lãm tranh trừu tượng lần thứ 3 của họa sĩ Nguyễn Ngọc Phương với tiêu đề “Niệm”. - Trưng bày nghệ thuật “Khoảng Cách Trắng”.Thu gọn
-
- Ngày 24/11 Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc, một trong những nội dung của hội nghị là đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua. Văn học nghệ thuật là một thành tố cấu thành của văn hóa, tạo ra nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật phong phú là một trong những nhiệm vụ của công cuộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. PGS, TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có những chia sẻ… - P/S Ứng dụng công nghệ số-làn gió mới trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản. - Triển lãm ảnh Di sản thế giới tại Việt Nam và Liên Bang Nga. - Trưng bày chuyên đề “Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ Sưu tập An Biên”. - Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản trong năm 2020.Thu gọn
-
- Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 diễn ra sôi nổi tại thành phố Huế với nhiều hoạt động đi vào chiều sâu. Đây cũng là năm đầu tiên khẩu hiệu của Giải Bông Sen đề cập trực diện vấn đề xây dựng nền công nghiệp điện ảnh tạo ra nhiều động lực hy vọng cho giới làm nghề về một tương lai tươi sáng của điện ảnh nước nhà. Ông Nguyễn Văn Tân-Ủy viên BCH Hội Điện ảnh Việt Nam chia sẻ… - Triển lãm “Văn hóa soi đường quốc dân đi” - Khai trương không gian nghệ thuật “Thứ 7 tới xưởng tôi chơi”. - Diễn viên xiếc Quốc Cơ, Quốc Nghiệp sang Tây Ban Nha phá kỷ lục của chính mình. - Triển lãm mỹ thuật “Thu nghiêng”. - Hội Âm nhạc Hà Nội giới thiệu những tác phẩm mới sau thời gian ngừng hoạt động vì dịch Covid 19. - Hà Nội thi tuyển phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo.Thu gọn
-
- Ngoài sáng tác ra một tác phẩm nghệ thuật tạo dựng vị thế cho mình thì việc đưa tác phẩm đến tay nhà sưu tầm cũng là một việc quan trọng đối với người nghệ sĩ. Bên cạnh quảng bá, môi giới tác phẩm, nghệ sĩ phải làm gì để đứa con tinh thần của mình được nhiều nhà sưu tập đón nhận? Họa sĩ Trịnh Tuân đã có những chia sẻ về vấn đề này… -Triển lãm “Cuộc sống quanh ta” - Lễ trao giải Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 - Kế hoạch “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật ca kịch truyền thống thủ đô Hà Nội giai đoạn (2021-2025)” - Dự án nhạc thiếu nhi song ngữ BSK giới thiệu ca khúc Bụi phấn phiên bản tiếng Anh trên các nền tảng số - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức Triễn lãm mỹ thuật kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.Thu gọn
-
- Làm mới nhạc truyền thống hay đưa văn hóa dân gian vào sản phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ thời gian gần đây đã tạo nên làn gió mới cho nhạc trẻ Việt Nam và nhận được sự ủng hộ của nhiều khán giả trẻ tuổi. Tuy nhiên, làm mới theo cách nào để không lố bịch, phô chênh lại là vấn đề không hề đơn giản và không phải ca sĩ nào cũng thực hiện thành công. Ca sĩ Phạm Thu Hà – Giải nhì dòng nhạc Dân gian (Sao Mai năm 2007) đã có những chia sẻ… - Lễ trao giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 4. - Tuần Đại đoàn kết các dân tộc di sản văn hóa Việt Nam. - Tọa đàm online Văn hóa dân gian trên nền tảng số. - Triển lãm đi qua mùa thu. - Chương trình lưu trú điện ảnh Hà Nôi mùa đông năm nay. - Triển lãm Hà Nội Miniprint. - Bộ phim “Thương ngày nắng về” của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình-Đài THVN phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 15/11/2021.Thu gọn
-
Bảo tàng Lịch sử quốc gia là bảo tàng đầu tiên ở nước ta ứng dụng công nghệ trong các hoạt động giới thiệu, trưng bày và giáo dục. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 phức tạp, các trưng bày ứng dụng công nghệ là cách để bảo tàng tương tác với công chúng. Tuy nhiên, để số hóa các dữ liệu và đưa ra các sản phẩm phù hợp với các đối tượng khách tham quan khác nhau là điều không dễ dàng. - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1862/QĐ-TTg tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. - Nhà hát Kịch Việt Nam giới thiệu vở kịch nói "Thiên mệnh". - Tọa đàm văn hóa dân gian trong nền công nghiệp văn hóa trên nền tảng trực tuyến. - Phóng sự: Nâng cao chất lượng các cuộc thi ảnh. - Triển lãm ảnh “Mê Kông - chuyện đôi bờ” của nhiếp ảnh gia Lâm Đức Hiền trở lại với khán giả Hà Nội. - Di dời cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô Hà Nội. - Tái bản cuốn sách “Nghìn lẻ một đêm” lần thứ 45. - Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam cho ra mắt vở kịch rối “Lòng mẹ.”Thu gọn
-
- Tuần phim chào mừng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 - Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021 - Họa sĩ Bùi Hoàng Dương được nhận Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Thi 2021 - Mở cửa triển lãm 'Đa diện 6 - Sự trở lại' sau thời gian giãn cách - Công bố kết quả cuộc thi “Giai điệu nơi tuyến đầu” - Triễn lãm “Mát trong” - Thế giới hậu Covid đặt ra nhiều thách thức mới cho các ngành sáng tạo. Tuy nhiên, Liên hoan “Sáng tạo và Thiết kế Việt Nam” năm nay vẫn kỳ vọng sẽ tạo ra sức lan tỏa, sáng tạo mạnh mẽ hơn trong giới trẻ, chủ thể trọng tâm tạo nên những giá trị cốt lõi và động lực thúc đấy sáng tạo. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Phương- Phó Viện trưởng, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã có những chia sẻ về chủ đề “Tương lai sáng tạo” của Liên hoan năm nay…Thu gọn
-
- Trong thời gian gần đây, những bộ phim tài liệu không lời bình khi ra mắt công chúng khán giả đã tạo ra dấu ấn đậm nét trong việc phản ánh chân thực đời sống của con người trước những nghịch cảnh. Để cho hình ảnh dẫn dắt người xem đó chính là hình thức nổi bật của dòng phim này. Liệu dòng phim này có chiếm thế thượng phong trong xu hướng làm phim tài liệu hiện nay? Cùng nghe NSND-Đạo diễn Nguyễn Thước lý giải vấn đề này… - Đài TNVN công bố các tác phẩm vào vòng chung khảo cuộc vận động sáng tác ca khúc “Hát lên Việt Nam-Let’s Sing Vietnam”. - Nhà hát công lập khởi động cho ngày trở lại. - Sau thời gian dài phải đóng cửa vì dịch bệnh, rạp phim sẵn sàng mở cửa trở lại. - 6 tác phẩm sân khấu do 6 đạo diễn Việt Nam dàn dựng từ tác phẩm Antigone của nhà sáng tác bi kịch cổ đại Hy Lạp Sophocles sẽ ra mắt khán giả từ ngày 6/11. - Nhạc sĩ Hồng Đăng được vinh danh giải thướng Vì tình yêu Hà Nội.Thu gọn
-
- Trong lĩnh vực mỹ thuật nói riêng và các lĩnh vực nghệ thuật khác nói chung, dòng sách về học tập nghiên cứu còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của người yêu mỹ thuật cũng như phục vụ cho nghiên cứu, học tập. Làm thế nào để có nhiều hơn nữa những cuốn sách giúp kết nối đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng? Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến chia sẻ… - Dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi trình Quốc hội cho ý kiến. - Triển lãm “Vân 2021” - Khai trương tour bộ hành “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”. - Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Sáng tác ca khúc về thầy cô và mái trường”.Thu gọn
-
- Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 sẽ diễn ra tại Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày 19-22/11 trong sự vượt khó của ngành Điện ảnh trong nước cũng như các cơ quan quản lý, đơn vị tổ chức. Liên hoan phim năm nay mang đến nhiều thay đổi mới mẻ và đáng chú ý về giá trị giải thưởng cũng như các hạng mục mới. Ông Vy Kiến Thành-Cục trưởng Cục Điện ảnh-Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch có những chia sẻ về những điểm đáng chú ý của Liên hoan phim năm nay… - Tuần lễ kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam. - Triển khai lập Hồ sơ di sản đối với hai di sản văn hóa phi vật thể: Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng và Võ cổ truyền Bình Đình. - Triển lãm gốm nghệ thuật Việt Nam. - Festival nhiếp ảnh trẻ năm 2021. - Đấu giá tranh trực tuyến “Vì trẻ em trong đại dịch Covid 19”. - Liên hoan Sáng tạo và thiết kế Việt Nam 2021.Thu gọn
-
- Dù dịch Covid 19 còn kéo dài hay sẽ sớm được kiểm soát thì việc đưa các tác phẩm nghệ thuật lên môi trường số để tiếp cận khán giả đã trở thành xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, bên cạnh việc tận dụng những thành tựu, thuận lợi để phát triển nghệ thuật trên nền tảng số, lan tỏa văn hóa truyền thống ra thế giới thì việc ứng dụng công nghệ cũng đặt ra những thách thức đối với người nghệ sĩ. Nghệ sĩ Bùi Công Thơm - giảng viên khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - Nghệ sĩ tiên phong đưa tiếng sáo trúc lan tỏa trên nền tảng số chia sẻ… - Chương trình nghệ thuật “Huyền thoại và tương lai” kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021) - Câu chuyện về hành trình vượt biển đầy gian nguy của những người lính quả cảm được tái hiện trong bộ phim tài liệu “Đường mòn trên biển Đông” - Họa sĩ Phạm Việt Hải (tác giả bức tranh Mừng Miền Nam giải phóng” qua đời sau một thời gian lâm bệnh nặng. - Liên hoan phim khoa học với chủ đề “Hiểu rõ hơn để có sức khỏe tốt hơn” tổ chức bằng hình thức trực tuyếnThu gọn
-
- Văn học nghệ thuật là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng. Thực tế cho thấy bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt được thì Văn học nghệ thuật cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Làm thể nào để Văn học nghệ thuật phát triển đúng hướng, góp phần tích cực vào việc xây dựng văn hóa con người Việt Nam hiện nay. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các hội văn nghệ Việt Nam có những chia sẻ… - Triển lãm “Biển, đảo và người chiến sĩ hải quân - Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển”. - Festival nhiếp ảnh trẻ năm 2021. - Tour tham quan ảo 360 đô trên nền tảng số dành cho phụ nữ - Phóng sự: Nét đẹp phụ nữ trong sắc màu hội họa - Triển lãm “Dấu ấn”. - Dự án “Cùng cộng đồng kể chuyện cải lương” - Ngày 23/10 công chiếu trực tuyến tác phẩm nhạc kịch và nghệ thuật thị giác “Chuyện người lính” - Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực TP Hồ Chí Minh lựa chọn 99 tác phẩm vào vòng triển lãmThu gọn
-
- Trong bối cảnh các không gian sáng tạo còn nhỏ lẻ và chưa có không gian đủ lớn để thu hút các nghệ sĩ ở các lĩnh vực khác nhau, dự án “Quận nghệ thuật sông Hồng” do kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh và các cộng sự thực hiện (dự án đạt giải nhất trong cuộc thi “Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội”) được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm nghệ thuật nơi kết nối và thúc đẩy đam mê sáng tạo văn hóa nghệ thuật. Kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh đã chia sẻ những trăn trở, thôi thúc anh kiến tạo nên những không gian đặc biệt dành cho sáng tạo nghệ thuật … - Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam trao thưởng 66 tác phẩm nghệ thuật về phòng chống dịch Covid 19. - Triển lãm ảnh trực tuyến 'Hà Nội trong tôi' lần thứ 16 với chủ đề “Hà Nội những ngày không quên”. - Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách “Đọc và nghĩ”. - Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc lùi lịch tổ chức sang năm 2022. - Hội trại điêu khắc 30+ lần thứ hai.Thu gọn
-
- Trong dòng chảy âm nhạc nước ta, những sự kiện hay ngày lễ lớn của đất nước luôn là chất liệu dồi dào cho âm nhạc hay như khi dịch Covid 19 xuất hiện, giới âm nhạc đã đồng lòng sáng tạo ra những tác phẩm ý nghĩa, cổ vũ tinh thần chống dịch của quân dân cả nước. Vậy làm thế nào để những ca khúc cổ vũ chống dịch nói riêng và ca khúc cổ động nói chung có thể sống với thời gian? Nhạc sĩ Đỗ Phương-Phó Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này… - Phóng sự “Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2021” - Họa sĩ Văn Dương Thành ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid 19 ở Phú Yên từ số tiền bán hai bức tranh sơn dầu Hương hoa sen và Kỷ niệm phố xưa Hà Nội. - Ca sĩ Bùi Tuấn Ngọc ra mắt MV “Sài Gòn-Hà Nội-Việt Nam mình ơi cố lên!” - Triển lãm điêu khắc đá “Biến chuyển” - Dự án “0 thiết yếu” của các họa sĩ trẻ Hà Nội, và Tp Hồ Chí Minh góp sức phòng chống dịch Covid 19. - Chương trình “Quảng Ninh - Nơi hội tụ ngôi sao xiếc Việt” - 5 thiết kế của cuộc thi “Thiết kế sản phẩm lưu niệm về Văn Miếu - Quốc Tử Giám” được lựa chọn để bước vào giai đoạn hoàn thiện.Thu gọn
-
- Thời gian gần đây liên tục xuất hiện tranh giả của các họa sĩ Việt trên các sàn đấu giá quốc tế. Trường hợp làm giả bức tranh “Nhà tranh gốc mít” của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ, nhà đấu giá đã phải xác thực và xin rút tác phẩm khỏi phiên đấu giá. Sự việc này một mặt cho thấy sự chú ý của các nhà sưu tập với dòng tranh Đông Dương, đồng thời cũng khẳng định chúng ta không nên đặt nhiều niềm tin vào các nhà đấu giá mà phải có những kiểm định phản hồi đúng lúc. Giám tuyển Ace Lê-người phụ trách giám định phục chế cho các bảo tàng hoặc nhà trưng bày nghệ thuật tại Singapore chia sẻ… - Triển lãm trực tuyến tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hồ Gươm, giao lộ Đông-Tây” kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954-10/10/2021). - Ca sĩ Tùng Dương công bố bản thu âm quốc ca đặc biệt chào mừng ngày Giải phóng thủ đô. - Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khởi công vở diễn “Chén thuốc độc”. - Chia sẻ của những nhạc sĩ về những ca khúc “sống mãi” với thủ đô. - Cuộc thi Thiết kế Quốc phục dành cho đại diện Việt Nam tại Miss Eco diễn ra tại Ai Cập. - Tuần phim Việt Nam tại Ba Lan.Thu gọn
-
- Hà Nội là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ và đối với môn nghệ thuật nhiếp ảnh cũng không phải là ngoại lệ. Với một đề tài hấp dẫn người chụp đã có nhiều nhiếp ảnh gia thành công. Vậy làm thế nào để có những bức ảnh về Hà Nội có nét riêng và mang dấu ấn cá nhân? Nhiếp ảnh gia Nguyễn Xuân Chính-Phó trưởng ban Ban Sáng tác Triển lãm, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã có những chia sẻ… - Bộ Tài nguyên và Môi trường ra mắt MV ca nhạc cộng đồng “Việt Nam hướng về chiến dịch trái đất”. - Dự án Không gian văn hóa Quốc tử giám. - Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam-Hội Nhạc sĩ Việt Nam và nhà thơ Ngọc Lê Ninh ra mắt MV ca nhạc “Quả Thơ”. - Phóng sự “Triển lãm trực tuyến Số hóa hiện vật và các nội dung trưng bày: Để không chỉ là giải pháp tình thế” - Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng ra mắt ba bức tượng chân dung làm bằng đất sét về ba nhà khoa học nữ giúp phát triển các loại vaccine Covid 19. - Bộ phim ngắn “Đại chiến Corona Virus” của tác giả Hồ Văn Ngởi, người dân tộc Pa Kô ra mắt công chúng trên nền tảng xã hội thu hút sự chú ý của dư luận. - Bộ phim tài liệu “Ngày xửa ngày xưa ở Việt Nam” của nghệ sĩ Piano-đạo diễn người Pháp François Bibonne sẽ ra mắt vào cuối năm 2021.Thu gọn
-
“Tôi là Bêtô” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ra mắt độc giả vào năm 2007 theo lối viết bút ký dưới góc nhìn của nhân vật chính là một chú chó. Vào thời điểm ra mắt, tác phẩm đã gây ấn tượng trong giới chuyên môn về phong cách viết phá cách, đồng thời tạo cơn sốt hâm mộ trong lòng bạn đọc cả nước khi chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, nhân văn. “Tôi là Bêtô” bản tiếng Hàn do dịch giả Jeong Ye Kang đảm nhiệm phần chuyển ngữ, dự kiến ra mắt tại Hàn Quốc đầu năm 2022… - Bộ phim “Miền ký ức” của đạo diễn Trần Kim Quy tham gia tranh giải tại Liên hoan phim Busan. - Đại diện 20 doanh nghiệp phim lớn kiến nghị Thủ tướng và UBND TP Hồ Chí Minh cho phép sản xuất trở lại từ ngày 15/10/2021. - Hội thảo trực tuyến “Ai góp ý giơ tay lên” nhận được sự quan tâm của công chúng yêu điện ảnh. - Nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Hải Yến chia sẻ về vấn đề xây dựng bảo tàng nghệ thuật đương đại. - Ca sĩ Uyên Linh ra mắt bản phối mới của ca khúc “Khi giấc mơ về” (nhạc sĩ Đức Trí).Thu gọn
-
- Số hóa di sản điện ảnh không chỉ là phương thức bảo quản và lưu trữ phim hiệu quả mà còn giúp các bộ phim có giá trị và ý nghĩa lịch sử có cơ hội đến được với công chúng, từ đó những di sản điện ảnh sẽ có một sức sống mới, một đời sống mới bền vững hơn. Trong bối cảnh 4.0 chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, phim ảnh cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, khác với phim nằm im trong kho lưu trữ, phim khi đưa lên mạng Internet hay nền tảng số sẽ được khai thác và sử dụng ra sao, miễn phí hay có thu phí và dù thế nào lúc này vấn đề liên quan đến bản quyền, tác quyền sẽ được đặt ra, nếu không có hướng xử lý hài hòa dễ dẫn đến tranh chấp. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong kỳ cuối của phóng sự với nhan đề “Số hóa khai thác kho phim khổng lồ, gỡ vướng mắc vấn đề bản quyền”… - Dự án cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng. - Cuộc thi hưởng ứng vẽ minh họa “Hà Nội là”. - Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đánh thức tiềm năng văn hóa Việt”. - Đêm nhạc từ thiện trực tuyến “Sài Gòn Playlist”.Thu gọn
-
- Số hóa, quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số -một việc làm không còn xa lạ trong thời đại công nghệ 4.0. Đối với việc lưu trữ phim, số hóa đang trở thành xu hướng tất yếu của mọi nền điện ảnh. Tuy nhiên ở nước ta, trong khi các doanh nghiệp điện ảnh và rạp chiếu bóng đã chuyển sang kỹ thuật số từ lâu, các đơn vị lưu trữ phim tư liệu mới bắt đầu công việc này. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong kỳ 2 của phóng sự với nhan đề “Số hóa phim, xu hướng tất yếu” ... - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch soạn thảo và dự kiến ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động nghệ thuật - Trào lưu làm và chơi sách bản đặc biệtThu gọn
-
- Các tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, tư liệu điện ảnh về chủ quyền, các sự kiện lịch sử, danh nhân đất nước chính là di sản quý của quốc gia cần được bảo tồn. Tuy nhiên, theo thời gian dù trong điều kiện bảo quản lý tưởng nhất các tác phẩm này cũng không thể tồn tại lâu dài. Điều này đặt ra cho các đơn vị lưu trữ cần gấp rút tiến trình số hóa phim để có thể lưu trữ một cách tốt nhất những thước phim có giá trị. Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, việc số hóa phim Việt cũng như cách thức khai thác sử dụng phổ biến giới thiệu đến khán giả trong và ngoài nước cũng đứng trước nhiều thách thức. Làm thế nào lưu giữ được những thước phim quý và có thể đến với đông đảo công chúng theo cách dễ tiếp cận nhất? Cùng tìm hiểu ở kỳ 1 của phóng sự với nhan đề “Gìn giữ những thước phim quý hành trình không giới hạn”. - Triển lãm online “Giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam năm 2021” và "Trung thu trong ánh mắt trẻ thơ". - Chương trình trực tuyến Đêm hội trăng rằm với chủ đề “Lồng đèn thắp sáng ước mơ”. - Triển lãm trực tuyến “Phá cỗ tranh” hay “Phá cỗ mùa Trăng”. - Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức họp báo trực tuyến giới thiệu các sản phẩm ứng dụng công nghệ trong hoạt động trưng bày của Bảo tàng.Thu gọn
-
- Chuyển đổi số âm nhạc trên các nền tảng trực tuyến như: Spotyfi, Apple Music, Amazon đang mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho các nghệ sĩ. Trên thế giới, các nghệ sĩ đã thực hiện chuyển đổi số từ nhiều năm nay, tạo nên những con số áp đảo không chỉ về doanh thu mà còn chứng tỏ về sự tận dụng triệt để các ứng dụng công nghệ và âm nhạc. Ở nước ta, các nghệ sĩ cũng bắt đầu chuyển đổi số, đưa âm nhạc Việt đến đông đảo khán giả trong và ngoài nước. Nghệ sĩ xẩm Thu Phương - một trong những nghệ sĩ đã và đang nỗ lực giới thiệu âm nhạc dân gian theo cách này chia sẻ... - NSND, Đạo diễn, Họa sĩ Ngô Mạnh Lân qua đời ở tuổi 87 - Giải thưởng Tiếng nói Việt Nam năm 2021 của Đài TNVN - Làm thế nào để phát triển bền vững loại hình nghệ thuật Kịch ứng tác? - Tuần phim Việt Nam tại Ba Lan - MV “Chung tay Việt Nam” ra mắt khán giả - Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám ra mắt Dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám”Thu gọn
-
- NSƯT Trần Ngọc không chỉ được biết đến là tác giả của ca khúc thiếu nhi “Em như chim câu trắn ” - ca khúc trong nhóm ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20, ông còn là tác giả đầy nhiệt huyết trong giới văn nghệ đương đại. Năm 2018, triển lãm “Vũ điệu những cây cọ” của ông nhận được đông đảo sự quan tâm của người yêu mỹ thuật. Với họa sĩ Trần Ngọc, nghệ thuật không phải là sao chép thực tế cuộc sống, từ thực tế sinh động tạo nên những giá trị của tư duy và nghệ thuật… - Chương trình nghệ thuật trực tuyến “Giữ lửa đam mê”của Nhà hát Chèo Việt Nam. - Họa sĩ Trần Quý Thuận kể chuyện qua tranh vẽ. - Đấu giá tranh ủng hộ bệnh viện dã chiến. - Cuộc thi “Bàn tay nhỏ” dành cho các em thiếu nhi yêu hội họa. - Phỏng vấn NSƯT Thu Huyền-Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội về việc gìn giữ, phát huy nghệ thuật chèo.Thu gọn
-
- Tình hình dịch bệnh Covid kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động biểu diễn của các đơn vị hoạt động nghệ thuật trong cả nước, điều này cũng bộc lộ sự bị động của nhiều đơn vị trong việc tìm kiếm khán giả mới trên các nền tảng kỹ thuật số. Hiện nay, hầu hết các chương trình nghệ thuật được đưa lên mạng hay truyền hình đều do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức. NSND Lê Tiến Thọ, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam chia sẻ… - 150 nghệ sĩ và biên đạo múa tham gia xây dựng tổ khúc múa “Ánh sáng tâm hồn” cổ vũ chống dịch. - Tham quan miễn phí Bảo tàng Lịch sử quốc gia với chủ đề “Theo dòng lịch sử: Văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần” - Khóa học phi lợi nhuận dành cho các nhà làm phim trẻ Việt Nam - Giới thiệu về NGND Thái Thị Liên - người đặt nền móng cho nghệ thuật Piano ở Việt Nam - Không gian sáng tạo “Vui học vẽ tại nhà” cho các em thiếu nhiThu gọn
-
-Sử dụng công nghệ trong sáng tác mỹ thuật là một xu thế phát triển tất yếu trên thế giới. Các loại hình đa phương tiện như nhiếp ảnh, video app sắp đặt trình diễn được coi như một loại hình sáng tác chính quy. Còn ở nước ta, loại hình sáng tác này trong đó có nhiếp ảnh chưa được nhìn nhận là một chất liệu ngang hàng với các chất liệu khác trong sáng tác mỹ thuật. Nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn đã có những chia sẻ về vấn đề này… -Phóng sự “Văn nghệ phát thanh tiếp nối trái tim nghệ sĩ với thính giả” nhân kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Đài TNVN. -Hội nhạc sĩ Việt Nam tổ chức chương trình âm nhạc trực tuyến mang tên “Tiếng hát át Covid” để cổ vũ động viên tinh thần các lực lượng tuyến đầu và nhân dân cả nước chống đại dịch Covid 19. -Nhà hát Công an Nhân dân phối hợp cùng truyền hình Công an Nhân dân thực hiện chương trình nghệ thuật “Bài ca những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch”. -Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm trực tuyến “Con đường độc lập”giới thiệu tới công chúng 18 bức tranh ở nhiều chất liệu, tái hiện những sự kiện lịch sử của đất nước giai đoạn những năm 1930-1945 và không khí đấu tranh của các cuộc khởi nghĩa ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đinh lịch sử. -Đài THVN tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt “Dáng hình đất nước” bằng nhiều hình thức thể hiện: phóng sự, hoạt cảnh, ca múa nhạc, giao lưu. -Thông tin về vở múa đương đại “Tách” do Viện Goethe Hà Nội đã được trình chiếu trực tuyến. -Ca sĩ Hiền Anh ra mắt album “Duyên 3” với tựa đề “Tĩnh” thuộc dự án Ngôi chùa Tam Bảo Phật ca. -Một số thông tin nghệ thuật thế giới.Thu gọn
-
- Sự phát triển của nghệ thuật gốm Việt đương đại đang đặt ra những yêu cầu đổi mới không chỉ là sự tinh tế, độc đáo và hiện đại trong tạo hình dòng sản phẩm thông thường mà còn đòi hỏi những cách biểu đạt có thẩm mỹ mang dấu ấn cá nhân của nghệ sĩ. Họa sĩ Lương Xuân Đoàn-Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có những chia sẻ... - 22 tập phim tài liệu “Con đường đã chọn” của điện ảnh Quân đội nhân dân được phát sóng trên các kênh sóng truyền hình bắt đầu từ ngày 2/9/2021. -Sau hơn 6 tháng phát động, Cuộc vận động sáng tác ca khúc Hát lên Việt Nam-Let’s Sing VietNam do Đài TNVN tổ chức đã nhận được gần 900 tác phẩm của các tác giả gửi về tham dự. -MV “Những thiên thần áo trắng” (sáng tác: NSƯT Phạm Việt Cường, Thể hiện: Nhà báo Nguyễn Phúc An) sau khi phát hành trên kênh Youtube đã nhận được nhiều lượt xem và ủng hộ của khán giả. -Phóng sự phản ánh về sự say mê nghệ thuật truyền thống hát chèo của các bạn trẻ ngày nay. - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa chính thức ra mắt công nghệ tham quan trực tuyến 3D Tour (gồm tiếng Việt và tiếng Anh), được tích hợp trên website Vnfam.vn của Bảo tàng. -Cuộc thi “Sáng tác kịch bản phim tài liệu (60 phút) và kịch bản phim hoạt hình (90 phút) năm 2021” được Cục Điện ảnh quyết định rời thời hạn nộp kịch bản dự thi đến hết ngày 10/9/2021. -Một số thông tin nghệ thuật thế giới.Thu gọn
-
Với sự đa dạng của các kênh, phương tiện truyền thông và nền tảng công nghệ, âm nhạc đã chiếm một vị thế đặc biệt có sức hút và lan tỏa mạnh mẽ đến công chúng trong cuộc chiến chống Covid -19 ở nước ta. Những nội dung tưởng khô khan và khó nhớ như thông điệp 5K, hướng dẫn rửa tay đúng cách đã được chuyển tải một cách uyển chuyển thông qua âm nhạc. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã có những chia sẻ… - Phóng sự: Xẩm và những phương thức để hồi sinh và lan tỏa nghệ thuật hát xẩm trong đời sống đương đại. -Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Bác Hồ viết tuyên ngôn độc lập” của tác giả Kiều Mai Sơn nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. - Lần đầu tiên báo Tiền Phong mở cuộc đấu giá tranh trực tuyến 12 tác phẩm của các họa sĩ: Lê Công Thành, Đặng Xuân Hòa, Đoàn Văn Nguyên, Đào Hải Phong, Tào Linh toàn bộ số tiền thu được để tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. - Thông tin về chương trình "Sing for life sing for love" chương trình do Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam chỉ đạo tổ chức với mục đích mang âm nhạc lan tỏa đến cộng đồng và quyên góp ủng hộ người lao động có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid -19. -Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội tổ chức các triển lãm trưng bày theo hình thức online đáp ứng nhu cầu giải trí trong mùa dịch của khán giả. - Đề cương dự án Huế - Kinh đô áo dài được UBND Thừa Thiên Huế phê duyệt nhằm tiến tới xây dựng hồ sơ trình Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. - Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội họp thẩm tra dự án Luật Điện ảnh sửa đổi. - Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2021.Thu gọn
-
- Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Những mùa thu lịch sử” nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Cách mạng tháng Tám (19-8-1945/19-8-2021) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945/2-9-2021) do Cục Nghệ thuật biểu diễn-Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức. - Chương trình âm nhạc trực tuyến "Sing for life sing for love" với chủ đề “Thư gửi xa nhớ” lên sóng tối 26/8/2021 trên các nền tảng trực tuyến. Chương trình có sự góp mặt của các ca sĩ nổi tiếng cùng khách mời kết nối cùng nhau qua phần dẫn truyện của NSƯT Xuân Bắc - Hội đồng đội TW phối hợp cùng Tập đoàn Thiên Long tổ chức tổng kết cuộc thi Ngày hội sắc màu với chủ đề “Vững tin Việt Nam” - Một số thông tin về việc chuyển đổi nhà máy cũ thành không gian sáng tạo - Cuộc thi “Ở nhà cùng danh họa” do Mạng lưới khán giả tích cực PAN – Hanoi Grapevine và Công ty Cổ phần Sách Omega+ phối hợp tổ chức - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động 2 cuộc thi sáng tác ca khúc và video clip về tinh thần chống dịch: "Giai điệu nơi tuyến đầu” và “Thời khắc khó quên" - Vở múa đương đại “Tách” nằm trong khuôn khổ chương trình “Xưởng Văn hóa” của Viện Goethe Hà Nội ra mắt trên nền tảng trực tuyến - Múa rồi nước là môn nghệ thuật độc đáo riêng có từ bao đời nay của nước ta. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng, những năm qua các nghệ sĩ đã không ngừng sáng tạo để làm mới sân khấu, đưa khán giả thưởng thức những món ăn tinh thần hấp dẫn. Tuy nhiên, dù cái tiến thế nào, điều kết lõi vẫn phải đảm bảo giữ gìn nét đẹp tinh hoa của múa rối. NSƯT Lê Thu Huyền, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã có những chia sẻ … - Một số thông tin nghệ thuật thế giớiThu gọn
-
-Bảo tồn âm nhạc truyền thống như những gì thuộc về nó không đơn giản, bởi chỉ yêu thích thôi chưa đủ. Làm thế nào để âm nhạc truyền thống thực sự sống trong lòng người yêu nhạc, được lưu truyền qua nhiều thế hệ... Nhà nghiên cứu âm nhạc Đàm Quang Minh-Trưởng nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc đã có những chia sẻ về vấn đề này. -Một số hoạt động văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. -Dự thảo luật Điện ảnh sửa đổi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch soạn thảo trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới -Một số thông tin nghệ thuật thế giới: + Hãng Universal ấn định ra mắt phần Phần 10 của thương hiệu phim đua xe "Fast & Furious" +11 bức tranh của danh họa Picasso sắp được Tập đoàn khách sạn MGM Resorts International bán đấu giá.Thu gọn
-
Âm nhạc truyền thống đứng trước nhiều thách thức khi các nghệ nhân, nghệ sĩ tài năng ngày càng vắng bóng. Bên cạnh đó, do thiếu vắng người xem nên hầu hết các dàn nhạc dân tộc đã giải thể, chuyển sang các hình thức biểu diễn ít người. Khi chưa tổ chức dàn nhạc đủ lớn thì rất khó thực hiện được các tác phẩm âm nhạc tầm cỡ. Đây cũng chính là lý do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam thực hiện Đề án Xây dựng Dàn nhạc dân tộc Việt Nam góp phần khắc phục tình trạng này đồng thời nâng vị thế của âm nhạc dân tộc. NSƯT Hoàng Xuân Bình-Phó Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
Hà Nội hiện có gần 100 cơ sở sản xuất công nghiệp, theo lộ trình các nhà máy sẽ thực hiện di dời ra khỏi nội đô. Đây là cơ hội để nghiên cứu chuyển đổi toàn phần hoặc một phần các di sản công nghiệp thành các không gian sáng tạo. Tuy nhiên, làm sao để thực hiện các ý tưởng sáng tạo này một cách khả thi? PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã có những chia sẻ...Thu gọn
-
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời của nước ta. Múa rối nước là nghệ thuật của hội hè, làng xóm, là sáng tạo bí truyền của từng phường, từng hội, từng nghệ nhân - chứa đựng và lưu giữ nhiều hoạt động xã hội, truyền thống, kỹ thuật dân gian, sinh hoạt tinh thần vật chất của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Với hơn bốn mươi năm gắn bó với nghệ thuật múa rối, NSƯT Chu Lượng là người dành nhiều tâm huyết trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của môn nghệ thuật độc đáo này. Không chỉ dừng lại ở những tuýp trò rối, vở rối chất lượng cao, ông đã có những nghiên cứu, tổ chức hoạt động nghệ thuật để nâng tầm con rối Việt - một sự phản ánh chân thực về đời sống vật chất cũng như tinh thần của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ...Thu gọn
-
Khi cả nước đang căng mình chống đại dịch Covid -19 thì các nghệ sĩ trong Nam, ngoài Bắc đã cùng nhau đóng góp lời ca, tiếng hát cũng như có các hoạt động hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu và người dân vùng dịch. Chính họ bằng sức ảnh hưởng và hành động thiết thực của mình đã góp phần không nhỏ cổ vũ tinh thần trong đại dịch. Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thế kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật đã chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
Đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng, ngay trong thời điểm giãn cách xã hội, nhiều nghệ sĩ chèo đã đưa lên mạng những trích đoạn chèo kinh điển, đặc biệt là những trích đoạn hề chèo đặc sắc từ trước đến nay. Tuy nhiên, bên cạnh những nghệ sĩ thực thụ đang có một bộ phận tự tung lên những clip phản cảm, làm sai lệch ý nghĩa nghệ thuật của hề chèo. NSND Quốc Anh chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
Sử dụng kỹ thuật số trong việc chỉnh sửa các bức ảnh nghệ thuật đang khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên sử dụng công cụ này như thế nào cho hiệu quả mà không bị rơi vào tình trạng lạm dụng là điều hết sức quan trọng trong sáng tác mỹ thuật, nhiếp ảnh. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lại Diễn Đàm đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
Trong số các nghệ sĩ gắn bó chuyên tâm với dòng tranh khắc gỗ, họa sĩ Nguyễn Khắc Hân ở Bắc Ninh là một cái tên đáng kể với những sáng tác không ngừng nghỉ ở dòng tranh khắc gỗ đen trắng. Trong cuộc sống tất bật, với điều kiện tối thiểu cho hoạt động sáng tác, anh đã tìm cho mình ngôn ngữ tranh khắc gỗ tinh tế, mạnh mẽ, biểu hiện ấn tượng thị giác hoàn toàn khác với những gì người xem thấy trong tranh khắc gỗ trước đó ... - Ca sỹ Lê Hương Huệ ra mắt CD "Tình ca người lính" với 11 ca khúc quen thuộc đã đi cùng năm tháng... - Cuốn sách "Chúng tôi thời hậu chiến" của tác giả Vũ Công Chiến tập hợp những câu chuyện đời thường mà thấm thía về cách những người lính sống trong thời bình, cách họ chiến đấu với cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn...Thu gọn
-
Xiếc là ngành đào tạo dặc thù nhất, tiềm ẩn nhiều rủi ro và tai nạn nghề nghiệp nhất trong số các ngành nghệ thuật. Điều này lý giải vì sao số người đăng ký học ban đầu nhiều nhưng những người trụ lại với nghề không được bao nhiêu, ngành xiếc luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực. Về vấn đề này, Thạc sĩ Ngô Lê Thắng, hiệu trưởng trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam chia sẻ...Thu gọn
-
Trong bối cảnh công nghệ 4.0, chuyển đổi số là việc làm tất yếu cho nhiều lĩnh vực trong đó có nghệ thuật. Các nghệ sĩ Việt đã và đang thực hiện chuyển đổi số đưa các tác phẩm của mình dễ dàng tiếp cận với khán giả trong nước và thế giới. Để tìm hiểu những nỗ lực số hóa các tác phẩm âm nhạc cũng như tiềm năng, cơ hội của việc làm này với các nghệ sĩ, cùng lắng nghe những chia sẻ của nghệ sĩ Cello Đinh Hoài Xuân...Thu gọn
-
Những năm gần đây, điêu khắc đương đại nước ta đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, đánh dấu thành công của nhiều nhà điêu khắc trẻ hoạt động độc lập với những tác phẩm có giá trị nghệ thuật và ứng dụng trong đời sống thực tế. Cùng với sự nỗ lực vươn lên trong sáng tạo nghệ thuật, các nhà điêu khắc trẻ hiện nay cũng đang gặp không ít khó khăn trong việc tìm đầu ra cho tác phẩm, đặc biệt là thị trường nghệ thuật thế giới. Nhà điêu khắc Trần Văn An đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
Trong những năm gần đây, kiến trúc nước ta đã có những bước tiến nhảy vọt về nhiều mặt song vẫn còn những mâu thuẫn và hạn chế trong quá trình phát triển. Các công trình kiến trúc mới đang vươn lên hàng ngày ở các đô thị cùng với nhiều hình thái kiến trúc đa dạng. Làm thế nào để tìm được vị trí xứng đáng của kiến trúc Việt thời hội nhập? Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Thông chia sẻ...Thu gọn
-
Biên đạo múa Nguyễn Duy Thành được xem là một trong những nghệ sĩ tiên phong ở nước ta lấy cảm hứng từ nghệ thuật tuồng đưa vào múa đương đại với những cách điệu ngôn ngữ hình thể, mang đến cho khán giả cái nhìn mới hơn về nghệ thuật chuyển động. Nghệ thuật tuồng vốn kén người xem, làm thế nào để kết hợp tuồng với múa đương đại? Nghệ sĩ, biên đạo múa Nguyễn Duy Thành đã chia sẻ...Thu gọn
-
Trong cuộc sống đương đại cùng sự xuất hiện của nhiều loại hình giải trí mới, âm nhạc truyền thống có nguy cơ lạc lõng và mai một. Làm thế nào để lan tỏa tình yêu âm nhạc truyền thống và tìm chỗ đứng trong dòng chảy âm nhạc hiện nay? Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh đã có những chia sẻ…Thu gọn
-
Hầu hết trẻ tự kỷ đều gặp trở ngại về giao tiếp, trẻ gặp rất nhiều khó khăn để nói lên suy nghĩ, quan điểm của mình. Có rất nhiều lớp học Nghệ thuật dành cho trẻ tự kỷ ra đời với mong muốn thông qua nghệ thuật trẻ tự kỷ có thể nói lên suy nghĩ của mình dành cho những người xung quanh khi không thể diễn tả bằng lời. Lớp học nghệ thuật thiện nguyện dành cho trẻ đặc biệt Megan Gallery, Cầu Giấy, Hà Nội không chỉ là nơi đưa trẻ tự kỷ đến với nghệ thuật mà hơn hết còn truyền cảm hứng cho các gia đình có con tự kỷ, tạo cơ hội và phát huy năng lực của trẻ tự kỷ, thay đổi nhận thức về chứng tự kỷ theo hướng tích cực...Thu gọn
-
Việc thưởng thức nghệ thuật hàn lâm giờ đây không chỉ còn là bộ phận khán giả mà đã lan tỏa với sự đón nhận của các tầng lớp người dân trong xã hội, đặc biệt là khán giả trẻ. Tuy nhiên, để có được sự lan tỏa một cách bền vững, bên cạnh các chương trình biểu diễn, việc hướng tới các chương trình giáo dục thẩm mỹ âm nhạc, sân khấu là điều quan trọng, cốt lõi. Hay nói cách khác, những loại hình nghệ thuật như: nhạc kịch, ballet, hòa nhạc giao hưởng thính phòng để có thể đến gần hơn với công chúng, phổ cập kiến thức sẽ phải đồng hành cùng văn hóa thưởng thức nghệ thuật…Thu gọn
-
Sự dám đổi mới của các nghệ sĩ trong lĩnh vực nghệ thuật hàn lâm không chỉ thể hiện ở nội dung các chương trình biểu diễn mà còn ở hình thức, không gian biểu diễn. Không chỉ mang âm nhạc cổ điển biểu diễn tại không gian đường phố, hình thức biểu diễn tại nhà thờ hay trong trường học, quán cà phê cũng đang được các nghệ sĩ chú trọng...Thu gọn
-
Nhạc cổ điển được biết đến là dòng nhạc khó thưởng thức nhất, kén người nghe nhất, và có đối tượng yêu thích cũng ít nhất. Tuy nhiên, không vì kén người nghe mà người nghệ sĩ tự đẩy mình xa rời với công chúng, họ đã mang đến những cách tiếp cận mới cho công chúng với loại hình âm nhạc bác học này. Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh-một trong những gương mặt tiêu biểu với những cách tân trong việc kết hợp nhạc cổ điển phương Tây và nhạc dân tộc Việt Nam, anh cũng là chỉ huy các chương trình biểu diễn nhạc kịch, ba lê quy mô lớn của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam với những tác phẩm tiêu biểu như: Những người khốn khổ, Hồ thiên nga đã có những chia sẻ...Thu gọn
-
Với nghệ thuật biểu diễn nói chung và âm nhạc nói riêng, việc thu hút khán giả luôn là vấn đề then chốt quyết định sự thành công của nghệ sĩ hay tác phẩm đó. Có một thực tế, nhạc Việt thiếu vắng gương mặt ca sĩ với những dự án âm nhạc chính thống, chỉn chu, chất lượng, được giới chuyên môn đánh giá cao và có thể thành công trên thị trường. Họ có thể là những nghệ sĩ có danh hiệu từng dành nhiều huy chương tại các cuộc thi âm nhạc trong và ngoài nước nhưng lại thiếu vắng khán giả cho riêng mình. NSƯT Đức Chính đã có những chia sẻ về thực trạng này ...Thu gọn
-
Phim điện ảnh cho thiếu nhi là một mảng đề tài đầy tiềm năng nhưng không dễ gì khai phá. Điện ảnh đang thiếu kịch bản hay và thiếu đi cả sự mạnh dạn đầu tư cho dòng phim này. Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh đã chia sẻ...Thu gọn
-
Hài kịch ứng tác -thể loại hài kịch khá phổ biến ở các nước phương Tây song còn rất mới mẻ đối với Việt Nam. Đây là loại hình sân khấu không cần kịch bản, khán giả có quyền tác động vào trò diễn bằng cách đưa ra những gợi ý qua đó các Ứng Tác Viên sẽ tạo nên những tình huống hài hước mà hai bên đều không thể biết trước chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Ở nước ta, trong những năm gần đây, thể loại hài kịch này đang được khán giả yêu thích, có nhiều CLB, nhóm hài kịch ứng tác ra đời với sự tham gia của đông đảo các bạn trẻ. Nghệ sĩ Hoàng Thu Trang, đồng sáng lập CLB HIGH club đã có những chia sẻ ...Thu gọn
-
Sau một thời gian dài do sự biến động của lịch sử, tranh đồ họa có một thời gian dài trầm lắng. Những năm gần đây, tranh đồ họa đã trở nên phát triển hơn, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà hiện nay rất ít họa sĩ chuyên tâm theo đuổi sáng tác tranh đồ họa do đó lực lượng sáng tác thể loại tranh này còn khá khiêm tốn. Họa sĩ Lê Huy Tiếp đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
Khi điều kiện sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu về các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng ngày càng lớn. Bên cạnh các sản phẩm có công năng tốt, các sản phẩm còn hướng tới vẻ đẹp yếu tố văn hóa và giá trị thẩm mỹ. Điều này mở ra triển vọng cho mỹ thuật ứng dụng phát triển. Họa sĩ Nguyễn Thanh Phương, giám đốc công ty Tranh trúc chỉ Hà Thành chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
Trong bối cảnh thực tế ngày nay các bạn nhỏ rất ít nghe các bài hát thiếu nhi, dự án chuyển ngữ các bài hát thiếu nhi nổi tiếng của nước ta thu âm và phát hành trên nền tảng số của cô giáo Bạch Thùy Linh cùng các cộng sự là một dự án ý nghĩa. Dự án góp phần kết nối, đưa các em nhỏ quay trở về ca hát và thưởng thức những ca khúc đúng với lứa tuổi của mình. Với tiêu chí chuyển ngữ chuẩn xác, lựa chọn những ca khúc gắn bó với tuổi thơ nhiều thế hệ người Việt mang nội dung truyền tải những thông điệp nhân văn, trong sáng. Các ca khúc song ngữ của dự án khi ra mắt đã được các phụ huynh và em nhỏ háo hức đón nhận ...Thu gọn
-
Ở nước ta, trong những năm gần đây, mặc dù trang thiết bị, công nghệ cho sản xuất phim hoạt hình đã được đầu tư, nâng cấp nhưng khoảng cách chênh lệch về phim hoạt hình của nước ta với thế giới vẫn còn quá lớn. Họa sĩ, đạo diễn, NSND Hà Bắc đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
Trước sự tác động của thời gian và sự biến đổi của lịch sử, các di sản văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một và biến mất. Cùng với các phương pháp bảo tồn truyền thống, việc ứng dụng công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ số đang ngày càng chứng tỏ ưu việt trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tuy còn nhiều mới mẻ nhưng các dự án được thực hiện cho thấy hiệu quả, góp phần đưa di sản đến gần hơn với công chúng...Thu gọn
-
“Mắt Xẩm” là dự án nghệ thuật sử dụng đa dạng các hình thức như hội họa, sắp đặt, trình diễn, âm nhạc… nhằm mang đến những góc nhìn mới mẻ, trẻ trung nhưng không kém phần sâu sắc về nghệ thuật Hát Xẩm cổ truyền của dân tộc. Dự án gồm chuỗi sự kiện như một hành trình kết nối các giá trị của Xẩm với cuộc sống hiện đại. Anh Nguyễn Hoàng Hiệp, đồng sáng lập dự án “Mắt xẩm” chia sẻ...Thu gọn
-
Tranh trúc chỉ là loại hình nghệ thuật mới xuất hiện ở nước ta trong vài năm trở lại đây. Nhưng khi ngắm nhìn những bức tranh ấy, người xem lại có cảm giác như đã thân quen từ rất lâu. Tranh trúc chỉ mang nét chất phác, gần gũi về nguyên liệu nhưng lại vô cùng cầu kỳ, tinh tế về sáng tạo. Không chỉ tạo ra hiệu ứng thị giác tinh tế, tranh trúc chỉ còn mang tính đồ họa cao. Mỗi tác phẩm trúc chỉ là một độc bản tùy thuộc vào việc sử dụng linh hoạt nguyên liệu trong tạo hình của tác giả để phù hợp với ý tưởng ứng dụng trúc chỉ trong thực tiễn...Thu gọn
-
Hơn một tháng ra mắt, mười hai chương Truyện Kiều được thể hiện bằng hình thức “Lảy Kiều” đã mang đến cho công chúng một cách tiếp cận mới với một giá trị văn học vừa gần gũi, vừa sáng tạo. Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long, người nghệ sĩ dành nhiều tâm huyết trong việc khơi lại luồng gió mới của âm nhạc truyền thống phổ biến trong đời sống đương đại đã có những chia sẻ …Thu gọn
-
Âm nhạc cổ điển thính phòng vốn được cho là kén người nghe, đặc biệt là những khán giả trẻ. Tuy nhiên, có một nghệ sĩ trẻ mong muốn xóa bỏ định kiến này, đó là nghệ sĩ Piano Lưu Đức Anh. Với những ý tưởng mới, những dự án ý nghĩa, anh đang góp phần đưa âm nhạc cổ điển đến gần với công chúng…Thu gọn
-
Những năm gần đây nghệ thuật đương đại với các hình thức sắp đặt, trình diễn, video art .... không còn xa lạ tại nước ta và thu hút được khá nhiều nghệ sĩ quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay nghệ thuật đương đại vẫn chưa thực sự được quan tâm cũng như gần gũi với số đông công chúng. Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này...Thu gọn
-
Cục Điện ảnh Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch vừa công bố và ra mắt bốn Hội đồng Thẩm định phim nhiệm kỳ 2021 - 2023. Theo lãnh đạo Cục Điện ảnh, các Hội đồng trong nhiệm kỳ mới có nhiều sự đổi mới về thành phần, độ tuổi với mong muốn sẽ đảm bảo được một khối lượng công việc ngày càng đồ sộ. Các Hội đồng mới làm việc sẽ thành lập theo tinh thần góp phần cùng những người làm điện ảnh xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập. Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Hiệp - Chủ tịch Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện đã có những chia sẻ...Thu gọn
-
Không chỉ góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử của một quốc gia, một thành phố, di sản kiến trúc còn là một nguồn lực kinh tế quan trọng được nhiều nước khai thác thành công. Thế nhưng, tại nước ta tình trạng xâm hại, phá hoại di sản kiến trúc và mâu thuẫn trong bài toán phát triển đô thị và bảo tồn di sản kiến trúc đang là câu chuyện chưa có hồi kết. Kiến trúc sư Nguyễn Tuấn Nghĩa, văn phòng “Nghĩa Architect” chia sẻ về vấn đề này.Thu gọn
-
Chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Toàn Quốc lần thứ 13 của Đảng CSVN và kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, Đài TNVN đã phát động Cuộc vận động sáng tác ca khúc với chủ đề “Hát lên Việt Nam - Let's sing Vietnam” với đề tài: Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam; ngợi ca sức trẻ, thành tựu trong công cuộc dựng xây, bảo vệ Tổ quốc. Cuộc thi với các hình thức: Chính ca: các tác phẩm âm nhạc cho đơn ca, song ca, tốp ca, hợp xướng và hợp xướng không nhạc đệm; những thể loại âm nhạc thịnh hành: pop, rock, dance, rap, indie... đang thu hút sự tham gia của các nhạc sĩ, những người yêu nhạc trong và ngoài nước. Nhạc sĩ Doãn Nguyên, Quyền Trưởng ban Âm nhạc VOV3, Đài TNVN - đơn vị chủ trì cuộc thi đã có những chia sẻ… - Tưởng nhớ nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - tác giả của những bài thơ trong trẻo, hồn nhiên viết cho tuổi học trò...Thu gọn
-
Nghị định 144/2020/CP quy định về hoạt động biểu diễn nghệ thuật đã bắt đầu đi vào cuộc sống với những điểm mới được xem là thay đổi lớn trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Điều đó đã mở ra nhiểu cơ hội cho sự phát triển đối với lĩnh vực này. Ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chia sẻ…Thu gọn
-
Có một thực tế hiện nay là việc phát triển hội viên ở nhiều Hội Văn học Nghệ thuật các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là lực lượng sáng tác trẻ. Đơn cử, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình có hơn 300 hội viên nhưng tuổi đời bình quân của hội viên đã trên 60 tuổi. Làm thế nào để thu hút lực lượng sáng tác trẻ phát triển nguồn nhân lực lao động sáng tạo văn học, nghệ thuật là điều trăn trở không chỉ riêng của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình mà còn của rất nhiều địa phương trong cả nước. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Bình đã chia sẻ…Thu gọn
-
Công nghệ hiện đại đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành Nhiếp ảnh nước ta. Bắt kịp xu thế đó, nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh trẻ đã có những sáng tạo và góc nhìn mới, tạo nét đa dạng, phong phú trong các tác phẩm. Làm thế nào để tạo sân chơi, thu hút lực lượng nghệ sĩ trẻ gắn bó hơn nữa với môn nghệ thuật ánh sáng này? Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam có những chia sẻ…Thu gọn
-
Trong bối cảnh ngành du lịch và nghệ thuật biểu diễn nước ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, việc thúc đẩy du lịch thông qua các loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống có lẽ sẽ là giải pháp thiết thực nhất để giúp vực dậy hai ngành này. Tuy nhiên, kết hợp thế nào cho hiệu quả lại là bài toán không hề đơn giản. Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, thành viên nhóm Sẩm Hà Thành đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Minh Long trải lòng về những bức ảnh và kỷ niệm về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Với hơn 10 năm gắn bó cùng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Minh Long đã lưu giữ được rất nhiều tư liệu quý báu về cố nhạc sĩ. Đáng chú ý là bản thảo viết tay nhiều ca khúc của nhạc sĩ, những tác phẩm truyện ngắn và cả những bức thư mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho những người bạn gái.... Sau hơn hai mươi năm gìn giữ, vừa qua, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Minh Long đã trao tặng toàn bộ tư liệu này cho gia đình cố nhạc sĩ. Cùng nghe anh trải lòng về những bức ảnh và kỷ niệm về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để hiểu hơn về tình yêu và sự trân trọng của anh đối với người nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc nước nhà…Thu gọn -
Cũng như nhiều môn nghệ thuật truyền thống khác, nghệ thuật múa rối cũng đang đứng trước khó khăn khi thiếu lớp diễn viên trẻ kế cận. Không nằm ngoài tình trạng chung đó nhưng Nhà hát Múa rối Việt Nam đã có những cách làm hữu hiệu để thu hút những nghệ sĩ trẻ có tài năng và tâm huyết với nghề. NSND Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
Những năm qua xiếc Viêt đã vượt qua nhiều khó khăn, vươn lên tập luyện biểu diễn sáng tạo ra những sản phẩm, tiết mục chương trình xiếc để bắt kịp với trào lưu chung của xiếc thế giới. Tuy nhiên, hội nhập nhanh cũng làm xiếc Việt hụt hơi vì sự đầu tư cho con người, cơ sở vật chất, công nghệ chưa bắt kịp với xu hướng hội nhập. Giải pháp nào để xây dựng xiếc Việt trong dòng chảy phát triển của nghệ thuật xiếc thế giới…Thu gọn
-
Một trong những nguyên nhân chính khiến ngành xiếc còn tồn tại những bất cập dai dẳng trong nhiều năm nay và cũng là lực cản trong quá trình hội nhập của xiếc Việt, đó là việc đào tạo tài năng cho nghệ thuật xiếc tốn nhiều thời gian hơn so với các ngành học khác, tuổi nghề lại quá ngắn, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng. Nhưng trong muôn vàn khó khăn đó, ngành xiếc vẫn cố gắng tạo được chỗ đứng vững chắc, có sức lan tỏa cả trong và ngoài nước …Thu gọn
-
So với các loại hình nghệ thuật khác, xiếc Việt có nhiều lợi thế để hội nhập. Tuy nhiên, trên con đường hội nhập, xiếc Việt đang phải đối mặt với nhiều trăn trở, suy tư từ khâu tuyển sinh, đào tạo đến việc giữ chân nhân lực. Yếu tố con người là chìa khóa quyết định sự phát triển và hội nhập của xiếc Việt với thế giới, nhưng đây cũng là một trong những yếu tố khó khăn lớn nhất của ngành xiếc nước ta hiện nay…Thu gọn
-
Những năm gần đây, không gian nghệ thuật cộng đồng đã phát triển phổ biến và gần gũi hơn, trở thành những địa điểm công cộng tập hợp các tác phẩm nghệ thuật hoặc diễn ra các hoạt động nghệ thuật. Làm thế nào để nhân rộng hơn nữa những không gian này? Kiến trúc sư Thu Hương-người sáng lập tổ chức Kiến tạo Nghệ thuật cộng đồng (ABC), người được mệnh danh là người phụ nữ xanh hóa không gian công cộng qua nhiều dự án cải tạo không gian công cộng tại Hà Nội đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
Sau hơn năm tháng ra mắt, chuỗi hòa nhạc Schubert in a Mug do nghệ sĩ cello Phan Đỗ Phúc và một số bạn trẻ tài năng sáng lập đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả. Điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn của chuỗi hòa nhạc này và làm thế nào để thu hút khán giả đến với Âm nhạc Hàn lâm? Nghệ sĩ Cello Phan Đỗ Phúc đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
Với tâm niệm sẽ tạo ra sự cân bằng trong thưởng thức nghệ thuật, họa sĩ Nguyễn Hồng Phương luôn nỗ lực tìm kiếm những gương mặt mới, tiếng nói mới của hội họa. Cùng lắng nghe những chia sẻ của anh về vấn đề này…Thu gọn
-
Đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại, tiếp tục là khoảng thời gian khó khăn với các ngành nghệ thuật biểu diễn nói chung và nghệ thuật xiếc nói riêng. Các chương trình biểu diễn đều phải tạm dừng. Trong sự chững lại đó, Liên đoàn Xiếc Việt Nam và các nghệ sĩ đã có sự chuẩn bị như thế nào để sẵn sàng quay trở lại biểu diễn khi dịch bệnh được kiểm soát? NSND Tạ Duy Ánh, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này.Thu gọn
-
Để ra đời một vở diễn chất lượng, giàu giá trị nghệ thuật, yếu tố quan trọng nhất chính là khâu kịch bản và sự tài tình của các nhà đạo diễn. Với múa rối, bộ môn nghệ thuật đặc thù, để có được một kịch bản phù hợp lại càng khó khăn hơn. Nhà hát Múa Rối Việt Nam đã làm như thế nào để có được những kịch bản hay, những vở diễn có sức hút với công chúng? NSND Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa Rối Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
LiveSpace Vietnam là một dự án hỗ trợ tìm kiếm tài năng âm nhạc dành cho các nhóm nhạc trẻ ở nước ta với mong muốn nối dài con đường hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp và giao lưu quốc tế thông qua sự đồng hành của nhà tổ chức Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa. Tham gia dự án âm nhạc này, những nghệ sĩ trẻ đam mê âm nhạc sẽ có những cơ hội gì? Đạo diễn Quốc Trung, đạo diễn âm nhạc của chương trình đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
Xiếc là bộ môn nghệ thuật thu hút người xem ở sự mạo hiểm, khéo léo về kỹ năng, kỹ xảo trình diễn và vẻ đẹp tạo hình sân khấu. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật này ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn từ sự cạnh tranh của thị trường nghệ thuật giải trí và từ cả những bất cập trong cơ chế, chính sách nguồn nhân lực. Nghệ sỹ nhân dân Vũ Ngoạn Hợp, Phó Chủ tịch Liên chi hội Xiếc Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này.Thu gọn
-
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, việc đưa các tác phẩm nghệ thuật lên nền tảng số là một trong những giải pháp mà các tổ chức nghệ thuật hướng đến để đưa được nhiều tác phẩm đến đông đảo công chúng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Số hóa mảng văn học nghệ thuật sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội cho nghệ sĩ cũng như khán giả. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra không ít thách thức cho các nhà quản lý cũng như các tổ chức nghệ thuật…Thu gọn
-
Khi nói về tuổi trẻ, chúng ta thường nghĩ đến sự nhiệt huyết, đam mê. Tuổi trẻ chỉ có một thời, dù có thể ước mơ của bạn thành hiện thực hay không nhưng nếu bạn không dám thử sẽ tiếc nuối biết bao.Thu gọn
-
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa truyền thống được đúc kết lâu đời, là những nét riêng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng. Từ xưa đến nay, các nhà văn hóa và nhiều thế hệ kiến trúc sư đã có công đi tìm và khám phá duy trì giá trị bản sắc văn hóa trong kiến trúc, có thành công nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Vậy làm thế nào để gìn giữ bản sắc kiến trúc trong xu thế hội nhập? Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Ủy viên Ban thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
Vẽ tranh về đề tài con giáp ngày Tết là một nét văn hóa xa xưa của ông cha ta. Tuy nhiên, theo thời gian, nét văn hóa này đã một thời bị mai một lãng quên. Nhưng hiện nay, việc vẽ tranh và triển lãm giới thiệu tới công chúng bức tranh về con giáp ngày Tết đang được duy trì tổ chức hàng năm, dần trở thành một nét đẹp văn hóa mỗi dịp Tết đến xuân về. Họa sĩ Thành Chương đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
Trong suốt chặng đường phát triển của nền Mỹ thuật nước ta, hình tượng của Đảng và Bác Hồ luôn là đề tài xuyên suốt. Trong giai đoạn hiện nay, hình tượng Đảng đã được chuyển hóa vào đề tài cuộc sống đương đại. Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
Nhân kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng CSVN (3/2/1930-3/2/2021) và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức triển lãm “Đảng Cộng Sản Việt Nam - từ Đại hội đến Đại hội”. Với những tài liệu, hình ảnh lịch sử, triển lãm đã tái hiện sinh động quá trình hình thành, ra đời và phát triển của Đảng. Đây là những minh chứng sống động khẳng định niềm tin của toàn dân trước con đường Bác Hồ đã lựa chọn và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng.Thu gọn
-
Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật là nơi tập hợp, quy tụ nhiều văn nghệ sĩ tiêu biểu có năng lực chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, trước những yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, các hội văn học nghệ thuật cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập hợp văn nghệ sĩ tham gia tổ chức hội góp phần tích cực xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật nước nhà. NSND Trần Quốc Chiêm, Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội đã có những chia sẻ về vấn đề này…Thu gọn
-
Ra đời cách đây 6 năm, "Chèo 48h – Tôi Chèo về quê hương" của các bạn trẻ 9X là một trong dự án bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật dân tộc được nhiều người quan tâm trong bối cảnh những sân chơi về văn hóa truyền thống đang dần bị lãng quên. "Chèo 48h" và những bạn trẻ đam mê nghệ thuật truyền thống đang từng ngày gìn giữ và lan tỏa tình yêu đối với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chị Đinh Thị Thảo, người sáng lập dự án "Chèo 48h” coi đó chính là những nỗ lực khơi dậy tình yêu nghệ thuật truyền thống, đưa nghệ thuật chèo gần hơn với cuộc sống hiện đại …Thu gọn
-
Dành nhiều thời gian chuyên tâm nghiên cứu âm nhạc dân tộc, mới đây, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam vừa công bố dự án Hiệu chỉnh âm luật ca trù. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định Hệ âm luật bài bản của loại hình âm nhạc bác học này, đồng thời cũng chỉ ra những sai sót trong thực hành và bảo tồn ca trù tại các CLB hiện nay. Cùng lắng nghe nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền chia sẻ về vấn đề này.Thu gọn
-
Hiện nay, cùng với việc bảo tồn nguyên trạng các dòng tranh dân gian, nhiều họa sĩ đã rất thành công khi sử dụng yếu tố dân gian để đưa vào những tác phẩm nghệ thuật đương đại. Làm thế nào để khai thác được nhiều hơn nữa chất liệu dân gian và kết hợp hài hòa với yếu tố hiện đại trong cùng một tác phẩm nghệ thuật? Cùng lắng nghe cuộc trao đổi giữa PV Đài TNVN với Họa sỹ Lê Thế Anh, giảng viên chuyên ngành Hội họa, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội về nội dung này.Thu gọn
-
Là một trong những bộ môn nghệ thuật khá kén khán giả, múa vẫn đang loay hoay tìm con đường đến gần hơn với công chúng. Trong năm 2020 vừa qua, hai vở kịch múa "Kiều” và “Trăng treo” ra mắt khá thành công. Trong đó, đêm công diễn ballet “Kiều” sớm cháy vé và nhận được nhiều yêu cầu tái diễn từ khán giả cho thấy nỗ lực của các nhà hát và các nghệ sĩ múa. Và với NSND Phạm Anh Phương, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, điều này cho thấy rằng, nghệ thuật múa đã được lan tỏa đến công chúng...Thu gọn
-
Xuất phát từ tình yêu với âm nhạc dân tộc, nghệ sĩ Đàm Quang Minh đã sáng lập nhóm Đông Kinh cổ nhạc và phục dựng lại không gian âm nhạc truyền thống đúng nghĩa giữa lòng phố cổ Hà Nội. Trong suốt sáu năm qua, “Chuyện nhạc phố cổ”đã trở thành điểm hẹn của người yêu nhạc dân tộc, là nơi quảng bá giá trị văn hóa truyền thống đến với du khách và bạn bè quốc tế. Làm sống lại âm nhạc dân tộc như thế nào để vẫn giữ được hồn cốt, giá trị vốn có? Nội dung này có trong cuộc trao đổi giữa phóng viên chương trình và nghệ sĩ Đàm Quang Minh.Thu gọn
-
Hiện nay, việc kết hợp cùng lúc nhiều loại hình nghệ thuật kể cả những loại hình được cho là khó hòa trộn với nhau trong một tác phẩm nghệ thuật sân khấu đang ngày càng được các nhà hát, các đơn vị nghệ thuật thực hiện. Điều này được kỳ vọng mang lại làn gió mới cho đời sống sân khấu hiện nay. Cùng lắng nghe cuộc trò chuyện với NSND Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam về vấn đề này.Thu gọn
-
Năm nay, cùng với những ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội bởi dịch bệnh Covid, nền mỹ thuật nước ta cũng không phải là ngoại lệ. Tuy vậy, khó khăn thách thức cũng là một cơ hội để người nghệ sĩ có thể chiêm nghiệm sâu hơn, từ đó cho ra đời những tác phẩm có chất lượng. Hãy cùng lắng nghe nhà nghiên cứu mỹ thuật Phạm Long chia sẻ về vấn đề này.Thu gọn
-
Xuất hiện trong vài năm trở lại đây thị trường tranh trực tuyến nhận được sự quan tâm của đông đảo giới họa sỹ và công chúng nhưng để phát triển thị trường mua bán tranh ở nước ta thì cần phải giải quyết nhiều vấn đề còn hạn chế. Trên thế giới việc mua bán tranh và các tác phẩm nghệ thuật qua mạng khá rôm rả, nhiều nhà đấu giá tên tuổi hay các nhà sưu tập lừng lẫy đều có rất nhiều hoạt động quảng bá, mua bán tranh qua mạng, phát triển thị trường mỹ thuật trực tuyến là xu thế tất yếu. Vậy có giải pháp nào để phát triển thị trường còn đầy tiềm năng này? Câu trả lời có trong kỳ ba loạt phóng sự “Thị trường tranh trực tuyến có phải cứ bán được nhiều là tốt?” với nhan đề “Thị trường tranh trực tuyến làm sao đi được đường dài” qua cuộc trao đổi của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam với họa sĩ Lương Xuân Đoàn, chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam.Thu gọn
-
Việc thưởng thức một tác phẩm mỹ thuật qua các trang mạng có những hạn chế gì? Cùng lắng nghe phần hai của loạt phóng sự “Mua bán tranh trực tuyến có phải cứ bán được nhiều là tốt?” với nhan đề “Mặt trái của mua bán tranh trực tuyến” do phóng viên Đài TNVN thực hiện.Thu gọn
-
Mua bán tranh trực tuyến hiện là cách thức được nhiều người lựa chọn, đưa mỹ thuật trở nên gần gũi hơn với công chúng. Để hiểu rõ hơn về thị trường mua bán tranh trực tuyến đang diễn ra sôi động như thế nào, chúng ta cùng nghe phần một trong loạt phóng sự “Mua bán tranh trực tuyến có phải cứ bán được nhiều là tốt?” với nhan đề “Ngồi nhà mua bán tranh”...Thu gọn
-
Trong đời sống hiện nay, việc mặc áo dài nam có thể khiến mọi người ái ngại nhưng thực sự đã đến lúc phải trả lại cho áo dài nam một vị trí xứng đáng bên cạnh áo dài nữ. Chương trình hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình để nghe những chia sẻ của ông về giá trị của áo dài truyền thống ...Thu gọn
-
Hiện nay, thay vì tổ chức các cuộc triển lãm hay các sự kiện tại các nhà triển lãm, các đơn vị tổ chức sự kiện đã mở rộng không gian tổ chức hướng đến các địa điểm với không gian mở như tại các Trung tâm thương mại, các địa điểm vui chơi công cộng. Đây là một tổ chức hiện đại hướng nghệ thuật đến gần hơn với công chúng, giúp người dân được thưởng thức nghệ thuật một cách gần gũi, cởi mở hơn. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với họa sĩ Lê Thiết Cương một trong những nghệ sỹ tiên phòng trong hướng đi này.Thu gọn
-
Ngày 28/11/2020, tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom và Viện Goethe, Kinergie Studio đã tổ chức Trình diễn múa đương đại L’EGO, thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Đây là màn trình diễn đồng sáng tạo giữa múa đương đại, hip hop, theatre jazz, là vẻ đẹp, cá tính, câu chuyện riêng của từng cá nhân cũng như sự kết nối, những rung động tinh tế, những mối giao cảm, tương quan, đan dệt nên những câu chuyện chung, những sắc màu đa dạng của cuộc sống hiện hữu trong từng khoảnh khắc…Thu gọn
-
Ngày 22/11/2020, tại Mai Gallery, 113 Hàng Bông đã khai mạc triển lãm nhiếp ảnh nhóm mang tên ‘Salon Ánh sáng’, triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 12/12/2020. Đây là triển lãm được lấy cảm hứng từ Tây Âu cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 - thời điểm nhiếp ảnh ra đời và phát triển cùng với nhiều công nghệ kỹ thuật khác trong các cuộc Đại Cách mạng Công nghiệp thứ 1 và thứ 2. Triển lãm có sự tham gia của sáu nhiếp ảnh gia đều đã từng học tập và thực hành nhiếp ảnh ở nước ngoài hiện trở về hoạt động tại Việt Nam, với những chủ đề độc đáo, đa dạng và những kỹ thuật nhiếp ảnh chưa từng xuất hiện ở trong nước…Thu gọn
-
- Nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Argentina và 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Argentina, tối 25/11, tại Đài Tiếng nói Việt Nam (58 Quán Sứ, Hà Nội), Đại sứ quán Argentina tổ chức sự kiện Âm nhạc – Văn hóa “Vietnam performs Argentina” với sự kết hợp biểu diễn của các nghệ sĩ cả hai nước. - Tháng 12/2020, vở diễn “Cây gậy thần” sẽ mở màn cho dự án nghệ thuật “Huyền sử Việt” kết hợp của hai loại hình nghệ thuật xiếc và cải lương. Phóng viên ĐTNVN phỏng vấn NSND Tống Toàn Thắng, PGĐ Liên đoàn xiếc Việt Nam về sự kiện này.Thu gọn
-
- Nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc đã kết nối lời thơ từ những bài thơ thiền Lý, Trần được dịch từ Hán văn sang Quốc ngữ, lồng điệu vào các thể loại ca nhạc truyền thống như: tuồng, chèo, xẩm, chầu văn... thể hiện trong đêm nhạc “Việt Thiền Âm” - chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. - Phỏng vấn bà Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh về những chính sách phát hành phim qua mạng nhằm theo kịp xu thế phát triển điện ảnh.Thu gọn
-
Hiện nay, ở nước ta, các phòng trưng bày triển lãm mới chỉ dừng lại ở việc cho các nghệ sĩ thuê trưng bày và bán tác phẩm, còn triển lãm chuyên đề có nội dung chuyên sâu và có khuynh hướng nghệ thuật rất ít và còn thiếu. Về vấn đề này, chúng tôi có cuộc phỏng vấn GS.TS Bùi Quang Thắng - Giám đốc nghệ thuật Vicas Art Studio.Thu gọn
-
- NSƯT Trịnh Thái từng là họa sĩ thiết kế của xưởng phim truyện Việt Nam. Hơn 30 năm ông đảm nhận vai trò thiết kế bối cảnh cho nhiều bộ phim đi vào lịch sử điện ảnh Việt như: Vĩ Tuyến 17 ngày và đêm, Biệt động Sài Gòn, Mẹ vắng nhà.... Trong suốt hành trình gắn bó với hội họa, họa sĩ - NSƯT Trịnh Thái luôn xem những sự vật xung quanh là đề tài để ông sáng tác. - Cuộc trò chuyện với PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện VHNTQGVN về vấn đề đưa các tác phẩm nghệ thuật lên nền tảng số.Thu gọn
-
Họa sĩ Vương Tử Lâm là họa sĩ đầu tiên ở nước ta thực hành hội họa đơn sắc. Vừa qua, tại TP HCM, ông đã cùng hai nghệ sĩ người Pháp và Nhật Bản trưng bày giới thiệu các tác phẩm đơn sắc với chủ đề “Chào mặt trời”.Thu gọn
-
- Triển lãm “Ma trận” giới thiệu hơn 50 tác phẩm tranh và tượng của kiến trúc sư – họa sỹ Nguyễn Sơn tại VICAS Art Studio. Họa sĩ Nguyễn Sơn đã vẽ rất nhiều chủ đề, không tự áp đặt mình vào một triết lý hay mục đích chủ đạo nào và đã vượt qua được ngoại cảnh. Điều đó giống như họa sĩ đã nắm được ma trận… - Cuộc trao đổi với PGS,TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện VHNTQGVN về vấn đề làm thế nào để thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển?Thu gọn
-
- Chương trình nghệ thuật thiện nguyện "Thương về miền Trung" do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức. Chương trình như tiếng lòng của các ca sỹ, nghệ sỹ cùng hướng về khúc ruột miền Trung với mong muốn góp thêm những hành động thiết thực, chung tay ủng hộ quyên góp giúp đỡ đồng bào vượt qua thiên tai, bão lụt. - Hội Nhà báo Việt Nam vừa tổ chức trưng bày các ấn phẩm báo chí và triển lãm ảnh báo chí trong khuôn khổ Đại hội thi đua yêu nước Hội Nhà báo Việt Nam. Các ấn phẩm báo chí tiêu biểu được trưng bày thể hiện các hoạt động lao động sáng tạo của các nhà báo trong cả nước và những đóng góp to lớn của báo chí đối với sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung.Thu gọn
-
- Nhân dịp kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 và 90 năm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Bảo tàng phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức triển lãm "Mẹ và Trái tim người lính". Giới thiệu 90 bức ảnh của đại tá, nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Hồng. - 8 họa sỹ của nhóm Ngày rộng vừa ra mắt triển lãm đầu tiên cùng tên tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu 50 tác phẩm là những sáng tác mới nhất của các họa sỹ. Các tác phẩm tại triển lãm có đề tài đa dạng và cách thể hiện phong phú những vẫn mang đậm dấu ấn cá nhân, mang đến cho người xem nhiều cảm xúc mới lạ.Thu gọn
-
- Triển lãm với chủ đề về bình đẳng giới, công việc ổn định, hành động về khí hậu, giáo dục, sức khỏe v.v... thu hút sự tham gia của đông đảo nhiếp ảnh gia. - Cuộc trao đổi giữa phóng viên Đài TNVN với NSƯT Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam về vở nhạc kịch “Những người khốn khổ” chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Đại văn hào Victo Huygo được công diễn lần đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 11 năm 2020.Thu gọn
-
-Triển lãm của sinh viên Khoa Hội họa, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam với đề tài và lối tư duy riêng về loại hình nghệ thuật đương đại đang ngày càng phát triển trên thế giới. - Cuộc trao đổi giữa phóng viên Đài TNVN với NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ về vấn đề làm thế nào để có những chương trình hấp dẫn hướng tới mục tiêu nuôi dưỡng tình yêu sân khấu nơi khán giả nhí?Thu gọn
-
Chương trình nghệ thuật thiện nguyện “Thương về miền Trung” do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức nhằm kịp thời đón nhận tình cảm yêu thương, tấm lòng hảo tâm của bạn nghe đài, các cơ quan, doanh nghiệp... dành cho đồng bào các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Chương trình diễn ra vào tối 30/10 tại Nhà hát Đài TNVN (58 Quán Sứ, Hà Nội) với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng với những ca khúc hướng về miền Trung. Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) đã phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN về chương trình đặc biệt ý nghĩa này.Thu gọn
-
Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố danh họa Bùi Xuân Phái, giới thiệu bộ ảnh đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của ông.Thu gọn
-
Cuốn sách song ngữ Việt - Anh tập hợp gần 150 bức tranh minh họa độc đáo về các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc của các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ bằng nhiều chất liệu khác nhau.Thu gọn
-
“Giải thưởng thiếu nhi Dế mèn” thu hút hơn một trăm tác phẩm dự thi với đầy đủ các loại hình nghệ thuật. Kết quả giải thưởng phán ánh được phần nào bức tranh toàn cảnh về nghệ thuật thiếu nhi trong thời gian qua.Thu gọn
-
Điện ảnh nước ta được đánh giá là nền điện ảnh giầu tiềm năng với doanh thu tăng đều, số lượng đầu phim được sản xuất hàng năm là niềm mơ ước của nhiều quốc gia. Vậy nền điện ảnh tiềm năng này có giải pháp nào cho dòng phim thiếu nhi hiện nay? Đây cũng là nội dung kỳ cuối của loạt phóng sự “Phim Việt bỏ rơi trẻ em”.Thu gọn
-
Phải chăng đề tài dành cho các em không còn là ưu tiên hàng đầu của các nhà làm phim, phải chăng làm phim cho các em quá khó? Đây là vấn đề được đặt ra trong kỳ 2 của loạt phóng sự “Phim Việt bỏ rơi trẻ em”Thu gọn
-
Trong dòng chảy lịch sử điện ảnh nước nhà, mảng phim về đề tài thiếu nhi từng được xem như mảnh đất mầu mỡ thu hút những tên tuổi lớn sáng tạo, gặt hái những thành công vang dội. Việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ qua các bộ phim giúp các em hình thành nhân cách sau này. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, phim Việt phục vụ thiếu nhi lại trở nên hiếm hoi. Dòng chảy phim ảnh cho trẻ em cứ thế cạn dần... Đây là nội dung kỳ 1 của loạt phóng sự “Phim Việt bỏ rơi trẻ em”.Thu gọn
-
Dự án của nhạc sĩ Quốc Trung được mở đầu bằng ca khúc “Bình minh” do anh và nhạc sĩ Lưu Hà An sáng tác, ca sĩ Thanh Lam thể hiện.Thu gọn
-
Là một hoạt động nằm trong dự án dài hơi mang tên “Đánh thức di sản” của nhóm họa sỹ 33A, triển lãm trưng bày hơn 50 tác phẩm qua chuyến điền dã đến làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội).Thu gọn
-
Trong thời gian qua các nhà hát gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh. Trong bối cảnh này đòi hỏi các nhà hát phải có phương thức hoạt động mới. PV VOV6 phỏng vấn NSUT Sỹ Tiến (Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ) về vấn đề này.Thu gọn
-
“Nhiều tác phẩm sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2018 - 2020 có quy mô lớn, được đầu tư công phu về thời gian, tâm huyết và chất lượng”. Đây là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Giải thưởng với phóng viên Ban VHNT (VOV6) trước thềm Lễ Trao giải thưởng vào ngày 13/5 tại Hà Nội.Thu gọn
-
Khởi động vào tháng 6 này, dự án của nghệ sĩ cello Đinh Hoài Xuân mong muốn khơi dậy tình yêu âm nhạc của lớp trẻ.Thu gọn
-
Triển lãm của họa sĩ Bùi Thanh Thủy tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trưng bày 36 bức tranh trên chất liệu chủ yếu là acrylic và màu nước.Thu gọn
-
Tagore là nhà thơ có tác phẩm được đọc nhiều nhất ở Ấn Độ, được trao giải Nobel Văn học vào năm 1913. Tuần lễ kỷ niệm do Trung tâm văn hóa Swami Vivekananda Hà Nội tổ chức.Thu gọn
-
Triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam giới thiệu những tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo và tình cảm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.Thu gọn
-
Triển lãm tranh của các họa sĩ: Hoàng Nghĩa Hiệp, Vũ Đình Tuấn, Mai Xuân Oanh, Phạm Hà Hải, Liêu Nguyễn Hướng Dương, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Quốc Trung và Đặng Hiệp đang diễn ra tại Hanoi Studio Gallery, đánh dấu sự trở lại sau kỳ giãn cách xã hội do đại dịch.Thu gọn
-
Bộ sách do Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ “Trái tim người lính” phối hợp cùng Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, gồm 4 tập (mỗi tập dày hơn 1.000 trang) với 30 tác phẩm của 30 tác giả.Thu gọn
-
Gia đình phóng viên Đỗ Kết tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam 200 phim âm bản của ông ghi lại những khoảnh khắc về cuộc sống, chiến đấu, học tập của phụ nữ và nhân dân Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Thu gọn
-
Được tổ chức 2 năm một lần, Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là dịp để tôn vinh các văn nghệ sỹ, nhà báo; tác giả trong nước và nước ngoài sáng tác các tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí MinhThu gọn
-
Triển lãm giới thiệu với công chúng những tác phẩm đặc sắc trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam do nhiều thế hệ nghệ sĩ sáng tác.Thu gọn
-
NXB Lao động Xã hội vừa phát hành cuốn sách “Việt Nam - Cuộc chiến sinh tử chống Covid - 19”. Trong hàng nghìn tin, bài, ảnh, Ban Soạn thảo đã công phu biên tập, chọn lọc ra những bài viết tiêu biểu phản ánh toàn diện các lĩnh vực, các lực lượng tham gia chống dịch.Thu gọn
-
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á tổ chức triển lãm và ra mắt sách ảnh gồm 400 bức ảnh về phòng chống đại dịch, được tác giả thực hiện trong những thời khắc đặc biệt tại nhiều điểm nóng trên cả nước.Thu gọn
-
Cuốn sách “Nhà thơ Quang Dũng - Người mang trong trắng đi tìm thanh cao” (NXB Kim Đồng) giới thiệu một “họa sĩ” Quang Dũng bên cạnh một nhà thơ Quang Dũng nổi tiếng với thi phẩm “Tây Tiến”Thu gọn
-
8 bộ phim ngôn ngữ gốc tiếng Đức kèm phụ đề tiếng Việt và tiếng Anh với 13 suất chiếu từ 12/9 đến 10/10/2020.Thu gọn
-
Triển lãm trưng bày hơn 50 tác phẩm của 29 tác giả thuộc CLB Nghệ sĩ trẻ (Hội Mỹ thuật Việt Nam) thể hiện sự cởi mở, sáng tạo và đổi mới.Thu gọn
-
Nhạc kịch được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, do NSƯT Ánh Tuyết dàn dựng, các nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi Trẻ biểu diễnThu gọn
-
Triển lãm do Báo Nhân Dân và Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức, giới thiệu hơn 120 tác phẩm của 44 họa sỹ.Thu gọn
-
Bảo tồn và khôi phục tranh dân gian trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ bề là một bài toán khó chưa có lời giải đáp. Bảo tồn thế nào và bằng cách nào vẫn còn nhiều trăn trở... Đó là nội dung kỳ 2 trong loạt phóng sự “Tranh dân gian: Ước vọng hồi sinh có xa vời”.Thu gọn
-
Nhiều hoạt động khôi phục, bảo tồn của các đơn vị, cá nhân tâm huyết đã được triển khai, góp phần tôn vinh giá trị và đưa tranh dân gian đến gần hơn với công chúng. Đây là nội dung kỳ 3 loạt phóng sự “Tranh dân gian: Ước vọng hồi sinh có xa vời?”Thu gọn
-
Các dòng tranh dân gian và nghề làm tranh dân gian ở nước ta đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Đó là thực trạng đáng buồn về một di sản văn hóa gắn liền với đời sống tinh thần, tín ngưỡng, một nét đặc trưng trong dòng chảy của văn hóa dân tộc. Đây cũng là nội dung kỳ 1 trong loạt phóng sự “Tranh dân gian: Ước vọng hồi sinh có xa vời?”Thu gọn
-
Vở diễn thể hiện cuộc đấu tranh âm thầm mà không kém phần khốc liệt của những chiến sĩ Công an nhân dân với cái xấu, cái ác, góp phần mang lại sự bình yên của xã hội.Thu gọn
-
Cuốn sách của tác giả Nguyễn Tăng Quang ghi lại bằng hình ảnh những người con xa đất nước đang học tập, sinh sống ở nước ngoài.Thu gọn
-
Mang tính hình sự, chính luận, tâm lý xã hội, bộ phim 60 tập do NSƯT Mai Hồng Phong đạo diễn có sự góp mặt của dàn diễn viên tên tuổi như: NSND Mạnh Cường, NSƯT Thanh Quý, NSƯT Hoa Thúy, NSƯT Phú Thăng...Thu gọn
-
Năm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) kỷ niệm 75 năm ngày thành lập (7/9/1945 - 7/9/2020). Trong dịp này, Nhà hát Đài TNVN (tiền thân là Đoàn Ca nhạc Đài TNVN) vinh dự đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân". Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài TNVN; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương) về sự kiện ý nghĩa này.Thu gọn
-
Trong thành quả của Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam luôn có sự đóng góp không nhỏ của các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công Đoàn Ca nhạc dân tộc.Thu gọn
-
Trong suốt chặng đường xây dựng và trưởng thành, các thế hệ ca sĩ, diễn viên, nhạc công của Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung, Đoàn Ca nhạc mới nói riêng đã dùng lời ca tiếng hát của mình phản ánh đời sống, không khí đất nước trên những chặng đường lịch sử.Thu gọn
-
Thiết kế đoạt giải Nhất của nhóm tác giả Phạm Thái Bình, Phạm Trung Hiếu (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) ở vị trí sân trước Tượng đài Lý Thái Tổ, có ý tưởng sáng tạo, độc đáo, thể hiện tính bền vững, gần gũi và khả thi.Thu gọn
-
93 tác phẩm, công trình tham gia Giải thưởng năm 2019 của Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào 20h00 ngày 12/8 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam (58 Quán Sứ, Hà Nội). Nhân dịp này, phóng viên Ban VHNT (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương.Thu gọn
-
21 tác phẩm đoạt giải, gồm: 2 giải nhất (tác giả Nguyễn Văn Đủ với tác phẩm “Lò mổ” và tác giả Vũ Thành Thân với tác phẩm “Giấy tiền vàng bạc”), 4 giải nhì, 6 giải ba và 9 giải khuyến khích.Thu gọn
-
Liên hoan Giai điệu Sơn ca năm 2020 với chủ đề “Giai điệu tuổi thần tiên” do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức là sân chơi trong sáng, lành mạnh, bổ ích, là nơi phát hiện, ươm mầm những tài năng âm nhạc và phản ánh phong trào ca hát của thiếu nhi cả nước.Thu gọn
-
Tín hiệu đáng mừng của Giải thưởng Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương năm nay là sự xuất hiện của lớp tác giả mới với những phong cách, phương pháp luận khoa học, cách tiếp cận, cách nghiên cứu hiện đại.Thu gọn
-
Hội thảo nhân kỉ niệm 200 năm ngày mất của Danh nhân Văn hóa thế giới, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 - 1820) diễn ra tại Viện Pháp - L’Espace tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, nhà nghiên cứu.Thu gọn
-
Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án với mục tiêu xây dựng, quảng bá, nâng tầm và phát triển LHP Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia, thu hút công chúng trong nước và bạn bè quốc tế.Thu gọn
-
Tranh trong triển lãm “Tôi là Mai Đại Lưu” vẽ nhiều đề tài khác nhau, nhưng phần lớn đề cập các vấn đề lớn của con người, như chủng tộc, tôn giáo, hòa bình, trẻ em... Nhưng họa sĩ không vẽ hiện thực như những gì chúng ta nhìn thấy mà vẽ theo lối biểu hiện, đôi khi có tính giễu nhại hài hước.Thu gọn
-
Các tác phẩm được các tác giả sáng tác từ tháng 6/2019 - 6/2020 với nội dung, chất liệu, phong cách và ngôn ngữ thiết kế khác nhau.Thu gọn
-
Với kinh phí đầu tư lớn, đây là dự án điện ảnh đánh dấu sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc do Hàn Quốc đầu tư sản xuất.Thu gọn
-
Triển lãm đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản, trưng bày 32 tác phẩm búp bê truyền thống trong trang phục Kimono nổi tiếng của “Xứ sở Hoa anh đào”Thu gọn